A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Khái niệm văn học dân gian.
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
2/ Kĩ năng
- Nhận thức khái quát về văn học dân gian.
- Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam
3/ Thái độ: Có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2/ Học sinh
Đọc, tóm tắt các nội dung chính ở Sgk. Trả lời câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, tác phong.
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
- Văn học Việt Nam có mấy bộ phân hợp thành? Đó là những bộ phận nào?
- Văn học viết Việt Nam đã trải qua mấy thời kỳ lớn? Em hãy kể tên cụ thể từng thời kỳ?
3/ Bài mới
* Dẫn nhập:
Trong mạch suy cảm về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giải thích về sự hình thành các địa danh:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương.”
(Đất nước)
Những xúc cảm sâu sắc đó của ông bắt nguồn từ văn học dân gian. Kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta thực sự là suối nguồn vô tận cho thơ ca và nhạc họa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét lớn về văn học dân gian.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 06/08/2012
Tiết 4+5
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Khái niệm văn học dân gian.
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
2/ Kĩ năng
- Nhận thức khái quát về văn học dân gian.
- Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam
3/ Thái độ: Có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam…
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2/ Học sinh
Đọc, tóm tắt các nội dung chính ở Sgk. Trả lời câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, tác phong.
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
- Văn học Việt Nam có mấy bộ phân hợp thành? Đó là những bộ phận nào?
- Văn học viết Việt Nam đã trải qua mấy thời kỳ lớn? Em hãy kể tên cụ thể từng thời kỳ?
3/ Bài mới
* Dẫn nhập:
Trong mạch suy cảm về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giải thích về sự hình thành các địa danh:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương.”
(Đất nước)
Những xúc cảm sâu sắc đó của ông bắt nguồn từ văn học dân gian. Kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta thực sự là suối nguồn vô tận cho thơ ca và nhạc họa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét lớn về văn học dân gian.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
- Gv yêu cầu hs nhắc lại: Văn học dân gian là gì? Tại sao nói văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ?
- Hs trả lời.
-VH dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?
- Em hiểu thế nào là tính truyền miệng?
- Tác dụng của tính truyền miệng? Ví dụ?
- Quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian diễn ra như thế nào?
* Hoạt động 2. Hướng dẫn Hs tìm hiểu hệ thống thể loại của văn học dân gian
- Gv treo bảng phụ.
- Hs dựa vào Sgk phân chia các thể loại văn học dân gian cho hợp lý.
- Hs hoàn thành bảng phụ.
- Hs lấy ví dụ tên tác phẩm cho từng thể loại.
* Hoạt động 4. Tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian
- Tri thức dân gian là gì?
Gv định hướng: Tri thức dân gian là nhận thức, hiểu biết của nhân dân đối với cuộc sống quanh mình.
- Vì sao văn học dân gian được coi là kho tri thức vô cùng phong phú và đa dạng?
Gv gợi mở: Tri thức dân gian bao gồm những tri thức về các lĩnh vực nào? Của bao nhiêu dân tộc?
- văn học dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm của ai? Điều đó có gì khác với giai cấp thống trị cùng thời? Ví dụ? Tri thức dân gian được trình bày như thế nào? Ví dụ?
Gv mở rộng: Tuy nhiên nhận thức của nhân dân lao động không phải hoàn toàn và bao giờ cũng đúng. VD: Đi một ngày đàng học một sàng khôn; Những người ti hí mắt lươn / Trai thường chốn chúa, gái buôn lộn chồng...
- Tính giáo dục của văn học dân gian được thể hiện qua những khía cạnh nào? Ví dụ?
- Giá trị thẩm mĩ to lớn của văn học dân gian được biểu hiện như thế nào?
- Kể tên một vài tác giả ưu tú có sự học tập văn học dân gian?
TC3
* Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung chính trong bài khái quát văn học dân gian Việt Nam và nhắc lại những luận điểm trong từng nội dung đó.
* Hoạt động 2: Cho học sinh làm bài tập sau:
- GV cho Hs thảo luận nhóm để xác định nội dung yêu cầu của đề bài và hướng làm bài.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên sửa chữa bổ sung và hướng dẫn học sinh cách làm bài.
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA văn học DÂN GIAN:
1/ Tính truyền miệng
- Không lưu hành bằng chữ viết mà được truyền miệng từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.
- Được biểu hiện trong diễn xướng dân gian.
" Tác dụng:
+ Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
+ Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.
VD: Văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy,...
2/ Tính tập thể
- Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng" tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận)" tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
III. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA văn học DÂN GIAN
Tự sự
Trữ tình
Nghị luận
Sân khấu
- Thần thoại
- Sử thi
- Truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện cười
- Truyện NN
- Truyện thơ
- Vè
- Ca dao
- Tục ngữ
- Câu đố
- Chèo
IV. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
1/ Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)
- Văn học dân gian là tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội và con người -> phong phú.
- Là tri thức của 54 dân tộc -> đa dạng.
- Văn học dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.
VD: + Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
+ Đừng than phận khó ai ơi
Còn da: lông mọc, còn chồi: nảy cây...
- Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật, hấp dẫn, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền với thời gian.
VD: Bài học về đạo lí làm con:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
2/ Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- Tinh thần nhân đạo:
+ Tôn vinh giá trị con người (tư tưởng nhân văn).
+ Tình yêu thương con người (cảm thông, thương xót).
+ Đấu tranh ko ngừng để bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền.
- Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:
+ Tình yêu quê hương, đất nước.
+ Lòng vị tha, đức kiên trung.
+ Tính cần kiệm, óc thực tiễn,...
Ví dụ: Nhiễu điều…
Lá lành đùm ...
Bài ca dao: Mười cái trứng.
3/ Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
- Nhiều tác phẩm văn học dân gian trở thành mẫu mực nghệ thuật để người đời học tập.
- Khi văn học viết chưa phát triển,văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo.
- Khi văn học viết phát triển, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, phát triển song song, làm cho văn học viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
VD: Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
V. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
ĐỀ BÀI: Bằng hiểu biết của anh (chị) qua các tác phẩm văn học dân gian đã học và đọc thêm, hãy chứng minh rằng: Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống yêu nước; về lòng vị tha, nhân đạo; về tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu.
Mở bài: Văn học dân gian có những giá trị to lớn, nó không chỉ là tri thức phong phú về đời sống xã hội mà nó còn là những bài học giáo dục con người về truyền thống yêu nước; về lòng vị tha, nhân đạo; về tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu.
Thân bài:
- Văn học dân gian giáo dục truyền thống yêu nước:
+ Yêu làng xóm quê hương, gắn bó vói những cảnh vật đơn sơ như gốc đa, bến nước, con đò…
+ Tự hào về những truyền thống, nhưng danh thắng của quê hương đất nước.
+ Ca ngợi những vị anh hùng dân tộc, phê phán, khinh bỉ những kẻ xâm lược. vd: “Sự tích hồ Gươm”
- Lòng nhân đạo, vị tha: Là lòng yêu thương con người, là đức tính sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của con người: Tham khảo những tác phẩm dân gian lớp 6, lớp 7, “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, “Truyện Tấm Cám”…
- Tinh thần đầu tranh chống cái ác, cái xấu: Ca dao châm biếm, ca dao chống phong kiến, truyện cổ tích.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị giáo dục của văn học dân gian.
4/ Củng cố:
- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam? Phân biệt các thể loại? Những giá trị của văn học dân gian?
- Viết hoàn chỉnh bài văn ở phần luyện tập.
5/ Dặn dò
- Sưu tầm một số câu thơ, bài thơ của các nhà thơ hiện đại có sử dụng chất liệu VHDG.
- Học bài, tìm những câu ca dao có nội dung liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” (tiếp)
+ Xem lại phần lý thuyết đã học ở tiết trước.
+ Đọc trước phần luyện tập
------------------------------------|----------------------------------------
Ngày soạn: 10/08/2012
Tiết 6+TC4
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Củng cố các khái niệm về hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp.
- Tích hợp với văn qua văn bản khái quát văn học dân gian Việt Nam.
2/ Kĩ năng
Vận dụng lý thuyết về hoạt động giao tiếp vào việc phân tích các tình huống giao tiếp cụ thể.
3/ Tư tưởng, thái độ: Có hành vi ứng xử linh hoạt; thái độ, tình cảm đúng mực ở nhà trường và trong cuộc sống.
B .CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1/ Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài học, một số tranh ảnh minh hoạ, các câu ca dao theo làn điệu...
2/ Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự dặn dò của giáo viên.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
- Hoạt động giao tiếp là gì? Phương tiện, mục đích?
- Có bao nhiêu nhân tố cơ bản trong mỗi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? (5 nhân tố)
3. Bài mới
* Dẫn nhập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Gv yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã được học ở tiết trước.
- Hs nhắc lại.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs làm bài tập luyện tập
- GV cho HS thảo luận nhóm bài tập 1,2,3 SGK, sau đó các em lần lượt lên bảng làm, các HS khác sửa chữa, bổ sung, - GV rút ra kết luận.
- Nhân vật giao tiếp ở đây là những người có tuổi tác thế nào? Vì sao mà em biết?
- Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào? Thời điểm gợi cho em điều gì?
- Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
- Cách nói ấy của nhân vật “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? Ý nghĩa?
- HS đọc bài tập 2, xác định lại yêu cầu cụ thể của bài tập.
- Trong cuộc giao tiếp trên các nhân vật giao tiếp đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
- Trong lời của ông già cả 3 câu đều có hình thức của câu hỏi, nhưng cả 3 có đều được dùng để hỏi hay không?
- Lời nói của các nhân vật đã bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
- HS đọc bài tập 3 SGK tr21.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài.
- Hồ Xuân Hương “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì?
- Bằng phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
- Người đọc căn cứ vào đâu để hiểu và cảm nhận bài thơ?
- Hs đọc đề SGK, xác định rõ yêu cầu của bài tập.
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét.
- Hs làm bài vào vở.
- Thư viết cho ai, người viết có tư cách và quan hệ như thế nào đối với người nhận?
- Hoàn cảnh của người viết và người nhận khi đó như thế nào?
- Thư viết về chuyện gì? Có nội dung gì?
- Bác Hồ viết thư nhằm mục đích gì?
- Cách thức Bác viết thư như thế nào?
TC4
- Gv nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu một học sinh đọc câu chuyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày"Sgk/Tr80.
- Hs suy nghĩ trả lời yêu cầu Bt1.
- Gv nhận xét.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Nếu hoàn cảnh giao tiếp là ở trường học, ở gia đình, khi lên truyền hình... thì ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp cần phải như thế nào?
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét, chốt.
- Gv nêu yêu cầu Bt2.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm.
- Cho mỗi nhóm thời gian suy nghĩ 7 phút để tìm ra các câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta nên cẩn thận, biết lựa chọn cách nói năng phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
- Các nhóm trả lời theo từng lượt.
- Hs ghi vào vở.
Bài tập 1:
a. Nhân vật giao tiếp: Chàng trai xưng “ anh” và cô gái được gọi là “nàng” chứng tỏ họ đang còn ở độ tuổi thanh xuân.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Vào một đêm trăng thanh (trăng sáng và yên tĩnh) - thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình lứa đôi: bộc bạch tình cảm yêu đương.
c. Nhân vật “anh” ướm thử nhân vật “nàng”một thông tin tế nhị “Cây tre non đủ lá đã đan sàng được chưa?”. Lời của nhân vật “anh” có một hàm ý: cũng như tre, họ đã đến tuổi trưởng thành, nên tính đến chuyện kết duyên.
d. Cách nói của chàng trai rất hợp với nội dung và mục đích giao tiếp vì nó kín đáo, tế nhị, có duyên, giàu tình cảm, dễ đi vào lòng người.
Bài tập 2
a. Các nhân vật giao tiếp (A Cổ và ông) đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động như:
- Chào (Cháu chào ông ạ!)
- Chào đáp (A Cổ hả?)
- Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?)
- Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)
- Đáp lời (Thưa ông, có ạ!)
b. Trong lời của ông già cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi, nhưng không phải đều nhằm mục đích hỏi, chỉ có câu thứ 3 (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?) là nhằm mục đích hỏi, do đó A Cổ trả lời đúng vào câu hỏi này (Thưa ông, có ạ!), hai câu trên là lời chào đáp và lời khen.
c. Lời nói của hai nhân vật giao tiếp: bộc lộ tình cảm gần gũi giữa ông và cháu (cháu tỏ thái độ kính mến “thưa”, “ạ”, còn ông là tình cảm yêu thương, trìu mến đối với cháu)
Bài tập 3
a. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã miêu tả, giới thiệu bánh trôi nước với mọi người, nhưng mục đích chính là:
- Bộc bạch về vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng.
- Khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình.
b. Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh các từ trắng, tròn (vẻ đẹp), thành ngữ bảy nổi ba chìm (chìm nổi, lênh đênh), tấm lòng son (phẩm chất cao đẹp bên trong), đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả - một phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh - để hiểu và cảm nhận bài thơ.
Bài tập 4.
Yêu cầu viết thông báo ngắn nhưng phải có mở đầu kết thúc.
- Đối tượng giao tiếp: Học sinh toàn trường
- Nội dung giao tiếp: hoạt động làm sạch sân trường.
- Mục đích giao tiếp:
- Hoàn cảnh giao tiếp: Trong nhà trường nhân ngày môi trường thế giới.
Bài tập 5
a. Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ, với tư cách là chủ tịch nước, viết thư cho học sinh toàn quốc - những chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: đất nước vừa giành được độc lập, thư khẳng định quyền lợi và nhiệm vụ vủa học sinh.
c. Nội dung: Niềm vui sướng vì học sinh được hưởng nền độc lập của đất nước, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc của Bác đối với HS.
d. Mục đích: Bác viết thư để chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, để xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh.
e. Thư Bác viết lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc xác định nhiệm vụ của HS.
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
*Bài tập 1. Trong giao tiếp hàng ngày, bao giờ người
Việt cũng phải lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp.
Hãy giải thích lí do sự lựa chọn đó? Hãy phân tích
cách xưng hô giữa nhân vật Cải và thầy lí trong
truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”. (SGK/Tr80)
- Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt rất chú trọng lựa chọn từ xưng hô thích hợp là do sự chi phối giữa ba nhân tố: người nói, người nghe, đối tượng được lấy làm nội dung giao tiếp.
- Những mối tương quan ấy thường là: Tương quan về thứ bậc gia đình; về tuổi tác; về vị thế xã hội; về độ thân sơ...
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
- Tao biết mày phải...nhưng nó lại phải... bằng hai mày
-> Đây là lời của “quan phụ mẫu”, có quyền có thế, bề trên
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
-> Cải với tư cách là người đi hầu kiện, “dân đen”, bề dưới nên phải bẩm, thưa.
* Ngôn ngữ của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp ở chốn công đường trang nghiêm.
Bài tập 2
Nêu một số câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta nên cẩn thận, biết lựa chọn cách nói năng phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Ăn có nhai, nói có nghĩ.
- Nói có sách, mách có chứng.
- Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
4/ Củng cố
Qua những bài tập trên chúng ta rút ra điều gì khi thực hiện giao tiếp?
5/ Dặn dò
- Hoàn thiện phần luyện tập.
- Chuẩn bị: “Văn bản”
+ Đọc bài, tìm hiểu các ví dụ
+ Trả lời trước những câu hỏi ở phần ví dụ.
------------------------------------|----------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 2.doc