- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
- kể lại được chuyện một cách sinh động
- GD học sinh lòng yêu chính nghĩa, ghét gian tà.
B. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: - Bộ tranh Thạch Sanh
- Nghiên cứu bài, soạn giáo án
2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, soạn bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
- ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
- Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích là gì? khoanh tròn chử cái đầu câu em đồng ý
- vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội.
b. để trợ giúp cái thiện, trừng trị cái ác
c. nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội
d. thể hiện ước mơ và lẽ công bằng và góp phần tạo nên chất lảng mạn cho câu chuyện.
2. Tư tưởng nổi bật nhất trong tuyện Sọ Dừa là gì? hãy khoanh tròn đầu chử cái câu em đồng ý.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngư văn 6 - Bài 6 - Tiết 21 Văn bản: Thạch sanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
ND:
Bài 6
Tiết 21: văn bản: thạch sanh
mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
kể lại được chuyện một cách sinh động
GD học sinh lòng yêu chính nghĩa, ghét gian tà.
B. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên: - Bộ tranh Thạch Sanh
Nghiên cứu bài, soạn giáo án
2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, soạn bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích là gì? khoanh tròn chử cái đầu câu em đồng ý
vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội.
b. để trợ giúp cái thiện, trừng trị cái ác
c. nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội
d. thể hiện ước mơ và lẽ công bằng và góp phần tạo nên chất lảng mạn cho câu chuyện.
2. Tư tưởng nổi bật nhất trong tuyện Sọ Dừa là gì? hãy khoanh tròn đầu chử cái câu em đồng ý.
chống bất công XH
b. chống bốc lột giai cấp
c. phản đối phân biệt đẳng cấp
d. tư tưởng nhân văn
3. nhân vật chính của truyện Sọ Dừa là loại người có hình dạng như thế nào? và phẩm chất bên trong như thế nào? truyện Sọ Dừa đề cao cái gì?
III. Triển khai bài:
Đặt vấn đề: ()
Giờ học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về truyện cổ tích Việt Nam. Truyện có nhan đề lấy tên nhân vật chân chính là một dũng sĩ dân gian thật thà, nhân hậu, tài năng vô địch, từng lập nhiều chiến công phi thường vì dân, vì nước. Câu chuyên Thạch Sanh hôm nay chúng ta học là biểu tượng tuyệt đẹp của người Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 1() Đọc – Tìm hiểu chú thích
Hướng dẫn đọc: giọng đọc gợi không khí cổ tích, chậm rải, sâu lắng.
Phân biệt giọng kể và giọng nhân vật.
GV cùng 4 học sinh lần lượt đọc toàn truyện một lần. Nhận xét cách đọc của học sinh.
Hướng dẫn tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:() tìm hiểu văn bản.
? Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường?
? Kể về sự ra đời và sự lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?
(thảo luận nhóm 4phút)
Đọc – chú thích
Đọc:
2. chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
Sự bình thường:
là con của một gia đình nông dân tốt bụng.
sống trong một túp lều củ dựng dưới gốc đa
Sống bằng nghề kiếm củi
Khác thường:
Ngọc hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng.
qua mấy năm mà không sinh nở
được thiên thần xuống dạy cho những môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
ðSự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẻ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện
IV. Cũng cố: ()
Nói về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
V. Dặn dò: ()
Học bài cũ, chuẩn bị tiếp tiết 2 văn bản Thạch Sanh
NS:
ND:
Bài 6
Tiết 22: văn bản: thạch sanh
D. Tiến trình lên lớp.
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
III. Bài mới: ()
đặt vấn đề: ()
ở tiết trước các em đã tìm hiểu về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, tiết này ta tiếp tục tìm hiểu...
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 2: () tìm hiểu văn bản
Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua
? Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch sanh đã trải qua những thử thách như thế nào?
? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì? qua các lần thử thách đó
? hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động? Hãy chỉ ra sự đối lập này?
? Truyện có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc biệt nhất là tiếng đàn và niêu cơm đải quân sĩ 18 nước chư hầu. Hãy nêu ý nghĩa chi tiết đó?
Cho học sinh quan sát tranh Thạch Sanh và niêu cơm thần kì
Học sinh thảo luận nhóm 3phút
? Tất cả câu chuyện nhằm ngợi ca cái gì? đồng thời muốn thể hiện điều gì?
Hoạt động 3: () Luyện tập
II. Tìm hiểu văn bản:
sự ra đời và lớn lên của thạch sanh
2. những thử thách Thạch Sanh phải trải qua.
Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng. Thạch Sanh diệt được chằn tinh
Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp của hang
Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù.
Sau khi kết hôn với công chúaàhoàng tử thứ 18 nước chư hầu bị công chúa từ hôn àtức giậnàkéo quân sang đánh
ð Sự chất phác, thật tà, vị tha đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.
3. Sự đối lập giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông
Thạch Sanh:
vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm
Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng cứu công chúa
Lý Thông:
Lùa lộc, xảo trá, vụ lợi và vô cùng độc ác
Đẩy Thạch Sanh xuống cứu mạng cho mình, khi Thạch sanh lập được công lớn thì lại cướp công
ðSự đối lập giữa cái thiện – cái ác, chính nghĩa – gian tàà sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác. cái xấu.
4. ý nghĩa của một số chi tiết thần kì:
Tiếng đàn cuat Thạch Sanh:
Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoátàthể hiện quan niệm và ước mơ về công lí.
Tiếng đàn làm quân chư hầu phải cuốn giáp xin hàngà tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần ưa chuộng hoà bình của nhân dân
Niêu cơm thần kì:
Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng(ở hiền gặp lành) sẽ được sung sướng, hạnh phúc
kẽ ác tất yếu phải bị trừng trị.
Tư tưởng và nghệ thuật.
Đội hình nhân vật đông dảo
kết cấu cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh
Hai nhân vật đối lập tương phản xuyên xuốt truyện, tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung
chi tiết thần kì rất có ý nghĩa tư tưởng – thẩm mĩ
ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
IV. Cũng cố: ()
Thạch Sanh có những phẩm chất gì đáng quý?
Nêu ý nghĩa của truyện
V. Dặn dò: ()
Làm bài tập 2, đọc phần đọc thêm
Học bài cũ
Soạn bài mới: Chữa lổi dùng từ.
NS:
ND:
Tiết 23: chữa lổi dùng từ.
Mục tiêu cần đạt.
Học sinh nắm được phép lặp và lổi lặp, các từ gần âm khác nghĩa.
Rèn luyện khả năng dùng từ, đạt yêu cầu đúng, hay.
phát hiện lổi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi và cách chữa lỗi
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - bảng phụ, nghiên cứu bài, soạn giáo án
2. Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C. Phương pháp: Quy nạp, phân tích, thực hành.
D. tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
Chuyễn nghĩa là gì?
Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
nêu một số nghĩa chuyễn của các từ: Nhà, ăn, chơi, đi, mắt.
III. Bài mới: ()
Đặt vấn đề: ()
trong văn viết các em thường mắc phải nhiều lổi trong cách dùng từ, đặt câu làm cho bài văn kém phần chính xác và sinh động. Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các em nhận ra những lỗi của mình trong khi viết và cách chữa các lỗi ấy.
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 1: () Sữa lỗi lặp từ.
GV đưa bảng phụ ghi ví dụ: a, b (sgk)
? gạch dưới những từ ngũ giống nhau trong các câu trên?
? Việc lặp đi, lặp lại của từ “tre” ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b?
? chữa lại câu mắc lỗi?
Hoạt động2: () chữa lỗi lẩn lộn các từ gần âm.
? Trong các câu sau, những từ nào dùng không đúng?
? Nguyên nhân các lỗi trên là gì?
tham qua: xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
? Hãy viết lại các từ dùng sai lại cho đúng?
GV: từ có hai mặt: nội dung và hình thức, hai mặt luôn gắn với nhau vì vậy sai về hình thức dẫn đến sai về nội dung.
Hoạt động 3: () Hướng dẫn luyện tập:
Gọi học sinh đọc bài tập a, b, c
Thảo luận nhóm 3phút. đại diện trình bày – nhận xét àgiáo viên kết luận
Hãy chữa câu sai thành câu đúng?
Lặp từ:
ví dụ:
Tre (7 lần)
giử (4 lần)
anh hùng (2 lần)
ðnhằm mục đích nhấn mạnh ý tạo nhịp điệu hài hoà cho bài văn.
Truyện dân gian (2 lần)
àđây là lỗi lặp.
Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
II. Lẫn lộn các từ gần âm.
VD:
thăm quan – tham quan
nhấp nháy – mấp máy
nguyê nhân:
nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
III. Luyện tập
Bài tập 1:
Hãy lược bỏ những từ ngử bị trùng lặp trong các câu sau:
bỏ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, lan.
Lan là một lớp trưởng gương mẩu nên cả lớp đều rất quý mến
b. bỏ: câu chuyện ấy; thay câu chuyện này bằng những câu chuyện ấy; thay những nhân vật ấy bằng đại từ thay thế họ; thay những nhân vật bằng những người.
Sau khi nghe cô giáo kể chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. bỏ: lớn lên.
Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
Bài tập 2:
linh động – sinh động
bàng quang – bàng quan
thủ tục – hủ tục.
à nguyên nhân: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
IV. Cũng cố: ()
Những lỗi chúng ta thường mắc phải là gì? nguyên nhân
V. Dặn dò: ()
mở vở tập làm văn xem những câu nào còn sai và chữa những lỗi đó.
Học bài cũ, Tiết sau trả bài tập làm văn số 1.
NS:
ND:
Tiết 24: Trả bài tập làm văn số 1
mục tiêu cần đạt.
Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề)
sữa lỗi chính tả, ngữ pháp.
yêu cầu “kể bằng lời của em”.
B. Phương pháp:
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - chấm bài, trả bài, nhận xét.
2. Học sinh: - Dàn bài của bài viết.
D. Tíên trình lên lớp:
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: () Kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Văn tự sự chủ yếu là kể gì? khi kể người ta kể như thế nào? kể việc thì kể như thế nào?
2.Mỗi đoạn văn thường có mấy ý? Gọi là câu gì? các câu khác diễn đạt như thế nào?
III. Bài mới: ()
đặt vấn đề: ()
ở tiết trước các em đã viết bài văn số 1 và hôm nay là kết quả cụ thể về bài làm của các em.
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 1: ()
NS:
ND:
Tiết 25: bài 7
văn bản: em bé thông minh
Mục tiêu cần đạt
giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện
Rèn luyện kỹ năng kể chuyện
Giáo dục học sinh biết tôn trọng, yêu quý sự thông minh, mưu trí của con người.
B. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: - Tranh vẽ, giáo án, nghiên cứu bài
2. Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
D. Tiến trình lên lớp: ()
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
Vì sao nói Thạch Sanh là “dũng sĩ dân gian”?
Trả lời: - nguồn gốc xuất thân
những chiến công.
Nêu ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm thần kì?
III. Bài mới: ()
Đặt vấn đề: ()
Kho tàng truyện cổ tích nhiều nước (VNam) có một số típ truyện rất lí thú: các nhân vật tài giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống rối rắm, phức tạp. từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục người nghe. Em bé thông minh là một trong những thể loại truyện ấy.
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 1: () Đọc – tìm hiểu chú thích
GV hướng dẫn đọc:
Giọng đọc vui, hóm hỉnh, lưu ý những đoạn đối thoại, những câu hỏi, trả lời của em bé với quan, vua.
GV đọc một đoạn, học sinh đọc nối nhau cho đến hết truyện.
GV nhận xét cách đọc của học sinh.
Gọi học sinh đọc chú thích sgk.
Hoạt động 2: () Tìm hiểu văn bản
? ở câu chuyện này có bao nhiêu lần thách đố em bé? (4 lần)
chúng ta cũng phân tích theo các lần thách đố.
? Khi quan gặp hai cha con nhà nọ đang làm ruộng quan hỏi gì? em bé trả lời như thế nào?
Trâu – một ngày cày được mấy đường
em bé trả lời:
Ngựa đi một ngày được mấy bước àtrâu àcày một ngày mấy đường
? Câu trả lời của em bé ra sao?
Qua cách trả lời cho thấy em bé là người như thế nào?
Học sinh thảo luận theo bàn 2phút.
Đây là một câu hỏi khó, em bé không trả lời thẳng câu hỏi mà phản công lại bằng cách ra câu đố cho viên quan và đó là câu trả lời của cậu bé.
? Gọi học sinh đọc truyện từ: nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm cho đến ăn mừng với nhau rồi.
? câu đố lần này có khó hơn lần 1 không?
Vua đã nói lời thách đố như thế nào? em bé đã giải câu đố ra sao?
Cho làng ba thùng gạo nếp
ba con trâu đựcà nuôi ba con trâu đẻ thành 9 con (1 năm sau phải nộp đủ) ànếu không cả làng bị tội
Em bé giải câu đố:
giết thịt trâu và đổ 2 thùng gạo nếp cho dân làng ăn
lẽn vào sân rồng khóc um lên
? cách trả lời của em bé ở câu đố 2 có gì bất ngờ và thú vị?
cố tình kéo dài bằng những tình tiết dẫn dắt sáng tạo. giả vờ khóc để vua hỏi rồi trả lời một cách ngây ngô và ngớ ngẩn. đây là cái cớ để em bé hỏi lại nhà vua, đưa vua vào bẩy.
? Em có nhận xét gì về lời lẽ của em bé khi trả lời vua?
- đỉnh đạc, lễ phép và đúng mực.
Đọc – chú thích
Đọc.
2. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản.
Câu đố 1 và lời giải.
ðEm bé rất thông minh, dùng nghệ thuật gậy ông đập lưng ông và còn chứng tỏ bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi, không hề run sợ trước người có quyền lực.
2. câu đố 2 và lời giải.
IV. Cũng cố: ()
câu đố 1,2 em bé đã dùng phương pháp gì để trả lời viên quan và qua đó chứng tỏ em bé là người như thế nào?
V. Dặn dò: ()
Tiếp tục tìm hiểu câu đố 3 và 4.
tìm ý của câu chuyện, học bài cũ.
File đính kèm:
- NV 6 T 3.doc