A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm về nói giảm nói tránh, tác dụng của
2. Kĩ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Vận dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ trong đời sống hằng ngày để tạo
ra lời nói tao nhã, lịch sự.
3. Thái độ: Có sự trận trọng sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên nghiên cứu bài, soạn bài; máy chiếu (nếu có UDCNTT), bảng phụ; những câu ca dao nói về nói giảm nói tránh để minh họa.
- HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi ở SGK.
C. TIẾN TRÌNH
1. Ổn đinh tổ chức, kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
*Giáo viên vào bài:
Nhân dân ta có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Em hiểu “lựa lời” là gì? “vừa lòng nhau” là như thế nào? Tại sao “lựa lời” mới vừa
lòng nhau một trong những cách lựa lời đó là “nói giảm nói tranh”, chúng ta sẽ
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Bài 10 Tiết 40 Tếng việt Nói giảm nói tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10:
Tiết 40 - Tiếng Việt
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: HS hiểu được khái niệm về nói giảm nói tránh, tác dụng của
Kĩ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Vận dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ trong đời sống hằng ngày để tạo
ra lời nói tao nhã, lịch sự.
Thái độ: Có sự trận trọng sự trong sáng của Tiếng Việt.
CHUẨN BỊ
Giáo viên nghiên cứu bài, soạn bài; máy chiếu (nếu có UDCNTT), bảng phụ; những câu ca dao nói về nói giảm nói tránh để minh họa.
HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi ở SGK.
TIẾN TRÌNH
Ổn đinh tổ chức, kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá? Cho ví dụ?
Bài mới:
*Giáo viên vào bài:
Nhân dân ta có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Em hiểu “lựa lời” là gì? “vừa lòng nhau” là như thế nào? Tại sao “lựa lời” mới vừa
lòng nhau… một trong những cách lựa lời đó là “nói giảm nói tranh”, chúng ta sẽ …
Hoạt động 1
GV chuẩn bị ví dụ ở máy chiếu hoặc bảng phụ;
GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét; GV chốt ý.
Tránh sự đau xót do từ “chết” gây ra.
?Em biết những cách nói nào khác về cái chết mà có tác dụng giảm nhẹ đau buồn như thế?
Từ trần, qua đời, khuất núi, sang thế giới bên kia, về với tổ tiên, mất…
?Vì sao tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
? Cách nói nào trong ví dụ đã cho nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe?
? Hãy cho một vài ví dụ khác về cách nói này? Phân tích tác dụng?
GV có thể gợi ý bằng cách đưa ra các tình huống để HS đặt câu có nói giảm, nói tránh trong tình huống đó.
Bài kiểm tra của em không được tốt lắm. (kém lắm)
Chị dạo này không được khỏe nhỉ. (gầy yếu lắm).
Tránh gây cảm giác nặng nề, lo lắng cho người nghe.
? Từ 3 ví dụ trên, cho biết thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
Ví dụ: (sgk)
Nhận xét:
=> chỉ cái chết
*Ví dụ 1: Những từ in đậm:
- “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin”
- “đi”
- “không còn nữa”
=> Cách nói giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
*Ví dụ 2: “bầu sữa”: cách nói tế nhị tránh phản cảm, thô tục.
*Ví dụ 3: cách 2 nhẹ nhàng, tế nhị đối với người nghe.
Kết luận: Ghi nhớ (sgk).
Hoạt động 2:
HS làm miệng ngay trên lớp
- GV có thể chuẩn bị sẵn bài tập vào bảng phụ (phiếu học tập), để HS lên thực hiện trực tiếp trên bảng hoặc vào phiếu.
- HS thực hiện vào vở bài tập. 2 HS lên bảng thực hiện. HS khác nhận xét, đánh giá bài của bạn trên bảng.
- GV hướng dẫn HS làm BT 4.
Trong các VBHC – CV không nên dùng biện pháp nói giảm nói tránh.
LUYỆN TẬP
*Bài tập 1:
a) đi nghỉ
b) chia tay nhau
c) khiếm thị
d) có tuổi
e) đi bước nữa.
*Bài tập 2:
- a2; b2; c1; d1; e2.
*Bài tập 3:
- Chiếc áo của cậu không được đẹp lắm.
- Hôm qua đội mình đá chưa thật là hay.
*Bài tập 4:
Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói tránh vì như thế sẽ bất lợi.
VD: Đừng trèo lên cột điện, nguy hiểm lắm!
Củng cố – dặn dò:
HS học bài cũ, sưu tầm các cách nói giảm nói tránh trong thơ ca.
Ví dụ:
Bao giờ cây cải làm đìnhGỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
File đính kèm:
- Noi giam noi tranh(2).doc