Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 22, tiết 64, 65

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giuùp hoïc sinh:

- Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính ; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của thiên truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời nay.

-Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành ( Nguyên Ngọc ) trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc tái Nguyên; một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng.

- Thành thục hơn trong việc sử dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự.

B. THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 22, tiết 64, 65, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 TIEÁT: 64-65 ÑOÏC VAÊN: RỪNG XÀ NU NGUYỄN TRUNG THÀNH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giuùp hoïc sinh: - Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính ; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của thiên truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời nay. -Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành ( Nguyên Ngọc ) trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc tái Nguyên; một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng. - Thành thục hơn trong việc sử dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự. B. THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Nguyễn Trung Thành 1932 tên khai sinh: Nguyễn văn Báu, quê ở tỉnh Quảng Nam, bút danh khác: nguyên Ngọc - 1950 ông vào bộ đội, làm phóng viên báo Quân dội nhân sân liên khu V – thuộc chiến trường Tây Nguyên .-1954 ông tập kết ra Bắc - 1962 ông trở vào Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên, lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành - Trong hai cuộc kháng chiến, ông gắn bó thân mật với chiến trường Tây Nguyên. Ông gần gũi, hiểu biết về cuộc sống và tinh thần quật cường, bất khuất, yêu tự do, yêu cách mạng của nhân dân các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. - Các tác phẩm thường mang tính sử thi, đề cập đến những vấn đề trọng đại của đất nước, xây dựng thành công những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho ý chí và sức mạnh của nhân dân. - Tác phẩm tiêu biểu : Đất nước đứng lên (1954-1955) Rừng xà nu 1965. Đất Quảng (1971-1974) Rẻo cao 1961 2. Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1962 trong cuộc hành quân từ Bắc vào Nam, đến điểm chia tay với nhà văn Nguyễn Thi tại khu rừng bát ngát phía Tây Thừa Thiên, ấn tượng về cây xà Nu đã khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Trung Thành viết truyện ngắn mang tên loài cây này. - Mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt vào bãi biển Chu Lai và miền Nam nước ta, Nguyễn Trung Thành viết truyện ngắn “Rừng Xà Nu”. Ra mắt đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng trung trung bộ số 2/1965, sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện ngọc” 3. Tóm tắt - Truyện kể về cuộc đời của T nú và sự vùng dậy của dân làng Xô Man Tây Nguyên chống Mĩ Diệm Sau ba năm tham gia lực lượng giải phóng T nú được phép trở về thăm dân làng Xô Man kiên cường bất khuất nằm giữa rừng Xà nu bạc ngàn. Đêm hôm đó. cụ Mết đã kể lại chuyện T Nú cùng những trang sử đấu tranh của dân làng Xô Man T Nú mồ côi cha mẹ, tứ nhỏ T Nú và Mai đã nuôi dấu cán bộ và tham gia liên lạc cho anh Quyết, T Nú làm liên lạc rất giỏi, mưu trí, lanh lợi, gan dạ. Một lần, T Nú vượt sông chuyển thư bị giặc bắt, chúng tra tấn dã man. Ba năm sau T Nú vượt ngục trở về tiếp tục cùng dân làng đánh giặc. Bọn giặc hay tin vào làng bắt T Nú, không tìm được anh, chúng bắt vợ con anh tra tấn dã man đến chết, anh đã xông ra cứu vợ con. Anh bị bắt, chúng lấy nhựa Xà Nu đốt mười ngón tay anh, nhưng anh không hề kêu van, anh đã hét lên. Tiếng hét ấy như một hiệu lệnh chiến đấu. Tất cả dân làng đã xông lên tiêu diệt bọn giặc cứu sống anh. Sáng hôm sau anh lại ra đi, Cụ Mết và Dít đã tiễn anh ra tận cửa rừng Xà Nu, rừng xà Nu vẫn vươn lên mạnh mẽ bất chấp bom đạn quân thù. 4. Ý nghĩa nhan đề: - Rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn đều được khơi nguồn từ hình ảnh này. Rừng xà nu là hình ảnh mở đầu và kết thúc tác phẩm “đến hút tầm mắt cũng không thấy gì hết ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Nhan đề Rừng xà nu, tác giả muốn sáng tạo một hình tượng mang tính sử thi về con người Tây Nguyên kiên cường bất khuất: + Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man trong sinh hoạt hàng ngày và trong những sự kiện trọng đại của làng. + Cây xà nu còn là biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa cho phẩm chất cao đẹp của người dân làng Xô Man. II. Đọc, hiểu: 1. Hình tượng Rừng Xà Nu a. Cây xà nu – loại cây đặc biệt của núi rừng Tây Nguyên: - “Ở chổ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt…” - “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhụa cây bay ra, thơm mỡ màng” → Những câu văn gợi hình gợi cảm, có sự kết hợp giữa màu sắc, hình khối, mùi hương và ánh sáng nhằm gây ấn tượng nổi bật, động lại trong tâm trí người đọc. b. Cây xà nu – biểu tượng của đau thương: - “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” - Nổi đau hiện ra trong nhiều vẻ: + Có cái xót xa của cây non tựa như đứa trẻ thơ: “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết” + Có cáu đau dữ dội như con người đang giữa tuổi thanh xuân: “có những cây bị chặt đứt ngang giữa thân mình, đổ ào ào như một trận bão” + Có những cây với tấm thân cường tráng, vết thương của chóng lành đạn đại bác không giết nổi chúng. → Hình tượng cây xà nu chịu nhiều đau thương phản ánh những đau thương mà dân làng Xô Man phải gánh chịu, nhiều người bị bọn Mĩ, Diệm giết hại như: Bà Nhan, anh Xút, mẹ con Mai, T Nú bị đốt 10 đầu ngón tay. c. Cây xà nu - biểu tượng cho sức sống, phẩm chất cao đẹp: - Xà nu là loại cây rất khao khát sống: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, có bốn năm cây con mộc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” - Là loại cây sinh sôi nảy nở khỏe: “đạn đại bác không giết nổi chúng, nhũng vết thương của chúng chống lành như trên một thân thể cường tráng, chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”, “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta cây mẹ ngã cây con mộc lên. → Qua hình tượng cây xà nu người đọc hiểu biết về cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên kiên cường bất khuất, thêm yêu quí tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ: luôn khao khát tự do, có sức sống mãnh liệt bền bỉ, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác đứng lên chống giặc bảo vệ quê hương. * Cây xà nu được miêu tả sinh động gợi cảm, được ẩn dụ, nhân hóa và so sánh như một nhân vật có linh hồn có tính cách, biểu tượng cho con người Xô Man, biểu tượng cho đồng bào Tây Nguyên, cho cả dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, Diệm. 2. Hình tượng nhân vật T Nú: - Là người con của núi rừng Tây Nguyên , của làng xô man . anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Tây Nguyên trong những năm tháng chống Mĩ . Đây là 1 nhân vật độc đáo giàu chất sử thi - T Nú sớm mồ côi cha mẹ , sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng xô man , có lẽ hơn ai hết T Nú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng . Cụ Mết nhận xét “ Đời nó khổ , nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta “ -T Nú là một con người gan góc và táo bạo , thông minh , dũng cảm và trung thực . + Học chữ thua Mai , T Nú đập vỡ bảng , bỏ ra ngoài suối , lấy đá “ tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng “ + T Nú rất gắn bó với cách mạng , từ nhỏ đã nuôi giấu cán bộ , hoàn thành xuất sắc công tác giao liên .Khi làm liên lạc : T Nú thường chọn những chỗ thác mạnh mà bơi ngang , không lội chỗ nước êm , không đi đường mòn + Khi bị địch phát hiện , T Nú nuốt lá thư để giữ gìn bí mật cho cách mạng , bị bắt và bị tra khảo , T Nú chỉ vào bụng mình và nói “ cộng sản ở đây “- T Nú biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân và là người trung thành với cách mạng + chứng kiến cảnh kẻ thù giết vợ con với tâm trạng đau đớn “ Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây “ và “ anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay . Từ nỗi đau đớn biến lòng anh thành lò lửa hừng hực căm thù “ Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn “ Tất cả như dồn nén lại để rồi vỡ tung ra , anh không kiềm chế được nữa anh đã lao ra cứu vợ con + Trước sự tra tấn dã man của quân thù : Hai bàn tay bị tẩm nhựa xà nu rồi đốt “ mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc T Nú nghiến răng chịu đựng chứ quyết” không thèm kêu van “T Nú nhớ lời anh Quyết “ Người cộng sản không thèm kêu van “ +Tuy mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt .. Nhưng anh vẫn quyết tâm gia nhập bộ đội giải phóng để giết giặc trả thù cho quê hương và người thân - Anh là người có tình yêu thiết tha với bản làng : đi bộ đội anh vẫn nhớ da diết tiếng chày giã gạo rộn rã và chuyên cần của làng anh , anh nhớ rõ từng hàng cây , từng con đường , dòng suối “ nỗi nhớ day dứt trong lòng anh suốt ba năm nay chính là tiếng chày đó “ - Anh là người có tính kỉ luật cao : Tuy nhớ nhà , nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về thăm làng và cũng chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép - Hình ảnh bàn tay T Nú : gây ấn tượng sâu sắc và để làm nổi bật cuộc đời và tính cách của nhân vật : + Bàn tay lành : Bàn tay nghĩa tình , thẳng thắn , trung thành : cầm phấn học chữ , cầm đá tự đập đầu khi không nhớ chữ , bàn tay chỉ vào bụng nói “ Cộng sản ở đây này “ + Bàn tay đau thương : Bàn tay trở thành mười ngọn đuốc thiêu cháy cả gan ruột anh , bàn tay căm thù là một chứng tích đầy căm phẫn mà T Nú mang theo suốt đời , Bàn tay còn lại hai đốt nhưng anh vẫn cầm súng chiến đấu trả thù -> Tình yêu thương và lòng căm thù đã biến thành hành động cách mạng . T Nú tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của các dân tộc Tây Nguyên thời chống Mĩ ..Với bút pháp giàu chất lãng mạn , giàu chất sử thi * Chuyeän cuoäc ñôøi T nuù : Chæ caàm vuõ khí döùng leân laù con ñöôøng duy nhaát vaù laù söùc maïnh ñeå baûo veä nhöõng gì thaân thöông nhaát ñoù chính laù chaân lí , caùi thöïc chaát cuûa xöông maùu nhaân daân * Soá phaän ngöôøi anh huøng gaén boù vôùi coäng ñoàng - Daân laøng Xoâ man khi chöa caàm vuõ khí thì daân laøng chöùa ñaày ñau thöông ‘Boïn giaëc luøng …baø nhan , Anh xuùc … Mai …T nuù ..” - Cuoäc soáng ngoät ngaït ñaõ doàn neùn ñau thöông ñeán taän cuøng , ñeán khi Tnu bò ñoát 10 ngoùn tay vaø daân laøng noåi daäy “ tieáng chieân …” -> Ñoù laø söï noåi daäy cuûa ñoàng khôûi , laøm rung chuyeån nuùi röøng . Ñoù laø caâu chuyeän ñôøi ngöôøi trôû thaønh chuyeän cuûa moät thôøi , moät nöôùc . Vaäy caâu chuyeän ñôøi T nuù mang yù nghóa cuûa cuoäc ñôøi daân toäc . Nhaân vaät söû thi cuûa Nguyeãn trung Thaønh ñaõ gaén treân vai moät söù meänh lòch söû to lôùn . b. Nhân vật Cụ Mết : là hình tượng tiêu biểu cho lịch sử , cho truyền thống hiên ngang bất khuất , cho sức sống bề bỉ mãnh liệt của dân làng xô man , là người lưu giữ truyền thống cộng đồng , dìu dắt các thế hệ tiếp nhau sống xứng đáng với truyền thống - Ngoại hình : 60 tuổi , quắc thước , râu dài tới ngực , khỏe mạnh , giọng nói ồ ồ ,. Cách nói giản dị “ được “ ngắn gọn mà chắc nịch - Cụ là chỗ dựa tinh thần là linh hồn chiến đấu của dân làng xô man : hiệu lệnh chiến đấu ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa “ thế là bắt đầu rồi , đốt lửa lên , ngọn lửa căm thù , ngọn lửa cách mạng - Phương kế chiến lược của cụ Mết ; “ Chúng nó đã cầm súng thí mình phải cầm giáo “ - Cụ Mết gắn bó với cách mạng , một lòng tin yêu Đảng là cầu nối giữa tổ chức Đảng và nhân làng xô man “ Đảng còn núi non này còn “ => Tấm lòng tin yêu của cụ Mết đã truyền sức mạnh cho dân làng khiến họ không ngại gian khổ ,nhờ cụ mà ánh sáng của Đảng soi rọi đến vùng đất hẻo lánh - > Cụ Mết là linh hồn của dân làng xô man là cây xà nu đại thụ giữa rừng xá nu bạt ngàn . Tác giả phát huy cao độ sức mạnh của bút pháp sử thi với cảm hứng lãng mạn , lí tưởng hóa . c. Nhân vật Dít :là hiện thân , là sự tiếp nối của Mai - Dít tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ , trưởng thành từ trong những đau thương và quật khởi của dân làng - Là bí thư chi bộ , chính trị viên xã hội , người chỉ huy nghiêm khắc , có tính kỉ luật cao - Tình cảm trong sáng , sâu sắc nhưng lặng lẽ kín đáo , gan dạ dũng cảm hơn cả Mai , không bao giờ khóc => Dít đại diện cho ý chí kiên cường của thanh niên việt nam thời chống mĩ , xem nhẹ cái chết sẵn sàng đối mặt với quân thù . d. Nhân vật Bé Heng : là chú bé liên lạc hồn nhiên , thạo đường và dũng cảm - tượng trưng cho lứa cây xà nu mới lớn đầy nhựa sống “ hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời “ tiêu biểu cho thế hệ tương lai của dân làng xô man . 5. Nghệ thuật : - Chọn đề tài : Sự vùng dậy của dân làng xô man là đề tài có ý nghĩa lịch sử - Giọng văn trang trọng , hùng tráng , sôi nổi mang cảm hứng lãng mạn và giú chất sử thi - khắc họa thành công những nhân vật anh hùng gắn bó với nhau trong một tập thể mang dấu ấn thời đại và đậm đà phong cách Tây Nguyên - Cách dùng hình tượng nghệ thuật độc đáo kì vĩ : cây xà nu , rừng xà nu , bàn tay T nú , xây dựng quang cảnh hùng tráng , không khí sôi động - Ngôn ngữ ngắn gọn , súc tích .nhiều chi tiết xúc động III Ghi nhớ : Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại . Với lời văn trau chuốt , giàu hình ảnh , tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ , hào hùng của núi rừng , của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên - Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh , bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn , xanh bất tận , tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lờn lao của dân tộc và thời đại : Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn , không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên , cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác . 5 . Cuûng coá - Daën doø : Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh ( chị ) về hình ảnh đôi bàn tay T Nú ? Chú ý về nét đẹp của truyện : chủ nghĩa anh hùng cách mạng

File đính kèm:

  • docGiao Ngu Van 12 hay(1).doc