Giáo án Ngữ văn 6 - Em bé thông minh

A. MỤC TIÊU.

1. HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

2. Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng phân tích truyện cổ tích.

3. HS tự rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo, nhanh nhẹn.

B. CHUẨN BỊ.

- Chuẩn bị 6 phiếu học tập.

- Sưu tầm một số truyện nhân vật tài trí.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

* Ổn định lớp.

* Kiểm tra bài cũ (5')

1. Thế nào là cổ tích? Văn bản Thạch Sanh là truyện cổ tích, vì sao?

2. Em hãy nêu kết thúc truyện Thạch Sanh và nêu ý nghĩa của cách kết thúc đó?

* Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Trong kho tàng truyện cổ tích, ngoài nhóm truyện về kiểu nhân vật bất hạnh, kiểu nhân vật dũng sĩ, có một nhóm truyện kiểu nhân vật tài trí thông minh. Truyện “ Em bé thông minh” là một trong những truyện đó.

+ Tiến trình các hoạt động.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Em bé thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7. Tiết Ngày soạn: Ngày dạy: Em bé thông minh. A. Mục tiêu. 1. HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. 2. Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng phân tích truyện cổ tích. 3. HS tự rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo, nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị. - Chuẩn bị 6 phiếu học tập. - Sưu tầm một số truyện nhân vật tài trí. C. Hoạt động dạy - học. * ổn định lớp. * Kiểm tra bài cũ (5') 1. Thế nào là cổ tích? Văn bản Thạch Sanh là truyện cổ tích, vì sao? 2. Em hãy nêu kết thúc truyện Thạch Sanh và nêu ý nghĩa của cách kết thúc đó? * Bài mới: + Giới thiệu bài: Trong kho tàng truyện cổ tích, ngoài nhóm truyện về kiểu nhân vật bất hạnh, kiểu nhân vật dũng sĩ, có một nhóm truyện kiểu nhân vật tài trí thông minh. Truyện “ Em bé thông minh” là một trong những truyện đó. + Tiến trình các hoạt động. Hoạt động 1: I. Đọc và tìm hiểu bố cục(15') - GV nêu yêu cầu khi đọc. - GV tổ chức cho lớp đọc+ kiểm tra phần chú giải. ? Theo dàn ý của bài tự sự, hãy chia truyện thành 3 phần. ? Em hãy tìm các sự việc chính tạo nên VB tự sự “ Em bé thông minh”. 1. Đọc: - HS đọc, trả lời câu hỏi. 2. Bố cục: a. Mở truyện b. Thân truyện. c. Kết truyện - SV 1: Em bé giải câu đố của quan. - SV2,3: Em bé giải câu đố của vua. - SV 4: Em bé giải câu đố của sứ giả. GV tổng hợp: Em bé đã vượt qua những thử thách trí tuệ một cách sắc sảo. Tìm hiểu cốt truyện, nhân vật chính là tìm hiểu nội dung, hình thức các câu đố là lời giải, cách giải độc đáo trong những tình huống khác nhau. II. Phân tích. Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật em bé thông minh (20') ? Em hãy nêu nguồn gốc xuất thân của nv. ? Nguồn gốc đó có ý nghĩa gì đối với câu chuyện. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HD HS cách làm. - Quan sát giúp đỡ HS. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày. * Xuất thân: Con 1 người nông dân -> Tạo sự thu hút, hấp dẫn người đọc; làm tăng tài trí của chú bé. * Tài trí: HS nhận nhiệm vụ: Điền vào bảng - Các nhóm bổ sung nội dung vào bảng GV đã kẻ sẵn trên bảng. Lần thứ Người ra đố ND câu đố Cách giải 1 Quan Trâu 1 ngày cày được mấy đường. Ngựa một ngày đi được bao nhiêu bước. 2 Vua 3 trâu đực trong 1 năm đẻ được chín con. Mong vua phán cho cha mình đẻ em bé. 3 Vua 1 con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ 1 chiếc kim khâu rèn thành 1 con dao. 4 Sứ giả nước láng giềng Xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột con ốc. ...Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang... GV tổng hợp: 4 lần đọ trí là 4 tính chất, mức độ khác nhau. Nhưng đều có chung tính chất gì? Thể hiện em bé đó như thế nào. ?Và ý nghĩa của truyện ra sao? các em sẽ tìm hiểu và trả lời ở tiết sau. Hoạt động 3: * Luyện tập, củng cố (5') - GV hướng dẫn HS luyện đọc. - GV giao đọc phân vai. - Vai em bé thông minh. - Vai viên quan. - Vai vua. - Vai sứ giả. Tiết 26. * ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ: * Bài mới Hoạt động 1: Trên cơ sở bảng tổng hợp, HD HS tìm hiểu sâu các lần đọ trí (20') ? Quan sát bảng, hãy nhận xét về tính chất của mỗi lần đố. - GV định hướng: Mỗi lần ấy nếu không trả lời được thì sao? ? Cách đố và cách giải đố ở lần 1,2,3 và lần 4 có khác nhau không? Khác nhau như thế nào? ?Qua 4 lần thách đố đó, em hãy so sánh, nhận xét chung về mức độ của sự thách đố và cách giải đố. ? Em thú vị nhất lần đố nào? Vì sao? ( HS tuỳ chọn) ? Qua truyện, em có cảm nhận gì về em bé. GV cho HS quan sát lại toàn bảng: - HS so sánh. Lần1: không trả lời được cũng không sao. Lần 2:Không trả lời được cả làng bị vạ. Lần 3: Không trả lời được có thể bị phạt. Lần 4: Không trả lời được, mất danh dự cả nước. =>Lần 1,2,3: Dùng cách "gậy ông đập lưng ông". Đây là cách kể chuyện phổ biến trong truyện cổ tích về kiểu nhân vật tài trí. VD: Trạng Quỳnh,... =>Lần 4: Dùng cách giải bằng trò chơi dân gian. Đây cũng là một cách kể chuyện phổ biến. VD. *Sự thách đố mỗi lần càng gay cấn, căng thẳng hơn. Cách giải đố mỗi lần càng thông minh, hóm hỉnh hơn. - HS nhận xét: Gợi ý: Lần 4 tính chất vô cùng quan trọng song cách giải lại vô cùng hồn nhiên, nhí nhảnh. => Em bé càng đáng yêu, càng được đề cao. ( HS có thể thích câu đố khác) + Em bé có trí tuệ sắc sảo, tư duy nhạy bén, có bản lĩnh, ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo nhưng vẫn thơ ngây, hồn nhiên. Lần thứ Người ra đố ND câu đố Cách giải 1 Quan Trâu 1 ngày cày được mấy đường. Ngựa một ngày đi được bao nhiêu bước? 2 Vua 3 trâu đực trong 1 năm đẻ được chín con. Mong vua phán cho cha mình đẻ em bé. 3 Vua 1 con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ Đòi 1 chiếc kim khâu rèn thành 1 con dao. 4 Sứ giả nước láng giềng Xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột con ốc. Hát: "...Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang..." Nhận xét Tính chất,mức độ của mỗi lần thách đó ngày càng tăng, ngày càng nghiêm trọng (Vui đùa -> vận mệnh quốc gia) Sự giải đố vẫn hồn nhiên, nhí nhảnh và vô cùng sắc sảo, nhanh nhạy. Em bé- một chú bé thần đồng, hình tượng hoá trí tuệ của nhân dân. Chú bé không phải là một nhà thông thái, một vị quan đầu triều mà chỉ là con một người nông dân. Tài trí của chú là tài trí của nhân dân, của những người lao động. Hoạt động 2: HD học sinh tổng kết truyện: 2. ý nghĩa của truyện (10') ? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện. - GV cho HS đọc to ghi nhớ. ? Đặc điểm của loại truyện về nhân vật tài trí là gì. - HS thảo luận. => Ghi nhớ. - Truyện về nhân vật thông minh tài trí là một chuỗi các sự việc, giải các câu đố oái oăm tạo tiếng cười vui vẻ, yêu đời. Hoạt động 3: III. Luyện tập (10') - GV HD HS làm BT đã giao ở tiết 25. Gọi HS trình bày bài kể của mình - Cho 1 nhóm HS lên đóng tiểu phẩm 1 trong những lần đố. - HS kể. - HS nhận xét. - HS thực hiện, HS lớp quan sát, nhận xét. * Củng cố(2') HS nhắc lại ghi nhớ. * HDVN(3') 1.Tiếp tục tập kể chuyện: Đóng tiểu phẩm. 2. Làm BT( SBT) 3. Soạn bài “ Cây bút thần” ( Lưu ý: Sự lợi hại của cây bút thần trong cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái ác.)

File đính kèm:

  • docTiet 2526 Em be thong minh.doc