I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp; mà quan trọng là nhân vật giao tiếp và ngữ cảnh.
- Các quá trình giao tiếp; các ngôn ngữ giao tiếp.
- Các thành phần nghĩa của câu trong giao tiếp.
- Vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của TV trong hoạt động giao tiếp.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng phân tích và lĩnh hội văn bản trong hoạt động giao tiếp.
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với ngữ cảnh giao tiếp; kĩ năng tạo câu coa sự phối hợp giữa nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 34; tiết 97: Tổng kết phần Tiếng Việt hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34; tiết 97
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp; mà quan trọng là nhân vật giao tiếp và ngữ cảnh.
- Các quá trình giao tiếp; các ngôn ngữ giao tiếp.
- Các thành phần nghĩa của câu trong giao tiếp.
- Vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của TV trong hoạt động giao tiếp.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng phân tích và lĩnh hội văn bản trong hoạt động giao tiếp.
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với ngữ cảnh giao tiếp; kĩ năng tạo câu coa sự phối hợp giữa nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm…
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk…
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV hệ thống hóa kiến thức bằng cách nêu một số câu hỏi để HS trả lời:
- HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở câu hỏi và những gợi ý của GV.
1. Giao tiếp là gì? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
2. Phân biệt sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
3. Thế nào là ngữ cảnh? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào?
4. Nhân vật giao tiếp có vai trò và đặc điểm gì?
5. Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân?
6. Thế nào là nghĩa của câu? Câu có mấy thành phần nghĩa? Là những thành phần nào? Đặc điểm của mỗi thành phần?
7. Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- GV hướng dẫn HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở hỏi đáp.
HĐ2
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích (SGK) và phân tích theo các yêu cầu:
1. Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả).
- HS đọc kĩ đoạn trích, thảo luận về các yêu cầu đặt ra, phát biểu ý kiến và tranh luận trước lớp.
- Sau mỗi câu hỏi, GV nhận xét và nêu câu hỏi tiếp theo.
2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của lão Hạc.
3. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cạu mới biết là cu cậu chết!".
4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ và nhà văn Nam Cao. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện; quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. ->Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết).
2. Nói và viết:
- Về điều kiện để tạo lập và lĩnh hội văn bản.
- Về đường kênh giao tiếp.
- Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết).
- Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết).
- Về dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản,…
3. Ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.
- Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.
4. Nhân vật giao tiếp:
5. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân:
6. Nghĩa của câu:
7. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
II. LUYỆN TẬP
1. Sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp giữa lão Hạc và ông giáo:
Lão Hạc (nói)
Ông giáo (nói)
- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
- Thế nó cho bắt a?
- Khốn nạn… nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
- Cụ cứ tưởng thế …để cho nó làm kiếp khác.
- Ông giáo nói phải!... như kiếp tôi chẳng hạn!
- Kiếp ai cũng thế thôi… hơn chăng?
- Thế thì… kiếp gì cho thật sung sướng?
Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết:
+ Hai nhân vật: lão Hạc và ông giáo luân phiên đổi vai lượt lời. Lão Hạc là người nói trước và kết thúc sau nên số lượt nói của lão là 5 còn số lượt nói của ông giáo là 4. Vì tức thời nên có lúc ông giáo chưa biết nói gì, chỉ "hỏi cho có chuyện" (Thế nó cho bắt à?)
+ Đoạn trích rất đa dạng về ngữ điệu: ban đầu lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!), tiếp đến là giọng than thở, đau khổ, có lúc nghẹn lời (…), cuối cùng thì giọng đầy chua chát (…). Lúc đầu, ông giáo hỏi với giọng ngạc nhiên (- Cụ bán rồi?), tiếp theo là giọng vỗ về an ủi và cuối cùng là giọng bùi ngùi.
+ Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật lão Hạc: lão "cười như mếu", "mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra… ).
+ Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng nhất là những từ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra,…).
+ Về câu, một mặt đoạn trích dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạn…Ông giáo ơi!), mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó., …).
2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp:
+ Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn. Vợ chết. Anh con trai bỏ đi làm ăn xa. Lão Hạc chỉ có "cậu vàng" là "người thân" duy nhất.
Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.
Quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm láng giềng. Lão Hạc có việc gì cũng tâm sự, hỏi ý kiến ông giáo.
+ Những điều nói trên chi phối đến nội dung và cách thức nói của các nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ:
- Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "cậu vàng".
- Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (ông giáo ạ!) sau.
- Sắc thái lời nói: Đối với sự việc (bán con chó), lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "cậu vàng", coi việc bán nó là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).
3. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!":
- Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (c8u cậu biết là cu cậu chết).
- Nghĩa tình thái:
+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu".
+ Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ (bấy giờ… mới biết là…).
4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ nhà văn Nam Cao:
+ Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt,… Có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.
+ Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.
4. Củng cố; theo các phần
5. Hướng dẫn tự học:
- Tự lập các bảng tổng kết khác để hệ thống hóa kiến thức tiêng Việt đã học ở THPT về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Nhận xét về giao tiếp của các bạn bè trong lớp các giờ giải lao.
- Xem và soạn bài ôn tập phần làm văn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 98
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT:
LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quan hệ họ hàng và quá trình phát triển của tiếng Việt, chữ Việt
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Các phong cách ngôn ngữ trong tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
Kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức đã học qua so sánh, đối chiếu, khái quát, lập bảng tổng kết.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hướng dẫn HS thảo luận, trình bày, trao đổi, góp ý trên lớp; tổng kết, nhấn mạnh những điểm cần thiết.
2. Học sinh: HS chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Ngoài ra ôn lại các tác phẩm trên các vấn đề cơ bản sau :
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng và điền vào những thông tin đã học.
- HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
I. TỔNG KẾT VỀ NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP
Bảng ôn tập
Nguồn gốc và lịch sử phát triển
a. Nguồn gốc: Tiếng Việt thuộc:
- Họ: ngôn ngữ Nam Á.
- Dòng: Môn- Khmer.
- Nhánh: Tiếng Việt Mường chung.
b. Các thời kì trong lịch sử:
- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.
- Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ.
- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.
- Tiếng Việt trong thời kì từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
HĐ2
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng và điền vào những thông tin đã học.
- HS làm việc nhóm và trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập
a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
b. Từ không biến đổi hình thái.
c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
II. TỔNG KẾT VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN
Bảng thứ nhất:
Tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách.
PCNG
sinh hoạt
PCNG
nghệ thuật
PCNG
báo chí
PCNG
chính luận
PCNG
khoa học
PCNG
hành chính
Thể loại văn bản tiêu biểu
-Dạng nói (độc thoại, đối thoại)
-Dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.
-Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn học)
-Thơ ca, hò vè,…
-Truyện, tiểu thuyết, kí,…
-Kịch bản,…
- Thể loại chính: Bản tin, Phóng sự, Tiểu phẩm.
- Ngoài ra: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, bình luận thời sự,…
-Cương lĩnh
- Tuyên bố.
-Tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu.
-Các bài bình luận, xã luận.
-Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,…
- Các loại văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,…
- Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học: giáo trình, giáo khoa, thiết kế bài dạy,…
- Các văn bản phổ biến khoa học: sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo, phê bình, điểm sách,…
-Nghị định, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết,…
-Giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,…
-Đơn, bản khai, báo cáo, biên bản,…
Bảng thứ hai:
Tên các phong cách ngôn ngữ và đặc trưng cơ bản của từng phong cách
PCNG
sinh hoạt
PCNG
nghệ thuật
PCNG
báo chí
PCNG
chính luận
PCNG
khoa học
PCNG
hành chính
Đặc trưng cơ bản
- Tính cụ thể
-Tính cảm xúc.
- Tính cá thể
-Tính hình tượng.
-Tính truyền cảm.
-Tính cá thể hóa.
-Tính thông tin thời sự.
-Tính ngắn gọn.
-Tính sinh động, hấp dẫn.
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục.
-Tính trừu tượng, khái quát.
-Tính lí trí, lôgíc.
-Tính phi cá thể.
-Tính khuôn mẫu.
-Tính minh xác.
-Tính công vụ.
HĐ3
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức để xác định và phân tích.
- HS thảo luận theo nhóm học tập, cử đại diện trình bày và tham gia tranh luận với các nhóm khác.
- Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
- Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu văn bản.
- Đóng vai một phóng viên báo hàng ngày và giả định văn bản trên vừa được kí và ban hành một vài giờ trước, anh (chị) hãy viết một tin ngắn theo phong cách báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trên.
+ HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả trước lớp để thảo luận.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
- Phần văn bản (a) được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính trừu tượng, khái quát, tính lí trí, lôgíc, tính phi cá thể.
- Phần văn bản (b) được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
Bài tập 2:
a.Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
b. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản có đặc điểm:
- Về từ ngữ: văn bản sử dụng nhiều từ ngữ thường gậưp trong phong cách ngôn ngữ hành chính như: quyết định, căn cứ, luật, nghị định 299/HĐBT, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này,…
- Về câu: văn bản sử dụng kiêểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ… căn cứ… xét đề nghị… quyết định I… II… III… IV… V… VI…
- Về kết cấu: văn bản có kết cấu theo khuôn mẫu 3 phần:
+ Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày thánh năm, tên quyết định.
+ Phần chính: nội dung quyết định.
+ Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).
c. Tin ngắn:
Cách đây chỉ mới vài tiếng đồng hồ, bà Trần Thị Tâm Đan thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu phòng ban,… còn quy định địa điểm cho Bảo hiểm Y tế Hà Nội và các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.
4. Củng cố: theo các mục
5. Hướng dẫn tự học:
- Tự lập các bảng tổng kết khác về các kiến thức thuộc phần Tiếng Việt đã học ở lớp 10,11,12.
- Chuẩn bị: ôn tập phần làm văn
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết: 99
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học..
- Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường.
- Lập luận trong văn nghị luận.
- Bố cục bài văn nghị luận.
- Diễn đạt trong văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt trong viết đoạn văn, bài văn.
- Phát hiện và khắc phục các lỗi về diến đạt trong văn nghị luận.
- Viết văn bản tổng kết và hoạt động thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb…
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV yêu cầu HS nhớ lại và thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.
- HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm thống kê một khối lớp) và các nhóm lần lượt trình bày.
- GV đánh giá quá trình làm việc của HS và nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản.
- Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc gì?
- HS nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời.
*Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và tương ứng với nội dung là hình thức thích hợp.
HĐ2
- GV nêu câu hỏi để HS ôn lại đề tài cơ bản của văn nghị luận:
+ Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành những nhóm nào?
+ Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm gì chung và khác biệt?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về lập luận trong văn nghị luận:
+ Lập luận gồm những yếu tố nào?
+ Thế nào là luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận? Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ?
+ Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm.
+ Nêu các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục.
+ Kể tên các thao tác lập luận cơ bản?
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về bố cục bài nghị luận:
+ Mở bài có vai trò như thế nào? Phải đạt những yêu cầu gì? Cách mở bài cho các kiểu nghị luận.
+ Vị trí phần thân bài? Nội dung cơ bản? Cách sắp xếp các nội dung đó? Sự chuyển ý giữa các đoạn?
+ Vai trò và yêu cầu của phần kết bài? Cách kết cho các kiểu nghị luận đã học?
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về diễn đạt trong văn nghị luận:
+ Yêu cầu của diễn đạt? Cách dùng từ, viết câu và giọng văn?
+ Các lỗi về diễn đạt và cách khắc phục.
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
HĐ3
- GV yêu cầu 1 HS đọc 2 đề văn (SGK) và hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập.
- Tìm hiểu đề:
+ Hai đề bài yêu cầu viết kiểu bài nghị luận nào?
+ Các thao tác lập luận cần sử dụng để làm bài là gì?
+ Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b. Lập dàn ý cho bài viết.
Trên cơ sở tìm hiểu đề, GV chia HS thành hai nhóm, mỗi nhóm tiến hành lập dàn ý cho một đề bài. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng để cả lớp phân tích, nhận xét.
I. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG
1.Các kiểu văn bản:
a. Tự sự:
Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân - quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,…
b.Thuyết minh:
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả,… của sự vật, hiện tượng, vấn đề,… giúp gười đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.
c. Nghị luận:
Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá,… đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các
luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.
Ngoài ra, còn có các loại văn bản: Kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,…
2. Cách viết văn bản:
- Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.
- Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.
- Viết văn bản: Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
II. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC VĂN NGHỊ LUẬN
1. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:
a. Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành 2 nhóm:
- Nghị luận xã hội (các đề tài thuộc lĩnh vực xã hội)
- Nghị luận văn học (các đề tài thuộc lĩnh vực văn học)
b. Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm chung và những điểm khác biệt:
- Điểm chung:
+Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá,… đối với các vấn đề nghị luận.
+ Đều sử dụng các luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục.
- Điểm khác biệt:
+ Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rộng rãi và sâu sắc.
+ Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học.
2. Lập luận trong văn nghị luận:
- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch. Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm.
- Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:
+ Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận.
+ Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với lí lẽ.
+ Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng rõ luận điểm.
- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:
+ Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
+ Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày.
+ Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.
- Các thao tác lập luận cơ bản:
+ Thao tác lập luận phan tích.
+ Thao tác lập luận so sánh.
+ Thao tác lập luận bác bỏ.
+ Thao tác lập luận bình luận.
3. Bố cục của bài văn nghị luận:
- Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe).
->Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài; hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên; gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
->Cách mở bài: có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp.
->Các nội dung trong phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ lôgíc chặt chẽ.
->Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn.
- Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
4. Diễn đạt trong văn nghị luận:
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì; Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,…) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,…Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,…
III. LUYỆN TẬP
1. Đề văn (SGK).
2. Yêu cầu luyện tập:
a. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài:
+ Nghị luận xã hội (đề 1),
+ Nghị luận văn học (đề 2).
- Thao tác lập luận: cả 2 đề đều vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên, đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận; đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
- Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết:
+ Với đề 1: Trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khách và giải thích tại sao ông lại nói như vậy? Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
+ Với đề 2: Trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm
b. Lập dàn ý cho bài viết:
4. Củng cố: thro từng phần
Hướng dẫn tự học:
- Củng cố và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Soạn bài: Ôn tập phần văn học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 34 - 03/3/2012
P.HT
File đính kèm:
- GA 12 T34.doc