Giáo án Ngữ văn 16 từ tiết 8 đến tiết 28

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận theo các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới:

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 16 từ tiết 8 đến tiết 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận theo các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Gọi HS sửa BT của tiết trước à GV yêu cầu HS nhận xét, sau đó chốt lại vấn đề Bài tập 2/ 28 Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II) - NT sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc. Chú ý các từ ngữ: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con - NT sử dụng từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại - NT sử dụng phép lặp từ ngữ (xuân), phép tăng tiến (san sẻ – tí – con con). Thoạt nhìn là sự giảm dần nhưng xét về mức độ cô đơn, sự thiệt thòi về tình cảm thì lại là tăng tiến. - Phép đảo trật tự cú pháp trong câu 5 và 6: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn GV hướng dẫn cách làm bài. Sau đó, HS tự làm. Bài tập 1/ 43 a) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti - Giải thích thái độ “tự ti”, phân biệt tự ti với khiêm tốn + Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin + Khiêm tốn: - Những biểu hiện của thái độ tự ti + Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết… của mình. + Nhút nhát, tránh những chỗ đông người + Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm cụ được giao, - Tác hại của thái độ tự ti: + Làm việc gì cũng sợ sai, sợ hỏng nên lại càng hỏng việc. + Không được sự tin tưởng của người khác + Không có cơ hội để khẳng định khả năng của mình nên càng thu mình trong vỏ bọc à cô đơn, không có người chia sẻ, đồng cảm b) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ - Giải thích thái độ “tự phụ”, phân biệt tự ti với tự tin + Tự phụ là thái độ đề cao bản thân quá mức, tự cao tự đại đến mức coi thường người khác. + Tự tin: Đánh giá đúng khả năng của bản thân và tin tưởng chính mình - Những biểu hiện của thái độ tự phụ: + Luôn đề cao bản thân quá mức + Luôn tự cho mình là đúng + Khi làm một việc gì đó thì tỏ thái độ coi thường người khác: chê bai, giễu cợt… - Tác hại của thái độ tự phụ + Cho rằng mình hay, mình giỏi hơn người khác nên không có thái độ cầu tiến, học hỏi + Bị mọi người xa lánh, tránh né. c) Xác định thái độ hợp lí: đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu. GV gợi ý cách làm bài HS tự làm Bài tập 2/ 43 Đoạn văn có một số ý sau: - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ọe. - Đảo trật tự cú pháp - Sự đối lập giữa sĩ tử “vai đeo lọ” >< quan trường “miệng thét loa” - Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa. Viết đoạn văn có cấu tạo tổng – phân – hợp. - Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích. - Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, phép đảo cú pháp. - Nêu cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa dưới chế độ thực dân phong kiến. a/Phân tích nghệ thuât sử dụng từ: “lơi thơi”:tượng hình -nhấn mạnh *So sánh 2 cách ghép “lơi thơi sĩ tử” →giàu cảm xúc “sĩ tử lơi thơi ’’ → ấn tượng hơn * “ậm oẹ’’:gợi tưởng :chẳng rõ ràng, chẳng xứng với vị trí quan trường. * Đối xứng và tương hợp tạo nên đủ 2 chi tiết sắc thái tiêu biểu của trường thi đương thời b/Phân tích biện pháp đảo trật tự từ trong hai câu(Tích hợp:NT đối trong hai câu thực,luận của Đường luật thất ngơn bát cú). Lơi thơi sĩ tử ... Tạo sự bất thường, Ậm oẹ quan trường sự nổi bật do nhấn mạnh Nếu khơng đảo trật tự từ, thơng tin bình thường, quen thuộc C/ Phân tích hình ảnh “vai đeo lọ” của sĩ tử; hình ảnh “miệng thét loa” của quan trường “Vai đeo lọ”: gợi nỗi nặng nhọc nhưng vơ nghĩa. “miệng thét loa”: gợi bản chất hình thức, rỗng tuếch; cũng vơ nghĩa nốt => Hữu danh, bất tài, bất lực => cảnh như CHỢ (!) -Liên tưởng: +Sĩ tử-vai mang giang sơn gánh lấy lý tưởng. Quan trường- Uy nghiêm- “cầm cân nẩy mực” chứ khơng bọn hàng buơn +Nỗi đau của nhà thơ về thi cử, về tương lai đất nước. d/Viết đoạn văn E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Hoàn tất các Bài Luyện tập 2. Chuẩn bị bài: “Lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu Tiết 17: LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình – đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ. - Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm ghét thương chính đáng. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận theo các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn. Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung, và thể loại của tác phẩm? Nêu vị trí đoạn trích. GV hướng dẫn HS chia bố cục đoạn trích I. TÌM HIỂU CHUNG 1. “Truyện Lục Vân Tiên” a. HCST: được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi tác giả đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. b. Nội dung: Truyện đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp. c. Thể loại: Truyện thơ Nôm 2. Ví trí đoạn trích: - Được trích từ câu 473 đến 504 của truyện, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và 4 chàng Nho Sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quá của ông trước lúc vào trường thi. - Bố cục đoạn trích: 4 phần + 6 câu đầu: Lời đối đáp giữa ông quán với Vân Tiên, Tử Trực + Câu 7 à 16: Lẽ ghét + Câu 17 à câu 30: Lẽ thương + 2 câu cuối: câu kết Y/ c HS đọc diễn cảm đoạn thơ. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Lẽ ghét - Ghét chuyện tầm phào, không có ý nghĩa gì - Ghét sự vô đạo, bạo ngược - Gây lắm chuyện phiền hà, nhũng nhiễu dân - Những kẻ gây nên cảnh chiến tranh liên miên, chia lìa, đổ nát * Hậu quả là: Nhân dân phải chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều “sa hầm sẩy hang”, “lầm than muôn phần”, “làm dân nhọc nhằn”, “lằng nhằng rối dân” à Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi nhân dân để phẩm bình lịch sử. Đó là cơ sở của lẽ ghét, ghét sâu sắc, mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” 2. Lẽ thương - Thương đức thánh nhân, thương người có tài, có đức và nhất là có chí hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện: + Khổng Tử lận đận + Nhan Uyên: dở dang, chết sớm + Gia Cát đã đành phui pha tài năng vì không thể xuay chuyển nổi thời vận nhà Hán + Đổng trọng Thư chí lớn mà “ không ngôi” + Nguyên Lượng phải “lui về cày” + Hàn Dũ bị “đày đi xa” + Chu Đôn Hi và Trình Di, Trình Hạo bị “xua đuổi” à Nguyễn Đình Chiểu đã vì cuộc đời, vì sự bình an của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những người hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi “đành phui pha”, tài năng mai một, tài đức bị vùi dập. Tư tưởng NĐC muốn gửi gắm trong đoạn trích là tư tưởng gì? + Người biết ghét những gì phi nghĩa, tàn bào, vô đạo chắc chắn là người mến chính nghĩa, trọng tình cảm, giàu tình thương. + Có thương thì phải biết căm thù. Vì yêu thương mà thể hiện thái độ căm ghét cao đo.ä + Yêu – ghét phải rạch ròi, phân minh, không mập mờ, lẫn lộ, không nhạt nhòa, chung chung. 3. Tư tưởng và tấm lòng của NĐChiểu - Càng xót thương trước cảnh nhân dân bị lầm than, cực khổ, thương những người tài đức bị dập vùi, mai một tài năng bao nhiêu thì càng căm hận những gì lỗi đạo trời, trái đạo người. - Sự Yêu – ghét rạch ròi biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả: à “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” Hay “Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương” Em hãy nhận xét về NT của đoạn trích (Về từ ngữ, nội dung và cách thể hiện) 4. Đặc sắc nghệ thuật Mang bút pháp trữ tình: + Lời thơ mộc mạc, không cầu kì, trau chuốt + Phép đối, phép điệp: diễn tả thái độ thương ghét, dứt khoát của tác giả, + Đoạn thơ mang tính chất triết lý đạo đức nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Em hãy phát biểu những cảm nhận về nhân vật ông Quán. - Bộc trực, ngay thẳng, phân minh rạch ròi, bởi giàu tình thương nên nặng nỗi ghét. - Là người phát ngôn cho tư tưởng, cảm xúc nung nấu của NĐC. - Là biểu tượng cho một thái độ sống, một cách ứng xử của nhà nho thời xưa vốn dùi mài kinh sử nhưng ko thuận thời, họ lui về ở ẩn giữ mình trg sạch. III. TỔNG KẾT Học Ghi nhớ SGK/48 E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Học bài, làm phần Luyện tập trang 48 2. Xem trước bài đọc thêm: Chạy giặc, Bài ca phong cảnh Hương Sơn 3. Chuẩn bị bài viết số 2 Tiết 18: Đọc thêm: - CHẠY GIẶC (Nguyễn Đình Chiểu) - BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN (Chu Mạnh Trinh) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược để thấy được nỗi đau của tác giả trước cảnh ấy. - Vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn và nghệ thuật của bài thơ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận theo các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. BÀI THƠ “CHẠY GIẶC” 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp xâm lược - Đất nước rơi vào tình thế hiểm nghèo à Sai lầm trong nước cờ của triều đình nhà Nguyễn - Nhân dân tan tác, bơ vơ - Những miền đất vốn thanh bình giờ trở nên hoàng tàn, đổ nát. 2. Tâm trạng bao trùm bài thơ là nỗi đau: đau nước, đau dân, đau lòng - Cảm thấy sự đổi vỡ niềm tin, sự hi vọng vào triều đình phong kiến II. BÀI THƠ “BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN” 1. Phong cảnh Hương Sơn: “đệ nhất động” - NT ss ngầm: Cảnh đẹp của Hương Sơn như cảnh của chốn linh thiêng, cảnh của cõi Phật + Bầu trời cảnh Bụt à Gợi sự tĩnh lặng, tạo cảm giác cho người đi giữa Hương Sơn như đi trong cõi mộng. 2. Nghệ thuật - Làm theo thể hát nói Tiết 19: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Phương pháp thuyết trình kết hợp phát vấn để chỉ ra những ưu, khuyết điểm của HS về kĩ năng làm bài văn nghị luận. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Gv Hướng dẫn HS phân tích đề 1. Phân tích đề - Luận đề (nội dung): Cuộc đấu tranh giữa cái thiện là cái ác, người tốt và kẻ xấu là vô cùng khó khăn, gian khổ, nhưng cái thiện, người tốt nhất định sẽ thắng. - Dẫn chứng: trong truyện Tấm Cám và thực tế đời sống 2. Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề - Truyện Tấm Cám gợi cho chúng ta suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ái, giữa người tốt và kẻ xấu trong XH xưa và nay. - Cuộc đấu tranh giữa cái thiện là cái ác, người tốt và kẻ xấu là vô cùng khó khăn, gian khổ, nhưng cái thiện, người tốt nhất định sẽ thắng. b. Thân bài: - Cuộc đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám trải qua biết bao khó khăn, gian khổ… - Trong đời sống, cuộc đấu tranh giữa cái thiện là cái ác, người tốt và kẻ xấu là vô cùng khó khăn, gian khổ, nhưng cái thiện, người tốt nhất định sẽ thắng. - Trong cuộc sống và học tập, HS thường phải đối mặt với biết bao điều sai trái, việc xấu và những khó khăn như: thói lười biếng, ham chơi, những tệ nạn xã hội lôi kéo, kinh tế gia đình hạn hẹp. - Muốn tránh việc sai, điều xấu, mỗi HS cần xác định rõ lí tưởng sống, mục đích và động cơ học tập đúng đắn, nghiêm khắc với bản thân à quá trình này phải thực hiện kiên trì, bền bỉ và kiên quyết. c. Kết bài: - Ý nghĩa của cuộc đấu tranh: Mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng người tốt, cái thiện sẽ thắng - Bài học đối với bản thân II. NHẬN XÉT KẾT QUẢ BÀI VIẾT - Ưu, khuyết điểm về nội dung, kiến thức - Ưu, khuyết điểm về phương pháp: bố cục, lập luận, cách hành văn (dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chữ viết, trình bày…) - Giới thiệu bài văn, đoạn văn khá, tốt của HS III. TRẢ BÀI VÀ RÚT KINH NGHIỆM E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Chuẩn bị làm bài viết số 2: Nghị luận văn học - Đọc lại các văn bản và bài học ở phần Văn học để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm (Từ tuần 1 à tuần 5) - Ôn lại các bài: + Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận + Thao tác lập luận phân tích và Luyện tập Tiết 20: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo - Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV ra đề, HS làm bài trung thực D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. ĐỀ BÀI: Đề 1: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ) Đề 2: Hình ảnh người phụ nữ VN thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình của HXH và Thương vợ của Trần Tế Xương II. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Đọc kĩ đề bài a. Xác định vấn đề cần nghị luận b. Yêu cầu về phương pháp: - Có khả năng dùng lí lẽ và dẫn chứng để diễn đạt những ý nghĩ của mình một cách thuyết phục - Yêu cầu về bố cục bài văn: gồm đủ ba phần: mở bài; thân bài; kết bài. - Yêu cầu về liên kết: Liên kết hình thức: biết sử dụng các phép liên kết đã học ở chương trình ngữ văn THCS Liên kết nội dung: có ý thức bảo đảm về sự liền mạch, về nội dung giữa các câu với câu, đoạn với đoạn trong tòan bộ bài văn. III. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI: Tìm hiểu đề Tìm ý Xây dựng bố cục Viết bài chính xác: tránh lỗi chính tả, từ ngữ, cú pháp… Chú ý sử dụng các biện pháp tu từ để bài văn thêm gợi cảm. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Tiết 21-23: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ. - Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những người nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc. - Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kiện, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình, bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn này. - Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận theo các câu hỏi, vơi phương pháp diễn giảng. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Nêu những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu Tùng Thiện Vương: “Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” Chủ tỉnh Bến Tre là Mi-sen Pông-sông ba lần đến nhà thăm hỏi mà ông ko tiếp - Từ chối tất cả mọi ân huệ về tiền tài, đất đai, danh vọng mà thực dân Pháp hứa hẹn bằng những lời khảng khái: “Đất chung đã mất thì đất riêng của tôi có sá gì” Hoạt động 2: Hãy kể tên những tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu gồm những nội dung nào? Lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào? Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn NĐC thể hiện ntn? Theo em, sắc thái Nam bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những điểm nào? Phần I: TÁC GIẢ I. CUỘC ĐỜI - Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ra tại tỉnh Gia Định, nhân dân quen gọi là Đồ Chiểu - 1843: thi đỗ tú tài. - 1846: ra Huế định thi tiếp nhưng hay tin mẹ mất, ông bỏ thi quay về chịu tang, ốm nặng rồi mù cả hai mắt. - NĐC là tấm gương sáng ngời về nhân cách, nghị lực và ý chí: cuộc đời bất hạnh nhưng ông đã vượt qua tất cả để trở thành một thầy giáo mẫu mực, một thầy thuốc y đức, một nhà thơ tiêu biểu. - Là một người yêu nước, suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân và đất nước, không khuất phục trước kẻ thù II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN 1. Những tác phẩm chính: a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược: - Truyện thơ Lục Vân Tiên - Dương Từ – Hà Mậu b. Sau khi thực dân Pháp xâm lược - Chạy giặc - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Văn tế Trương Định - Thơ điếu Trương Định - Thơ điếu Phan Tòng - Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh - Ngư tiều y thuật vấn đáp. 2. Nội dung thơ văn - Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Đề cao những đức tính tốt đẹp của con người: nhân hậu, thủy chung, nhân cách ngay thẳng, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, đề cao chữ nghĩa. - Lòng yêu nước thương dân: Ghi lại chân thực thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, tố cáo tội ác giặc xâm lăng, biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. 3. Nghệ thuật thơ văn - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mộc mạc, chân chất, mang đậm sắc thái Nam Bộ - Luôn có sự kết hợp giữa chất trữ tình với chất hiện thực nóng hổi, có giá trị NT rất lớn Hoạt động 3: Cho HS đọc phần Tiểu dẫn, sau đó trả lời câu hỏi Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế. Văn tế thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Có ngoại lệ không? Nội dung cơ bản của bài văn tế? Bố cục thường thấy? Giọng điệu chung của bài văn tế? PHẦN II: TÁC PHẨM I. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM a. HCST: Bày tỏ lòng thương tiếc đối với những nghĩa quân đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc nổ ra đêm ngày 16/12/1861 b. Thể loại: Văn tế, viết theo thể phú Đường luật gồm 4 phần: Lung khởi, thích thực. Ai vãn, Kết. Hoạt động 4: Y/c HS đọc Văn bản - Đoạn 1: Trang trọng - Đoạn 2: từ trầm lắng khi hồi tưởng, chuyển sang hào hứng, sảng khoái khi kể lại chiến công - Đoạn 3: trầm buồn, sâu lắng, - Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm Dựa vào bố cục chung của bài văn tế, em hãy chia đoạn cho bài văn tế này. Nguồn gốc và tính cách của người nghĩa binh ntn? Trước sự xâm lăng của giặc Pháp, thái độ và tư tưởng của người nông dân chuyển biến ra sao? Họ đã bước vào cuộc chiến với trang bị và đk ntn? Họ đã chiến đấu ntn? Nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ? - Phép đối: + đối từ ngữ (trống kì /trống giục, lướt tới / xông vào, đạn nhỏ/ đạn to, đâm ngang/ chém ngược, hè trước / ó sau) + đối ý: ta – giặc + đối thanh bằng – trắc: kia/nọ, kì/ giục, nhỏ/ to, ngang / ngược, trước/ sau Thái độ của mọi người trước sự hi sinh của người ngĩa binh? Bài học lớn mà người nghĩa binh để lại cho đất nước, dân tộc? Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào của tác giả? Vì sao tiếng khóc đau thương đó không hề bi lụy? II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1.Lung khởi (câu 1,2): Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. - “Hỡi ôi!” -> từ cảm thán, tiếng than quen thuộc trong bài văn tế - “súng giặc đất rền” - “lòng dân trời tỏ” =>nêu lên khung cảnh bão táp của thời đại: sự đụng độ giữa thế lực xâm lăng và ý chí kiên cường bảo vệ Tổ quốc - Câu 2: ý nghĩa bất tử của cái chết vì nghĩa lớn 2. Thích thực (Câu 3-15): Ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm của người nông dân a. Hình ảnh người nông dân trước “trận nghĩa đánh Tây” - Câu 3, 4, 5: miêu tả cuộc sống và nề nếp sinh hoạt của người nông dân xưa, họ chỉ quen với việc đồng áng và xa lạ với chuyện binh đao. -> tính cách bình dị, chân chất. à “cui cút”, “toan lo” thể hiện cái nhìn chân thực và tình cảm chan chứa cảm thông đối với cuộc đời lam lũ, tủi cực của người nông dân b. Sự chuyển biến trg tư tưởng của ng nôngdân - Câu 6,7: Sự hồi hộp lo âu, niềm trông chờ triều đình ra tay giúp đỡ -> sự ươn hèn, bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn - “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”: diễn tả mộc cách chân thực và tự nhiên sự chuyển biến trong tư tưởng của người nông dân khi quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi: ghét -> căm thù. - Câu 8,9: họ đã ý thức được trách nhiệm của người công dân đ/v Tổ quốc: bảo vệ giang san và tự nguyện bước vào cuộc chiến với tư thế hiên ngang, hăm hở “nào đợi”, “chẳng thèm” ra sức đoạn kình, ra tay bộ hổ” c. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải - Câu 10,11,12: Những hình ảnh chân thực mang tính khái quát cao + Điều kiện chuẩn bị cho cuộc chiến đấu hết sức thiếu thốn, sơ sài “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, rơm con cúi”, “lưỡi dao phay” + Tôn thêm vẻ đẹp của những người con áo vải: tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn: “nào đợi tập rèn”, “ko chờ bày bố”, “nào đợi mang”, “chi nài sắm” - Câu 13,14,15: người nông dân bước vào cuộc chiến với khí thế vũ bão, làm cho giặc một phen thất điên bát đảo -> sử dụng hàng loạt động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó,…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ) nhằm tái hiện một trận công đồn của nghĩa quân Cần Giuộc rất khẩn thương, quyết liệt, sôi động và đầy hào hứng à tg

File đính kèm:

  • docMot so giao an Ngu van 11- 5.doc
Giáo án liên quan