1. Về kiến thức
Giúp HS
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến đối với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước: VB là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Thấy được nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc thể hiện ở kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ, những nét đặc sắc của từ ngữ, hình ảnh.
2.2. KNS
- KNGT: trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về giai điệu, về cảm xúc kẻ ở, người đi trong bài thơ.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của lối nói giao duyên trong bài thơ, về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ đi, người ở, về tình cảm cách mạng cao đẹp của bài thơ.
- Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người VB, qua đso tự rút ra bài học cho cá nhân.
3. Về thái độ
- Bồi đắp tình yêu thiện nhiên đất nước, tự hào về truyền thống, giáo dục lối sống ân nghĩa thủy chung
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 5 – Tiết 17,18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 17,18
Đọc văn:
VIỆT BẮC
(Tiết 2)
Hướng dẫn đọc thêm: BÁC ƠI
Tố Hữu –
Ngày soạn: 09.09.2011
Ngày giảng: 19.09.2011
A. Mục tiêu cần đạt:
VIỆT BẮC
1. Về kiến thức
Giúp HS
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến đối với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước: VB là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Thấy được nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc thể hiện ở kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ, những nét đặc sắc của từ ngữ, hình ảnh.
2.2. KNS
- KNGT: trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về giai điệu, về cảm xúc kẻ ở, người đi trong bài thơ.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của lối nói giao duyên trong bài thơ, về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ đi, người ở, về tình cảm cách mạng cao đẹp của bài thơ.
- Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người VB, qua đso tự rút ra bài học cho cá nhân.
3. Về thái độ
- Bồi đắp tình yêu thiện nhiên đất nước, tự hào về truyền thống, giáo dục lối sống ân nghĩa thủy chung
BÁC ƠI
1. Về kiến thức
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và của dân tộc ta khi bác qua đời. Lòng biết ơn, ngợi ca tình yêu thương con người, tấm gương sáng ngời của Bác. Lời hứa quyết tâm đi theo con đường Người đã vạch ra.
- Hiểu được những suy nghĩ, chime nghiệm sâu sắc của nhà thơ và con người và cuộc đời HCM.
- Cảm nhận được giọng thơ ngọt ngào, tha thiết, hình ảnh thơ chân thật, gợi cảm.
2. Về kỹ năng:
- Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ
- Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước đặc biệt là tình yêu lãnh tụ, lời hứa quyết tâm đi theo con đường Người đã vạch ra.
B. Phương tiên dạy học:
- SGK,SGV, Thiết kế dạy học, tư liệu tham khảo, Híng dÉn thùc hiÖn chuÈn KT, KN líp 12
C. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, tích hợp với GD bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn (KT động não, trao đổi nhóm nhỏ, trình bày một phút,…)
D. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Học sinh vắng
Lý do
1
12A3
2
12A4
2.Kiểm tra bài cũ:
Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu :
“ - Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi , nhìn sông nhớ nguồn ?
-Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay …”
Gợi ý:
Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng
- Bốn câu thơ đầu :
+ Là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại. Câu hỏi rất ngọt ngào khéo léo “ Mười lăm năm” cách mạng gian khổ, hào hùng, cảnh và người Việt Bắc biết bao gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến; đồng thời cũng để khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình .
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?”
+ Nghĩa tình của kẻ ở người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “ mình” , “ ta” thân thiết . Điệp từ “nhơ” được láy đi láy lại cùng với những lời nhắn nhủ của người Việt Bắc “ mình có nhớ ta” , “ mình có nhớ không” vang lên như day dứt không nguôi. Các từ “ thiết tha” , “ mặn nồng” thể hiện bao ân tình gắn bó . “Mười lăm năm ấy” ghi lại thời gian của một thời kỳ hoạt động cách mạng, “cây”, “núi”, “sông”,”nguồn” gợi không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng .
- Bốn câu thơ sau :
+ Là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi “ bâng khuâng” , “ bồn chồn” cùng cử chỉ “cầm tay nhau” xúc động bồi hồi đã nói lên tình cảm thắm thiết của người cán bộ với cảnh vật và con người Việt Bắc
+ Đại từ “ai” phiếm chỉ nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi, thân thương .
+ Hình ảnh “áo chàm” – nghệ thuật hoán dụ có giá trị khắc hoạ bản sắc trang phục của đồng bào Việt Bắc, nhưng cũng chính là để nói rằng ngày tiễn đưa cán bộ kháng chiến về xuôi cả nhân dân Việt Bắc đưa tiễn. Như vậy, người cán bộ kháng chiến ra đi nhớ cảnh Việt Bắc, nhớ “áo chàm” , nhớ tiếng, nhớ người, nhớ tình cảm của người Việt Bắc dành cho kháng chiến. Nỗi nhớ đó nói lên tấm lòng thuỷ chung son sắt đối với quê hương cách mạng .
+ Hình ảnh “ cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” thật cảm động. Câu thơ bỏ lửng ngập ngừng nhưng đã diễn tả rất đạt thái độ xúc động, nghẹn ngào không thể nói lên lời của người cán bộ giã từ Việt Bắc về xuôi …
* Cho điểm
- HS1: ........................... Lớp:.........................Điểm: ...............................
- HS2: ........................... Lớp:.........................Điểm: ...............................
- HS3: ........................... Lớp:.........................Điểm: ...............................
3. Bài mới
Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng. Đoạn thơ trước chúng ta đi tìm hiểu là lời nhắc nhớ của người ở lại với người đi về t/c dành cho VB thì đoạn sau là lời đáp thiết tha tình nghĩa của cán bộ cách mạng trước lúc chia tay. Đoạn thơ đã tái hiện cảnh và người Việt Bắc bằng những chi tiết tiêu biểu nhất, đẹp đẽ nhất. Ở tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung này
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
BS
HĐ1: HD HS tìm hiểu tiếp nội dung văn bản thơ VB ở tiết 2
I.TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Phần 1
2. Phần 2.
a. Tâm tình người ở lại
Em có nhận xét gì về lời đáp của người đi cho câu hỏi nhắc nhớ của người ở lại ? (dung lượng)
- HS phát hiện trả lời
Em hãy phát hiện và phân tích các biện pháp nghệ thuật được TH sd trong 4 câu thơ để KĐ t/c của người đi dành cho VB ntn?
Ta với mình, mình với ta
…
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu?
GV: Ta với mình/mình với ta”: ngắt nhịp 3/3, mình – ta lặp lại xoắn xúyt > quấn quýt, gắn bó, không thể chia cắt > Vận dụng sáng tạo ca dao (Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình tuy một mà hai) > mượn tình cảm lứa đôi để diễn tả quan hệ chính trị khăng khít bền chặt.-Khẳng định: long ta – sau trước - mặn mà- đinh ninh > nhịp 2/2/2/2, kết hợp với 2 từ láy> lời khẳng định chắc nịch.-Mình đi mình lại nhớ mình:• Trả lời ngay lập tức nỗi băn khoăn của người ở lại> nhạy cảm, tinh tế.• Chữ “lại”: thanh trắc ở âm vực trầm nhất > câu trả lời vừa là lời khẳng đinh, vừa là một nguyện thề thiêng liêng với người ở lại, với chính mình.• Gắn với câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình” > Sự vận dụng sáng tạo cấu trúc ca dao (Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền): không chỉ có một vế đơn độc- vế hỏi vừa như nêu băn khoăn, vừa khẳng định lòng thuỷ chung của bến đợi mà còn có vế đáp để nói rõ sự chung thuỷ sắt son của người ra đi.-Cách nói, cách đo đếm đậm màu sắc dân gian: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu > nghĩa tình cách mạng là vô hạn tận, như suối nguồn không bao giờ vơi cạn.
b. Lời đáp của người ra đi: Nỗi nhớ VB, những kỷ niệm VB.
Lượng câu: 70 câu để trả lời băn khoăn của người ở lại (12 câu)à thấu hiểu sâu sắc, giải quyết thấu đáo mọi trăn trở.
* 04 câu đầu : KĐ t/c của người đi dành cho VB
+ sö dông cách nói mình –ta của ca dao dân ca,
+ điệp từ mình
+ nghệ thuật so sánh nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
à khẳng định lòng thủy chung son sắt với cách mạng, với quê hương kháng chiến của người cán bộ vÒ xuôi.
GV: Sau khi khẳng định tấm lòng trước sau như nhất, người ra đi nhớ về một Việt Bắc ắp đầy kỉ niệm. Hình ảnh chiến khu càng sống động bao nhiêu càng cho thấy nỗi nhớ, tình cảm kẻ đi với người ở tươi mới bấy nhiêu. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện hình nổi sắc. H: Trong nỗi nhớ của người đi thì thiên nhiên, con người và cuộc sống ở Việt Băc hiện lên như thế nào?
+ GV: Cảnh vật núi rừng Việt Bắc được khắc hoạ trong đoạn thơ nào? Cảnh vật hiện lên như thế nào?
+ HS: Tìm và phát hiện dẫn chứng. Nêu cảm nhận.
+ GV: Nỗi nhớ núi rừng Việt Bắc được so sánh với điều gì? Diễn tả một nỗi như như thế nào?
+ GV: Đoạn thơ có sử dụng hình thức nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp này muốn diễn tả điều gì?
+ GV: Chốt lại.
+ GV: Đẹp nhất trong nỗi nhớ là có sự hoà quyện giữa những điều gì? Được thể hiện trong đoạn thơ nào?
+ GV: Phân tích bức tranh tứ bình trong đoạn thơ?
+ GV: Hình ảnh những con người được miêu tả như thế nào?
+ §©y lµ ®o¹n th¬ được xem là đặc sắc nhất trong bµi th¬ Việt Bắc. 10 câu lục bát thu gọn cả sắc màu 4 mùa, cả âm thanh cuộc sống, cả thiên nhiên con người Việt Bắc.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
+Tố Hữu lựa chọn hình ảnh đối xứng : hoa - người. Hoa là vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên, kết tinh từ hương đất sắc trời, cßn con người là hoa của đất. Bởi vậy đoạn thơ được cấu tạo: câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nói tới con người.Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau tỏa sáng bức tranh thơ. Bốn cặp lục bát tạo thành bộ tứ bình đặc sắc.
+ GV: Qua việc miêu tả đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
+ GV: Trong nỗi nhớ của nhà thơ, đồng bào Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất cao đẹp nào? Được thể hiện trong những câu thơ nào?
GV: Hình ảnh tượng trưng: “Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong “củ sắn”, “bát cơm”, “chăn sui”… mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc.Hình ảnh chọn lọc: Người mẹ nắng cháy lưng… gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đoạn thơ còn dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến Việt Bắc. Câu thơ đối ý mà nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống còn rất gian khổ, khó khăn :“Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”Âm thanh “tiếng mõ rừng chiều” và “chày đêm nện cối đều đều suối xa” là âm thanh đặc trưng của Việt Bắc, phản ánh sinh hoạt yên ả, bình dị nơi núi rừng, gợi nhớ một thời đã qua.
+ GV: Diễn tả hình ảnh người mẹ, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì của mình?
+ GV: Tác giả còn nhớ về những tháng ngày như thế nào?
+ GV: Những tình cảm nào được thể hiện trong các câu thơ trên?
* 28 câu tiếp: Nỗi nhớ thiên nhiên và con người, cuộc sống ở Việt Bắc
- Cảnh vật núi rừng Việc Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa mơ mộng:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.
+ Nỗi nhớ Việc Bắc được so sánh “như nhớ người yêu”
à Nỗi nhớ thật da diết, mãnh liệt, cháy bỏng.
+ Điệp từ “nhớ” được đặt ở đầu câu
à như liệt kê ra từng nỗi nhớ cụ thể: nhớ ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng, sông suối mang những cái tên thân thuộc.
=> Nỗi nhớ bao trùm khắp cả không gian và thời gian.
- Đẹp nhất trong nỗi nhớ là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
+ Thiên nhiên Việt Bắc hiệ lên với vẻ đẹp đa dạng, sinh động, thay đổi theo từng mùa:
o Mùa xuân: trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống với “mơ nở trắng rừng”
o Mùa hè: rực rỡ, sôi động với âm thanh “rừng phách đổ vàng”
o Mùa thu: yên ả, thanh bình, lãng mạn với hình ảnh “trăng rọi hoà bình”
o Mùa đông: tươi tắn, không lạnh lẽo với hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”
+ Gắn bó với thiên nhiên là những con người bình dị:
o Người đi làm nương rẫy (Ngày xuân mơ nở trắng rừng)
o Người khéo léo trong công việc đan nón (Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang)
o Người đi hái măng giữa rừng tre nứa (Nhớ cô em gái hái măng một mình)
à Bằng những việc làm nhỏ bé, họ góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
- Trong nỗi nhớ của nhà thơ, đồng bào Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất cao đẹp:
+ Hình ảnh “Hát hiu lau xám, đậm đà lòng son”
à Tuy họ nghèo về vật chất nhưng lại giàu về nghĩa tình.
+ Hình ảnh người mẹ:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
à nỗi xót xa về cuộc sống cơ cực của đồng bào miền núi, hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi . .
+ Những tháng ngày:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
à Họ đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với người cán bộ kháng chiến.
=> Âm hưởng trữ tình tạo khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình yêu thương đồng chí, đồng bào, tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Trong hoµi niÖm cña nhµ th¬, cuéc sèng ViÖt B¾c hiÖn lªn vµ cã nÐt thanh b×nh ªm ¶, võa cã c¸i gian khæ, c¬ cùc nhng ®Ñp nhÊt lµ nghÜa t×nh con ngêi cïng chung gian khæ, niÒm vui, cïng g¸nh v¸c nhiÖm vô.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến
+ GV: Bức tranh Việt Bắc ra quân hùng vĩ được miêu tả trong đoạn thơ nào?
+ GV: Nhận xét về những hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
+ GV: Những nghệ thuật trên diễn tả điều gì?
+ GV: Đoạn thơ có âm hưởng như thế nào? thể hiện được điều gì?
+ GV: Khí thế chiến thắng của dân tộc được thể hiện trong những câu thơ nào?
+ GV: Tác giả đã liệt kê những gì?
+ GV: Tố Hữu còn đi sâu lí giải những cội nguồn đã làm nên chiến thắng. Điều đó được nói trong những câu thơ nào? những nguyên nhân đó là gì?
+ GV: Chốt lại.
* 22 câu tiếp: Nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng ở Việt Băc.
- Bức tranh Việt Bắc ra quân hùng vĩ :
Những đường Việt Bắc của ta
.....
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
+ Những hình ảnh không gian rộng lớn, những từ láy (rầm rập, điệp điệp, trùng trùng), biện pháp so sánh (như là đất rung), cường điệu (bước chân nát đá), biện pháp đối lập (Nghìn đêm … >< … mai lên), những động từ (rấm rập, đất rung, lửa bay)
à diễn tả được khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp: không khí sôi động với nhiều lực lượng tham gia, những hoạt động tấp nập…
+ Âm hưởng hùng ca, mang tính sử thi của đoạn thơ
à thể hiện được sức mạnh của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Dân tộc ấy vượt qua bao khó khăn, thử thách, hi sinh để đem về những kì tích:
- Khí thế chiến thắng của VB:
+ “Tin vui thắng trận trăm miền.
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
+ “Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà…”
à Liệt kê những chiến công gắn liền với những địa danh lịch sử.
- Tố Hữu còn đi sâu lí giải những cội nguồn đã làm nên chiến thắng:
+ Đó là sức mạnh của lòng căn thù: “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
+ Đó là sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: “Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”
+ Sức mạnh của tình đoàn kết:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
....
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
à Khối đại đoàn kết toàn dân (“Đất trời ta cả chiến khu một lòng”), sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên (Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây): tất cả tạo thành hình ảnh một đất nước đứng lên tiêu diệt kẻ thù.
+ GV: Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được thể hiện trong những câu thơ nào?
+ GV: Tác giả đã nêu lên những vai trò gì của Việt Bắc?
+ GV: Trong những câu thơ cuối đoạn trích, tác giả còn khẳng định những gì?
* 16 câu tiếp: Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:
- “Mình về, có nhớ núi non,
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh.
Mình đi mình có nhớ mình,
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.”
+ Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước..
+ Việt Bắc là chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.
- “Ở đâu u ám quân thù,
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi,
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hoà”
+ Khẳng định Việt Bắc là nơi có “Cụ Hồ sáng soi”, có “Trung ương chính phủ luận bàn việc công”
+ Khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc bằng những vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình.
TL: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với VBN; qua đó, dựng lên hình ảnh VB trong káhng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung
3. Nghệ thuật
+ GV: Tính dân tộc của đoạn thơ được thể hiện như thế nào qua thể loại? (Cấu tứ của bài thơ như thế nào?)
+ GV: Nhà thơ còn vận dụng hình thức gì của ca dao trong các câu thơ?
+ GV: Tác dụng của hình thức tiểu đối này là gì?
a. Về thể loại:
- Cấu tứ bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình”, người ra đi, người ở lại đối đáp nhau.
- Sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao:
+ “Mình về rừng núi nhớ ai,
Trám bùi để rụng,/ măng mai để già.”
+ “Điều quân chiến dịch thu đông,
Nông thôn phát động,/ giao thông mở đường.”
à Tác dụng:
+ Nhấn mạnh ý
+ Tạo nhịp thơ uyển chuyển, cân xứng, hài hoà
+ Lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, cân xứng hài hoà.
+ GV: Ngôn ngữ trong đoạn thơ được lấy từ đâu? Nó có đặc điểm như thế nào?
+ GV: Tìm những câu thơ giàu hình ảnh?
+ GV: Những câu thơ nào theo em là giàu nhạc điệu?
+ GV: Phép trùng điệp được thể hiện trong những câu thơ nào?
+ GV: Phép trùng điệp này đã tạo giọng điệu gì cho đoạn thơ, bài thơ?
b. Về ngôn ngữ:
- Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất mộc mạc, giản dị nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào nghĩa tình.
- Đó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh cụ thể:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”
“Nắng trưa rực rỡ sao vàng”
+ Ngôn ngữ giàu nhạc điệu:
“Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
“Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
- Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của dân gian:
+ “Mình về, mình có nhớ ta”
“Mình về, có nhớ chiến khu”
+ “Nhớ sao lớp học i tờ”
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan”
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều”
à tạo giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỷ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.
HĐ2 Tổng kết bài học
+ GV: Nêu chủ đề của đoạn thơ?
+ GV: + GV: Đoạn trích Việt Bắc có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
III.TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật.
Đoạn trích Việt Bắc đậm đà tính dân tộc từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tình cảm. Việt Bắc là một bài thơ tiêu biểu nhiều mặt cho hồn thơ, phong cách thơ của Tố Hữu
2. Nội dung
Qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc, tác giả đã thể hiện được nghĩa tình thắm thiết giữa cán bộ kháng chiến với chiến khi Việt Bắc. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh và con người Việt Bắc, đe cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
3. Ý nghĩa văn bản
VB là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Hoạt động 3: H/dẫn HS làm bài luyện tập.
Bài 1.
-Đại từ xưng hô ta - mình hay được dùng trong ca dao ở bài thơ này, Tố Hữu dùng hai đại từ ấy để gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình. Hai đại từ này được Tố Hữu sử dụng rất biến hoá: Mình về mình (ta: người cán bộ; mình: người Việt Bắc), mình đi mình lại nhờ mình (mình, hai chữ đầu: người cán bộ.; chữ cuối: cả người cán bộ và người Việt Bắc),... Cách sử dụng đại từ như thế thể hiện sự hoà quyện, gắn bó thắm thiết, không thể tách rời, son sắt thuỷ chung giữa những người kháng chiến với nhân dân, đất nước
IV/Luyện tập:
Bài 1.
Nghệ thuật sử dụng sáng tạo: ta - mình
Minh về mình có nhớ ta (mình: người về xuôi, ta: Việt Bắc), Ta về mình có nhớ ta (ta: người về xuôi ,mình:Việt Bắc), Mình đi mình lại nhớ mình (2 mình: người cán bộ, mình: cán bộ +Việt Bắc)
Bài 2:
Phân tích đoạn thơ baûn thaân yeâu thích
HĐ4: HD HS đọc thêm văn bản Bác ơi của Tố Hữu
Thao tác 1:
GV Hướng Dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bác ơi”
- Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK/167.
- Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
® GV nhận xét, chốt ý (Có thể không ghi)
Ngaøy 2-9-1969, Chuû tòch Hoà Chí Minh töø traàn, ñeå laïi nieàm thöông tieác voâ haïn cho caû daân toäc vaø nhaân daân theá giôùi. Toá Höõu ñaõ vieát moät baøi“ñieáu vaên bi huøng baèng thô” (Xuaân Dieäu) ñuùc keát cuoäc ñôøi vó ñaïi cuûa Chuû tòch Hoà Chí Minh gaén lieàn vôùi söï nghieäp cao caû cuûa daân toäc.
* Thao tác 2:Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu văn bản :
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm- 1 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm, theo dõi
® GV nhận xét cách đọc của HS, sau đó đọc lại
* Hướng dẫn HS tìm bố cục:
+ Theo em, bài thơ chia làm mấy phần? Đại ý của từng phần?
® GV nhận xét cách chia của HS, phân tích tính hợp lý của các ý kiến, thống nhất cách chia 3 phần:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- Hướng dẫn HS tìm hiểu 4 khổ thơ đầu
+ Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời được thể hiện như thế nào? (Cảnh vật? Lòng người?) Giữa cảnh vật và con người có gì tương đồng?
+ Nhận xét, khái quát ý cho HS nắm
- Hướng dẫn HS tìm hiểu 6 khổ tiếp theo
+Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào?
(GV gợi mở: về tình thương yêu, lý tưởng, lẽ sống...)
+ Nhận xét, khái quát ý
- Hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ cuối
+ Hãy cho biết cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi?
+ Nhận xét, khái quát ý
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết về tác phẩm đã học.
Yêu cầu HS đọc lại bài thơ, tổng hợp kiến thức để đưa ra nhận xét chung
BÁC ƠI
I/ Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1- Bố cục: 3 phần
- Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót trước sự kiện Bác qua đời.
- Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ.
- Ba khổ cuối: Cảm nghĩ khi Bác qua đời
2- Tìm hiểu văn bản:
a) Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời.
- Lòng người:
+ Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.
+ Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”
- Cảnh vật:
+ Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...)
+ Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người.
- Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “ Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa”® Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác
Þ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người.
b) Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ.
- Giàu tình yêu thương đối với mọi người.
- Giàu đức hy sinh.
- Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn.
Þ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi
c) Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi:
- Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ
- Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.
- Yêu Bác® quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp CM
Þ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam
III/ Tổng kết:
- Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam
- Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu
Baøi thô theå hieän saâu saéc nieàm ñau ñôùn , tieác thöông cuûa Toá Höõu , cuûa nhaân daân ta ñoái vôùi Baùc Hoà, qua ñoù ca ngôïi coâng ôn trôøi bieån, taám göông saùng ngôøi cuûa Baùc, khaúng ñònh quyeát taâm ñi theo con ñöôøng caùch maïng maø Baùc ñaõ vaïch ra.
V. Híng dÉn häc bµi, chuÈn bÞ bµi:
1. Híng dÉn häc bµi:
Học thuộc đoạn trích.
Phân tích cảnh đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người ra đi.
Hình ảnh Việt Bắc cách mạng, Việt Bắc anh hùng được nhà thơ miêu tả như thế nào?
Tính dân tộc trong đoạn thơ được thể hiện như thế
File đính kèm:
- Viet bac T2 tac pham Huynh gui.doc