Giáo án Ngữ văn 6 - Năm 2007_Nguyễn Đình Thành - Trường THCS Hoà Chính

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Giúp H cảm nhận được nội dung ý nghĩa của truyện CRCT: giải thích, suy tôn nguồn gốc của dân tộc Việt; thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất các cộng đồng người Việt;

- Cảm nhận được vẻ đẹp hình thức của truyện: các chi tiết kì ảo được tạo ra bằng trí tưởng tượng phong phú dựa trên những sự thật lịch sử.

2. Tích hợp với phần TV ở phần khái niệm từ đơn và từ phức, với phần TLV ở khái niệm văn bản và các phương thức biểu đạt.

3. Biết tự hào về cội nguồn dân tộc.

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh truyện CRCT

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 

doc33 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Năm 2007_Nguyễn Đình Thành - Trường THCS Hoà Chính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2007 Ngày dạy: /08/2007 Tiết 01 Con rồng, cháu tiên I. mục tiêu bài học 1. Giúp H cảm nhận được nội dung ý nghĩa của truyện CRCT: giải thích, suy tôn nguồn gốc của dân tộc Việt; thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất các cộng đồng người Việt; - Cảm nhận được vẻ đẹp hình thức của truyện: các chi tiết kì ảo được tạo ra bằng trí tưởng tượng phong phú dựa trên những sự thật lịch sử. 2. Tích hợp với phần TV ở phần khái niệm từ đơn và từ phức, với phần TLV ở khái niệm văn bản và các phương thức biểu đạt. 3. Biết tự hào về cội nguồn dân tộc. II. chuẩn bị. - Tranh truyện CRCT III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ - KT sự chuẩn bị bài, sách vở của học sinh. 3. Bài mới. Đọc rõ ràng mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết thần bí. Cố gắng thể hiện cuộc đối thoại của LLQ và ÂC. ? Quan sát văn bản và chia nội dung văn bản. Gv có thể chia sau đó yêu cầu H tìm nội dung. ? Giải thích từ khó. ? Truyện có những nhân vật chính nào ? ? Trong trí tưởng tượng của người xưa, LLQ hiện lên như thế nào ? ? Còn ÂC ? ? LLQ kết duyên cùng ÂC. Vậy theo em, người xua muốn nói gì về nòi giống dân tộc ta qua mối lương duyên này ? ? Qua đây, Em nghĩ như thế nào về cội nguồn dân tộc Việt ? ? Chuyện ÂC sinh con có gì lạ ? ? Chi tiết này có ý nghĩa gì ? I. Đọc-Tìm hiểu cấu trúc văn bản. Đ1:-> Long Trang: Việc kết hôn của LLQ và ÂC. Đ2->lên đường: Việc sinh con và chia con của LLQ và ÂC. Đ3: Sự trưởng thành của các con LLQ và ÂC. II. Tìm hiểu nội dung văn bản 1. Truyện giải thích cội nguồn của dân tộcViệt Nam * LLQ: Là con thần biển có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, giúp dân diệt trừ yêu quái. * ÂC: Là con Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thihên nhiên, cây cỏ. => Dân tộc ta có một nòi giống cao quý và thiêng liêng. => Lòng tôn kính và tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên. *ÂC sinh con: Sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khoẻ mạnh =>Giải thích mọi chúng ta đều là anh em ruột thịt do một mẹ sinh ra Giảng: Chi tiết đẻ trứng tuy lạ nhưng được bắt nguồn từ thực tế. Các loài trên trái đất đều đẻ trứng. Và Bác của chúng ta khi sử dụng từ đồng bào có một ý nghĩa rất to lớn. đồng có nhĩa là cùng. Bào có nghĩa là bọc; nghĩa là mọi người trên đất nướ ta đều cùng chung một nguồn gốc. Cái nguồn gốc của chúng ta thật cao quý, thiêng liêng. Từ trong nguồn cội, dân tộc ta đã là một khối thống nhất. ? LLQ và ÂC đãchia con như thế nào ? ? Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng và xuống biển. ? Qua sự việc LLQ và ÂC mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? ? Chi tiết cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về dân tộc ta thủa sơ khai ? ? Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyện CRCT ? ? Truyện đã cho em những tình cảm nào ? ? Các truyền thuyết có liên quan đến lịch sử thời xưa ? 2. ước nguyện muôn đời của người dân Việt Nam - 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển. => Rừng là quê mẹ, biển là quê cha. Nước ta rừng biển rộng lớn và cân bằng =>ý nguyện phát triển dân tộc, mở rộng đất đai, đoàn kết dân tộc. - Tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang, thủ đô đặt ở Bạch Hạc - Phú Thọ và phong tục cha truyền con nối của thời đại Hùng Vương III. ý nghĩa. - Dân tộc ta có một nguồn gốc thiêng liêng và cao quý; là một khối đoàn kết, thống nhất và bền vững. - Tự hào về dân tộc, yêu quý truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người. - Thời đại các vua Hùng, thời đại đầu tiên của nước ta và ngày giỗ tổ Hùng Vương * Luyện tập - Kêt lại truyện CRCT ? Ngày soạn: 22/08/2007 Ngày dạy: /08/2007 Tiết 02 Hướng dẫn đọc thêm: Bánh trưng bánh giầy. I. mục tiêu bài học. 1. Giúp H nắm được nội dung ý nghĩa của truyện bánh trưng, bánh giầy; ca ngợi phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta, đề cao lao động nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời đất. 2. Tích hợp với phần TV và phần TLV ở tiết 3 và 4 của bài 1 3. Biết yêu quý lao động, yêu quý những nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc. II. chuẩn bị. - Tranh truyện bánh trưng, bánh giầy. III. tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa của truyện CRCT ? 3. Bài mới I. Hướng dẫn đọc và kể - Giọng đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý đến lời của vị thần trong giấc mộng của Lang Liêu và giọng của vua Hùng. - Gv đọc và hướng dẫncho H đọc và kể lại. - Yêu cầu H tóm tắt truyện, có thể lấy điểm miệng. II. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết - Gv giao hệ thống câu hỏi co từng nhóm, yêu cầu thảo luận và trình bày. ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ? Điều kiện và hình thức thực hiện ? ? Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề này, thử tìm những điểm tiến bộ. ? Các Lang đua nhau dâng lễ vật quý chứng tỏ điều gì ? Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào ? ? Vì sao thần lại chỉ giúp Lang Liêu ? Tại sao Vua chỉ xem qua lễ vật của các Lang mà lại dừng ở mâm lễ của Lang Liêu rất lâu. ? Truyện có ý nghĩa gì ? 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi. - Hoàn cảnh truyền ngôi: Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình và con đông - Tiêu chuẩn nối ngôi: Nối được chí Vua và không nhất thiết phải là con trưởng. - Hình thức thử thách: Nhân ngày lễ tiên vương, các con dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha. => Không còn theo lệ truyền ngôi từ đời trước là nhường ngôi cho con trưởng. Chú trọng đến tài, trí. 2. Cuộc đua tài dâng lễ vật. - Việc Vua thử tài là một hình thức đố để tìm người thực sự tài giỏi. í vua, chí vua là gì không ai biết được. Do đó các Lang suy nghĩ đơn thuần là cứ của ngon vật lạ, lễ vật quý hiếm là vua vui. - Lang Liêu khác các Lang khác là mồ côi mẹ từ sớm, nghèo và chăm làm việc đồng áng - Thần là một nhân vật chỉ giúp đỡ những người chịu thiệt thòi và Lang Liêu cũng vậy (giống như truyện cổ tích) 3. Kết quả - Các Lang dâng lễ rất sang trọng nhưng Vua chỉ xem qua và dừng lại rất lâu ở mâm lễ của Lang Liêu - Mâm lễ của Lang Liêu khác hẳn. nó vừa lạ, vừa quen khiến vua phải nếm thử và ngẫm nghĩ rất lâu về ý nghĩa của lễ vật, về tình cảm và nhân cách của cậu con trai nghèo. 4. ý nghĩa. - Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc ta - Giải thích phong tục làm và thờ cúng hai loại bánh trong ngày Tết - Đề cao nghề nông trồng lúa nước - Thể hiện ước mơ vua sáng, tôi hiền cho đất nước được ấm no, thái bình *Luyện tập. - kể lại truyện Bánh trưng, bánh giầy Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 03/09/2007 Ngày dạy: /08/2007 Tiết 03 Từ và cấu tạo từ của tiếng việt I. mục tiêu bài học. 1. Giúp H nhậ biết về từ, tiếng, phân biệt được từ đơn và từ phức. 2. Thực hành làm các bài tập nhận biết từ trong câu, dùng từ để đặt câu. 3. Có ý thức thực hành và vận dụng vốn từ, biết yêu vốn từ của dân tộc. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị soạn bài của H 3. Bài mới. ? Làm bài tập 1 SGK. Cho biết có bao nhiêu từ ? ? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ? ?9 từ đó tạo thành một đơn vị trong văn bản, đơn vị đó được gọi là gì ? Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/cách/ăn ở. => Mỗi từ khi được tách riêng đứng độc lập đều có nghĩa. => Là một câu văn độc lập I. Từ là gì ? *Từ: Là một đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu BT nhanh: Đặt câu với các từ sau: - Nhà/ làng/ phố /phường/ em/ nằm /sông/ Hồng /Đà /Lam /phong cảnh /rất /vô cùng /tươi đẹp /cảnh vật. - Nhà em nằm ven sông Hồng, cảnh vật rất tươi đẹp. ?Xét ví dụ trên, các từ khác nhau như thế nào về cấu tạo ? Vậy tiếng là gì ? ? Vậy khi nào một tiếng được coi là một từ ? - Có từ chỉ có 1 tiếng, có từ có 2 tiếng. - Một tiếng được coi là một từ khi nó trực tiếp được dùng để cấu tạo nên câu. *Tiếng: Là đơn vị cấu tạo nên từ. BT nhanh: Xác định số tiếng và số từ trong câu văn sau: - Em đi xem văn công tại sân vận động xã Trần Phú + Số từ: 8 ; số tiếng 12 ? Làm BT SGK tìm từ một tiếng và từ hai tiếng trong câu văn ? ? Từ đây, dựa vào kiến thức của Tiểu học, em hãy nhắc lại thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức ? ? Xét 2 từ Trồng trọt và chăn nuôi ? - Từ 1 tiếng: Từ, đấy, nước, ta, chăm, và, nghề, có, tục, ngày, Tết, làm. - Từ 2 tiếng: Trồng trọt, chăn nuôi, bánh trưng, bánh giầy. +giống: cùng có 2 tiếng +khác: - Trồng trọt láy nhau phụ âm - tr - - Chăn nuôi : có quan hệ với nhau về nghĩa II. Từ đơn và từ phức. *Từ đơn:Là từ chỉ có 1 tiếng tạo thành. *Từ phức: là từ có 2 hay nhiều tiếng tạo thành BT: Hãy điền những từ trong câu văn trên vào bảng phân loại: H tự làm - Gv quan sát và chỉnh sửa. 4. Củng cố kiến thức - Từ là gì ? Từ dùng để làm gì ? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Phân biệt từ ghép và từ láy ? * Luyện tập 1. a) Các từ nguồn gốc, con cháu … thuộc kiểu cấu tạo từ ghép b) Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, cha ông, nòi giống,, gốc rễ, huyết thống … c) Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Con cháu, anh chị, ông bà, cha mẹ, cô dì, cậu mợ, chú thím, anh em, cha con, vợ chồng … 2. Từ những từ tìm được ở trên, hãy tìm quy tắc cấu tạo của chúng: - QT1: Quy tắc nam trước nữ sau - QT2: Quy tắc trên trước dưới sau. 3 Cấu tạo Bánh + X Cách chế biến Rán, nướng, hấp, nhúng, tráng, cuốn, xèo … Chất liệu Nếp, tẻ,khoai, ngô, sắn, đậu xanh, tôm, gai khúc … Tính chất dẻo, phồng, xốp, cứng, mềm … Hình dáng Gối, ống, tai voi, sừng bò … Hương vị Ngọt, mặn, thập cẩm …. 4. Từ Thút thít : miêu tả âm thanh của tiếng khóc (nhỏ thanh, đều và liên tục). - Những từ láy khác: Nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, dấm dứt, tức tưởi, nỉ non, não nùng, hu hu … 5. Các từ láy: - Tả tiếng cười: Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hố, nhăn nhở, toe toét, khúc khích, sằng sặc … - Dáng điệu: Lừ đừ, là lướt, nghênh ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, lắc lư, đủng đỉnh, vênh váo … Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 22/08/2007 Ngày dạy: /09/2007 Tiết 04. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt I. mục tiêu bài học. 1. Giúp H hiểu được về giao tiếp và mục đích giao tiếp trong đời sống con người; nắm được khái niệm về văn bản và sáu kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt của từng laọi văn bản. 2. Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu văn bản. 3. Có ý thức trong việc tiếp thu kiến thức ở ngay những bài học đầu tiên. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. ? Trả lời câu hỏi 1 SGK. Gv lấy những ví dụ cụ thể, sinh động. Vd: yêu cầu bạn không nên nói tục. ? Vậy bây giờ nếu khuyên bạn không nên nói tục em sẽ nói, viết như thế nào ? ? Những lời nói (câu văn) có còn là một câu nói nữa không ? ?Vậy văn bản là gì ? => Vậy hãy suy nghĩ xem văn bản phải ngắn hay dài ? ? Gv: Lắp ghép những câu văn rời rạc và ? Văn bản phải đạt yêu cầu gì ? I.Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 1. Văn bản và mục đích giao tiếp. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ (nói). - Nếu không giao tiếp, con người không thể hiểu nhau và xã hội sẽ không tồn tại. - Văn bản là một chuỗi lời nói có chủ đề thống nhất, được liên kết mạch lạc. + Văn bản có thể ngắn hoặc dài nhưng phải thể hiện được một ý nào đó. + Các câu trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ, thống nhất. Bài tập nhanh: Làm các bài tập phần c,d, đ, e trong SGK tr. 16. Gv có định hướng cho các em trong những câu hỏi này, Có thể cho các em thảo luận nhóm sau đó để nhóm hỏi nhóm dưới sự định hướng của giáo viên. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản. Gv: Khi dạy tới từng kiểu văn bản cần hỏi H : ? Với kiểu văn bản này cần cách biểu đạt như thế nào ? Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Bài tập SGK Tự sự Kể diễn biến sự việc B Miêu tả Tả trạng thái sự vật, con người C Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc E Nghị luận Nêu ý kiến. đánh giá, bình luận G Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, vấn đề B,D Hành chính - công vụ Thể hiện quyền hạn, trách nhiệm. A II. Luyện tập. 1. Năm đoạn thơ, văn trong SGK thuộc các phương thức biểu đạt sau: a) Tự sự, kể chuyện: Vì có người, có việc, có diễn biến sự việc. b) Miêu tả: Vì tả cảnh thiên nhiên một đêm trăng trên sông. c) Nghị luận : Vì bàn luận về một vấn đề là làm cho đất nước giàu mạnh. d) Biểu cảm : Vì thể hiện tình cảm tự hào của cô gái. e) Thuyết minh : vì giới thiệu hướng quay của quả địa cầu 2. Truyền thuyết CRCT thuộc kiểu văn bản tự sự vì cả truyện kể việc, người, sự việc theo một diễn biến nhất định . * Hướng dẫn học bài ở nhà: Hãy tìm các ví dụ cho các kiểu văn bản đã học. Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 22/08/2007 Ngày dạy: /09/2007 Tiết 05 Thánh Gióng I. mục tiêu bài học. 1. Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện Thánh Gióng, thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước 2. Rèn kĩ năng đọc kể, tóm tắt và phân tích nhân vật trong truyện truyền thuyết. 3. Biết yêu quý và tự hào về người anh hùng dân tộc. II. Chuẩn bị. - Tranh truyện Thánh Gióng. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện CRCT . Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện ? 3. Bài mới: Gv: giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên, hồi hộp ở đoạn Gióng ra đời. Lời của Gióng nói khi mời sứ giả và cần đọc dõng dạc, trang nghiêm. đoạn cả làng nuôi Gióng cần đọc với giọng tự hào phấn khởi. đoạn cưỡi ngựa sắt đánh giặc cần đọc với giọng khẩn trương mạnh mẽ. ? Văn bản TG có thể chia làm mấy đoạn ? ? Em hãy kể tóm tắt lại truyện TG ? ? Giải thích các từ khó trong SGK ? ? Em hãy tìm những chi tiết nói về sự ra đời của TG ? I. Đọc - Tìm hiểu cấu trúc văn bản. - Đ1: ->đặt đâu thì nằm đấy: Sự ra đời của Gióng. - Đ2: -> những việc chú bé dặn: Gióng đòi đi đánh giặc. - Đ3: -> giết giặc cứu nước: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc. - Đ4: Gióng đánh thắng giặc trở về trời. II. Tìm hiểu nội dung văn bản. 1. Sự ra đời của Gióng. - Mẹ mang thai 12 tháng, lên 3 tuổi vẫn không biết nói cười, không biết đi, đặt đâu nàm đấy. => Kì lạ . Gv: Trong quan niệm dân gian, đã là người anh hùng thì phải phi thường, kì lạ. Phi thường, kì lạ ngay cả lúc mới được sinh ra. ? Em có suy nghĩ gì về nguồn gốc của TG ? ? Tiếng nói đầu đời của Gióng là gì ? ? Tiếng nói ấy có ý nghĩa gì? - Mẹ Gióng là một người nông dân. Do đó, gióng gần gũi với mọi người và Gióng là người anh hùng của nhân dân. 2. Tiếng nói đầu đời. - Tiếng nói đầu đời: “… ta sẽ phá tan lũ giặc này.” đó là tiếng nói đòi được đi đánh giặc. =>Biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc. Gv: Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng và cũng là của nhân dân ta và đó cũng là ý thức lớn lao nhất về vận mệnh của dân tộc. Gv: Truyện kể rằng từ hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng dứt chỉ. Trong dân gian còn truyền tụng câu ca Bảy nong cơm với ba nong cà Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông. Điều dó thể hiện quan niệm của nhân dân mong ước Gióng lớn nhanh như thổi để kịp đánh giặc giữ nước và hơn thế nữa, trong quan niẹm của người dân, người anh hùng phải là người khổng lồ trong mọi việc ngay cả vic ăn uống. ? Những người nuôi Gióng lớn là ai ? ? Nuôi bằng cách nào ? ? Như thế, Gióng đã lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. điều này có ý nghĩa như thế nào ? ? Kể lại đoạn Gióng vươn mình thành tráng sĩ và ra trận đánh giặc ? 3. Gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc. - Cha mẹ Gióng làm lụng để nuôi con. - Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi chú bé. => Gióng là người AH của nhân dân, sức mạnh mà Gióng có được là sức mạnh mà nhân dân mang lại. 4. Gióng đánh giặc và bay về trời. - Gióng vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc. Roi sắt gẫy, Gióng nhổ những cụm tre bên đường quất vào lũ giặc. - Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời *TL: Tại sao Gióng lại bay về trời ? - Đó là một hình ảnh cao đẹp. Người dân muốn giữ lại mãi hình ảnh đẹp rực rỡ của Gióng. III. ý nghĩa của văn bản. - Thánh Gióng là một mẫu hình lí tưởng của nhân dân về người AH đánh giặc; vừa thật vĩ đại, vừa thật phi thường. Hình ảnh của TG là một hình ảnh đẹp rực rỡ, tượng trưng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong buổi đầu trống giặc ngoại xâm. * Luyện tập: - Tìm những chi tiết lịch sử còn sót lại của TG ? + Đền thờ TG tại gia Lân - Hà nội và hội làng Gióng. Những dấu chân ngựa thành những ao hồ nhỏ, những bụi tre ngà. Ngày soạn: 12/09/2007 Ngày dạy: /09/2007 Tiết 06 Từ mượn I. mục tiêu bài học. 1. Giúp H hiểu được thế nào là từ mượn và các hình thức của từ mượn. 2. Tích hợp với phần văn ở văn bản truyền thuyết Thánh Gióng. Luyện kĩ năng sử dụng từ mượn trong khi nói và viết. 3. Biết yêu vốn từ dân tộc nhưng cũng biết phát huy, vận dụng một cách sáng tạo vốn tù mượn. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Làm bài tập 3,4 SGK trang 14, 15. 3. Bài mới. Làm Bt trong SGK 1. Hãy giải thích nghĩa 2 từ trượng và tráng sĩ ? ? Có nguồn gốc từ đâu? ? Thay hai từ đó bằng những từ thuần Việt có nghĩa tương đương => ? Dùng 2 từ Hán Việt ở đây có phù hợp không? ? Tìm 1 số từ có yếu tố sĩ. ? Tìm nguồn gốc các từ ở bài 3 SGK ? ? Em có nhận xét gì về cách viết ? * Nx: Từ mượn là gì? ? Tại sao phải đi mượn? ? Từ chúng ta mượn nhiều nhất là ở ngôn ngữ nào ? ? Mặt tích cực của từ mượn là gì ? ?Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn là gì? ? Thử nêu một số trường hợp lạm dụng từ mượn ? I. Từ thuần việt và từ mượn. *Bài tập 1. - Trượng: là đơn vị đo độ dài thời TQ cổ (0,33m) - Tráng sĩ: Là người có sức lực cường tráng, có chí khí mạnh mẽ, hay làm những việc lớn.(Tráng: khoẻ mạnh, to lớn; Sĩ: là người trí thức thời xưa được tôn trọng trong xã hội.) =>việc sử dụng là phù hợp để tạo ra sắc thái trang trọng cho câu văn. - Sĩ: hiệp sĩ, thi sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, dược sĩ, bác sĩ, đấu sĩ, tử sĩ … 3. - Các từ mượn ở tiếng Hán: sứ giả, mít tinh, giang sơn - nước khác: ra-di-ô, ti vi, xà phòng, in-tơ-nét ->một số từ mượn của nước ngoài khi viết sử dụng dấu gạch giữa các tiếng theo âm TV * Nhận xét: 1. Ngoài từ thuần Việt, chúng ta còn vay mượn từ ở nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng … mà nước ta không có từ để biểu thị. 2. Bộ phận quan trọng nhất trong từ mượn là từ gốc Hán. Bên cạnh đó còn có nhiều từ mượn từ các quốc gia khác. *Ghi nhớ SGK tr. 2 II. Nguyên tắc của từ mượn - Mượn từ của nước ngoài sẽ làm cho vốn từ của chúng ta trở nên phong phú. - Việc lạm dụng từ mượn sẽ làm cho TV trở nên không còn trong sáng nữa. - một số trường hợp lạm dụng từ mượn 1 cách thái quá (máy bay - phi cơ …), một số trường hợp còn chưa phân định cách viết cho phù hợp III. Luyện tập. 1. a)Mượn từ tiếng Hán : vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. b) Mượn từ tiếng Hán: Gia nhân. c) Mượn từ tiếng Anh: Pốp, Mai cơn-giắc xơn, in-tơ-nét 2. a) - Khán giả: Khán = xem; giả = người -> người xem - Thính giả: Thính = nghe; -> người nghe - Độc giả: Độc = 1, đọc; -> người đọc. b) - Yếu điểm: Yếu = quan trọng(ngược với mạnh); điểm = chỗ -> chỗ yếu quan trọng. - Yếu nhân: Người quan trọng. 3. a) Tên gọi các đơn vị đo lường: - Mét, lít, ki-lô-mét, ki-lô-gam. b) Tên gọi các bộ phận xe đạp: Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan … c) Tên gọi một số đồ vật: Ra-đi-ô,vi-ô-lông, sa-lông, xoong, ba-tong * Bài tập thêm: Luyện viết đúng các phụ âm l/n -Thà rằng ăn bát cơm rau, Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. - Nói chín thì nên làm mười, Nói mười làm chín kẻ cười người chê - Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. - Lòng lại dặn lòng non mòn biển cạn Bạn lại dặn bạn đá nát vàng phai Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 12/09/2007 Ngày dạy: /09/2007 Tiết 07 Tìm hiểu chung về văn bản tự sự I. mục tiêu bài học. 1. Giúp H tìm hiểu chung về văn bản tự sự, nắm được thế nào là một văn bản tự sự. 2. Biết nhận diện về văn bản tự sự trong các văn bản đã và sẽ học. Bước đầu tập luyện viết về văn bản tự sự. 3. Có ý thức luyện viết về văn bản tự sự, bước đầu trong các kĩ năng viết văn. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Một văn bản phải đạt yêu cầu gì ? 3. Bài mới: Gv: Nêu các tình huống trong SGK? ? Người nghe muốn biết về điều gì ? ? Người kể phải làm gì ? Gv: Nêu một tình huồng về một sự việc rời rạc: Nam đi vào nhà rồi lại đi ra ngoài sân, rồi lại đi vào nhà sau đó Nam lại đi ra sân …. - Người nghe: muốn biết về diễn biến sự việc - Người kể: phải trình bày diễn biến sự việc =>Tự sự là đi trình bày lại diễn biến của sự việc. - Câu chuyện kể phải có mở đầu, kết thúc và phải mang một ý nghĩa nào đó. I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. Bài tập: Trình bày lại diễn biến của câu chuyện TG ? (làm theo nhóm) - Sự ra đời của Gióng - Tuổi thơ của Gióng - Tình hình đất nước - Sứ giả đi tìm người tài giỏi - Tiếng nói đầu đời của Gióng - Gióng được dân làng giúp đỡ - Gióng trưởng thành và đi đánh giặc - Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre quất vào giặc - Gióng bay về trời - Gióng được gọi là Phù Đổng Thiên Vương và lễ hội làng Gióng * Các nhóm lần lượt trình bày, Gv nhận xét bổ xung - Gv có thể đưa ra các diễn biến lộn xộn và yêu cầu H sắp xếp lại. * Hướng dẫn học bài ở nhà - Làm trước tất cả các bài tập phần luyện tập. Ngày soạn: 12/09/2007 Ngày dạy: /09/2007 Tiết 08 Tìm hiểu chung về văn bản tự sự I. mục tiêu bài học. 1. Giúp H tìm hiểu chung về văn bản tự sự, nắm được thế nào là một văn bản tự sự nắm được vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống 2. Luyện tập nhận diện các phương thức tự sự được thể hiện trong các loại văn bản. Bước đầu tập luyện viết về văn bản tự sự. 3. Có ý thức luyện viết về văn bản tự sự, bước đầu trong các kĩ năng viết văn. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Một văn bản phải đạt yêu cầu gì ? 3. Bài mới: ? Mẩu chuyện được kể theo trình tự như thế nào ? - ý nghĩa câu chuyện là gì ? ? Bài thơ có phải tự sự không ? Vì sao ? ? Hãy tìm những chi tiết tự sự theo diễn biến câu chuyện ? ? Hãy kể lại câu chuyện theo trình tự. II. Luyện tập. 1. Truyện: Ông già và thần chết. - Phương thức tự sự: Kể theo trình tự thời gian, ngôi kể thứ 3, các sự việc kể được nối tiếp nhau - ý nghĩa: Ca ngợi trí thông minh của ông già. 2. Bài thơ Sa bẫy - Đây là một bài thơ tự sự vì có sự việc , có nhân vật, có tình tiết, diễn biến sự việc và có ý nghĩa (chế giễu tính tham ăn của mèo). - Mạch kể: - Bé Mây rủ mèo con đi đánh bẫy lũ chuột bằng cá nướng thơm lừng treo trên cái cạm sắt + Cả bé và mèo nghĩ bọn chuột tham ăn sẽ mắc bẫy ngay. + Đêm, May nằm mơ thấy cảnh lũ chuột bị xập bẫy đầy lồng, chúng chí chí cha chí choé van xin tha mạng. + Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ thấy giữa lồng, chú mèo cuộn tròn ngáy khì khò. Chắc mèo ta đang mơ * Hướng dẫn học bài ở nhà. - Vì sao người Việt thường nói mình là dòng dõi con rồng cháu tiên ? - Soạn bài Sơn tinh - Thuỷ tinh Ngày soạn: 12/09/2007 Ngày dạy: /09/2007 Tiết 09 Sơn tinh, thuỷ tinh I. mục tiêu bài học 1. Giúp H cảm nhận được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết ST - TT: giải thích hiện tượng gió bão lũ lụt ở nước ta; thể hiện khát vọng, sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa. 2. Rèn kĩ năng tóm tắt và kể lại chuyện theo cốt truyện có sẵn chuẩn bị cho việc kể chuyện sáng tạo. 3. Biết trân trọng những thành quả lao động quý giá của con người, có ý thức phòng chống thiên tai bão lũ, lien hệ thực tế và biết rung cảm trước những nỗi đau mất mát mà những người dân vùng lũ phải gánh chịu. II. Chuẩn bị - Tranh ST - TT III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tóm tắt lại truyện TG và nêu ý nghĩa của truyện ? 3. Bài mới : Gv: Giọng đọc chậm ở đoạn đầu, nhanh, gấp ở đoạn sau. Cuối truyện lại đọc với giọng chậm, bình tĩnh ? Truyện có những nội dung lớn nào ? - Đ1: -> mỗi thứ một đôi: vua Hùng kén rể. - Đ2: Cuộc giao tranh giữa SS và TT I. Tìm hiểu cấu trúc văn bản. Gv: Cho H quan sát bức tranh. Đây là bức tranh minh hoạ cuộc giao tranh quyết liệt giữa ST và TT. Em hãy đặt tên cho bức tranh này: - Có thể đặt tên: Cuộc chiến ST - TT. Gv: giải thích nghĩa các từ khó trong SGK, đặt câu với một số từ đó. ? Nội dung Đ1 là gì ? ? Vì sao vua Hùng phải băn khoăn khi kén rể ? ? Trong lúc khó quyết vua đã đưa ra giải pháp gì ? ? Thực tế vua đã chọn ai ? Tại sao em biết ? H suy nghĩ và trả lời Suy nghĩ và tìm trong SGK Trao đổi II. tìm hiểu nội dung văn bản. 1. Vua Hùng kén rể. - Muốn chọn cho con gái một người chồng xứng đáng và cùng một lúc thì SS và TT lại cùng đến và đều có tài như nhau. - Giải pháp: Thách cưới bằng những lễ vật khó kiếm với thời hạn ngắn (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi trong vòng 1 ngày phải có). => Các lễ vật đều là sản vật nơi ST cai quản Gv: Thực tế vua Hùng biết được sức mạnh của

File đính kèm:

  • docvan 6.doc
Giáo án liên quan