I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản“Tuyên ngôn Độc lập” cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
- Hiểu được quan điểm sáng tác, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loaị văn chính luận của bản “ Tuyên ngôn Độc lập”.
- Thấy được “ Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng hồn đanh thép, dẫn chứng không ai có thể chối cãi được.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích hơ văn của Người.
- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ nền hoà bình, độc lập dân tộc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, đoạn phim Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”Trích đoạn phim Sao tháng Tám, máy chiếu, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4120 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 7: Đọc văn tuyên ngôn độc lập (phần 2: tác phẩm) - Hồ chí minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7: Đọc văn
Tuyên ngôn độc lập
( Phần 2: Tác phẩm)
- Hồ Chí Minh-
Ngày soạn: 27 /08/2010
Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản“Tuyên ngôn Độc lập” cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
- Hiểu được quan điểm sáng tác, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loaị văn chính luận của bản “ Tuyên ngôn Độc lập”.
- Thấy được “ Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng hồn đanh thép, dẫn chứng không ai có thể chối cãi được.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích hơ văn của Người.
- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ nền hoà bình, độc lập dân tộc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, đoạn phim Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”Trích đoạn phim Sao tháng Tám, máy chiếu, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
CH: Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh?
3. Bài mới
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:Tìm hiểu tiểu dẫn
- GV cho học sinh làm việc độc lập.
- GV: Bản “ Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong hoàn cảnh nào?( GV nói về hoàn cảnh lịch sử năm 1945).
- GV: Trong tình thế cấp bách đó, bản Tuyên ngôn ra đời nhằm mục đích gì?
*HĐ2: Đọc, tìm hiểu khái quát văn bản
- GV bật băng để học sinh được nghe giọng đọc của Bác( giọng đọc to, rõ ràng, hùng hồn, đanh thép).
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu, giải thích từ khó SGK.
- GV: Xác định bố cục văn bản và nội dung từng phần?
HĐ3:Tìm hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn HS làm việc độc lập theo hệ thống câu hỏi gợi mở.
- GV: Bản Tuyên ngôn của Bác được tạo dựng trên cơ sở nào?
- GV: Nội dung của 2 bản Tuyên ngôn này là gì?
- GV: Từ nội dung của 2 bản Tuyên ngôn trích dẫn, Bác đã phát triển rộng ra như thế nào?
- GV cho HS hoạt động theo nhóm.
. Thời gian: 5 phút.
. Nhiệm vụ:
+ Nhóm1-2: Mục đích, ý nghĩa của việc trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn ấy là gì?
+ Nhóm 3-4: Có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận trong cách viết của Bác?
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện lên nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến.
- GV chuẩn xác kiến thức.
* HĐ4: Luyện tập
Câu 1: “ Tuyên ngôn Độc lập” viết ra nhằm mục đích gì?
A. Tuyên bố độc lập và tố cáo tội ác của giặc.
B. Tuyên bố quyền độc lập và dập tắt âm mưu tái hiếm Việt Nam của Pháp.
C. Tuyên bố độc lập và ca ngợi Tổ quốc Việt Nam.
D. Cả ba ý trên.
Câu 2: Từ nội dung của 2 bản Tuyên ngôn trích dẫn, Bác đã phát triển rộng. Em có nhận xét gì về cách viết của Bác?
I. Đọc hiểu tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
- Ngày 26/8, Người từ Việt Bắc về Hà Nội.Tại số nhà 48 phố hàng ngang Người đã soạn tảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
=> Tuyên ngôn độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, hướng vào những đối tượng cụ thể. Nội dung và cách viết của người nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Mục đích:
- Tuyên bố độc lập tự do của dân tộc trước đồng bào cả nước.
- Đập tan âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Giải thích từ khó:
3. Bố cục:3 phần
- Phần 1 ( Từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập.
- Phần 2: (Từ Thế mà đến phải được độc lập) Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Phần 3( còn lại) Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn ( Nguyên lí chung):
- Trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776.
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Pháp năm 1791.
-> Khẳng định quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc của con người
- Suy rộng ra-khẳng định: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng-> đó là qui luật, lẽ phải hiển nhiên.
- Mục đích , ý nghĩa của việc trích dẫn.
+ Đề cao giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo, tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu tiếp theo.
+ Xác lập cơ sở pháp lí cho sự ra đời của bản Tuyên ngôn.
+ Nêu cao chính nghĩa của cuộc cách mạng Việt Nam.
+ Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân loại tiết bộ trên thế giới.
+ Kêu gọi các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập.
- Dụng ý của việc trích dẫn.
+ Đặt 3 bản Tuyên ngôn ngang bằng nhau.
+ Đặt 3 nền độc lập ngang nhau.
+ Ba cuộc Cách mạng vĩ đại như nhau.
- Nghệ thuật lập luận.
+ Nêu nguyên lí về quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của các dân tộc. Từ quyền bình đẳng và tự do của mỗi con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới.
-> Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc.
+ Sử dụng chiến thuật gậy ông đập lưng ông.
=> Cách lập luận chặt chẽ, khéo léo, kiên quyết. Giọng văn đanh thép, lí lẽ không ai chối cãi được.
* Luyện tập:
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn tự học.
- Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Soạn tiếp phần 2 bản Tuyên ngôn Độc lập
File đính kèm:
- Tiet 7- Tuyen ngon doc lap.doc