Giáo án ngữ văn 6 - Bài 8, tiết 32: Danh từ

A. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Nắm được các đặc điểm của danh từ

- Nắm được các tiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

- Cảm nhận được sự phong phú về từ loại của tiếng Việt

2. Trọng tâm kiến thức và kĩ năng

a. Kiến thức:

- Khái niệm danh từ:

+ Nghĩa khái quát của danh từ

+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, cấu trúc ngữ pháp)

- Các loại danh từ.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết danh từ trong văn bản.

- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

- Sử dụng danh từ để đặt câu.

B. Đồ dùng dạy học: Máy trình chiếu

C. Phương pháp/ KTDH

1. phương pháp thông báo –giải thích

2.PP phân tích ngôn ngữ( Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, lập sơ đồ tư duy)

3. PP thảo luận nhóm ( Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)

4. PP rèn theo mẫu

 

docx7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6239 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 6 - Bài 8, tiết 32: Danh từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2012 Ngày giảng: 16/10/2012 Bài 8 . Tiết 32 Danh từ A. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung - Nắm được các đặc điểm của danh từ - Nắm được các tiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật - Cảm nhận được sự phong phú về từ loại của tiếng Việt 2. Trọng tâm kiến thức và kĩ năng a. Kiến thức: - Khái niệm danh từ: + Nghĩa khái quát của danh từ + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, cấu trúc ngữ pháp) - Các loại danh từ. b. Kĩ năng: - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. - Sử dụng danh từ để đặt câu. B. Đồ dùng dạy học: Máy trình chiếu C. Phương pháp/ KTDH 1. phương pháp thông báo –giải thích 2.PP phân tích ngôn ngữ( Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, lập sơ đồ tư duy) 3. PP thảo luận nhóm ( Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ) 4. PP rèn theo mẫu D.Tổ chức giờ học 1. OĐTC 2. Kiểm tra đầu giờ (lồng vào trong giờ học) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động (3’) GV: đưa VD, HS phân tích Mưa, sấm, chớp, nắng..... H: Các từ trên thuộc thuộc từ loại nào? chỉ cái gì? HS: DT chỉ hiện tượng GV: Danh từ là gì? có những đặc điểm nào? được chia thành những nhóm nào? Hoạt động của GV-HS TG Nội dung chính Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: + Trình bày đặc điểm danh từ, các loại danh từ. + Lập sơ đồ về các phân loại danh từ. - Cách tiến hành: GV: Trình chiếu HS: đọc bài tập trên bảng phụ Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con (...) ( Em bé thông minh) H: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây? cho biết chỉ gì? - Đứng trước và sau danh từ ấy còn có những từ nào? thuộc từ loại gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị thứ tự, số từ thường kết hợp với danh từ, số từ thường đứng trước danh từ. Chỉ từ: là những từ dùng để chỉ trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. H: Tìm thêm các danh từ trong các câu đã dẫn? Danh từ biểu thị những gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt H: Danh từ là gì? Danh từ có thể kết hợp với những từ nào đứng trước và sau nó để lamg thành cụm danh từ? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm (khái niệm trừu tượng) VD: độc lập, tự do (chỉ khái niệm trừu tượng) - DT có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ: này, ấy, đó....(chỉ từ) ở phía sau, và một số từ ngữ khác: tất, cả, những các ( phía trước) và kia, này (phía sau) tạo thành cụm danh từ. Cụm danh từ là gì ( học tiết sau). VD: Tất cả quyển sách kia H: Đặt câu với các danh từ em vừa tìm được? - Chức vụ cú pháp của các danh từ là gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung - Đặt câu: Vua/ chọn người nối ngôi CN Làng tôi/ sau luỹ tre xa mờ CN Bao này là/ gạo nếp VN Thúng/ dùng để đựng gạo CN Nó/ làm bài tập rồi BN H: Danh từ là gì? Danh từ có thể kết hợp với những từ nào trước và sau nó để tạo thành cụm danh từ? - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là làm gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt - Chức vụ cú pháp điểm hình: CN - Kết hợp với từ là đứng trước làm VN - Có khi làm bổ ngữ VD: Nó/ làm bài tập rồi DT HS: đọc ghi nhớ, chốt lại kiến thức cơ bản GV: Khắc sâu H: Kể tên một số danh từ chỉ vật mà em biết? đặt câu với các danh từ đó? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt VD: Bàn, ghế, nhà, cửa, chó, mèo Chú mèo nhà em rất lười Lệnh : Chú ý vào các từ in đậm trong các cụm danh từ trên đây - ba con trâu (chú, bác) không thay đổi - một viên quan (ông, tên) vì không chỉ số đo, số đếm - ba thúng gạo (ra, rổ) thay đổi vì là - sáu tạ thóc (tấn, cân ) từ chỉ số đo, số đếm cụ thể H: Nghĩa của các danh từ in đậm trên đây có gì khác các danh từ đứng sau? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt Cá thể: vật riêng lẻ, phân biệt với chủng loại (sinh vật) phân biệt với từng người H: Thử thay thế danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: - Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? - Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt H: Vì sao có thể nói “Nhà có ba thúng gạo rất đầy”, nhưng không thể nói “ Nhà có sáu tạ thóc rất nặng”? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung - VD1 : danh từ “ thúng” chỉ số lượng phỏng không chính xác (to, nhỏ, đầy vơi) nên có thêm các từ bổ sung về lượng nên có thể nói được Gọi là danh từ chỉ đơn vị ước chừng - VD2: danh từ “ tạ” chỉ số lượng chính xác, cụ thể nên thêm từ “ năng, nhẹ” thừa Gọi là danh từ chỉ đơn vị chính xác GV: sử dụng KTDH “ Lập sơ đồ tư duy” H: Danh từ trong tiếng Việt được chia thành những loại nào? lập sơ đồ về cách phân loại danh từ? HS: HĐN, theo bàn (2’). Báo cáo GV: NX, bổ sung Danh từ Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ đơn vị DT chỉ đơn vị tự nhiên DT chỉ đơn vị quy ước Danh từ chỉ đơn vị chính xác Danh từ chỉ đơn vị ước chừng HS: đọc ghi nhớ, chốt kiến thưc cơ bản quan ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: + Xác định yêu cầu bài tập và giải được 4 bài tập - Cách tiến hành: GV: Nờu y/c bt HS: HĐCN (2’) và báo cáo GV: NX, bổ sung GV: Y/c hs xác định yêu cầu bài tập 2 H: Chuyên đứng trước danh từ chỉ người? Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung, chốt -> H: Chỉ đơn vị quy ước chính xác? Chỉ đơn vị quy ước ước chừng? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung, chốt -> GV: Hướng dẫn bt về nhà - Nghe viết cần viết đúng chữ : s, d vần uông, ương - Lập danh sách DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật trong bài chính tả 10 15 14 I. Đặc điểm của danh từ 1. Bài tập (SGK-T86) - Cụm danh từ: ba con trâu ấy ST DT(chỉ vật) Ctừ - Các danh từ khác: + vua (chỉ người) + làng (chỉ khái niệm) + thúng, gạo, nếp (chỉ vật) 2. Ghi nhớ 1( SGK-T86) - Khái niệm danh từ - Khả năng kết hợp của danh từ - Chức vụ cú pháp của danh từ II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 1. Bài tập ( SGK-T86) - con, viên, thúng, tạ là danh từ chỉ đơn vị để tính đếm người, vật - trâu, quan, gạo, thóc là danh chỉ sự vật nêu tên từng loại, cá thể của người vật. - con, viên là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. - thúng, tạ là danh từ chỉ đơn vị quy ước. + thúng là danh từ chỉ đơn vị ước chừng. + tạ là danh từ chỉ đơn vị chính xác. 2. Ghi nhớ 2 (SGK-T 87) III. Luyên tập Bài 1: (sgk-87) Y/C: Liệt kê 1 số dt chỉ sự vật. Đặt câu. DT chỉ sự vật + Đồ dựng trong nhà: Bàn, ghế + Bộ phận của cơ thể người: Tai, mắt, tay… + Phương tiện giao thụng: Tàu, thuyền, ụ tụ… + Nghề nghiệp: giáo viên, kĩ sư, bác sĩ… + Quan hệ họ hàng: anh, em, cậu mợ, chú, dì… Đặt câu: VD 1: Chiếc bàn này chân đó gẫy Bài tập 2 (SGK-T87) Y/C: Liệt kê các loại danh từ a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, cô, dì, chú, bác, cháu, ... b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, quyển, chiếc, pho, bộ, tờ, … Bài tập 3 (SGK-T87) Y/C: Liệt kê các loại danh từ a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: Mét, gam, lít, hec-ta, ki-lô-gam b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Nắm, mớ, thúng đấu, vốc, gang, đoạn, sải… Bài tập 4,5 (SGK-T 87) (về nhà) - Luyện viết chớnh tả: Cây bút thần từ đầu đến “dày đặc các hình vẽ” - Lập danh sách DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật trong bài chính tả DT chỉ đơn vị DT chỉ sự vật Em, qua, con, bức.. Mã Lương, cha mẹ, cỏ, củi, chim.... 4. Củng cố (2’) - Nêu nội dung cơ bản cần nắm đựơc qua bài học? - Điền danh từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau a. Khát quá, Nam uống hết hai........nước b. Bao này đựng được một.........gạo - Gv sơ kết bài học 5. HDHB: (1’) Học bài trong vở ghi+ SGK, làm bài tập 4, 5 SGK. Đặt câu và xác định chức năng của dt trong câu. Đọc hiểu và soạn bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự + Viết một đọn văn kể TG cưỡi ngựa sắt ra xông trận

File đính kèm:

  • docxDanh tu.docx