Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 13; tiết 37 Tỏ lòng (Thuật Hoài)

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS : - Cảm nhận được lý tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả (một vị tướng giỏi đời Trần) trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên

- Thấy được hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ. - Bồi dưỡng nhân cách, sống có lý tưởng, quyết tâm thực hiện lý tưởng.

II. Chuẩn bị

- Giáo án ; phương pháp: đặt câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.

- HS soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp ; Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ : Ngôn ngữ sinh hoạt là gì ? Nêu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

3. Giới thiệu bài mới : Phạm Ngũ Lão là một danh tướng thời Trần. Ông còn là một nhà thơ. Sự nghiệp văn học của ông không đồ sộ, nhưng chỉ một tác phẩm cũng đủ để chúng ta trân trọng ghi tên ông vào số các nhà thơ yêu nước của dân tộc. Bài thơ « Tỏ lòng » là một trong hai tác phẩm còn lại của ông.

 

doc1 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6577 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 13; tiết 37 Tỏ lòng (Thuật Hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13; Tiết 37 TỎ LÒNG (Thuật hoài) PHẠM NGŨ LÃO I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Cảm nhận được lý tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả (một vị tướng giỏi đời Trần) trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên - Thấy được hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ. - Bồi dưỡng nhân cách, sống có lý tưởng, quyết tâm thực hiện lý tưởng. II. Chuẩn bị - Giáo án ; phương pháp: đặt câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề. - HS soạn bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp ; Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : Ngôn ngữ sinh hoạt là gì ? Nêu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. 3. Giới thiệu bài mới : Phạm Ngũ Lão là một danh tướng thời Trần. Ông còn là một nhà thơ. Sự nghiệp văn học của ông không đồ sộ, nhưng chỉ một tác phẩm cũng đủ để chúng ta trân trọng ghi tên ông vào số các nhà thơ yêu nước của dân tộc. Bài thơ « Tỏ lòng » là một trong hai tác phẩm còn lại của ông. 4. Giảng bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bổ sung HS đọc SGK phần tiểu dẫn. Nêu những nét chính về nhà thơ Phạm Ngũ Lão. Nhan đề « Thuật hoài » thể hiện điều gì trong tâm trạng nhà thơ ? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Phạm Ngũ Lão (1255-1320), quê làng Phù Ủng, Đường Hào (Ân Thi), Hưng Yên. - Được Hưng Đạo Vương tin dùng, Phạm Ngũ Lão lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống Mông – Nguyên. - Phạm Ngũ Lão có tính phóng khoáng, thích văn chương, có chí làm việc lớn. Ông để lại hai bài thơ chữ Hán: « Tỏ lòng », « Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương ». 2. Vài nét về bài thơ « Tỏ lòng » - Thời điểm ra đời : Khoảng cuối 1284, khi chuẩn bị kháng chiến chống Mông Nguyên lần hai. - Nhan đề: « Thuật hoài » : tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng vị tướng chỉ huy quân đội đang trấn giữ non sông. So sánh tư thế « múa giáo » và « cầm ngang ngọn giáo ». Tư thế nào dũng mãnh hơn ? Hình ảnh so sánh « Ba quân như hổ báo... » có tác dụng gợi cảm như thế nào ? II. Đọc hiểu 1. Vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần - « Hoành sóc » : (cầm ngang ngọn giáo) : khắc hoạ được tư thế hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi (hơn động tác « múa giáo »). - trải mấy thu (kháp kỷ thu) : thời gian còn ngắn ngủi. - « Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu » : khí thế dũng mãnh của quân đội và của dân tộc, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ nếu chúng tràn tới. Nhà thơ đã bày tỏ chí khí như thế nào khi so sánh với nhân vật Vũ hầu (Gia Cát Lượng). Phân tích chữ « thẹn » được nhà thơ sử dụng. 2. Cái chí, cái tâm của nhà thơ - Nhà thơ có khát vọng phụng sự nhà Trần cho đến hết đời, lập công danh sánh ngang Gia Cát Lượng èKhát vọng phụng sự, suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo. - « thẹn » : nói lên khát vọng, hoài bão muốn sánh với Vũ hầu. Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước ànâng cao nhân cách con người. Đánh giá tổng quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. III. Tổng kết - Bài thơ cho ta thấy khí thế hào hùng của cả thời đại và hoài bão lớn lao của một vị tướng trẻ tuổi. - Hình ảnh biểu tượng hàm súc, có ý nghĩa sâu xa. IV. Củng cố : Vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần ? Nhà thơ thể hiện ý chí như thế nào, qua các hình ảnh cụ thể ra sao ? V. Dặn dò : Soạn bài « Cảnh ngày hè ».

File đính kèm:

  • docTo long(1).doc
Giáo án liên quan