Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 8, Tiết 31: Văn bản cây bút thần (tiếp theo) (truyện cổ tích trung quốc)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

-Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.

-Kể lại truyện bằng lời văn của học sinh.

B. Chuẩn bị:

*Giáo viên: Giáo án, kiểm tra miệng trình bày trên Powerpoint, camera vật thể, PC, Projector và các thiết bị đi kèm.

*Học sinh: Soạn bài (trả lời các câu hỏi trong SGK)

C. Tiến trình tổ chức hoạt động:

1. Ổn định lớp: (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4phút)

* Mã Lương được giới thiệu đầu truyện là người như thế nào ?

* Em có suy nghĩ gì khi Mã Lương được một cụ già thưởng cây bút thần ?

3. Bài mới: (35phút)

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 8, Tiết 31: Văn bản cây bút thần (tiếp theo) (truyện cổ tích trung quốc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8. Tiết 31: VĂN BẢN CÂY BÚT THẦN (tiếp theo) (Truyện cổ tích Trung Quốc) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. -Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện. -Kể lại truyện bằng lời văn của học sinh. B. Chuẩn bị: *Giáo viên: Giáo án, kiểm tra miệng trình bày trên Powerpoint, camera vật thể, PC, Projector và các thiết bị đi kèm. *Học sinh: Soạn bài (trả lời các câu hỏi trong SGK) C. Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định lớp: (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4phút) * Mã Lương được giới thiệu đầu truyện là người như thế nào ? * Em có suy nghĩ gì khi Mã Lương được một cụ già thưởng cây bút thần ? 3. Bài mới: (35phút) Hoạt động giữa giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khởi động (giới thiệu bài): (2phút) -Giáo viên sử dụng 2 câu hỏi kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài mới. (Mã Lương là một cậu bé say mê, chăm chỉ, thông minh và có năng khiếu vẽ. Vì thế cậu bé được một cụ già thưởng một cây bút thần, trở thành người vẽ giỏi, vẽ thành vật thật. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của Mã Lương, là phương tiện giúp Mã Lương phát triển tài năng. Vậy sau khi Mã Lương được thưởng cây bút thần em đã sử dụng nó như thế nào và chi tiết nghệ thuật cây bút thần có ý nghĩa gì. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề này). Hoạt động 2: Tìm hiểu chung: (1phút) -GV: Nhắc lại các nội dung chính đã học ở tiết trước. -HS: Theo dõi. Hoạt động 3: Đọc-hiểu văn bản: (28phút) -GV: Lúc đầu khi được thưởng cây bút thần, Mã Lương có vẽ gì cho bản thân mình không ? -HS: Không. -GV: Mã Lương chỉ sử dụng cây bút thần cho bản thân trong trường hợp nào ? -HS: Khi Mã Lương bị tên địa chủ bắt về nhà. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Khi bị nhốt vào chuồng ngựa, Mã Lương đã vẽ những vật gì ? -HS: Vẽ lò lửa, bánh. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Khi tên địa chủ muốn giết mã Lương để cướp bút thần, em đã vẽ gì ? -HS: Chiếc thang, cung tên, mũi tên, con ngựa -GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng này ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Qua đó, em thấy Mã Lương là người như thế nào ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung -GV: Thuyết giảng. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Mã Lương đã vẽ gì cho người nghèo khổ ? -HS: Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng. -GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng này ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Qua đây em thấy tài năng của Mã Lương đã đem lại điều gì cho nhân dân ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Thuyết giảng. -GV: Vì sao tên địa chủ lại muốn bắt Mã Lương về nhà ? -HS: Vì muốn vẽ theo ý muốn của hắn. -GV: Mã Lương có vẽ theo đúng ý muốn của hắn không ? -HS: Mã Lương không vẽ một vật gì. -GV: Vì thế tên địa chủ đối xử với Mã Lương như thế nào ? -HS: Nhốt em vào chuồng ngựa, không cho ăn uống. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Mã Lương đã làm gì trong lúc này ? -HS: Em vẽ lò lửa, bánh. -GV: Chứng kiến điều đó tên địa chủ đã làm gì ? -HS: Sai người đến giết để cướp bút thần -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Mã Lương đối phó tên địa chủ như thế nào ? -HS: Vẽ thang vượt qua tường, vẽ ngựa phóng đi. -GV: Tên địa chủ đã có hành động gì ? -HS: Đuổi theo giết Mã Lương. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Mã Lương đã làm gì trước hành động đó ? -HS: Vẽ mũi tên bắn tên địa chủ. -GV: Qua các hành động trên, em thấy tên địa chủ là người như thế nào ? -HS: Tham lam, độc ác. -GV: Vì thế, Mã Lương đã trừng trị tên địa chủ như thế nào ? -HS: Trực tiếp trừng trị. -GV: Vì sao Mã Lương bị bắt vào cung ? -HS: Em vẽ tranh bán ở phố, vì sơ ý em vẽ một con cò biết bay. -GV: Nhà vua bắt Mã Lương vào cung nhằm mục đích gì ? -HS: Để thõa mãn lòng tham. -GV: Thế nhưng lúc đầu em có vẽ đúng theo ý muốn của nhà vua không ? -HS: Không. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Được thể hiện qua chi tiết nào ? -HS: Bắt vẽ rồng, em vẽ cóc. Bắt vẽ phượng, em vẽ gà trụi lông. -GV: Vì thế nhà vua đối xử với em như thế nào ? -HS: Cướp bút thần, nhốt em. -GV: Khi có bút thần trong tay nhà vua vẽ gì ? -HS: Vẽ núi vàng, thỏi vàng. -GV: Nhà vua có tạo ra được những thứ mà ông ta muốn không ? -HS: Không. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Vì sao em biết được điều đó ? -HS: Nhà vua vẽ núi vàng, thành tảng đá. Nhà vua vẽ thỏi vàng, thành con mảng xà, -GV: Vì thế nhà vua đã làm gì ? -HS: Thả Mã Lương. -GV: Trong lúc này Mã Lương có suy nghĩ gì ? -HS: Mã Lương giả vờ đồng ý vẽ giúp nhà vua. -GV: Qua các việc làm trên, em thấy nhà vua là người như thế nào ? -HS: Độc ác, lòng tham vô tận. -GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Do đó Mã Lương đã trừng trị tên vua như thế nào ? -HS: Gián tiếp trừng trị. GV: Cho học sinh xem tranh. -GV: Qua những lần đối phó với tên địa chủ và nhà vua, em có nhận xét gì về phẩm chất, hành động của Mã Lương ? -HS: Thảo luận nhóm, trình bày, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Thuyết giảng. -GV: Theo em, chi tiết nghệ thuật này lí thú và gợi cảm như thế nào ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Thuyết giảng. Hoạt động 4: Tổng kết. (4phút) -GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại. 2. Đọc, kể văn bản và tìm hiểu chú thích. 3. Bố cục. II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Mã Lương. a) Giới thiệu Mã Lương và cây bút thần. b) Mã Lương sử dụng cây bút thần. *Với bản thân: -Vẽ lò lửa, bánh - Vẽ Chiếc thang, con ngựa, cung tên, mũi tên. =>Vẽ những thứ cần thiết trong hoàn cảnh cần thiết. Mã Lương không tham lam, say mê lao động, thông minh. *Với những người nghèo khổ: -Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng… =>Không tạo ra của cải vật chất có sẵn để người dân hưởng thụ, chỉ mang lại phương tiện để họ sản xuất, sinh hoạt. Tài năng của Mã Lương mang lại lợi ích cho nhân dân, phục vụ nhân dân. *Với tên địa chủ: Địa chủ Mã Lương -Không vẽ -Bắt vẽ theo ý muốn -Vẽ lò lửa, bánh -Nhốt vào chuồng ngựa -Vẽ thang, ngựa trốn đi -Sai người đến giết Mã L ương -Vẽ cung tên bắn tên địa chủ -Đuổi theo giết Mã Lương Trực tiếp trừng trị Tham lam, độc ác *Với nhà vua: Vua Mã Lương -Bắt vẽ rồng -Vẽ cóc ghẻ -Bắt vẽ phượng -Vẽ gà trụi lông -Cướp bút thần -Bị nhốt vào ngục c -Vẽ núi vàng =>tảng đá -Được thả -Vẽ thỏi vàng =>con mảng xà -Vẽ Biển -Vẽ biển mênh mông xanh biếc -Vẽ cá -Vẽ cá đủ màu sắc -Vẽ một chiếc thuyền buồm lớn -Vẽ thuyền -Cho gió to thêm -Vẽ gió->gió mạnh -Vẽ biển động-> sóng dữ dội chôn vùi nhà vua ` Gián tiếp trừng trị -Độc ác, lòng tham vô tận Tóm lại: -Mã Lương bình tỉnh, quyết đoán, thông minh, dũng cảm. -Hành động của em chống lại kẻ tham lam, độc ác, thực hiện công lí. 2. Chi tiết nghệ thuật: Cây bút thần. -Là phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của Mã Lương. -Có những khả năng kì diệu. -Có hiệu nghiệm trong tay Mã Lương. -Thực hiện công lí của nhân dân. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Chi tiết tưởng tượng, thần kì đặc sắc: Cây bút thần 2. Nội dung: -Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích tài năng nghệ thuật, ước mơ con người có khả năng kì diệu. Hoạt động 5: Củng cố-dặn dò: (5phút) *Củng cố: -GV: Việc sử dụng cây bút thần đối với bản thân và những người nghèo khổ giúp em hiểu gì về con người của Mã Lương ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Qua những lần đối phó với tên địa chủ và nhà vua, Em thấy Mã lương có những phẩm chất gì ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Trong truyện “Cây bút thần”, hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó có ý nghĩa như thế nào ? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. -GV: Qua nhân vật Mã Lương, giúp em học tập được điều gì? -HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. *Dặn dò: -Về nhà học bài -Tóm tắt văn bản “Cây bút thần”. -Đọc và soạn trước bài “Danh từ”

File đính kèm:

  • docCay but than.doc
Giáo án liên quan