A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý
2/ Kĩ năng
- Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.
3/ Tư tưởng, thái độ
Có thói quen lập dàn ý trước khi làm văn tự sự nói riêng và các bài văn nói chung.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu tham khảo
2/ Học sinh: Sgk, vở bài tập
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 24/08/2012
Tiết tự học
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý
2/ Kĩ năng
- Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.
3/ Tư tưởng, thái độ
Có thói quen lập dàn ý trước khi làm văn tự sự nói riêng và các bài văn nói chung.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu tham khảo
2/ Học sinh: Sgk, vở bài tập
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung mục I.
- Gv đặt ra những yêu cầu, câu hỏi:
- Đọc kĩ đoạn văn trích trong SGK, nêu những yêu cầu cần đạt được?
- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
(GV hướng dẫn-HS tìm hiểu)
- Qua lời kể của nhà văn, em học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
- Đọc phần ghi nhớ SGK, tóm tắt những ý chính?
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs thực hành lập dàn ý rồi rút ra bài học về cách lập dàn ý bài văn tự sự
- Chia HS thành hai nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trình bày một dàn ý.(cử 1HS thuyết giảng)
- Đọc các ví dụ trong SGK, xác định yêu cầu của đề bài?
- Em hãy chọn nhan đề cho bài viết của mình?
- Lập dàn ý theo bố cục ba phần?
- Từ đó em hãy nêu ra cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự?
I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN
1/ Đọc đoạn trích (Sgk, tr44-45)
2/ Nội dung cơ bản được nói đến trong đoạn văn: Quá trình thai nghén của truyện ngắn “Rừng xà nu”(suy nghĩ, nung nấu, chuẩn bị)
- Bắt đầu hình thành ý tưởng từ một sự việc có thật, một nguyên mẫu có thật (cuộc khởi nghĩa của anh Đề).
- Kết cấu: mở đầu-kết thúc.
- Dự kiến cốt truyện
- Hư cấu các nhân vật
- Xây dựng tình huống điển hình: mỗi nhân vật phải có nỗi đau riêng, bức bách dữ dội.
- Xây dựng chi tiết điển hình: “đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mặt Tnú”.
3/ Kinh nghiệm rút ra qua lời kể của nhà văn:
- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (có thể dự kiến phần mở đầu và kết thúc truyện); sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc tạo nên cốt truyện.
- Tiếp theo là lập dàn ý. Dàn ý gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
II. LẬP DÀN Ý
1/ Chọn nhan đề cho bài viết: VD đề bài 1: Sau cái đêm đen ấy…; VD đề bài 2: Người đậy nắp hầm bem.
2/ Lập dàn ý:
Đề bài 1:
- MB: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng
- TB:
+ Chị được giác ngộ cách mạng và cùng những chiến sĩ cách mạng chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.
+ Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng.
+ Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật.
+ Cách mạng thành công, chị đón cái Tý về, mẹ con gặp nhau sau bao ngày xa cách, nhớ thương.
- KB: Chị Dậu tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam anh dũng, kiên cường.
3/ Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:
- Suy nghĩ chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết
- Tưởng tượng và phác ra những nét chính của cốt truyện
- Phác ra ba phần của một dàn ý
- Dựa vào ý, suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài văn.
4/ Củng cố
Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể. Dàn ý chung của bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Muốn lập dàn ý cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
5/ Dặn dò
- Học bài, làm bài tập về nhà: Lập dàn ý cho bài văn viết về Một người vợ liệt sĩ giàu ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Chuẩn bị bài “Uy-lít-xơ trở về”
+ Đọc trước văn bản SGK, soạn các câu hỏi SGK.
+ Tìm đọc và tự tóm tắt cốt truyện Ô-đi-xê
+ Nghệ thuật sử thi tiêu biểu thể hiện trong đoạn trích, tìm và gạch chân những dẫn chứng cụ thể.
------------------------------------|----------------------------------------
Ngày soạn: 26/8/2012
Tiết 13+14+TC9+TC10
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Trí tuệ và tình yêu của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cố đại Hi Lạp khát khao vươn tới.
- Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hơ- me- rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngơn từ, giọng điệu kể chuyện.
- Tích hợp với bài sử thi Đăm Săn mới học.
2/ Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích nhân vật qua đối thoại.
3/ Thái độ
Hs cần hiểu được tình cảm gia đình và quê hương là một trong những động lực và sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên: Sgk, Sgv, tranh ảnh, tài liệu, giáo án
2/ Học sinh: Học bài cũ và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy?
Đỏp án: Có phần đáng thương, đáng cảm thông
- Các chi tiết hư cấu: + máu Mị Châu" ngọc trai.
+ xác Mị Châu" ngọc thạch." Sự an ủi, chứng thực cho lời khấn nguyện của Mị Châu trước khi bị cha chém.
* Bài học:
+ Cần đặt cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.
+ Biết cảm xúc bằng lí trí, suy nghĩ bằng trái tim- giải quyết mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm đúng mực.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập:
Ở thế kỉ IX-VIII truớc công nguyên, trên đất nước Hi Lạp có một người nghệ sĩ mù đã đi lang thang khắp đất nước để kể về tác phẩm của mình. Đó là Hô-me-rơ, tác giả của hai sử thi vĩ đại: I-li-át và Ô-đi-xê. Ô-đi-xê ra đời vào thời kì người Hi Lạp chuẩn bị mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Chiến tranh giữa các bộ lạc chỉ còn là kí ức. Sự nghiệp khám phá và chinh phục biển cả bao la và bí hiểm đòi hỏi con người ngoài lòng dũng cảm còn phải có những phẩm chất như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Mặt khác, sử thi này ra đời khi người Hi Lạp từ giã chế độ công xã thị tộc để thay vào đó là tổ chức gia đình, hôn nhân một vợ một chồng. Thời đại ấy hình thành ở người Hi Lạp bên cạnh phẩm chất trí tuệ là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình gắn bó, thủy chung. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp đó của người Hi Lạp thời cổ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu chung về đoạn trích.
- Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn SGK
- Ấn tượng của em về văn học cổ đại Hi Lạp là gì?
- Những hiểu biết của em về Hô-me-rơ?
- Dựa vào phần tóm tắt SGK, em hãy tự tóm tắt lại nội dung cốt truyện sử thi Ô-đi-xê?
- Nêu chủ đề chính của thiên sử thi này?
- Những giá trị cơ bản của sử thi này?
- Gv hướng dẫn Hs đọc phân vai.
- Hs đọc.
- Theo em đoạn trích có thể chia thành mấy đoạn?
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs đọc - hiểu đoạn trích
- Ai là người báo tin cho Pê-nê-lốp biết Uy-lít-xơ đã trở về?
- Nội dung tin thông báo của nhũ mẫu?
- Pê-nê-lốp đang ở trong hoàn cảnh như thế nào khi được nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về? Điều đó bước đầu cho em cảm nhận gì về nhân vật này?
- HS suy nghĩ trả lời
- Thái độ và suy nghĩ của Pê-nê-lốp thể hiện như thế nào trước lời nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã trở về?
- Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng trở về mà khi được báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp lại rất đỗi phân vân, không tin những lời của nhũ mẫu, không tin người hành khất vừa chiến thắng bọn cầu hôn, giải thoát cho nàng chính là Uy-lít-xơ?
- Hs thảo luận, phát biểu.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thuyết phục (dấu hiệu riêng của Uy-lít-xơ: vết sẹo do răng nanh trắng của một con lợn lòi húc), lại dùng cả tính mệnh của mình ra để đánh cuộc, quả quyết khẳng định tin tức Uy-lít-xơ đã trở về, thái độ của Pê-nê-lốp như thế nào?
- Khi bước xuống lầu, đối diện với người hành khất, tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?
- Thấy thái độ lạnh lùng của mẹ, thái độ của Tê-lê-mác biểu hiện như thế nào?
- Điều đó cho thấy chàng là người như thế nào?
- Hs thảo luận, phát biểu
- Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ gì?
- Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai?
- Sau khi tắm xong, dáng hình Uy-lít xơ thay đổi hẳn nhưng vẫn bị nghi ngờ. Chàng đã tỏ thái độ gì trong câu nói với Pê-nê-lốp và nhũ mẫu?
- Tâm trạng và cách xử trí của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của Uy-lít-xơ? Cách đưa ra thử thách về bí mật chiếc giường cưới của Pê-nê-lốp như thế nào?
- Gv diễn giảng: Nếu là Uy-lít-xơ nhưng cũng có thể chàng đã quên bí mật đó vì đã 20 năm xa cách hoặc đã cố quên do thay lòng đổi dạ. Nàng sẽ biết được tình cảm thực của chàng đối với mình.
- Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư của họ?
- Nghe những lời nói của Uy-lít-xơ rõ ràng về bí mật của chiếc giường cưới, thái độ của Pê-nê-lốp thay đổi ra sao? Qua đây, có thể nối nàng quá tàn nhẫn hay không?
- Hs thảo luận, phát biểu
- Để miêu tả niềm hạnh phúc, vui sướng tột cùng của Pê-nê-lốp, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn dài cuối đoạn trích?
- Nêu những chi tiết nói về nhân vật Uy-li-xơ?
- Qua đoạn trích này, em nhận thấy những vẻ đẹp nào của nhân vật Uy-lít-xơ?
- Phát hiện nghệ thuật đặc sắc của sử thi Hô-me-rơ trong đoạn trích, lấy những dẫn chứng cụ thể để chứng minh
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Gv hướng dẫn Hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
TC9 + TC10
- Gv viết yêu cầu bài tập 1.
- Hs đọc.
- Em hãy so sánh cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đam Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?
- Hs suy nghĩ trả lời.
- Gv yêu cầu hs nêu ra các luận điểm cụ thể.
- Gv gợi ý.
- Hs tự làm vào vở.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Văn học Hi Lạp cổ đại
- Văn học Hy Lạp cổ đại hình thành 7-8 thế kỉ và đạt được những thành tựu rực rỡ, nó đề cập đến những vấn đề lớn lao của con người và thời đại: tự do, dân chủ, nhân đạo, vấn đề lí tưởng anh hùng...
- Được thể hiện trong những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, đồ sộ, huyền diệu và trữ tình, cân đối và đẹp đẽ...
2/ Tác giả Hơ-me-rơ
Nhà nghệ sĩ mù và thông thái, đã từ chất liệu văn học dân gian sáng tác hai thiên sử thi vĩ dại: I-li-át và Ô-đi-xê.
3/ Sử thi Ô-đi-xê
- Là bài ca về chàng Ô-đi-xê: kể lại cuộc hành trình về quê hương xứ sở của Uy-lít-xơ
- Gồm 12.110 câu thơ chia thành 24 khúc ca.
a. Tóm tắt tác phẩm(sgk)
b. Chủ đề chính của Ô- đi-xê: (Sgk)
Thiên sử thi đồ sộ, có giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật.
4/ Đoạn trích
a.Vị trí đoạn trích: khúc ca XXIII của sử thi
Ô-đi-xê.
b. Đại ý đoạn trích: miêu tả cuộc tác động đối với nàng Pê-nê- lốp và cuộc đấu trí giữa Pê- nê-lôp và Uy- lit- xơ qua cuộc thử thách để gia đình được đoàn tụ, hạnh phúc.
c. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: “Từ đầu… và người giết chúng”:tác động của nhũ mẫu với nàng Pê-nê- lốp
- Đoạn 2: “tiếp theo…kém gan dạ”: Tác động của Tê-lê-mác đối với mẹ.
- Đoạn 3: còn lại: Cuộc đấu trí (thử thách) giữa Pê- nê- lốp và Uy- lit- xơ để gia đình đoàn tụ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Nhân vật Pê-nê-lốp
a. Tin Uy-lít-xơ trở về với Pê-nê-lốp:
- Người đưa tin: nhũ mẫu" một người thân tín, rất đáng tin cậy.
- Nội dung tin:
+ Uy-lít-xơ đã trở về.
+ Dấu hiệu đáng tin cậy: (dấu hiệu riêng của Uy-lít-xơ) vết sẹo do răng nanh trắng của một con lợn lòi húc.
+ Nhũ mẫu lại đem cả tính mệnh của mình ra để đánh cuộc, quả quyết khẳng định tin tức Uy-lít-xơ đã trở về.
* Hoàn cảnh của Pê-nê-lốp:
- Chờ đợi chồng suốt 20 năm đằng đẵng " khát khao sự trở về đoàn tụ của Uy-lít-xơ.
- Bị 108 kẻ cầu hôn thúc bách hòng chiếm đoạt nàng và tài sản của gia đình nàng.
" Hoàn cảnh éo le. Pê-nê-lốp là người vợ thuỷ chung, kiên trinh, khôn ngoan.
* Thái độ và suy nghĩ của Pê-nê-lốp trước những lời báo tin của nhũ mẫu:
- Thái độ: Bình tĩnh, trấn an nhũ mẫu cũng là tự trấn an mình, hoài nghi lời nhũ mẫu.
- Suy nghĩ, lí giải:
+ Cho rằng đó là vị thần “bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ” của bọn cầu hôn. Vì hai lẽ: không một người trần nào có thể giết chết hết 108 kẻ cầu hôn ngang ngược và hung tợn đó; hơn nữa người giết chúng mới hôm qua nói chuyện với nàng về những tin tức liên quan đến Uy-lít-xơ như một người chứng kiến.
+ Nàng sợ bị lừa gạt.
+ Về phần Uy-lít-xơ, sau 20 năm bặt vô âm tín, nàng đã hết hi vọng chàng sẽ trở về: “ Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.
" Sự tỉnh táo, khôn ngoan, thận trọng của Pê-nê-lốp.
- Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thuyết phục, lại dùng cả tính mệnh của mình ra để đánh cuộc, quả quyết khẳng định tin tức Uy-lít-xơ đã trở về, thái độ của Pê-nê-lốp:
+ Không cương quyết bác bỏ mà thần bí hóa mọi việc.
+ Quyết định xuống lầu “để xem xác chết của bọn cầu hôn” và đặc biệt là “người giết chúng”.
" Pê-nê-lốp đã nửa tin nửa ngờ.
b. Cuộc gặp gỡ, đoàn tụ
Bước 1: Gặp mặt.
- Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi bước xuống lầu:
+ Rất đỗi “phân vân”, lúng túng tìm cách ứng xử.
+ Dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng, xúc động.
- Thái độ của Tê-lê-mác: trách mẹ gay gắt " sự nóng nảy, bộc trực của một chàng trai trẻ rất thương yêu cha mẹ.
- Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp:
+ Giải thích cho con hiểu tâm trạng “kinh ngạc”, phân vân, xúc động nhưng vẫn hết sức tỉnh táo của mình" hành động giữ khoảng cách với Uy-lít-xơ.
+ Nói với con nhưng lại hướng tới Uy-lít-xơ " ngầm đưa ra thử thách (Nếu quả thực... ko ai biết hết) " khôn ngoan, thận trọng.
- Tác giả dùng 3 lần từ “thận trọng” để khắc họa đặc điểm con người của Pê-nê-lốp " định ngữ thể hiện vẻ đẹp trong phẩm chất nhân vật. Đây cũng là biện pháp nghệ thuật thường dùng của thể loại sử thi.
- Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai: nhẫn nại mỉm cười.
" thấu hiểu Pê-nê-lốp. Chàng đồng tình chấp nhận thử thách của người vợ và tin vào trí tuệ của mình.
Bước 2: Đấu trí
- Sau khi tắm, trở lại đúng dáng hình của mình, “đẹp như một vị thần” nhưng vẫn bị Pê-nê-lốp nghi ngờ" thái độ của Uy-lít-xơ:
+ Hờn dỗi, trách móc Pê-nê-lốp (Hẳn...xứ sở).
+ Thanh minh cho lòng chung thuỷ của mình (Thôi,...nay) " Tạo cớ cho Pê-nê-lốp đưa ra thử thách.
- Tâm trạng và cách xử trí của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của Uy-lít-xơ:
+ Thận trọng, tỉnh táo.
+ Khéo léo đưa ra thử thách về bí mật của chiếc giường cưới một cách như là tình cờ, rất tự nhiên, hợp lí.
" Mục đích:- Xác định rõ chân tướng của vị khách.
- Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư :
+ Giật mình, chột dạ, sợ Pê-nê-lốp đã thay lòng đổi dạ nếu như chiếc giường đã bị dịch chuyển.
+ Nói rõ bí mật của chiếc giường " giải đáp thử thách của Pê-nê-lốp và chứng tỏ lòng chung thủy của mình.
Bước 3: Đoàn tụ
- Khi Uy-lít-xơ nói rõ bí mật về chiếc giường cưới " Pê-nê-lốp hoàn toàn tin đó chính thực là Uy-lít-xơ, chồng nàng, người yêu thươngvà thuỷ chung với nàng " thay đổi thái độ:
+ Xúc động cực điểm (Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng).
+ Cầu xin Uy-lít-xơ tha thứ.
+ Giải thích nguyên nhân của thái độ lạnh lùng, thận trọng đưa ra thử thách của mình
+ Oán trách thần linh gây nên sự mất mát lớn của 2 người (Ôi! Thần linh...đầu bạc.)
+ Khẳng định Uy-lít-xơ đã thuyết phục được sự hoài nghi, cảnh giác thường trực của nàng bằng việc chàng đã hóa giải được phép thử bí mật của chiếc giường cưới.
+ Bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng.
" Pê-nê-lốp không hề vô cảm, tàn nhẫn mà sự thận trọng, hoài nghi của nàng cho thấy tính chất phức tạp của thời đại- những nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa họ.
- Phép so sánh có đuôi dài (so sánh mở rộng)- cả vế A (cái so sánh) và vế B (cái được so sánh) đều là những câu dài.
" Tác giả lấy cái mừng rỡ của những người thủy thủ bị đắm thuyền may mắn sống sót khi được đặt chân lên đất liền với niềm vui, niềm hạnh phúc khi Pê-nê-lốp nhận ra Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã thực sự trở về " diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ như được hồi sinh của nàng.
- Khi hiểu rõ tình cảm của Pê-nê-lốp, trước sự xúc động mãnh liệt của nàng, Uy-lít-xơ “khóc dầm dề”. Đó là nước mắt của sự cảm động, niềm vui, niềm hạnh phúc.
[Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp: Thông minh, nghị lực, thận trọng và khôn ngoan, thủy chung, kiên trinh bảo vệ phẩm giá của mình và hạnh phúc gia đình.
[ Vẻ đẹp của nhân vật Uy-lít-xơ: Cao quý, nhẫn nại, thông minh, thủy chung và hết lòng vì vợ con.
3/ Nhân vật Uy lit-xơ
- Sau cuộc chiến tranh thành Troa, Uy-lít-xơ lưu lạc 20 năm trời, trôi dạt nhiều xứ sở, chiến thắng muôn vàn hiểm nguy, gian khó bằng lòng quả cảm, trí thông minh của mình.
- Trở về quê hương, chàng chiến thắng bọn cầu hôn vợ mình, đối mặt thử thách…
- Khi gặp nàng Pê-nê-lốp, chàng ngồi tựa vào…Þ trầm tĩnh, tự tin.
- Chàng nói với con: “Đừng làm rầy mẹ…”: hiểu lòng vợ, chấp nhận thử thách, tin ở trí tuệ.
- Khi thử thách…
- Khi vợ chồng nhận ra nhau: khóc dầm dề
Þ Uy –lit xơ không chỉ dũng cảm, mưu trí, khôn ngoan mà còn giàu tình thương yêu vợ con.
4/ Nghệ thuật sử thi trong đoạn trích
- Tình thế kịch: hồi hộp, hấp dẫn
- Lối miêu tả tâm lí (không phân tích, mổ xẻ tâm lí như tiểu thuyết hiện đại mà là đưa ra một dáng điệu, một cử chỉ, một cách ứng xử hay một thái độ rất đơn sơ mà mà bộc lộ được chiều sâu tâm lí nhân vật, tâm lí ngây thơ, chất phác, nhuốm màu sắc tâm linh.)
- Lối miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết tạo nên xúc động nghệ thuật
- Cách xây dựng đối thoại thành những thuyết lí hoàn chỉnh, lí lẽ chặt chẽ, xác đáng
- Nghệ thuật so sánh mở rộng độc đáo
-> Tất cả các biện pháp nghệ thuật nói trên tạo sự kéo dài làm chậm dòng chính câu chuyện kể, đó là lối “trì hoãn sử thi”, tạo nên sự trang trọng, chậm rãi của phong cách kể chuyện sử thi.
III. TỔNG KẾT
1/ Nội dung
- Đề cao vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của con người Hi Lạp thời cổ đại.
- Khẳng định giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ, hôn nhân một vợ một chồng.
2/ Nghệ thuật
- Cách kể chậm rãi, tỉ mỉ (lối trì hoãn sử thi).
- Sử dụng đối thoại để khắc hoạ nội tâm.
- So sánh mở rộng.
- Dùng định ngữ khẳng định vẻ đẹp của nhân vật.
IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1/ So sánh cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đam Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.
Gợi ý
- Giống nhau :
+ Dùng cái bên ngoài hay trực tiếp diễn tả từ bên trong tâm lí nhân vật. ? Ví dụ?
+ Có sử dụng lối miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết không? Những đặc điểm miêu tả được lí tưởng hoá như thế nào? Ví dụ ?
- Khác nhau :
+ Những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Đam Săn có gì khác so với những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Ô-đi-xê ?
+ Chất dân gian trong sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ ở trích đoạn Đam Săn khác như thế nào cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trau chuốt, trang trọng, cao nhã trong trích đoạn Ô-đi-xê ?
9. Dựa theo đoạn trích, có thể tự biểu diễn cảnh Uy-lít-xơ trở về. Để tổ chức được một buổi biểu diễn, mỗi lớp cần chọn ra một số bạn có năng khiếu kịch, tổ chức phân vai, học lời thoại... Để tập luyện và biểu diễn được dễ dàng cần có sự cố vấn của thày cô, cũng cần rút bớt những phần rườm rà trong lời thoại có như vậy, mục đích của buổi biểu diễn mới thành công.
10. Thử nhập vai Uy-lít-xơ để kể lại câu chuyện.
Chú ý khi nhập vai Uy-lít-xơ, phải thay đổi các từ ngữ xưng hô, thay một số lời thoại trực tiếp của Uy-lít-xơ thành lời kể gián tiếp của mình (trong vai nhân vật). Tham khảo bài viết dưới đây:
Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn và cùng với con trai Tê-lê-mác yêu quý trừng phạt những lũ đầy tớ vong ân phản chủ, ta hồi hộp đợi mong thời khắc, Pê-nê-lốp nhận mình. Thế nhưng hôm ấy, sau khi đã ngồi đợi rất lâu, ta mới thấy nang yên lặng bước vào. Nàng ngồi đối diện vơi ta nhưng lặng thinh không nói. Có lúc ta thấy nàng đăm đăm âu yếm nhìn ta nhưng có lúc lại thấy nàng thờ ơ lạnh nhạt. Trong lúc đang băn khoăn quá đỗi thì Tê-lê-mác lên lời. Ta chờ đợi sự phản ứng của nàng sau những lời con trai trách mẹ nhưng nàng vẫn không vồ vập. Nàng khẳng định với con trai nếu ta đúng là chồng nàng thật thì hẳn sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Nghe nàng nói vậy ta đã hiểu nàng muốn nói điều gì. Ta bèn vừa an ủi vừa nhắc nhở con trai Tê- lê-mác hãy đề phòng sự trả thù của bọn cầu hôn, nhắc nhở mọi người mặc quần áo đẹp ca múa làm người ngoài lầm tưởng trong nhà đang làm lễ cưới, rồi ta cũng đi tắm rửa.
Ta trở về chỗ cũ ngồi đối diện với Pê-nê-lốp trên chiếc ghế bành rồi nhắc nhũ mẫu ơ- ri-clê chuẩn bị kê riêng cho mình một chiếc giường để ngủ. Không ngờ ngay lúc ấy người cũng bạo dạn nói với u già: Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ đã kê nó ngày xưa. Nghe Pê-nê-lốp nói vậy, ta bỗng giật nẩy mình bởi ta nghĩ rằng bí mật về chiếc giường xưa không còn nữa. Buột miệng ta đã nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường. Nhưng vừa mới nói dứt lời song bỗng dưng ta thấy Pê-nê-lốp chạy đến ôm chầm lấy cỏ ta và nói bao lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Lúc ấy ta mới chợt hiểu ra sự thông minh và sắc sảo của vợ mình. Ta ôm chặt lấy nàng, người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thuỷ chung sau bao nhiêu năm xa cách.
4/ Củng cố
- Trí tuệ, tình vợ chồng son sắt của Uy-lít-xơ và P.
- Nghệ thuật sử thi độc đáo trong đoạn trích
5/ Dặn dò
- Học bài, đọc lại văn bản SGK, tìm đọc thêm sử thi Ô-đi-xê
- Chuẩn bị bài “ Ra ma buộc tội”
+ Đọc trước văn bản SGK, soạn các câu hỏi
+ Những đặc điểm cơ bản của sử thi Ấn Độ, sử thi Ramayana
+ Cảm nghĩ của em về hình tượng nhân vật Xi-ta?
------------------------------------|----------------------------------------
Ngày soạn: 24/08/2012
Tiết 16
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Hệ thống hoá những. kiến thức và kĩ năng biểu lộ cảm xúc và ý nghĩ, về lập dàn ý, diễn đạt
2/Tự đánh giá những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để là tốt hơn nữa những bài viết sau
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1/ Giáo viên: Đáp án đề bài số 1, bài viết của Hs
2/ Học sinh: Nhớ lại đề bài viết
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Gv yêu cầu HS lập dàn ý cho đề văn
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- Nêu yêu cầu của đề bài viết số 1?
- GV có thể cho HS tự nhận xét về những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, sau đó bổ sung thêm vào ý kiến của các em.
- Đọc một số bài văn tiêu biểu, cho HS phân tích rút ra nguyên nhân tại sao có bài hay, có bài lại kém như vậy.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
ĐÁP ÁN: (Có đáp án kèm theo)
II. PHẦN TỰ LUẬN:
1/ Yêu cầu của đề:
- Kiến thức: Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ chân thực…
- Thể loại: Phát biểu cảm nghĩ, do vậy yêu cầu bài viết phải có cảm xúc
- Bố cục: 3 phần, do thời gian ngắn nên phần thân bài có thể chỉ là một đoạn văn
2/ Nhận xét bài làm:
a. Nhận xét chung:
- Ưu điểm: một số em hiểu đề, có tiến hành triển khai các ý trong bài làm, nhiều em viết có cảm xúc, ý tứ tương đối phong phú, trình bày đẹp, sạch sẽ...
- Nhược điểm: kĩ năng làm văn còn yếu, rất nhiều em thiên về kể lại câu chuyện, chưa biết lập dàn ý, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
b. Nhận xét cụ thể:
- Số bài đạt yêu cầu đề ra: 10A5 (14/38), 10A6 (6/33)
- Số bài chưa đạt yêu cầu (trong đó có những bài rất yếu): Số còn lại
- Số bài hay :
c. Một số bài văn tiêu biểu:
- Bài văn đạt điểm cao: Khổng Thành Nguyên (10A6), Lê Anh Tuấn (10A5)
- Bài văn đạt điểm trung bình: Lê Quốc Thắng (10A6)
- Bài văn bị điểm kém: Ngô Ngọc Hưng (10A6)
3. Trả bài:
- Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của thầy, cô giáo
- Tự sửa những lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu mà thầy, cô phê trong bài làm
- Rút kinh nghiệm.
4. Dặn dò:
- Về đọc lại bài viết và rút kinh nghiệm cho bài viết sau
- Chuẩn bị cho bài viết số 2: kiểm tra chung
+ Đọc phần hướng dẫn trong SGK
+ Ôn lại những kiến thức về kĩ năng làm văn
- Chuẩn bị bài sau: Ra –ma buộc tội (2 tiết)
------------------------------------|----------------------------------------
Ngày soạn: 28/
File đính kèm:
- tuan 5.doc