Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 78: Làm văn - Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức

- Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận.

- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận

2. Kĩ năng

- Nhận diện và phân tích các cách mở bài, kết bài trong các văn bản nghị luận.

- Rèn luyện kĩ năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiểu mở bài, kết bài thông dụng trong khi viết văn nghị luận.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1.GV: Bài soạn, 1 số đoạn văn mở bài, kết bài tham khảo.

2.HS: Vở soạn, bảng phụ.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

CH: Hình ảnh con đường mòn trong truyện “ Thuốc” của Lỗ Tấn có ý nghĩa gì?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4081 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 78: Làm văn - Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng……………………………… Tiết 78: Làm văn Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức - Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. - Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích các cách mở bài, kết bài trong các văn bản nghị luận. - Rèn luyện kĩ năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ - Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiểu mở bài, kết bài thông dụng trong khi viết văn nghị luận. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: Bài soạn, 1 số đoạn văn mở bài, kết bài tham khảo. 2. HS: Vở soạn, bảng phụ. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) CH: Hình ảnh con đường mòn trong truyện “ Thuốc” của Lỗ Tấn có ý nghĩa gì? 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của GV và HS Kiến thức cơ bản * HĐ1: 25 phút GV tổ chức cho HS tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) HS đọc kĩ các mở bài (SGK) phát biểu ý kiến - GV gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 2/SGK/113 - Thảo luận nhóm lớn + Nhóm 1,2: xác định vấn đề được triển khai trong văn bản (1) ? và phân tích tính hấp dẫn của mở bài 1? + Nhóm 3,4: xác định vấn đề được triển khai trong văn bản (2) ? và phân tích tính hấp dẫn của mở bài 2? + Nhóm 5,6: xác định vấn đề được triển khai trong văn bản (3) ? và phân tích tính hấp dẫn của mở bài 3? =>đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận . - Giáo viên chuẩn xác kiến thức . - GV hướng dẫn HS rút ra những điểm cần chú ý về cách viết mở bài. - GV: Mở bài cần phải đảm bảo yêu cầu gì? - GV: Có những cách mở bài nào? - GV gọi HS đọc ghi nhớ phần mở bài SGK * HĐ2: 10 phút - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 phần luyện tập. - GV cho HS thảo luận theo bàn - GV gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời - GV gọi 2 HS khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên chuẩn xác kiến thức . - GV: Viết mở bài theo kiểu trực tiếp cho đề bài sau đây? I. Viết phần mở bài 1. Phân tích cách mở bài Bài tập 1 - Mở bài (1) chưa đạt yêu cầu: Nêu những thông tin thừa ( có thể bỏ phần giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác) , không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết , bắt đầu từ những phạm vị quá rộng so với vấn đề nghị luận . - Mở bài (2) và ( 3) là những mở bài phù hợp với yêu cầu của đề bài Bài tập 2 a. - Cách mở bài 1 sử dụng một số tiền đề sẵn có ( dẫn lời của những bản Tuyên ngôn nổi tiếng) vừa có tác dụng định hướng nội dung , vừa gây hứng thú và sức thuyết phục cho người đọc. - Cách mở bài 2 sử dụng một phép so sánh để chỉ ra sự tương đồng giữa đối tượng này với đối tượng khác nhằm mục đích nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày. - Cách mở bài 3 sử dụng phép so sánh để chỉ ra sự khác biệt giữa các đề tài cùng loại nhằm nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày. b. - Cách mở bài 1 tự nhiên và giàu sức thuyết phục. - Cách mở bài 2 gợi mở hướng tìm tòi cho người đọc. - Cách mở bài 3 tạo hứng thú cho người đọc. =>Cả 3 mở bài đều đạt yêu cầu. c. Mở bài không phải là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ trình bày trong văn bản mà điều quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về đề tài , gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề sẽ trình bày trong văn bản. 2. Yêu cầu phần mở bài - Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài - Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản. 3. Các cách mở bài : - Mở bài theo lối gián tiếp - Mở bài theo lối trực tiếp. *. Ghi nhớ : SGK II. Luyện tập 1. Bài tập 1 /116 : - Cách 1: Người viết giới thiệu trực tiếp đề tài cần trình bày. + Ưu điểm : nhấn mạnh được phạm vi của đề tài , nêu bật được luận điểm quan trọng nhất cần trình bày. - Cách 2: Người viết không giới thiệu trực tiếp đề tài cần trình bày , mà thông qua một số luận điểm , luận cứ có liên quan để dẫn dắt tới đề tài. + Ưu điểm : tạo sự hấp dẫn , bất ngờ. 2. Bài tập 2 : Đề bài : Môi trường đang kêu cứu về sự ô nhiễm và hủy diệt, chúng ta phải làm gì để môi trường xung quanh mình được xanh- sạch- đẹp ? 3. Củng cố : 2 phút - HS biết cách viết mở bài đúng và phù hợp - Nhận biết và sửa các lỗi thường gặp khi viết mở bài. 4. Hướng dẫn học bài: 1 phút - Viết mở bài cho đề bài : Suy nghĩ của anh ( chị) về hình tượng “ sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ “ sóng” của Xuân Quỳnh ?

File đính kèm:

  • docTiet 78- Mo bai, ket bai.doc
Giáo án liên quan