A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm:
- Về kiến thức: Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh, số phận con người và nghị lực, bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến. Thấy được chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện chân thật.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích: Kể chuyện, phân tích tâm lí nhân vật
-Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại( văn bản tự sự, truyện dịch)
- Giáo dục: HS biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, làm chủ số phận.
B, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tranh ảnh về tác giả, hình minh hoạ cho tác phẩm.
Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh bằng dẫn dắt, giới thiệu bài học.
Hướng học sinh tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK có nâng cao mở rộng và liên hệ đến văn học nước nhà.
Soạn giảng chu đáo.
Lên lớp kết hợp hài hoà các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận nhóm.
- Học sinh: SGK, SBT, vở soạn.
Đọc kĩ, tóm tắt văn bản, tìm tài liệu tham khảo và soạn những câu hỏi trong hướng dẫn học bài vào vở.
Phát huy khả năng cảm thụ văn học trên lớp.
C, Tiến trình tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Bài cũ:
? Vì sao nói với tác phẩm “Thuốc”, Lỗ Tấn mới chỉ “kê đơn” mà không “bốc thuốc” ?
? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa “vòng hoa trên mộ Hạ Du”?
- Bài mới: Em đã được học những tác phẩm nào của văn học Nga ở lớp dưới? GV vào bài.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 33829 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 79 - 80: Số phận con người (m . sô- lô-khốp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 79- 80: SỐ PHẬN CON NGƯỜI.
( M . Sô- lô-khốp) Ngày 30/ 02/ 2011
A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm:
- Về kiến thức: Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh, số phận con người và nghị lực, bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến. Thấy được chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện chân thật.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích: Kể chuyện, phân tích tâm lí nhân vật
-Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại( văn bản tự sự, truyện dịch)
- Giáo dục: HS biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, làm chủ số phận.
B, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tranh ảnh về tác giả, hình minh hoạ cho tác phẩm.
Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh bằng dẫn dắt, giới thiệu bài học.
Hướng học sinh tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK có nâng cao mở rộng và liên hệ đến văn học nước nhà.
Soạn giảng chu đáo.
Lên lớp kết hợp hài hoà các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận nhóm.
- Học sinh: SGK, SBT, vở soạn.
Đọc kĩ, tóm tắt văn bản, tìm tài liệu tham khảo và soạn những câu hỏi trong hướng dẫn học bài vào vở.
Phát huy khả năng cảm thụ văn học trên lớp.
C, Tiến trình tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Bài cũ:
? Vì sao nói với tác phẩm “Thuốc”, Lỗ Tấn mới chỉ “kê đơn” mà không “bốc thuốc” ?
? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa “vòng hoa trên mộ Hạ Du”?
- Bài mới: Em đã được học những tác phẩm nào của văn học Nga ở lớp dưới? GV vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn, nắm kiến thức cơ bản. ( Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tiểu sử, trình bày vấn đề)
? Có những lượng thông tin nào trong phần tiểu dẫn cần nắm?
? Những nét nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả M. Sô- lô- khốp?
? Phong cách sáng tác của ông?
? Kể tên những tác phẩm lớn trong sự nghiệp sáng tác của ônh? Tác phẩm nào vĩ đại nhất?
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm “Số phận con người” ?
? Sáng tác năm nào, vị trí? Hãy tóm tắt?
( Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, HS vận dụng khoa học văn bản tóm tắt tác phẩm SGK)
Hoạt động 2
GV cho HS đọc 1 số đoạn văn bản, yêu cầu to, rõ, đúng giọng điệu nhân vật. Cho HS tóm tắt nội dung của đoạn trích ( Rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng tóm tắt văn bản; Kĩ năng phát hiện, lí giải vấn đề, trình bày vấn đề theo yêu cầu).
? Xác định vị trí của đoạn trích?
GV cho HS thảo luận 3 phút về chủ đề của đoạn trích, HS phát biểu và GV chốt lại.
? Hãy phân chia bố cục của văn bản?
Tiết 2
( Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, lí giải; Kĩ năng phân tích, kĩ năng lựa chọn dẫn chứng; kĩ năng trình bày vấn đề)
? Hãy đặt tiêu đề cho phần này?
? Dựa vào phần tóm tắt nhắc lại những nét lớn trong cuộc đời Xô- cô lốp?
? Sau chiến tranh anh rơi vào tâm trạng như thế nào? Vì sao anh rơi vào trạng thái như vậy?
? Thể hiện qua câu nói nào của nhân vật. qua những chi tiết nào, hình ảnh nào?
? Sau chiến tranh cuộc sống của anh như thế nào? Vì sao anh lại tìm đến rượi?
? Tâm trạng anh được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào?
? Va- ni- a là một đức bé có hoàn cảnh như thế nào? Điểm tương đồng giữa hai con người này là gì?
? Cuộc gặp gỡ giữa hai con người này có ý nghĩa gì?
? Tác giả muốn khẳng định điều gì qua cuộc gặp gỡ đó?
? Xô- cô -lốp nhận bé Va- ni- a làm con trong hoàn cảnh như thế nào?
? Vì sao anh nhận bé làm con nuôi? Điều ấy chứng tỏ Xô- cô- lốp là người như thế nào?
? Hãy phân tích niềm hân hoan của Xô- cô- lốp và Va- ni- a khi là bố con của nhau?
Tìm những chi tiết tiêu biểu thể hiện tâm trạng của 2 bố con trong SGK?
? Sau khi nhận bé làm con cuộc sống của anh có những biến động như thế nào? Nỗi dau trong anh còn trỗi dậy không? Hình ảnh ám ảnh người đọc nhất vẫn tiếp tục đeo đuổi ta đến tận cuối truyện là hình ảnh nào, có ý nghĩa gì?
GV liệt kê những chi tiết trong SGK, phân tích giá trị biểu đạt của những chi tiết đó.
? Điều chúng ta khâm phục nhất ở nhân vật này là gì?
? Chiều sâu tư tưởng của TP được tác giả gửi gắm qua nhân vật Xô cô lốp ntn?
? Em có nhận xét gì về những suy nghĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm ?
( HS tổng hợp kiến thức và phát biểu)
Hoạt động 3
? Nhân vật Xô- cô- lốp có vị trí như thế nào trong tác phẩm? Vẻ đẹp tính cách Nga, tâm hồn Nga được thể hiện như thế nào qua nhân vật?
? Những thành công về nghệ thuật của đoạn trích?
( Rèn luyện kĩ năng đánh giá, tổng hợp khái quát vấn đề ở phương diện nội dung và nghệ thuật)
Hoạt động 4
I, Tiểu dẫn:
1, Tác giả:
- M. Sô-lô- khốp (1905- 1984) .
- Xuất thân trong gia đình lao động- vùng sông Đông – Nga.
- Tích cực trong mọi hoạt động. Được phong tặng nhiều danh hiệu cao quí: anh hùng lao động,viện sĩ viện hàn lâm...
- Nhà văn lỗi lạc, nhà hiện thực vĩ đại: Giải thưởng Lê- nin, giải thưởng quốc gia, giải thưởng Nô- ben về văn học.
- Luôn viết đúng sự thật khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, chân dung số phận đau thương. Tác phẩm luôn có sự hoà trôbj giữa chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí.
- Tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Đất vở hoang, Số phận con người.
2, Tác phẩm:
- Số phận con người ( 1957), mười hai năm sau khi chiến tranh thế giới kết thúc.
- Hoàn cảnh: Bầu không khí xã hội tràn đầy tinh thần dân chủ; Văn học Nga và văn học thế giới rộ lên xu hướng tìm hiểu số phận con người.
- TP là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết.
- Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca.
II, Đọc hiểu văn bản:
1, Đọc- Hiểu khái quát:
a, Tóm tắt:
b, Vị trí: Phần cuối.
c, Chủ đề: Vẻ đẹp tính cách Nga và ý nghĩa của hình tượng Xô- cô- lốp trong khát vọng vươn lên làm chủ số phận.
d, Bố cục: 2phần.
2, Đọc hiểu chi tiết:
a, Chiến tranh và thân phận con người:
* Nhân vật Xô- cô- lốp:
- Hoàn cảnh: “ Tôi đã chôn trên đất người........ cuối cùng của tôi” chịu trăm ngàn cay đắng: bị thương bị hành hạ; vợ con gái chết bom; con trai tử trận.
- Tâm trạng:
+ Vở tung, mất hồn, Rơi vào nỗi đau cùng cực.
+ Sống như người lao động bình thường.
+ Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau = Bế tắc.
+ Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời Sống- tồn tại.
* Bé Va- ni- a:
- Hoàn cảnh: Nạn nhân chiến tranh: Lang thang, rách rưới, nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, bạ đâu ngủ đó; cha chết trận, mẹ chết bom, không quê hương, không người thân thích.
=> Sự thật khốc liệt của chiến tranh và nỗi đau cùng cực của những thân phận con người.
b, Nghị lực vượt qua số phận:
- Xô- cô- lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va- ni- a, sung sướng trong tình cha con, chăm lo cho Va- ni- a từng miếng ăn, giấc ngủ.
- Niềm vui tột cùng, hai trái tim giá lạnh ấm lên.
+ Va- ni- a vô tư hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới: Hôn lên mặt, mũi anh; ngủ ôm lấy không rời.
+ Đêm khi nhìn nó ngủ... Sức mạnh của tình yêu thương, lòng nhân ái giúp con người vượt qua cô đơn, nỗi đau; đem lại nguồn vui sống.
- Khó khăn trong cuộc sống:
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc khó khăn, rủi ro luôn rình rập.
+ Trái tim đau đớn nhấp nhổm không yên, mỗi đêm thức giấc nước mắt đầm đìa.
+ Quyết không để tổn thương trái tim bé bỏng, anh nén mọi nỗi đau riêng để tâm hồn bé được yên ổn.
=> Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
ó Với tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường con người vượt qua mọi thử thách của chiến tranh; Với lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết những cảnh đời bất hạnh có thể làm dịu bớt nỗi đau mà chiến tranh gieo rắc để hướng tới tương lai.
Nhân vật mang tầm vóc sử thi.
c. Thái độ của người kể chuyện
- Thái độ của người trần thuật: đồng cảnh và tin tưởng
- Đoạn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân (Hình ảnh “những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng”, giọt nước mắt “trong chiêm bao”)
III, Kết luận:
- Nội dung: Khám phá ca ngợi tính cách Nga, con người có ý chí kiên cường: vừa cứng vừa mềm dịu; ý chí kiên cường – lòng nhân ái bao la. Nhà văn kêu gọi trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân.
- Nghệ thuật: Kể chuyện theo kiểu lồng truyện, tả cảnh, chọn lọc chi tiết, hình ảnh; ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.
Dặn dò: Tìm đọc toàn bộ tác phẩm, Nắm nội dung và nghệ thuật củ đoạn trích.
Tiết sau học: Trả bài số 5, hãy lập dàn ý chuẫn bị cho tiết trả bài sau.
File đính kèm:
- so phan con nguoi(1).doc