A. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
- Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển
- Có ý thức sử dụng từ nhiều nghĩa sao cho phù hợp trong các hoạt động nói viết
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức:
- Hiểu và nhận biết từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Trình bày được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
b. Kĩ năng:
- Nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
B.Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề.
C. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS: Soạn theo yêu cầu
D. Phương pháp/ KTDH:
1.Phương pháp thông báo giải thích
2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ ( KT đặt câu hỏi, KT động não, KT khăn trải bàn )
3.Phương pháp thảo luận nhóm ( Ktchia nhóm, giao nhiệm vụ)
4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 4 - Tiết 18: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/9/2012
Ngày giảng: 18/9/2012 Bài 4 - Tiết 18
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng
chuyển nghĩa của từ
A. Mục tiêu
1. Mục tiờu chung
- Hiờ̉u được thờ́ nào là từ nhiờ̀u nghĩa
- Nhọ̃n biờ́t nghĩa gụ́c và nghĩa chuyờ̉n trong từ nhiờ̀u nghĩa
- Biờ́t đặt cõu có từ được dùng với nghĩa gụ́c, từ được dùng với nghĩa chuyờ̉n
- Có ý thức sử dụng từ nhiều nghĩa sao cho phù hợp trong các hoạt động nói viết
2. Trọng tõm kiờ́n thức, kĩ năng
a. Kiến thức:
- Hiểu và nhận biết từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Trình bày được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
b. Kĩ năng:
- Nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
B.Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài
Tự nhọ̃n thức, ra quyờ́t định, giao tiờ́p, đảm nhiợ̀m trách nhiợ̀m, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiờ́m hụ̃ trợ, quản lí thời gian, giải quyờ́t vṍn đờ̀....
C. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS : Soạn theo yờu cõ̀u
D. Phương pháp/ KTDH:
1.Phương pháp thụng báo giải thích
2. Phương pháp phõn tích ngụn ngữ ( KT đặt cõu hỏi, KT đụ̣ng não, KT khăn trải bàn )
3.Phương pháp thảo luọ̃n nhóm ( Ktchia nhóm, giao nhiợ̀m vụ)
4. Phương pháp rèn luyợ̀n theo mõ̃u
E. Các bước lờn lớp
1. OĐTC:
2. Kiểm tra đầu giờ (không kt)
3. Tiờ́n trình tụ̉ chức các hoạt đụ̣ng
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
GV: Đưa VD (bảng phụ), HS phân tích
- Giải nghĩa từ “ xuân” trong các câu sau đây?
a, Mùa xuân là tết trồng cây
1
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
2
(Hồ Chí Minh)
b, Ông ấy năm nay hơn sáu mươi xuân.
3
xuân 1: Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ
xuân 2: Tươi đẹp
xuân 3: Tuổi của một con người.
GV Kết luận
Cùng một từ xuân nhưng có nhiều nghĩa khác nhau. Để hiểu rõ từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ chúng ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động của GV-HS
TG
Nội dung chính
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu:
+ Phân tích bài tập chỉ ra từ nhiều nghĩa
+ Trình bày hiện tượng chuyển nghĩa của từ (nghĩa gốc và nghĩa chuyển)
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
GV: Treo bảng phụ, y/c hs đọc bt
HS: Đọc bài thơ “Những cái chân” của Vũ Quần Phương trên bảng phụ
H: Bài thơ này có nội dung gì? Theo em bài thơ thuộc phương thức biểu đạt nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
Giới thiệu về những cái chân
PTBĐ: Tự sự
H: Em có nhận xét gì về lời giới thiệu trong bài thơ?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- thơ có yếu tố tự sự
- Lời thơ, văn tự sự thường có từ “ có” từ “là”
học trong các tiết sau
H: Em hiểu nghĩa của từ chân là gì? (theo từ điển)
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung, chốt
H: Trong bài thơ có mấy sự vật có chân và có thể nhìn thấy, sờ thấy được không?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Có 4 sự vật có chân: bàn, gậy, com pa, kiềng
- Có thể sờ thấy và nhìn thấy.
H: Hãy giải thích các từ “chân” và so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung, ghi bảng động
- Giống: chân là bộ phận dưới cùng của vật tiếp xúc với đất.
- Khác:
+ Chân của cái gậy dùng để đỡ bà
+ Chân của cái com pa để giúp cái com pa quay được.
+ Chân của cái kiềng dùng để đỡ thân kiềng và xoong nồi đặt lên trên cái kiềng
+ Chân của cái bàn đờ chân bàn, mặt bàn.
H: Có mấy sự vật không có chân? Tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào trong bài thơ?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Có 1 sự vật không có chân đó là cái võng. Nó được đưa vào để ngợi ca anh bộ đội hành quân
- Chân của cái võng để chỉ chân của người ( ẩn dụ). Lấy cái võng để chỉ người (hoán dụ)
H: Trong văn bản “Sọ Dừa” có câu: “Một hôm, cô út mang cơm đến chân đồi thì thấy.....”
- Em hiểu nghĩa của từ chân trong trường hợp này như thế nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung, chốt ->
GV đưa VD:
- Bạn Ly lớp 6C có chân trong ban chỉ huy liên đội.
H: Em hiểu từ chân trong câu văn này như thế nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Chân: biểu trưng cương vị, vị trí của con người trong tập thể, tổ chức.
H: Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- là từ có từ 2 nghĩa trở nên
H: Từ com-pa, kiềng có phải là từ nhiều nghĩa không? vì sao?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
H: Tìm một số từ chỉ có một nghĩa?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Xe đạp: chỉ có một loại xe có đạp mới đi được.
- Toán học: chỉ một môn toán cụ thể.
- Hoa nhài: chỉ một loại hoa cụ thể
H: Sau khi tìm hiểu các từ: chân, com-pa, hoa nhài... em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, chốt
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
HS: Đọc, khái quát ghi nhớ
H: Hãy tìm 1 số từ nhiều nghĩa?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
Mũi:
- Bộ phận cơ thể của ngừơi hoặc đv, có điểm nhọn
- Bộ phận trước của phương tiện giao thông đường thuỷ: mũi thuyền
- Bộ phận nhọn sắc của vũ khí: mũi súng.
- Bộ phận lãnh thổ: Mũi cà mau
GV: Y/c hs theo dõi vào bài thơ “Những cái chân”
H: Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, chốt
H: Khi nói tới từ chân em hiểu theo nghĩa nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, chốt
- nghĩa 1 ( nghĩa gốc): Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc đv dùng để đi, đúng là nghĩa đầu tiên, nghĩa chính, nghĩa gốc từ đó phát sinh ra nghĩa khác dựa trên cơ sở nghĩa chung đó.
- các nghĩa trên của từ chân có được là do sự chuyển nghĩa theo mối quan hệ khác nhau:
VD: Sự chuyển nghĩa của từ chân thành chân kiềng, com-pa, bàn: dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống về vị trí và chức năng) hoặc dựa trên quan hệ tương cận (người và chân luôn đi đôi với nhau- có chân trong đội tuyển bóng đá)
GV: Treo bảng phụ ghi bài tập khởi động
H: Hai từ xuân trong hai câu trên có mấy nghĩa , đó là những nghĩa nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
Xuân 1: chỉ mùa xuân (có 1 nghĩa)
Xuân 2: chỉ màu xuân, chỉ sự tươi đẹp trẻ trung (2 nghĩa)
H: Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với mấy nghĩa? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với một nghĩa, dựa vào văn cảnh cụ thể.
H: Trong thơ “Những cái chân” từ “chân” được dùng với nghĩa nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Nghĩa chuyển
H: Em hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
HS: Đọc ghi nhớ, khái quát ghi nhớ
- Cho ví dụ về hiện tượng chuyển nghĩa của từ
GV: NX, đưa VD
- Xác định nghĩa của từ in đậm trong các trường hợp sau:
Kiến bò đĩa thịt bò
H: Từ bò trong trường hợp này chuyển nghĩa dựa trên hiện tượng gì?
HS: đồng âm
GV: Trong văn, thơ hoặc trong giao tiếp hàng ngày, việc dùng và hiểu từ đồng thời cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển tạo ra nhiều tầng lớp nghĩa, khiến cho người đọc, người nghe có liên tưởng phong phú và hứng thú.
VD: Trong thơ Hồ Xuân Hương
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu:Xác định được yêu cầu và giảI được bt theo y/c.
- Cách tiến hành:
HS: Đọc và xác định yêu cầu bài 1
H: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa
HS: TL (2p), 1 nhóm / 1tu, trả lời
GV: NX, bổ sung, chữa
H: Tìm từ chỉ bộ phận cây cối có sự chuyển nghĩa thành cơ thể người?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, chữa
GV: Nêu y/c bt 4
- Sử dụng KTDH: “ Khăn trải bàn”
HS: HĐN (2’). Báo cáo
GV: NX, uốn nắn, chữa
GV: đọc cho HS viết tại lớp , lưu ý viết đúng phụ âm đầu: r/d/gi
- Thu bài một số em chấm
12
13
13
I. Từ nhiều nghĩa
1. Bài tập (sgk-55) Tìm hiờ̉u Bài thơ “ Những cái chân”
Tìm hiểu nghĩa của từ “chân”
- Chân (1): Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.
- Chân (2): (gậy, kiềng, com pa, kiềng) bộ phận dưới cùng tiếp xúc với đất của vật dùng để nâng đỡ bộ phận khác
- Chân (3): (chân đồi, chân núi , chân mây…): bộ phận gắt liền với đất hoặc sự vật khác
- Chõn 4: biờ̉u trưng cương vị, vị trí của con người trong tọ̃p thờ̉, tụ̉ chức.
Từ “ chân” là từ nhiều nghĩa
- Từ : “kiềng”, “com-pa” là từ có một nghĩa
2. Ghi nhớ 1( SGK-T56)
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Bài tập ( SGK-T56)
Tìm hiểu sự chuyển nghĩa của từ “chân”
+ Cơ sở chung của từ chân: là bộ phận dưới cùng của cơ thể người , động vật, sự vật, có tác dụng nâng đỡ bộ phận trên.
+ Nghĩa 1: là nghĩa gốc
+ Nghĩa 2, 3: nghĩa phát sinh từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)
Đó là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Ghi nhớ 2( SGK-T56)
II. Luyên tập
Bài tập 1 (SGK-T56)
Y/c: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa:
- Đầu: Bộ phận của cơ thể chứa bộ não ở trên cùng: đau đầu, cái đầu
+ Bộ phận trên cùng, đầu tiên: đầu danh sách, đầu làng, đầu bảng.
+ Bộ phận quan trong nhất: đầu đàn
- Tay:
+ Bộ phận hoạt động: Nám tay, vung tay
+ Nơi tiếp xúc với sự vật: tay ghế, tay vịn cầu thang
- Bộ phận tác động, hành động: tay súng, tay vợt
- Cổ:
+ Bộ phận giữa đầu hoặc thân, thắt lại: cổ cò, cổ kiêu 3 ngấn.
+ Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ
+ Chỉ sự sợ hãi: so vai rụt cổ
Bài tập 2 (SGK-T 57)
Y/c: Tìm từ chỉ bộ phận cây cối có sự chuyển nghĩa thành cơ thể người:
Lá: Lá phổi, lá lách
Quả: Quả tim, quả thận
Bài tập 4 (SGK-T57)
Y/c: Giải thích nghĩa của từ “bụng”
a, Có 3 nghĩa
- Bộ phận cơ thể người, động vật, chứa ruột, dạ dày
- Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín không bọc lộ ra bên ngoài
- Phần phình to ở giữa một số sinh vật: bụng chân
b, bụng ( ấm bụng)- nghĩa gốc: tốt bụng ( 2); bụng chân ( 3)
Bài tập 5 (SGK-T57)
Chính tả ( nghe-viết) Sọ Dừa
4. Tổng kết( 2p)
- Nêu nội dung cơ bản cần nắm đựơc qua bài học?
- Từ nhiều nghĩa với từ đồng âm khác ở điểm nào?
- Gv sơ kết bài học
5.HDHB: (1p)
Học bài trong vở ghi+SGK, làm bài tập 3 SGK; Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
Đọc hiểu và soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự
+ Viết một đọan văn kể TG cưỡi ngựa sắt ra xông trận
File đính kèm:
- Tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia cua tu.docx