Giáo án Ngữ văn 6 - Chuyến đề: Tiếng Việt

I.Mức độ cần đạt

* Giúp học sinh:

- Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ ghép từ láy; nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm .

- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản .

- Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy, yếu tố Hán Việt .

- Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy, từ Hán Việt .

II. Chuẩn bị

- Gv: Hệ thống kiến thức Sgk, tham khảo sách bài tập, tài liệu liên quan, ra bài tập, soạn giáo án dưới dạng đề cương. Tích hợp một số văn bản đã học, chuẩn bị ĐDDH phù hợp với từng đơn vị kiến thức.

- Hs: Ôn tập lại kiến thức, học bài làm bài trước khi đến lớp.

III. Nội dung kiến thức

 

doc64 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chuyến đề: Tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: TIẾNG VIỆT Phần I: TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT I.Mức độ cần đạt * Giúp học sinh: - Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ ghép từ láy; nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm . - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản . - Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy, yếu tố Hán Việt . - Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy, từ Hán Việt …. II. Chuẩn bị - Gv: Hệ thống kiến thức Sgk, tham khảo sách bài tập, tài liệu liên quan, ra bài tập, soạn giáo án dưới dạng đề cương. Tích hợp một số văn bản đã học, chuẩn bị ĐDDH phù hợp với từng đơn vị kiến thức. - Hs: Ôn tập lại kiến thức, học bài làm bài trước khi đến lớp. III. Nội dung kiến thức I.Từ ghép *Lí thuyết : 1. Khái niệm: Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành. - Ví dụ : hoa + lá = hoa lá. học + hành = học hành. - Chú ý : Trong Tiếng việt phần lớn từ ghép có 2 tiếng. 2. Phân loại : Có hai loại từ ghép *Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. - Ví dụ : + Bút bút máy, bút chì, bút bi… + Làm làm thật, làm dối, làm giả… *Từ ghép đẳng lập:Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không phân ra tiếng chính tiếng phụ. - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. - Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép. - Ví dụ : - Áo + quần quần áoquần áo - Xinh + tươi Xinh tươi tươi xinh. * Luyện tập Bài 1: Khoanh tròn vào chữ các đứng trước câu trả lời đúng : Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào ? A . Từ có hai tiếng có nghĩa. B . Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C . Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. D . Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Bài 2: Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép: Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp,vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ. Bài 3: Nối một từ ở cột A vớ một từ ở cột B để tạo thành một từ ghép hợp nghĩa ở cột C A B C Bút tôi Xanh mắt Mưa bi Vôi gặt Thích ngắt Mùa ngâu Bài 4 : Xác định từ ghép trong các câu sau: a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan b. Nếu không có điệu Nam ai Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi. Nếu thuyền độc mộc mất đi Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em. c.Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Bài 5 : Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và cho chúng vào bảng phân loại : “ Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ . Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác . …Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.” * Gợi ý trả lời : Bài 1: D Bài 2: Từ ghép chính phụ Học hành, nhà cửa, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ. Từ ghép đẳng lập Nhà cửa, làm ăn, đất cát Bài 3: Bút bi, xanh ngắt, mưa ngâu, vôi tôi, thích mắt, mùa gặt Bài 4: Câu Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ a Ăn ngủ . Học hành . b Điệu Nam Ai, sông Hương, thuyền độc mộc, Ba Bể. c Dẻo thơm . Bát cơm . Bài tập 5: Từ ghép chính phụ Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây, cây nhôi . Từ ghép đẳng lập Cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi, uống thuốc. II. Từ láy: * Lí thuyết 1. Khái niệm : - Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa. - Ví dụ : + Khéo khéo léo. + Xinh xinh xắn. 2. Phân loại : * Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo sự hài hòa về âm thanh. - Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu: Ví dụ : xanh xanh xanh. - Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu: Ví dụ : đỏ đo đỏ. * Láy bộ phận: - Láy phụ âm đầu : Ví dụ : Phất phất phơ - Láy vần : Ví dụ : xao lao xao. 3.Tác dụng : - Từ láy giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. Từ láy tượng hình có giá trị gợi tả đường nét, hình dáng màu sắc của sự vật.Từ láy tượng thanh gợi tả âm thanh. - Ví dụ : “ Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà .” * Luyện tập Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Từ láy là gì ? A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. B.Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. C. Từ có các tiếng giống nhau về vần. D.Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên cơ sở một tiếng có nghĩa. 2.Trong những từ sau từ nào không phải từ láy. A. Xinh xắn. B.Gần gũi. C. Đông đủ. D.Dễ dàng. 3.Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ ? A. Mạnh mẽ. B. Ấm áp. C. Mong manh. D. Thăm thẳm. Bài 2: Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ láy : “Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng,nhỏ nhắn,ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. ” Bài 3: Điền thêm các từ để tạo thành từ láy. - Rào …. ;….bẩm;….tùm;…nhẻ;…lùng;…chít;trong…;ngoan…; lồng…; mịn…; bực….;đẹp…. Bài 4 : Cho nhóm từ sau : “ Bon bon, mờ mờ, xanh xanh, lặng lặng, cứng cứng, tím tím, nhỏ nhỏ, quặm quặm, ngóng ngóng ” . Tìm các từ láy toàn bộ không biến âm, các từ láy toàn bộ biến âm ? Gợi ý trả lời : Bài 1:1D. 2. D 3. D. Bài 2 Từ láy toàn bộ Ngời ngời, hiu hiu, loang loáng, thăm thẳm. Từ láy bộ phận Long lanh , khó khăn, nhỏ nhắn, bồn chồn, lấp lánh. Bài 3:Rào rào, lẩm bẩm, um tùm, nhỏ nhẻ, lạnh lùng,chi chít, trong trắng, ngoan ngoãn, lồng lộn, mịn màng, bực bội, đẹp đẽ. Bài 4 :*Các từ láy toàn bộ không biến âm: Bon bon, xanh xanh, mờ mờ. * Các từ láy toàn bộ biến âm: Quằm quặm, lẳng lặng, ngong ngóng, cưng cứng, tim tím, nho nhỏ . III Từ Hán Việt: * Lí thuyết 1. Khái niệm: - Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo cách Việt, viết bằng chữ cái cla-tinh. - Ví dụ : Sính lễ, trưởng thành , gia nhân… Chú ý : Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt: + Ví dụ : Xuất /quỷ / nhập / thần 4 chữ,4 tiếng, 4 yếu tố Hán Việt. - Có yếu tố Hán Việt được dùng độc lập: + Ví dụ : Sơn , thủy, thiên, địa, phong ,vân… - Có yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập, hoặc ít được dùng độc lập mà chỉ được dùng để tạo từ ghép. + Ví dụ : Tiệt nhiên, như hà, nhữ đẳng… - Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa. + Ví dụ : Hữu- bạnTình bằng hữu. Hữu- bên phải Hữu ngạn sông Hồng. Hữu- có Hữu danh vô thực. 2.Từ ghép Hán Việt a Từ ghép đẳng lập : * Do hai hoặc nhiều tiếng Hán Việt có nghĩa tạo thành. - Ví dụ : + Quốc gia Quốc (nước) + gia (nhà) bTừ ghép chính phụ . * Từ ghép chính phụ Hán Việt được ghép theo 2 kiểu: - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. + Ví dụ : Ái quốc, đại diện, hữu hiệu… - Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau: + Ví dụ : Quốc kì, hồng ngọc, mục đồng, ngư ông… c Sử dụng từ Hán Việt : - Phải hiểu nghĩa của từ Hán Việt để sử dụng cho đúng, cho hợp lí, cho hay lúc giao tiếp. - Từ Hán Việt có thể làm cho thơ văn thêm đẹp: cổ kính, hoa mĩ, trang trọng và trang nhã. * Luyện tập: Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1 . Chữ “thiên”trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời ” ? A . Thiên lí . B. Thiên thư . C . Thiên hạ . D . Thiên thanh . 2 . Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ? A . Xã tắc . B . Quốc kì . C . Sơn thủy . D . Giang sơn . Bài 2: Giải thích ý nghĩa của các yếu tố Hán – Việt trong thành ngữ sau : “ Tứ hải giai huynh đệ ” Bài 3 : Xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép Hán Việt : “ Thiên địa , đại lộ , khuyển mã , hải đăng , kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ, ngư ngiệp” * Gợi ý trả lời : Bài 1 :1 A . 2 . B . Bài 3 : Bài 2 :- Tứ : bốn Hải : biển . Bốn biển đều là anh em . - Giai : đều . - Huynh : anh . - Đệ : em . Từ ghép đẳng lập - Thiên địa, khuyển mã, kiên cố, nhật nguyệt, hoan hỉ. Từ ghép chính phụ Đại lộ, hải đăng, tân binh, ngư nghiệp. III . Từ đồng nghĩa * Lí thuyết 1.Khái niệm : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Ví dụ : Mùa hè – mùa hạ, quả - trái, sinh - đẻ …. 2. Phân loại : a. Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. b . Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau. - Ví dụ : + “ Áo chàng đỏ tựa ráng pha , Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in .” ( Chinh phụ ngâm ) + “Khuyển mã chí tình ” ( Cổ ngữ ) - Ví dụ :+ “Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .( Hồ Chí Minh ) “Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”. ( Việt Bắc – Tố Hữu ) * Luyện tập Bài 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1 . Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân ” ? A . Nhà văn . B . Nhà thơ . C . Nhà báo . D . Nghệ sĩ . 2 . Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại ? A . Tiền tuyến . B . Tiền bạc . C . Cửa tiền . D . Mặt tiền . Bài 2 : Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây : “ Nhanh nhảu , nhanh nhẹn , nhanh chóng ” . a) Công việc đã được hoàn thành ………………. b) Con bé nói năng ………………… c) Đôi chân Nam đi bóng rất ………………… Bài 3 : Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa. Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó . Bài 4 : Cho đoạn thơ: " Trên đường cát mịn một đôi Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa Gậy trúc dát bà già tóc bạc Tay lần tràn hạt miệng nam mô" (Nguyễn Bính) a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm. b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được. Bài 5 : Viết một đoạn văn khoảng 8 – 12 câu ( chủ đề ngày khai trường ) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa . * Gợi ý : Bài 1 :1 . A . 2 . B . Bài 2: a ) Nhanh chóng . b ) Nhanh nhảu . c ) Nhanh nhẹn . Bài 3 : Từ đồng nghĩa hoàn toàn Chăm chỉ , cần cù , siêng năng , cần mẫn , chịu khó , Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng, cho, biếu, tặng, nhìn, liếc, nhòm, * Hoặc có thể xếp như sau : a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm c) cho, biếu, tặng d) kêu, ca thán, than, than vãn e) chăn chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó g) mong, ngóng, trông mong Bài 4 : a ) tìm từ đòng nghĩa ; đỏ - thắm, đen – thâm, bạc – trắng b) hs chú ý đặt câu cho đúng sắc thái IV .Từ trái nghĩa * Lí thuyết 1. Khái niệm - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau , xét trên một cơ sở chung nào đó . - Ví dụ : Chết vinh còn hơn sống nhục B . Tác dụng : - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. * Luyện tập Bài 1 : Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau: a) Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen b) Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần c) Người khôn nói ít hiểu nhiều Không như người dại lắm điều rườm tai d) Chuột chù chê khỉ rằng " Hôi!" Khỉ mới trả lời: "cả họ mầy thơm!" Bài 2 : Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau: a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết……….còn hơn sống đục c) Xét mình công ít tội …… d) Khi vui muốn khóc , buồn tênh lại ………….. e) Nói thì……………….làm thì khó g) Trước lạ sau………………. Bài 3 : Viết một đoạn văn từ 10 12 câu ( chủ đề học tập ) trong đó có sử dụng từ trái nghĩa . * Gợi ý : Bài 1 :a) Trắng – đen , Trong – ngoài . b) Rách – lành , Dở - hay . c) Ít nhiều , Khôn – dại . d) Hôi – thơm . Bài 2 : a) No . b) vinh . c) Nhiều . d) Cười . e) Dễ . g) Quen . Bài 3 : HS tự viết . VI . Từ đồng âm * Lý thuyết 1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau . - Ví dụ : + “ Ai xui con cuốc gọi vào hè Cái nóng nung người nóng nóng ghê ” ( Nguyễn Khuyến ) + “ Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau ” ( Mũi Cà Mau – Xuân Diệu ) 2. Sử dụng từ đồng âm - Từ đồng âm chỉ có thể hiểu đúng nghĩa qua các từ đi kèm với nó . - Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp ta mới nhận diện được nghĩa của từ đồng âm và viết đúng chính tả . * Luyện tập Bài 1 : Giải thích nghĩa của các cặp từ : a) Những đôi mắt sáng 1 thức đến sáng 2 . b) Sao đầy hoàng hôn trong1 mắt trong2 . c) - Mỗi hình tròn có mấy đường kính1 . - Giá đường kính 2đang hạ . Bài 2 : Xác định từ loại của từ “đông” , “chè ” trong các câu sau : - Mùa đông1 đã về thật rồi . - Mặn quá , tiết không sao đông2 được . - Nấu thịt đông3 nên cho nhiều mọc nhĩ . - Những nương chè1 đã phủ xanh đồi trọc . - Chè 2đố đen ăn vào những ngày nóng thì thật là tuyệt . - Bán cho tôi cốc nước chè 3xanh bà chủ quán ơi ! Bài 3 : Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau : a) Đá ( danh từ ) – đá ( động từ ) . b) Bắc ( danh từ ) – bắc (động từ ) . c) Thân ( danh từ ) – Thân ( tính từ ) . * Gợi ý : Bài 1 a) - Sáng 1 : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . - Sáng 2 : Chỉ thời gian , phân biệt với trưa , chiều , tối . b) - Trong1 : chỉ vị trí , phân biệt với ngoài , giữa . - Trong2 : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . c) - Đường kính1 : dây kính lớn nhất đi qua tâm đường tròn . - Đường kính2 : Sản phẩm được chế biến từ mía , củ cải , … Bài 2 :- Đông1, đông3 : danh từ ; đông 2 : động từ . - Chè1, chè, chè3 : danh từ . Bài 3 : a) Con ngựa đá đá con ngựa vằn . b) Bắc đã bắc xong nồi cám lợn . c) Những người thân khi trở về họ lại càng thân thiết hơn . IV . C ủng c ố : * GV củng cố, khái quát cho HS nội dung cơ bản về phần từ vựng Tiếng Việt để HS khắc sâu kiến thức đã học . * Hs xem lại các kiến thức có trong phần từ vựng. V . Hướng dẫn HS về nhà : Đọc chuẩn bị những kiến thức về ngữ pháp Tiếng Việt ******* *************** Phần II: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT I. Mức độ cần đạt * Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là đại từ, quan hệ từ, thành ngữ, câu đặc biệt, câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động, trạng ngữ, dấu câu… - Củng cố lí thuyết - Phân biệt được các từ loại, biết cách đặt câu có sử dụng từ loại. - Sử dụng từ loại đúng nơi, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh giao tiếp - Biết vận dụng phần từ loại vào việc viết văn…. II. Chuẩn bị Gv: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án Tích hợp một số văn bản đã học Hs: Ôn tập lại kiến thức III. Nội dung kiến thức I. Đại từ *Lí thuyết 1.Khái niệm - Đai từ là những từ dùng để trỏ (chỉ) hay hỏi về người, sự vật, hoạt động tính chất trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói. - Ví dụ : Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người. 2. Phân loại: a, Đại từ để trỏ : * Dùng để chỉ người, sự vật (còn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có: tôi, tao, tớ, chúng tao, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ… - Ví dụ : “Sao không về hả chó Nghe bom thằng Mĩ nổ Mày bỏ chạy đi đâu Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là vàng ơi ?” Người ta chia đại từ thành 3 ngôi: Ngôi /Số Số ít Số nhiều Ngôi thứ nhất Tôi, tao , tớ, ta Chúng tôi, chúng tao, chúng ta Ngôi thứ hai Mày , cậu Chúng mày Ngôi thứ ba Nó , hắn , y Chúng nó, họ - Đại từ nhân xưng rất quan trọng trong lúc nói và viết. Dùng đại từ nhân xưng có giá trị biểu cảm cao, chỉ rõ thái độ than sơ, khinh trọng… - Ví dụ : Giặc giữ cớ sao xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người như : Ông , bà , cha, mẹ, cô, bác…được sử dụng như đại từ nhân xưng… - Ví dụ : Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à? Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà. *Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu. - Ví dụ : Phũ phàng chi bấy hóa công Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha. * Trỏ sự vật trong không gian ,thời gian: đây, đó, kia , ấy , này, nọ, bây giờ, bấy giờ… - Ví dụ : Những là sen ngó đào tơ Mười lăm năm mới bây giờ là đây. * Trỏ hoạt động tính chất sự việc: vậy, thế… - Ví dụ : Các em ngoan thế, vừa lao động giỏi , vừa học tập giỏi. b, Đại từ để hỏi. * Hỏi về người,sự vật: ai, gì . - Ví dụ : Những ai mặt bể chân trời Nghe mưa ai có nhớ nhời nước non. * Hỏi về số lượng :bao nhiêu , mấy. - ví dụ : Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đât tấc vàng bấy nhiêu. * Hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ. - Ví dụ: Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. * Luyện tập Bài 1 :Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . 1. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau :Ai đi đấu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm. A. Ai. B. Trúc. C. Mai. D. Nhớ. 2. Đại từ tìm được ở trên được dùng để làm gì ? A, Trỏ người B.Trỏ vật. C. Hỏi người. D. Hỏi vật. 3. Từ “bác” trong ví dụ nào dưới đây được dùng như đại từ xưng hô? A. Anh Nam là con trai của bác tôi. B. Người là Cha là Bác là Anh. C. Bác được tin rằng \ Cháu làm liên lạc. D. Bác ngồi đó lớn mênh mông. 4. Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ” đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ hai. B. Ngôi thứ ba số ít. C. Ngôi thứ nhất số nhiều. D. Ngôi thứ nhât số ít. 5. Nối một dòng ở cột A với một dòng ở cột B sao cho phù hợp ? A B 1 Bao giờ 1 Hỏi về người và vật. 2 Bao nhiêu 2 Hỏi về hoạt động tính chất sự vật. 3 Thế nào 3 Hỏi về số lượng 4 Ai 4 Hỏi về thời gian. Bài 2 : Nhận xét đại từ “ai ”trong câu ca dao sau :“ Ai làm cho bể kia đầy Tìm và phân tích đại từ trong những câu sau a) Ai ơi có nhớ ai không Trời mưa một mảnh áo bông che đầu Nào ai có tiếc ai đâu Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô ( Trần Tế Xương) b) Chê đây láy đấy sao đành Chê quả cam sành lấy quả quýt khô ( ca dao) Đấy vàng đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ ( Ca dao) Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ” *Gợi ý trả lời : Bài 1 : 1.A 2. C 3. C 4. D 5. A1- B4 ; A2- B3 ; A.3 – B2 ; A4 - B1 Bài 2 : - Ai : + Hỏi về người và sự vật . + Người , sự vật không xác định được ; do đó “ ai ” là đại từ nói trống ( phiếm chỉ ) II.Quan hệ từ * Lí thuyết 1.Khái niệm : Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ, đoạn với đoạn, câu với câu, để góp phần làm cho câu chọn nghĩa, hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt (Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.) - Ví dụ : + Cảnh đẹp như tranh . 2. Phân loại : a, Giới từ : - Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ. Đó là các từ : của, bằng, với, về, để, cho, mà, vì, do như, ở, từ … - Ví dụ : + “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam ”. ( Một thứ quà của lúa non: cốm - Thạch Lam ) b, Liên từ: Liên từ là từ dùng để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập . Đó là các từ : và, với, cùng, hay, hoặc, nhưng, mà, chứ, hễ, thì, giá, giả sử, tuy, dù … - Ví dụ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son ” . ( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương ) 3 Cách sử dụng quan hệ từ - Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được) - Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp * Các cặp quan hệ từ : Vì – nên ; nếu – thì ; tuy – nhưng 4. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ - Thiếu quan hệ từ - Dùng từ quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Thừa quan hệ từ - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết * Luyện tập Bài 1: Hai từ cho trong hai câu sau đây, từ nào là quan hệ từ? - Ông cho cháu quyển sách này nhé - Ừ, ông mua cho cháu đấy III . Thành ngữ * Lí thuyết 1 Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi 2 .Nghĩa của thành ngữ Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của những từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số nét chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh 3. Chức vụ + Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ + Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao *Luyện tập BT 1: Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt + Trăm trận trăm thắng + Nửa tin nửa ngờ + Cành vàng lá ngọc + Miệng nam mô bụng bồ dao găm BT 2: Đặt câu: Bạn làm sao mà mặt nặng mày nhẹ vậy? IV Các thành phần chính của câu * Lí thuyết 1.Khái niệm: - Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn.Thành phần không bắt buộc có mặt đượ gọi là thành phần phụ. - Trong câu chủ ngữ và vị ngữ là thành phần chính của câu a.Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi làm gì?,làm sao?,như thế nào? Hoặc là gì?. - Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ,danh từ hoặc cụm danh từ. - trong câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. Vd:Tôi// đang học bài,làm bài b.Chủ ngữ l2 thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm trạng thái….Được miêu tả ở vị ngữ.Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi ai?,con gì?, cái gì? Chủ ngữ thường là danh từ,đại từ hoặc cụm danh từ.trong những trường hợp nhất định, động ừ tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. Ví dụ:Liên //là người bạn thân nhất của tôi. CNV * Luyện tập Bài 1 Ngày mai tôi// đi học thêm môn ngữ văn. Cn vn Người ta //gọi chàng là Sơn Tinh Cn vn Tre// là người bạn thân thiết nhất của người nông dân. Cn vn Bài 2: Viết đoạn văn ngắn V. C©u rót gän * Lý thuyÕt 1. Kh¸i niÖm: Lµ c©u cã thÓ l­îc bá sè thµnh phÇn cña c©u. 2. Môc ®Ých c©u rót gän Lµm c©u gän h¬n, th«ng tin nhanh, tr¸nh lÆp nh÷ng tõ ng÷ ®· xuÊt hiÖn ë c©u tr­íc. Ngô ý hµnh ®éng nãi trong c©u lµ cña chung mäi ng­êi. 3.Những lưu ý khi rút gọn câu - Tr¸nh viÖc hiÓu sai néi dung c©u nãi - Tr¸nh biÕn c©u nãi thµnh c©u céc lèc khiÕm nh· * Luyện tập Bµi 1: T×m c©u rót gän chñ ng÷ trong ®o¹n trÝch sau vµ cho biÕt t¸c dông cña nã? Mçi n¨m ®em nép l¹i cho chñ nî mét n­¬ng ng«. ->T¸c dông: Lµm c©u gän h¬n vµ tr¸nh lÆp l¹i tõ ng÷ ®ac cã (b« mÑ MÞ) Bài 2: Các câu rút gọn trong đoạn trích như sau. Mãi không về. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng. Bài 3: Các câu rút gọn trong đoạn trích như sau: - Đem chia đồ chơi ra đi! Không phải chia nữa. Lằng nhằn mãi. Chia ra! =>TD: tập trung sự chú ý của người nghe vào nội dung câu nói. Ăn chuối xong là cứ tiện tay vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… => TD: ngụ ý rằng đó việc làm của những người có thói quen vứt rác bừa bãi. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. => hành động nói đến là của chung mọi người. Nhứ người sắp xa, còn trước mặt…nhứ một trưa hè gà gáy khan…nhớ một thành xưa son uể oải… Bài 4:Trong thơ, ca dao, hiện tượng rút gọn chủ ngữ tương đối phổ biến. Chñ ngữ được hiểu là chính tác giả hoặc là những người đồng cảm với chính tác giả. Lối rút gọn như vậy làm cho cáh diễn đạt trở nên uyển chuyển, mềm mại, thể hiện sự đồng cảm. Bài 5: Các câu trên nếu bị rút gọn chủ ngữ thì sẽ thành các câu: Biết chuyện rồi. Thương em lắm. Tặng em. Về trường mới, cố gắng học nhé! Sẽ làm cho câu mất sắc thái tình cảm thương xót của cô giáo đối với nhân vật em. VI. Câu đặc biệt * Lí thuyết 1.Khái niệm: Lµ c©u kh«ng cÊu t¹o theo m« h×nh CN-VN 2.Tác dụng: - Nêu thời gian, không gian diễn ra sự việc. - Thông báo sự liệt kê sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng. - Biểu thị cảm xúc. - Gọi đáp. *Luyện tập:. Bài 1:Tác dụng của những câu in đậm a) Nêu thời gian, diễn ra sự việc. b) Nêu thời gian, diễn ra sự việc. c) Nêu thời gian, diễn ra sự việc. Bài 2: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau: a) Vài hôm sau. Buổi chiều. CĐB CĐB Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về phố thị. b) Lớp sinh hoạt vào lúc nào? - Buổi chiều.(CRG) c) Bên ngoài.(CĐB) Người đang đi và thời gian đang trôi. ( Nguyễn Thị Thu Huệ) d) Anh để xe trong sân hay ngoài sân? - Bên ngoài( CRG) e) Mưa. ( ĐB) Nước xối xả đổ vào mái hiên.(Nguyễn Thị Thu Huệ) g) Nước gì đang xối xả vào mái hiên thế? - Mưa (CRG Bµi 3: a)Nhµ «ng X. Buæi tèi. Mét chiÕc ®Ìn m¨ng s«ng. Mét bé bµn ghÒ. b)MÑ ¬i! ChÞ ¬i! c)Cã m­a! d)§Ñp qu¸! VII. So s¸nh c©u ®Æc biÖt vµ c©u rót gän * Lí thuyết Caâu ñaëc bieät Caâu ruùt goïn - Caâu khoâng coù caáu taïo theo moâ hình CN – VN. - Caâu ñaëc bieät khoâng theå khoâi phuïc CN – VN. - Caâu ruùt goïn laø kieåu caâu bình thöôøng bò löôïc boû CN hoaëc VN, hoaëc caû CN, VN. - Coù theå khoâi phuïc laïi CN, VN. * Luyện tập Baøi 1 + Caâu ñaëc bieät: Heø. + Caâu ruùt goïn: - Haùo höùc vaùc ba loâ ra beán xe

File đính kèm:

  • docngu van(2).doc
Giáo án liên quan