A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:
+ Khái niệm về hàm ý.
+ Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng.
+ Một số tác dụng của cách nói có hàm ý.
- Kĩ năng:
+ Nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh.
+ Kĩ năng phân tích hàm ý.
+ Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý.
- Thái độ: Ý thức nâng cao kiến thức về hàm ý và cách tạo lập và lĩnh hội hàm ý
B. Chuẩn bị của GV- HS:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
62 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 (Từ tiết 75 đến tiết 97), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12C3...................................vắng......................................................
12C5...................................vắng......................................................
Tiết 75
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (tiếp)
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:
+ Khái niệm về hàm ý.
+ Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng.
+ Một số tác dụng của cách nói có hàm ý.
- Kĩ năng:
+ Nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh.
+ Kĩ năng phân tích hàm ý.
+ Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý.
- Thái độ: Ý thức nâng cao kiến thức về hàm ý và cách tạo lập và lĩnh hội hàm ý
B. Chuẩn bị của GV- HS:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS luyện tập
Đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi (SGK)
- Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn ông lí và đáp lại bằng hành động nói như thế nào?
HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì?
HS thảo luận, phát biểu
I. Thực hành luyện các bài tập
Bài tập 1:
a. Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”. Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin.
b. Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.
Đọc và phân tích đoạn trích (SGK):
- Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác?
- Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ điều gì?
HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu.
Bài tập 2:
a. Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay ….mình nhỉ?”. Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút
b. Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà …sáng nay đã đến...”. Từ ko nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức)
c. Tác dụng cách nói của Từ
- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
- Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý thì có tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
HS đọc lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu
Bài tập 3: Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.
- Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc.
- Chọn cách trả lời có hàm ý trong câu hỏi: “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
HS thảo luận và đưa ra phương án đúng.
Bài tập 4: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
+ Ai mà chẳng thích?
+ Hàng chất lượng cao đấy!
+ Xưa cũ như trái đất rồi!
HĐ2: Tổ chức tổng kết
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả như thế nào?
HS thảo luận, chọn phương án trả lời đúng
II. Tổng kết
Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:
- Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa
- Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe
- Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra)
- Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
3. Củng cố: Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý.
4. Hướng dẫn tự học: Soạn “ Thuốc” – Lỗ Tấn
Ngày giảng: 12C3..............................vắng................................................
12C5...............................vắng...............................................
Tiết 76 - 77
THUỐC
- Lỗ Tấn -
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người. Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).
- Thái độ: Trân trọng những giá trị của văn hóa nhân loại
B. Chuẩn bị của GV- Hs:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
2. Bài mới:
GV nói nhanh về xã hội TQ cận hiện đại:
- Chiến tranh Nha phiến (1840) + sự xâm lấn của Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật đã biến TQ từ nước PK tự chủ -> nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
- Tuyệt đại bộ phận nhân dân TQ ngu muội, lạc hậu. Họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ (Lỗ Tấn) nhưng lại luôn hớn hở, tự đắc như chàng AQ. Trình độ về mọi mặt của TQ và các nước phương Tây có sự chênh lệch lớn.
- Mọi cuộc vận động và phong trào CM đều thất bại: Các cuộc KN nông nhân mà đỉnh cao là Thái Bình thiên quốc -> các phong trào phản đế mà tiêu biểu là Nghĩa Hòa đoàn; từ cuộc vận động “bách nhật duy tân” -> CM Tân Hợi (1911) lật đổ triều Mãn Thanh đưa lại cho TQ cái tên “Trung Hoa dân quốc” nhưng thực chất chỉ “thay thang mà không thay thuốc”.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn.
- Tiểu sử, con người?
- Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc?
- Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn?
- Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn?
- Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
“Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn là nhà văn tiêu biểu cho thành tựu của văn học hiện đại, là nhà văn cách mạng vô sản. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
- Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
- Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”. Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân với mong muốn họ tự ý thức, tự phấn đấu vươn lên để tự cường dân tộc.
- Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
- Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc
- Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.
- Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.
- Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục văn bản
GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu bố cục tác phẩm (hãy đặt tiêu đề cho 4 phần của truyện ngắn).
II. Đọc – tìm hiểu bố cục
- Phần I: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc)
- Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống thuốc)
- Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc)
- Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (Hậu quả của thuốc)
HĐ3. Tổ chức đọc - hiểu văn bản
- “Thuốc” ở đây được làm từ những vị gì? Để chữa bệnh cho ai? Tại sao mọi người đều tin thuốc có khả năng chữa bệnh?
- Công hiệu của thuốc như thế nào? Qua đó, ý nghĩa của vị thuốc này là gì?
- Con bệnh có được tự do lựa chọn phương tuốc của mình hay không? Ai là người áp đặt phương thuốc ấy?
- Phương thuốc mà họ áp đặt cho con bệnh rốt cuộc có phải là thuốc chữa bệnh thật sự không? Từ đó, em hiểu thông điệp mà nhà văn muốn gởi gắm là gì?
- Vị thuốc chữa bệnh cho Thuyên được pha chế như thế nào?
- Thái độ của đám đông quần chúng đối với người chiến sĩ cách mạng này như thế nào? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tầng nghĩa thứ ba của tác phẩm?
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:
- Tầng nghĩa ngoài cùng:
+ Là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê.
+ Thứ mà ông bà Hoa xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó
à Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai:
+ Bố mẹ thằng Thuyên hoàn toàn tin tưởng và đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên.
+ Nhưng ăn bánh bao tẩm máu người thằng Thuyên vẫn phải chết.
à Tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
- Ý nghĩa thứ ba:
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc ấy được pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân.., trong đó có bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...
+ Những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.
à Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
3. Củng cố: ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người=> tình trạng mê muội của nd TQ
4. Hướng dẫn tự học: Soạn phần còn lại
Ngày giảng: 12C3..............................vắng................................................
12C5...............................vắng...............................................
Tiết 76 - 77
THUỐC ( Tiếp)
- Lỗ Tấn -
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người. Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).
- Thái độ: Trân trọng những giá trị của văn hóa nhân loại
B. Chuẩn bị của GV- Hs:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- Thời gian của t/p mang ý nghĩa gì ?
Thời gian có tiến triển: thu -> xuân. Thu là buổi chiều của năm. Mùa thu lá vàng rơi để cây tích nhựa qua đông, đón xuân nảy lộc đâm chồi.
- Phân tích không gian NT trong t/p : có mấy không gian, đặc điểm của những không gian ấy ?
- Không gian ở cuối t/p có ý nghĩa gì ?
III. Đọc – hiểu văn bản
2. Thời gian và không gian trong truyện
- Thời gian t/p : 2 mùa thu và xuân
+ Mùa thu : lá vàng rụng -> người chết. 2 cái chết của 2 thanh niên rất khác nhau.
+ Mùa xuân : 2 người mẹ đau khổ đã đồng cảm với nhau -> hi vọng : năm mới -> cuộc đời mới (hình ảnh “chồi non : cuộc sống hồi sinh)
- Dựng lên 3 cảnh : đều là những không gian tối tắm, u ám, lạnh lẽo.
+ Cảnh 1 : Pháp trường với những quỷ sứ và địa ngục.
+ Cảnh 2 : Quán trà với những nhân vật, câu chuyện
-> bộc lộ trình độ dân trí.
+ Cảnh 3 : Nghĩa địa mênh mông, lạnh lẽo.
-> Không gian đen tối, ngột ngạt của xã hội TQ.
- Kết thúc t/p : Hướng tới một không gian cao rộng và 2 người mẹ đã vượt lên, những không gian tối tắm kia để dõi theo cánh chim vút bay thẳng về phía chân trời xa.
Hạ Du có một vị trí đặc biệt trong tác phẩm, anh chỉ xuất hiện trong con mắt của các nhân vật khác, tuy nhiên anh lại là sợi dây xâu chuỗi các sự kiện với nhau trong t/p
- Người cm Hạ Du được x.hiện ntn trong t/p ? Vị trí của anh ta trong diễn biến câu chuyện ?
- Hạ Du có những nét phẩm chất cao quý nào ?
- Cách nhìn nhận của mọi người về Hạ Du ?
Hình ảnh nhà nữ CM Thu Cận. Họ là những nhà CM DCTS nhưng do chưa tuyên truyền giác ngộ cho quần chúng nên họ không được n.dân hiểu, họ bị cô lập - Đây là một sai lầm đáng tiếc.
3. Hình tượng người cách mạng Hạ Du
- Cảnh 1 : Chưa xuất hiện
- Cảnh 2 : Hé mở một chút về thân thế Là trung tâm bàn luận và bày tỏ thái độ của mọi người.
- Cảnh 3:Nấm mồ là nơi 2 người mẹ cảm thông với nhau.
- Lý tưởng của Hạ Du : giành độc lập cho dân tộc -> câu nói của anh là khẩu hiệu của các nhà CM.DCTS.
- Tư thế : hiên ngang trước cái chết, dũng cảm tuyên truyền lý tưởng CM với tên cai ngục. > bi kũch.
-> Tất cả hành động của anh bị n.dân nhìn nhận một cách méo mó : ông Ba (chú Hạ Du) được nhiều tiền vì có công nộp thằng cháu làm giặc, bác cả Khang và những người trong quán lão Thuyên coi anh là thằng khốn nạn, nhãi con không muốn sống, giặc điên khùng, đáng chết. Mọi người thích thú nghe chuyện của anh ta.
- H/ảnh nghĩa địa và con đường có ý nghĩa gì ?
- Tại sao bà Hoa bước qua con đường ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du có ý nghĩa gì ?
4. Hình ảnh nghĩa địa, con đường mòn, vòng hoa trên mộ Hạ Du
- Hình ảnh nghĩa địa: Người chết chém và chết tù chung về phía trái -> không phân biệt đâu là người làm CM hi sinh vì n.dân với kẻ trộm cướp, giết người. Mộ của họ cũng nhiều như mộ dân thường, một con số cân bằng diễn tả thực trạng XH đen tối : những người CM bị khủng bố gắt gao.
- Hình ảnh đường mòn : Quen thuộc trong văn Lỗ Tấn. Đây không chỉ là ranh giới đất đai mà còn là ranh giới của lòng người, của định kiến xã hội.
- Sự đồng cảm : Cũng là nỗi đau mất con trai duy nhất, bà Hoa đã bước qua con đường ấy để chia xẻ nỗi đau với mẹ Hạ Du – Người sống là mẹ Hạ Du đã được cảm thông, nhưng người chết là Hạ Du cũng đã được ai đó thấu hiểu và trân trọng đặt vòng hoa tưởng niệm.
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
HĐ2. Hướng dẫn HS tổng kết
- Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
IV. Tổng kết:
Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được “bệnh tật” của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội.
3. Củng cố: Vòng hoa lạ khiến cho hai bà mẹ ngạc nhiên, thảng thốt tự hỏi “Thế này là thế nào?”
+ Câu hỏi nói lên sự bế tắc của bà mẹ khi bà không hiểu ý nghĩa việc làm của con mình.
+ Câu hỏi cũng hàm chứa một nỗi niềm băn khoăn, day dứt, đòi hỏi phải có câu trả lời.
à Sự băn khoăn của chính tác giả về mối quan hệ giữa quần chúng và cách mạng.
4. Hướng dẫn tự học:
Lỗ Tấn đã càm nhận được “căn bệnh” của người dân Trung Hoa như thế nào trong truyện ngắn Thuốc?
Ngày giảng: 12C3..............................vắng................................................
12C5...............................vắng..............................................
Tiết 78 – 79
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mức độ cần đạt:
- Kiến thức: Vị trí, tầm quan trọng của mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Các cách mở bài, kết bài thông dụng trong bài văn nghị luận.
- Kĩ năng: Nhận diện và phân tích các cách mở bài, kết bài trong các văn bản nghị luận. Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong làm văn.
- Thái độ: Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh nghĩa địa, con đường mòn, vòng hoa trên mộ Hạ Du?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết
- HS đọc ví dụ 1, 2, 3 trang 112 và trả lời câu hỏi.
- Phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận?
- Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản?
- Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài?
- Từ hai bài tập trên, cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp
I. Viết phần mở bài:
1. Tìm hiểu cách mở bài:
- MB1: nêu nhiều thông tin thừa, không nêu rõ vấn đề cần trình bày trong bài viết
- MB2: Mở bài trực tiếp – phù hợp vời đề bài
- MB3: Mở bài gián tiếp – phù hợp vời đề bài, dẫn dắt tự nhiên, tạo sự hấp dẫn và chú ý
2. Phân tích cách mở bài:
* Xác định vấn đề được triển khai trong VB
- MB1: quyền tự do, độc lập của dân tộc VN
- MB2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
- MB3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
* Tính hấp dẫn của các mở bài
- MB1: nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẵn có (dẫn lời của TN pháp, Mĩ )
=> mở bài bằng cách dẫn nhận định, câu văn, câu thơ có nd liên quan trực tiếp đến vấn đề cần trình bày. Chỉ sử dung những tiền đề có tính chất tích cực, quan hệ chặt chẽ với vấn đề chính đang được đề cạp đến có xuất xứ rõ ràng, chính xác, tránh lan man.
- MB2: Nêu vấn đề bằng cách so sánh, đôí chiếu với vđề đang trình bày trong vbản với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng, nổi bật để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày
- MB3: cũng nêu vđề bằng cách cách so sánh, đôí chiếu với vđề đang trình bày trong vbản với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biết của đói tượng được nêu trong vđề đang trình bày, để từ đó gợi hứng thú cho người đọc, giới thiệu được phạm vi vđề một cách rõ ràng.
3. Yêu cầu phần mở bài
- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài
- Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vđề đc trình bày trong vbản.
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập 1
HS đọc SGK trang 116, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- So sánh sự giống và khác nhau của hai phần mở bài trong bài văn nghị luận về tác phẩm “Ông già và biển cả” với đề bài: “Cảm nhậ của anh (chị) về số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan – ti – a – gô trong tp “ Ông già và biển cả” của Hê – ming – uê.
Luyện tập:
Bài tập 1
- Giống nhau: Đều giới thiệu được nội dung cần trình bày một cách tự nhiên.
- Khác nhau:
+ MB1: trực tiếp, trình bày ngắn gọn, khái quát về tp và nd cần nghị luận
+ MB2: Giới thiệu nd bàn luận bằng cách gợi mở những vđề liên quan đến nd chính qua một số luận cứ và luận chứng đc tổ chức theo trình tự lôgíc chặt chẽ : từ phạm vi rộng hơn đến vấn đề chủ yếu
3. Củng cố: Chức năng chủ yếu của phần mở bài là giới thiệu đề tài cần triển khai trong văn bản, dẫn dắt người đọc vào đề tài tự nhiên
4. Dặn dò: làm bài tập chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày giảng: 12C3..............................vắng................................................
12C5...............................vắng..............................................
Tiết 78 – 79
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
( Tiếp)
A. Mức độ cần đạt:
- Kiến thức: Vị trí, tầm quan trọng của mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Các cách mở bài, kết bài thông dụng trong bài văn nghị luận.
- Kĩ năng: Nhận diện và phân tích các cách mở bài, kết bài trong các văn bản nghị luận. Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong làm văn.
- Thái độ: Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận.
B. Chuẩn bị của GV- hs:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV- hS
Nội dung chính
HĐ1. Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài
GV tổ chức cho HS tìm hiểu các kết bài (SGK) cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
HS đọc kĩ các kết bài (SGK) phát biểu ý kiến
HS đọc các kết bài trong sgk, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Những phần kết bài đã nêu đc nd gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?
Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp
II. Cách viết kết bài:
1. Tìm hiểu cách kết bài:
- Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Kết bài 1: không đạt yêu cầu. Phạm vi của nội dung của phần kết quá rộng so với yêu cầu của đề bài, không chốt lại đc vđề, không có những phương tiện liên kết cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trình bày trước đó của vbản.
- Kết bài 2 phù hợp: nội dung phần kết liên quan trực tiếp đến vđề đã trình bày trong toàn bộ văn bản, có những nhận định đánh giá được vấn đề có những phương tiện liên kết cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trình bày trước đó của vbản.
2. Phân tích cách kết bài:
- Trong kết bài 1 người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày: ” Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập” đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề ”Toàn thể ....độc lập ấy”
- Trong kết bài 2 người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định laị bằng một câu ngắn gọn ”Hai đứa trẻ đã làm đc điều này” đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát: ”Hơn thế ....diệu kì”
- Trong cả hai kết bài người viết đều dùng phương tiện liên kết biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của vbản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày vấn đề: Vì những lẽ trên ..., Hơn thế nữa ..., Bây giờ và mãi mãi về sau...
3. Yêu cầu phần kết bài
- Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.
- Tóm lược những nội dung được ở phần mở bài và được trình bày ở thân bài, đồng thời mở ra những vấn đề tiếp nối để khơi gợi những suy nghĩ tình cảm của người đọc.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bt 2, giúp hs tránh những lỗi thường gặp khi viết mở bài và kết bài
- Tại sao mở bài và kết bài trang 117 chưa đạt yêu cầu?
HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- Anh ( chị) hãy viết lại mở bài và kết bài
HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.
Luyện tập:
Bài tập 2:
- Mở bài; trình bày quá kĩ những thông tin về tác giả, tp thông tin không liên quan đến bản chất của vấn đề cần nghị luận. Phần giới thiệu vấn đề chính chưa có tính khái quát.
- Kết bài: tiếp tục vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của vấn đề, trùng lặp với mở bài.
3. Củng cố: Chức năng: thông báo về sự kết thúc của đề tài, nêu những đánh giá khái quát về một số khía cạnh nổi bật nhất, gợi liên tưởng rộng hơn vấn đề đã trình bày.
4. Hướng dẫn tự học:
Viết mở bài, kết bài cho một số đề văn sau:
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn sau: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc
File đính kèm:
- van 12 tu 75102ngoc.doc