Giúp HS :
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn giàu lý tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng trong những năm chống Mỹ qua hình tượng nhân vật Nguyệt. - Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm. - Hiểu được quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước năm 1975.B. PHƯƠNG TIỆN.
-
C. PHƯƠNG PHÁP.
- Đọc - hiểu. Cảm thụ. Phân tích - mở rộng.D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Bài cũ: : Phân tích tư tưởng "đất nước của nhân dân" qua đoạn trích Đất nước (Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa
* Bài mới .
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 66, 67, 68: Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn Ngày soạn : 23/02/08
Tiết 66,67,68 Ngày dạy : 25/02/08
Mảnh trăng cuối rừng
Nguyễn Minh Châu.
a. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS :
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn giàu lý tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng trong những năm chống Mỹ qua hình tượng nhân vật Nguyệt.
- Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm.
- Hiểu được quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước năm 1975.
B. phương tiện.
-
C. Phương pháp.
- Đọc - hiểu. Cảm thụ. Phân tích - mở rộng.
D.tiến trình dạy học:
* Bài cũ: : Phân tích tư tưởng "đất nước của nhân dân" qua đoạn trích Đất nước (Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa
* Bài mới .
Hoạt động của Gv- Hs
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1:
- Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả?
- Các giai đoạn sáng tác của nguyễn Minh Châu?
Hoạt động 2:
- Em hãy tóm tắt cốt truyện?
- Nhận xét kết cấu?
- Nhan đề có ý nghĩa gì?
- Nhận xét không gian truyện?
Hoạt động 3:
- Vẻ đẹp của ánh trăng được cảm nhận như thế nào?
- Tìm những chi tiết cụ thể để thấy cảm nhận về ánh trăng song hành cùng cảm nhận về nhân vật Nguyệt?
- Cảm nhận chung của em về hình tượng "mảnh trăng cuối rừng"?
- Nhà văn đặt hình tượng vào trong hoàn cảnh như thế nào?
Nhà văn miêu tả Nguyệt như thế nào?
- Miêu tả như vậy nhà văn muốn khẳng định điều gì?
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt được nhà văn khắc hoạ như thế nào?
- Cảm nhận của em về tình yêu của Nguyệt đối với Lãm?
- Nhà văn dùng h/ả nào để so sánh với tình yêu của Nguyệt?
Hoạt động 4:
- Đánh giá chung về giá trị của tác phẩm?
I.Tiểu dẫn:
- Nguyễn Minh Châu: 1930 - 1989.
- Đã từng tham gia quân đội -> độ chân thực của cảm xúc trong sáng tác.
- Sáng tác: thuộc 2 giai đoạn:
+ Trước 1975:
. Phản ánh hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ.
. Cảm hứng ngợi ca và chất lãng mạn.
. Quan niệm sáng tác: đi tìm hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn...
+ Sau 1975: là người đi tiên phong trong việc tìm tòi những thể hiện mới -> thành công.- TP "Mảnh trăng cuối rừng": sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
II. Đọc hiểu.
1. Đọc hiểu khái quát.
- Cốt truyện: (HS tự tóm tắt).
- Kết cấu: truyện lồng truyện ( người kể chuyện là nhân vật Lãm.
- Nhan đề:
+ mảnh trăng: gợi lên vẻ đẹp mảnh mai, mỏng manh, khơi dậy khao khát kiếm tìm, phát hiện vẻ đẹp.
+ cuối rừng: mênh mông, bất tận ( vẻ đẹp lẫn khuất, ẩn dấu, không dễ phát hiện.
( vừa gợi màu sắc lãng mạn cho TP, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
- Không gian truyện:
+ Rừng Trường Sơn trong chiến tranh ( cam go và ác liệt ( không gian của khói lửa, đạn bom, tàn phá.
+ Được bao phủ bởi ánh trăng dịu dàng, huyền hồ, thơ mộng.
2. Đọc hiểu chi tiết.
a. Hình tượng "Mảnh trăng cuối rừng"
- Được cảm nhận qua h/ả của lớp sương bồng bềnh ( tạo ra một không gian hư ảo.
- Vẻ đẹp ánh trăng ẩn hiện, chập chờn, ú tim giữa bạt ngàn rừng Trường Sơn.
- Được miêu tả song hành cùng với nhân vật Nguyệt:
+ Soi chiếu vẻ đẹp Nguyệt.
+ Cảm nhận về ánh trăng song hành cảm nhận về Nguyệt: . Khi chưa nhận ra Nguyệt -> đi giữa ánh trăng mà không biết -> tưởng là ngọn đèn pháo sáng "xanh lét và run rẩy"...
. Chưa cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt -> "mảnh trăng tái ngắt, soi lè nhè"...
. Khi cảm nhận được vẻ đẹp ánh trăng: "khung cửa xe lồng đầy bóng trăng" ( choáng ngợp trước vẻ đẹp của Nguyệt ( vẻ đẹp của ánh trăng ẩn hiện, không dễ nhận ra.
=> Mảnh trăng cuối rừng mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt, cũng là vẻ đẹp tâm hồn của những con người đang chiến đấu ở Trường Sơn.
b. Hình tượng nhân vật Nguyệt:
- Là thanh niên xung phong trong chiến tranh ( đối mặt với ác liệt đang diễn ra hàng ngày:
+ con đường nguy hiểm
+ những loạt bom toạ độ
+ mất mát, hi sinh
+ thiếu thốn, gian nan...
-> hoàn cảnh đặc biệt để thử thách nhân vật.
- Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt:
+ Ngoại hình: giản dị nhưng không kém phần trau chuốt (gót chân hồng hồng, đôi dép cao su, chiếc áo xanh, chiếc nón trắng...) -> vẻ đẹp mảnh mai, thanh thoát -> thể hiện ý thức chăm chút, giữ gìn cho vẻ đẹp của mình.
-> Chiến tranh không thể tàn phá vẻ đẹp và sức thanh xuân -> sức mạnh tinh thần của con người.
+ Phẩm chất, tâm hồn:
. Dũng cảm: cứu xe, dẫn đường, làm việc ở cung đường ác liệt -> bản lĩnh vững vàng và tinh thần yêu nước.
-> Vẻ đẹp của Nguyệt cũng là vẻ đẹp của một thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước.
. Phong thái: "giọng nói trong trẻo, điềm tĩnh nổi bật trên nền âm thanh trầm đục của tiếng bom"; nụ cười khi bị thương...
-> phong thái ung dung vượt lên sự khốc liệt của đạn bom Trường Sơn -> sức sống, lòng yêu đời.
. Tình yêu: mối tình vừa chung thuỷ, vừa lãng mạn với Lãm -> chưa gặp mặt nhưng chung thuỷ chờ đợi anh mấy năm trời. Đó là tình yêu bền bỉ, đẹp đẽ, vượt lên khoảng cách không gian và thời gian.
-> Tình yêu ấy bắt nguồn từ niềm tin vào con người và cuộc sống, từ tình yêu lý tuởng (say sưa nghe kể chuyện Lãm trốn nhà đi bộ đội -> cảm phục -> yêu)-> sự gặp gỡ của những tâm hồn cao đẹp của một thế hệ thanh niên cứu nước.
-> H/ả "sợi chỉ xanh óng ánh": mảnh mai, đẹp, sáng, bền bỉ.
* Vẻ đẹp toàn vẹn của nhân vật Nguyệt được thể hiện bằng ngòi bút thi vị hoá -> cảm hứng ngợi ca.
III. Tổng kết.
- Vẻ đẹp tâm hồn giàu lý tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng trong những năm chống Mỹ qua hình tượng nhân vật Nguyệt.
- Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm.
* Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi ở SGK.
- Phân tích nhân vật Nguyệt.
- Chuẩn bị GV: Sóng (Xuân Quỳnh).
File đính kèm:
- manh trang cuoi rung.doc