A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp h/sinh:
- Nắm được cách tả cảnh, hình thức, bố cục bài văn tả cảnh.
- Rèn kỹ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, để trình bày bố cục bài viết.
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu những kinh nghiệm mà em học tập được về miêu tả cảnh qua văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”.
106 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II năm 2006, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 88:
(Ngày 11/02/2006)
phương pháp tả cảnh;
viết bài tập làm văn tả cảnh (ở nhà)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
Nắm được cách tả cảnh, hình thức, bố cục bài văn tả cảnh.
Rèn kỹ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, để trình bày bố cục bài viết.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu những kinh nghiệm mà em học tập được về miêu tả cảnh qua văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”.
* Bài mới:
- Học sinh đọc các đoạn văn.
- Giáo viên chia công việc chuẩn bị theo nhóm.
? Văn bản a) tả đối tượng nào ?
? Nhân vật Dượng Hương Thư đang làm công việc gì ?
? Qua hình ảnh Dượng Hương Thư, em có thể hình dung được cảnh gì ?
? Vì sao em lại có thể hình dung được cảnh sắc khúc sông có nhiều thác dữ đó ?
? Văn bản b) tả cảnh gì ?
? Cảnh được tả theo trình tự nào ?
? Theo em, trình tự tả đó có hợp lý không ?
? Lập dàn ý cho văn bản c) ?
? Trình tự miêu tả của văn bản c) ?
(Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong. Cách tả hợp lý bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.)
? Vậy qua các ví dụ trên, em thấy để làm tốt bài văn tả cảnh, chúng ta cần lưu ý những gì ?
I. phương pháp viết văn tả cảnh:
*. Văn bản a):
Tả Dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác.
=> Hình dung cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Bởi người vượt thác phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu chống chọi thác dữ (qua ngoại hình, động tác).
*. Văn bản b):
Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau.
- Theo trình tự từ dưới sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa.
- Trình tự tả hợp lý bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông.
*. Văn bản c): Gồm 3 phần.
- Mở bài: Gồm 3 câu đầu.
Tả khái quát tác dụng, cấu tạo, màu sắc luỹ tre làng.
- Thân bài:
Tả kỹ lần lượt 3 vòng luỹ tre.
- Kết bài:
Tả măng tre -> Suy nghĩ của người viết.
* Ghi nhớ: SGK.
Ii. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1:
Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất chung.
a) Trình tự tả cảnh lớp học trong giờ làm bài tập làm văn.
Từ ngoài vào trong (không gian).
Từ khi trống vào lớp đến hết giờ (thời gian).
Kết hợp cả 2 trình tự trên.
b) Hình ảnh tiêu biểu:
- Cảnh cô giáo trên bục giảng.
- Cảnh học sinh chờ đợi đề bài.
- Cảnh nhận đề.
- Cảnh làm bài, thu bài.
- Quang cảnh thiên nhiên.
c) Giao cho các nhóm viết mở bài, kết bài và trình bày.
Bài tập 2:
Xác định trình tự tả giờ ra chơi.
a) Trình tự thơì gian:
- Giờ ra chơi tới.
- Học sinh ùa ra sân.
- Học sinh chơi đùa.
- Các trò chơi diễn ra.
- Trống vào lớp.
b) Trình tự không gian:
- Từ các cửa lớp học.
- Các góc sân.
- Giữa sân.
- Phần tập trung đông học sinh nhất (Trò chơi mới lạ, hấp dẫn).
*. Các nhóm lựa chọn một cảnh để viết thành đoạn văn miêu tả - Trình bày.
Bài tập 3:
- Đọc bài văn.
- Lập dàn ý.
a) Mở bài:
- Tên văn bản “Biển đẹp”
b) Thân bài:
Cảnh đẹp của biển trong những thời điểm khác nhau.
Buổi sớm nắng vàng.
Buổi chiều gió mùa đông bắc.
Ngày mưa rào.
Buổi sớm nắng mờ.
Buổi chiều lạnh.
Buổi chiều nắng tàn mát dịu.
Buổi trưa xế.
Biển, trời đổi màu.
c) Kết bài:
Nhận xét, lý giải vì sao biển đẹp.
Iii. Bài viết (ở nhà):
Đề bài: Tả quang cảnh buổi sáng ở thành phố quê hương em.
Gợi ý: (Hoặc tả cảnh đẹp mà em đã gặp)
*. Mở bài:
Giới thiệu khái quát.
(Ví dụ: Một ngày mới bắt đầu!)
*. Thân bài:
- Khung cảnh thành phố lúc rạng đông.
- Hoạt động của thành phố khi trời sáng rõ.
(Lưu ý: - Chọn điểm nhìn để tả cho phù hợp. Có thể đứng yên trên một tầng nhà nào đó, hoặc di chuyển.
- Có thể chọn thời gian sáng mùa hè, …
*. Kết bài:
Nêu cảm xúc.
iv. hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
tuần 23 – bài 22
Tiết 89+90
(Ngày 15/02/2006) văn bản:
buổi học cuối cùng
(An-phông-xơ Đô-đê).
Trần Việt - Anh Vũ dịch.
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Trong văn bản "Vượt thác", Võ Quảng đã cho chúng ta được thấy nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả ?
- Qua những hình ảnh miêu tả, tác giả Võ Quảng đã thể hiện t/c gì ?
Tình yêu thiên nhiên, yêu con người VN chính là những biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước VN. Còn nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê biểu hiện tình yêu đất nước của mình như thế nào. Các em cùng đến với bài học hôm nay.
(Lưu ý học sinh cách viết từ phiên âm).
* Bài mới:
- Tập truyện ngắn nổi tiếng: "Chuyện ngày thứ hai"
"Những bức thư gửi từ cối xay gió của tôi"
* Hướng dẫn đọc.
- Văn bản dài nên chỉ đọc một đoạn.
- Chú thích: cáo thị, thất trận.
+ Thuộc từ loại nào ?
+ Giải nghĩa bằng cách nào ?
? Xác định các sự việc chính trong truyện ? Nhận xét ý kiến của bạn ?
? Dựa vào các sự việc chính, nêu bố cục của truyện ?
? Theo dõi vào diễn biến các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt truyện ?
? Hãy cho biết truyện được kể bằng ngôi thứ mấy ?
(Ngôi thứ nhất qua lời nhân vật Ph...).
? Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất có tác dụng gì ?
? Trong truyện, ai là nhân vật chính, vì sao ?
? Trong truyện ngắn "Bức tranh ...", Tạ Duy Anh đã miêu tả nhân vật người anh qua diễn biến tâm trạng. ở văn bản này, An-phông-xơ Đô-đê cũng miêu tả Ph... qua diễn biến tâm trạng của nhân vật.
? Vậy, diễn biến tâm trạng của Ph... trải qua những thời điểm nào ?
Chúng ta cùng theo dõi phần đầu câu truyện.
? Trên đường tới trường, Ph... có ý định gì ?
? Vì sao cậu bé lại có ý định trốn học ?
? Qua đó, em thấy Ph... là cậu bé như thế nào ?
(Nhưng ý định trốn học ấy chỉ thoáng qua và cậu bé đã ba chân, bốn cẳng chạy đến trường.)
? Mặc dù rất vội, Ph... đã kịp nhận ra những điều khác lạ nào ở trụ sở xã ?
? Trước điều khác lạ đó, Ph... đã suy nghĩ gì ?
? Suy nghĩ đó thể hiện cậu bé có tâm hồn như thế nào ?
? Với tâm hồn nhạy cảm, Ph... tiếp tục nhận thấy những điều khác lạ nào ở trường, trong lớp học ?
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng các chi tiết này ?
(Đây là những chi tiết có khả năng khái quát rất cao, bởi vì chúng vừa gợi không khí chân thực, vừa ngầm báo hiệu điều chẳng lành, một biến cố trọng đại đã và đang xảy ra - vùng An-dát đã rơi vào tay quân Phổ).
? Điều đó khiến Ph... có cảm giác gì ?
(Và chi tiết khiến cho Ph... ngạc nhiên hơn cả là sự xuất hiện của dân làng trong lớp học. Hình ảnh cụ Hôde từng là xã trưởng, hình ảnh bác phát thư - họ là những người đã biết chữ. Vậy tại sao họ lại có mặt ở đây. Bao nhiêu là thắc mắc, băn khoăn.)
Vậy chúng ta cùng theo dõi tiếp trang 51.
- Đọc lại câu nói của thầy Hamen.
? Thầy giáo đã nói điều gì ?
? Lúc đó, Ph... có cảm giác và thái độ như thế nào ?
? Từ sự căm giận đó, Ph... đã có những suy nghĩ, thái độ nào nữa ?
(Các em cùng suy nghĩ và thảo luận nhóm).
Phiếu học tập.
- Tìm các chi tiết thể hiện suy nghĩ, thái độ, hành động của Ph... sau khi nghe thầy nói: "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con".
(- Học sinh đọc lại yêu cầu.
- Giáo viên phát phiếu học tập, nêu nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm.
- Thu phiếu và nêu những chi tiết các em tìm được.
+ Chăm chú nghe giảng, thấy sao mình hiểu bài đến thế.
+ Tự nhủ khi khi nghe tiếng bồ câu gù.
? Từ những chi tiết trên, em hãy tìm những từ ngữ để khái quát lên tâm trạng, thái độ của Ph... ?
? Theo dõi diễn biến tâm trạng Ph..., chúng ta có nhận xét gì ?
? Để diễn tả biến đổi tâm lý mạnh mẽ đó, tác giả đã dùng những kiểu câu, dấu câu nào ?
(Dường như nỗi ân hận đang vò xé tâm can cậu bé, khiến những câu văn như bị hụt hẫng, bị cắt vụn ra với những dấu cảm, dấu chấm lửng; các câu tự sự, miêu tả, biểu cảm đan xen; kết hợp lời đối thoại với lời độc thoại. Chứng tỏ cậu bé đang xúc động vô cùng.
? Có ý kiến cho rằng: Sự xúc động của Ph... có lẽ tập trung khá rõ ở lời tự nhủ của cậu bé: "Liệu người ta có bắt cả những chú chim bồ câu cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ ?".
? Em có đồng ý không ? Vì sao ?
(Tiếng hót là nhu cầu tối thiểu của loài chim hiền lành, vô tội. Học bằng tiếng mẹ đẻ là nhu cầu tối thiểu của Ph... và cả dân làng vùng An-dát. Câu văn mang một ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Loài chim hay chính Ph... và các bạn của cậu đang bị tước đi cái quyền tối thiểu ấy. Chiến tranh thật tàn bạo ! Lời tự nhủ của cậu bé như thể hiện được nỗi xót xa, đau đớn của những người dân khi đất nước mất tự do.
? Và tất cả sự xúc động ấy đã khẳng định tình cảm nào của cậu bé ?
(Yêu thầy, biết ơn thầy, yêu tiếng Pháp - Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước.)
Như vậy, tình yêu đất nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng mẹ đẻ đã được thể hiện rõ qua nhận thức của Ph.... Và đó cũng chính là nhận thức của những người dân vùng An-dát yêu tiếng Pháp, yêu nước Pháp của mình. Và có lẽ tình cảm yêu nước ấy luôn tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi con người ở mỗi dân tộc.
Như tâm sự của một nhà thơ Nga:
"Mơ hồ thấm từng âm thanh tiếng mẹ.
Tôi bỗng tỉnh ra tới giây phút lạ lùng.
Tôi chợt hiểu người chữa tôi khỏi bệnh.
Chẳng thể là ai ngoài tiếng mẹ thân thương."
Và xúc động cứ dâng trào trong thi sỹ Lưu Quang Vũ khi ông viết về tiếng Việt của mình:
" Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ.
Quên nổi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình !"
? Còn các em, chúng ta đã và sẽ làm gì để thể hiện tình yêu tiếng Việt, đất Việt thân thương ?
(Việc hăng hái học tập ở tiết học này đã phần nào chứng tỏ các em rất yêu môn Văn, nghĩa là yêu tiếng Việt. Chúng ta sẽ cùng nhau làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp và trong sáng. Các em có đồng ý như vậy không ?)
* Trở lại với diễn biến tâm trạng nhân vật Ph ...
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Ph... của tác giả.
(- Miêu tả diễn biến tâm trạng hợp lý. Lối viết nhẹ nhàng, gợi cảm, trong sáng, giàu chất thơ. Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm; lời đối thoại, độc thoại đan xen; xây dựng hình ảnh so sánh đặc sắc.
- Miêu tả người qua diễn biến tâm trạng.)
? Thành công nghệ thuật đó đã giúp em hiểu gì về nhân vật Ph... ?
(Hồn nhiên, chân thật, yêu thầy, yêu tiếng Pháp.)
? Từ đó, em có những tình cảm nào dành cho cậu bé ?
? Trong buổi học cuối cùng, nhân vật thầy giáo Hamen đã được miêu tả như thế nào ?
(Thảo luận nhóm.)
? ý nghĩa của truyện là gì ?
? Những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện là ?
? Tìm những câu văn có phép so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ấy ?
- H/s đọc ghi nhớ SGK.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1840-1897), nhà văn Pháp.
2. Tác phẩm: SGK.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
Cáo thị, thất trận.
2. Bố cục, tóm tắt văn bản:
Gồm 3 đoạn:
- Đ 1: Từ đầu đến "... mà vắng mặt con": Hình ảnh Ph... trước buổi học.
- Đ 2: Tiếp đến "... nhớ mãi buổi học cuối cùng này": Diễn biến buổi học cuối cùng.
- Đ 3: Còn lại: Kết thúc buổi học cuối cùng.
* Nhận xét lời kể của bạn.
Về nhà các em tiếp tục kể truyện.
- Ngôi thứ nhất qua lời nhân vật Ph...
- Tạo sự thoải mái khi tiếp nhận vì người đã chứng kiến, tham gia diễn biến câu chuyện từ đầu đến cuối kể lại; góp phần thuận lợi trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật là người kể chuyện.
- Có thể phân tích văn bản tự sự theo bố cục hoặc theo diễn biến tâm trạng của nhân vật. Với truyện này, chúng ta chọn cách phân tích theo diễn biến tâm trạng nhân vật.
3. Phân tích nhân vật:
a, Nhân vật Phrăng:
* Trước buổi học:
- Định trốn học.
=> Mải chơi, lười học, sợ thầy.
- Nhận thấy điều khác lạ:
+ ở trụ sở xã:
=> Tin chẳng lành.
=> Tâm hồn nhạy cảm.
+ ở trường.
+ ở lớp học.
=> Vô cùng ngạc nhiên, băn khoăn.
- Nghe thầy giáo nói đây là buổi học Pháp văn cuối cùng:
-> Choáng váng, căm giận kẻ thù, hiểu nguyên nhân ...
- Mà tôi thì ...
- Vậy là sẽ ...
- Tự giận mình ...
- Thấy những quyển sách như những người bạn cố tri, đau lòng phải giã từ chúng.
- Quên lúc thầy phạt, thầy vụt.
- Tội nghiệp thầy !
- Lúng túng, đứng đung đưa, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên vì không đọc được bài.
- Tiếc nuối, tự giận mình, xấu hổ, đau lòng, ân hận.
- Ham học, yêu, biết ơn thầy; yêu tiếng Pháp.
=> Biến đổi tâm lý mạnh mẽ.
b, Nhân vật thầy Hamen
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen, áo rơđanhgốt , ... => trang trọng.
=> Chứng tỏ ý nghĩa hệ trọng của buổi học cuối cùng.
+ Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng nhắc nhở nhưng không quở mắng; kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học trò.
+ Nói về việc học tiếng Pháp: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình ngôn ngữ dân tộc vì đó là tài sản quý báu, là chìa khoá để mở ngục tù khi một dân tộc rơi vào vùng nô lệ.
=> Những lời nói sâu sắc, tha thiết, biểu lộ tình cảm yêu nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói của mình.
+ H/đ, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Dằn mạnh viên phấn, viết thật to; "Nước Pháp muôn năm"; mặt tái nhợt, giọng nghẹn ngào.
c, Hình ảnh những nhân vật khác:
- Cụ Hôde - từng là xã trưởng; bác phát thư cũ, ... -> những người đã biết chữ và cả dân làng: chăm chú tập đánh vần, nâng sách bằng hai tay, giọng run run.
- Các em nhỏ: chăm chú, im phăng phắc, cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức.
=> Hình ảnh cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với việc học tiếng dân tộc của mình.
d, ý nghĩa tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật của truyện:
- Câu nói "Khi một dân tộc ..." nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình bị mai một thì dân tộc ấy khó có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ bị diệt vong. Dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng chịu hơn 1000 năm Bắc thuộc, 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi hàng ngày, được giữ gìn, phát triển để ngày càng trong sáng và giàu đẹp.
- Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình.
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất qua lời nhân vật chính.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động.
- Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành, xúc động; sử dụng nhiều câu cảm, từ biểu cảm, phép so sánh, lời nói hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ.
* Ghi nhớ: SGK.
Iii. luyện tập:
- Bài tập trắc nghiệm tr 28.
- Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh thầy Hamen hoặc chú bé Ph... (Thảo luận).
iv. hướng dẫn về nhà :
- Kể tóm tắt truyện.
- Hoàn thành bài viết đoạn văn.
- Tìm đọc bài thơ "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 91
(Ngày 16/02/2006)
nhân hoá
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Nắm được tác dụng chính của nhân hoá.
- Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là so sánh, các kiểu so sánh ? Cho ví dụ ?
? Nhận biết và nêu tác dụng của phép so sánh trong bài tập 3 (tr 43).
* Bài mới:
Giáo viên cho câu văn:
Những hàng cây đu đưa như vẫy gọi chúng em tới gần hơn nữa !
(H/s có thể phát hiện: phép so sánh (vì có dùng từ "như") -> G/v chuyển ý : nhân hoá.
- Học sinh đọc ví dụ ?
(Trên bảng g/v ghi cột ngang)
VD1 Nhận xét 1 Ghi nhớ 1
VD2 Nhận xét 2 Ghi nhớ 2
- Đọc lại những sự vật được kể tới trong đoạn thơ mà cô giáo đã gạch chân?
(tránh trường hợp h/s đọc cả những từ chỉ s/v khác: áo, gươm, ...)
? Những sự vật này đã được gọi và miêu tả bằng những từ ngữ nào ?
? Những từ "ông, mặc áo, ..." vốn được dùng để gọi, tả đối tượng nào ?
=> Vậy mà những từ ngữ vốn được dùng để gọi, tả con người lại được TKĐ dùng để gọi, tả sự vật. Đó là t/g đã nhân hoá các SV "trời, cây mía, kiến"
? Em hiểu thế nào là nhân hoá ?
Bài tập nhanh:
Cho biết văn bản nào em đã học sử dụng thành công phép nhân hoá?
(Bài học đường đời ...)
- Quan sát ví dụ 2:
? So sánh cách diễn đạt ?
- Như vậy cách diễn đạt 1 có sử dụng phép nhân hoá đã có tác dụng rõ rệt. Vậy em có thể khái quát tác dụng của phép nhân hoá ?
Bài tập nhanh:
Cho VD: "Những chùm cổ thụ đứng ..."
+ Xác định phép nhân hoá.
+ Nêu tác dụng.
- Đọc lại ghi nhớ.
- G/v trở lại VD 1 phần I
- Xác định kiểu nhân hoá ?
-> Giới thiệu các ví dụ tiếp theo.
- Cho h/s xác định phép nhân hoá trong các ví dụ SGK.
- G/v đưa ra 3 kiểu nhân hoá.
- H/s gạch nối VD với kiểu nhân hoá.
- Nhắc lại các kiểu nhân hoá ?
* G/v lưu ý học sinh.
- Xác định phép nhân hoá (x/đ sự vật - từ ngữ gọi, tả).
- Mỗi phép nhân hoá được tạo ra bằng cách nào ? (Kiểu nhân hoá).
- Tác dụng của phép nhân hóa trong mỗi ví dụ.
=> Dùng từ ngữ để nhân hoá phải phù hợp với đối tượng: Lão diều hâu (độc ác) mà không dùng: Anh diều hâu.
? Nhận xét cách diễn đạt của 2 cách viết:
Cách 1: nhân hoá.
Cách 2: miêu tả thông thường.
? Nên chọn cách viết nào cho văn biểu cảm, văn thuyết minh.
(Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc - khen ngợi cô bé chổi rơm ...
Thuyết minh: Chủ yếu dùng phân tích, nêu định nghĩa....)
=> Giáo viên kết hợp bài tập 3 và treo lại VD a ở phần II - các kiểu nhân hoá, để lưu ý h/s cách viết hoa những danh từ riêng là từ chỉ SV nói chung nhưng đã được nhân hoá trở thành các nhân vật.
I. nhân hoá là gì?
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
Sự vật
Từ ngữ để gọi , miêu tả
- Trời
- Cây mía
- Kiến
- Ông, mặc áo ra trận.
- Múa gươm
- Hành quân
=> Là những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người.
-> Nhân hoá là gọi, tả sự vật bằng những từ ngữ vốn gọi, tả con người.
(Giải nghĩa: "nhân hoá".)
- Cách 2:
Mang tính chất miêu tả, tường thuật sự vật một cách thông thường.
- Cách 1: Dùng phép nhân hoá giúp cho người đọc như thấy ngay trước mắt quang cảnh sự vật trước một trận mưa rào dữ dội. Đặt bài thơ vào khung cảnh sáng tác những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, chúng ta còn nhận thấy ....
-> Nhân hoá làm cho thế giới ...
3. Ghi nhớ: SGK.
ii. các kiểu nhân hoá:
Ví dụ Kiểu nhân hoá
a 1. Trò chơi, xưng hô...
b 2. Dùng từ vốn chỉ h/động
c 3. Dùng từ vốn gọi người.
ghi nhớ: SGK
Iii. luyện tập:
Bài tập 1, 4:
Tàu: mẹ, con.
Xe: anh, em, tíu tít -> Bận rôn, đông vui.
(Kiểu 1,2).
Bài tập 3:
(Thảo luận).
Bài tập 4:
- Lấy một đoạn văn trong "Đàn gia súc trở về" của A.Đôđê. (Phiếu học tập).
- H/s xác định phép nhân hoá, kiểu nhân hoá, tác dụng của phép nhân hoá (cả cách viết hoa danh từ chỉ SV trở thành nhân vật).
Bài tập 5:
Viết đoạn văn có nhân hoá. (Thảo luận)
- G/v đưa tình huống: Khi nhận bài tập này, có bạn đã đưa ra ý kiến: Em hãy viết đoạn văn miêu tả về em bé mới sinh. Em có đồng ý với bạn không ? Vì sao ?
iv. hướng dẫn về nhà :
- Học, hiểu bài.
- Hoàn thành bài tập.
- Tìm thêm các ví dụ có phép nhân hoá.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 92:
(Ngày 16/02/2006)
phương pháp tả người
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
- Nắm được cách tả người và bố cục, hình thức một đoạn, một bài văn tả người.
- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo thứ tự hợp lý.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Những điều cần lưu ý về phương pháp tả cảnh ?
? Trình bày đoạn văn tả cảnh của mình ?
* Bài mới:
- G/v giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu các đoạn, báo cáo kết quả thảo luận.
? Mỗi đoạn văn đó tả ai ?
? Người đó có đặc điểm gì nổi bật ?
? Điều nổi bật đó được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào ?
? Đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ?
? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn như thế nào ?
(Trên bảng giáo viên ghi cột ngang:
Đoạn văn
Tả ai
Từ ngữ, chi tiết tả
Cách tả
Yêu cầu
=> Trên đây là 3 ví dụ về văn tả người.
? Vậy để viết được đoạn văn tả người, chúng ta cần tiến hành những việc gì ?
? Ví dụ 3 được coi như là một bài văn tả người hoàn chỉnh. Xác dịnh bố cục của bài văn ?
? Nêu nhiệm vụ của từng phần trong bố cục ?
* G/v chia công việc cho các nhóm thảo luận:
(Lưu ý:
- Tìm tất cả các chi tiết thường miêu tả cho đối tượng.
- Nếu tả đối tượng trong khi làm việc hoặc tả chân dung thì sẽ lựa chọn các chi tiết trong đó cho phù hợp).
I. phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người:
1. Ví dụ: SGK tr 59, 60..
2. Nhận xét:
+ Đoạn a: Tả Dượng Hương Thư đang chèo thuyền vượt thác - như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn.
-> Đoạn a tả người gắn với công việc.
+ Đoạn b: Tả chân dung Cai Tứ, là người đàn ông gian hùng: thấp gầy, tuổi độ, cặp lông mày...
-> Đoạn b đặc tả người, tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật: tả vóc dáng, độ tuổi, mặt ...
+ Đoạn c: Tả 2 đô vật tài mạnh là Quắm Đen và Quản Ngữ: .....
-> Đoạn c tả người gắn với hoạt động: (đang làm gì ? tư thế ra sao, chân tay, mặt mũi khi làm việc như thế nào ?)
ghi nhớ: SGK
Ii. luyện tập:
Bài tập 1:
- Nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đ/t.
+ Em bé 4, 5 tuổi:
Mắt đen lóng lánh; môi đỏ chon chót, hay cười toe toét, thỉnh thoảng thò lò mũi, răng sún, nói chưa sõi, hay hóng chuyện.
+ Cụ già:
Da nhăn nheo, ...
+ Cô giáo say sưa giảng bài:
Tiếng nói, nhịp chân bước, ...
Bài tập 2:
- Lập dàn ý cơ bản cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng ở bài tập 1. Chọn đối tượng 3: Cô giáo đang say sưa giảng bài.
Chia các nhóm chuẩn bị các phần: MB, TB, KB.
Bài tập 3:
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
=> Hình ảnh ông Quản Ngữ chuẩn bị vào sới vật.
Bài tập 4:
Viết đoạn văn tả người (đối tượng tự chọn).
* H/s trình bày bài viết, nhận xét.
iii. hướng dẫn về nhà :
- Nắm được phương pháp làm văn tả người.
( Lưu ý: Tả người đặt trong khung cảnh thiên nhiên hoặc thông qua cách nhìn khung cảnh thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng người.)
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
tuần 24 – bài 23
Tiết 93+94:
(Ngày 24/02/2006) văn bản:
đêm nay bác không ngủ
(Minh Huệ).
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sỹ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của chiến sỹ >< Bác Hồ.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
1) Truyện " BTCEGT", "BHCC" và "BH ..." có đặc điểm chung gì về cách kể chuyện ?
A. Kể theo thứ tự thời gian.
B. Ngôi kể thứ nhất.
C. Các phép s/s, nhân hoá, ẩn dụ được sử dụng rộng rãi.
D. Kể không theo thứ tự thời gian.
2) Trình bày đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Ph hoặc thầy Hamen trong "BHCC".
* Bài mới:
? Nêu những nét cơ bản về tác giả Minh Huệ.
? Nêu xuất xứ của bài thơ. ( chú ý về hoàn cảnh sáng tác bài thơ)
- Đọc nhịp chậm, giọng thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn một chút ở đoạn sau. Khổ thơ cuối cần đọc chậm và mạnh để khẳng định như một chân lý.
- Tìm hiểu một số chú thích (từ địa phương, từ láy gợi tả).
" Đêm ..." là một bài thơ trữ tình được trình bày như một câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
? Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? Viết về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào ?
? Theo em, ai là nhân vật tr/tâm ?
(Nhân vật tr/tâm là Bác Hồ được hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sỹ, qua cả những lời đối thoại giữa 2 người).
Như vậy, tất cả những lời tả, kể về Bác đều từ điểm nhìn và tâm trạng anh đội viên - người vừa chứng kiến vừa tham gia vào câu chuyện =>
? Tác dụng: Làm cho hình tượng Bác hiện ra một cách tự nhiên, có tính khách quan lại được đặt trong m/q/h gần gũi, ấm áp với người chiến sỹ.
? Theo dõi lời kể của anh đội viên, chúng ta nhận thấy có những chặng (t) nào ?
(Chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo d/b tâm trạng của anh đội viên và Bác Hồ trong đêm mưa rừng Việt Bắc năm xưa).
(Trên bảng g/v ghi làm 2 cột:
Hình tượng anh đội viên
Hình tượng Bác Hồ
* Đọc khổ thơ đầu:
? Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ ?
(Nếu bài thơ là một câu chuyện thì cách mở đầu này đã tạo lên được
File đính kèm:
- Ngu Van 6 Ki II.doc