A- Mục tiêu cần đạt
-Luyện tập củng cố kĩ năng phân biệt từ đơn ,từ ghép ,từ nhiều nghĩa ,từ mượn .
-Biêt sử dụng từ đúng lúc ,đúng chỗ .
B-Chuẩn bị :
-Gv:Hệ thống kiến thức ,bài tập mẫu .
-Hs Ôn lí thuyết ,làm lại các bài tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học .
1-Kiểm tra :Xen trong giờ
2-Bài mới :
Giới thiệu bài :Chương trình 5 tuần đầu các em đã học xong 4 bài ngữ pháp .Tiết hôm nay chúng ta ôn lại nội dung các bài đã học .
28 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :14/9/ 2010
Ôn tập Tiếng việt
( 2 buổi)
A- mục tiêu cần đạt
-Luyện tập củng cố kĩ năng phân biệt từ đơn ,từ ghép ,từ nhiều nghĩa ,từ mượn .
-Biêt sử dụng từ đúng lúc ,đúng chỗ .
B-Chuẩn bị :
-Gv:Hệ thống kiến thức ,bài tập mẫu .
-Hs Ôn lí thuyết ,làm lại các bài tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học .
1-Kiểm tra :Xen trong giờ
2-Bài mới :
Giới thiệu bài :Chương trình 5 tuần đầu các em đã học xong 4 bài ngữ pháp .Tiết hôm nay chúng ta ôn lại nội dung các bài đã học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-Gv cho h/s thảo luận theo bàn :
?Em hiểu từ là gì? từ có cấu tạo ntn?
?Tiếng là gì ?Tiếng có vai trò gì trong từ ?
?Từ phân ra làm mấy loại ?là những loại nào ?
Đại diện h/s lên trả lời g/v chốt .
-Cho h/s làm bài tập nhanh :
?Điền các từ sau vào ô trống cho đúng
Tư đấy nước ta chăm nghề trồng trọt ,chăn nuôi và có tục lệ gói bánh chưng bánh đầy ngày tết .
Từ đơn
từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày ,tết, làm.
Từ ghép
chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy ,trồng trọt
?Thế nào là từ mượn ?Vai trò của từ mượn trong tiếng Việt ?
?Khi sử dụng từ mượn cần chú ý những nguyên tắc nào ?
?Nghĩa của từ là gì ?
?Để hiểu nghĩa của từ có mấy cách giải thích nghĩa ?
Bài 2/14/sgk
Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ
+ Theo giới tính :nam nữ
Vd: ông -bà ,bố- mẹ , anh- chị ...
+Theo thứ bậc trên dưới :
Vd:cha –anh ,mẹ –con ,ông- cháu ,cô -cháu ,chị –em..
.Bài 3/14/sgk
?Tên các loại bánh được sắp xếp ntn cho hợp lí ?
Cách chế biến
luộc, hấp, rán, nhúng ...
Chất liệu
nếp, tẻ, khoai, sắn,...
Tính chất
dẻo, xốp, cứng, mềm,..
Hình dáng
vuông, tròn gối, ...
Đọc bài 5/15/sgk.
? Tìm những từ láy miêu tả tiếng khóc
?Tìm những từ láy tả tiếng cười ?
?Tìm những từ láy tả dáng điệu ?
?Tìm những từ láy tả âm thanh của giọng nói ?
...
?Kể một số từ mượn là tên các đơn vị đo lường ?
?kể tên bộ phận của xe đạp ?
?Kể tên một số đồ vật ?
Bài 4/26/sgk.
?Tìm các từ mượn :
Có thể dùng :
+trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè ,người thân .
+Viết tin, đăng báo .
+Không nên dùng trong các trường hợp giao tiếp có nghi thức trang trọng
Bài tập 4/36/sgk
?Giải thích các từ theo các cách đã học
a,Giải thích các từ :cây, đi, già.
b,Giải nghĩa các từ: trung thực,dũng cảm,phân minh
c,Tìm từ trái nghĩa với các từ cao thượng,sáng sủa,nhanh nhẹn
1-?Điền các từ kiêu căng,kiêu hãnh vào chỗ dấu ba chấm cho các câu sau:
-...: Tự cho mình là tài giỏi hơn mà khinh người khác
-...: Có vẻ tự hào,hãnh diện về giá trị cao quý của mình.
2-?Điền các từ cười nụ,cười góp,cười xoà,cười trừ,cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp
-...: Cười theo người khác
-...: Cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ,hờn giận
-...: Cười chúm môi một cách kín đáo
-...: Cười để khỏi trả lời trực tiếp
-...: Cười vui để xua tan đi sự căng thẳng
I-Lí thuyết .
Bài 1:Từ và cấu tạo từ tiếng Việt .
1-Khái niệm .
2-Cấu tạo từ tiếng Việt .
Bài 2-Từ mượn .
1-Khái niệm .
2-Nguyên tắc mượn từ
Bài 3 –Nghĩa của từ .
1-Khái niệm
2- Cách giải thích nghĩa của từ .
II-Luyện tập
Bài 2/14/sgk
Bài 3/14/sgk
II-Luyện tập (tiếp)
Bài 5/15/sgk.
Những từ láy miêu tả tiếng khóc :
-Nức nở, nghẹn ngào, tỉ ti,rưng rức, nỉ non, tức tưởi, ấm ức, ...
- Những từ láy tả tiếng cười : Ha hả, hô hố, khanh khách, toe toét, hi hí, ha ha, khúc khích,
-Những từ láy tả âm thanh của giọng nói: Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, thỏ thẻ, trầm trầm, thủ thỉ ,
Bài 3/26/sgk.
- Y/c m, km,lít, gam, kg, tấc ...
- Ghi đông, gác-đờ-bu, pê - đan,gác-đờ-xen, xen-hoa, ...
- Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa-lon, gác-măng-giê, .
Bài 4/26/sgk.
a, phôn; b, fan ; c, nốc ao;
Bài tập 4/36/sgk: Giải nghĩa từ
- Giếng: Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất để lấy nước
- Rung rinh: Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp .
- Hèn nhát: Thiếu can đảm đến mức độ đáng khinh bỉ
Bài tập bổ trợ 1
a)
- Cây: Một loại thực vật có rễ,thân cành,lá
- Đi: Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân,tốc độ trung bình,hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.
- Già: Tính chất của sự vật;phát triển đến giai đoạn cao hơn:
vd: Già dặn kinh nghiệm
Phát triển ở giai đoạn cuối:(người già,cây già)
b,Giải nghĩa các từ
- Trung thực: thật thà,thẳng thắn
- Dũng cảm: can đảm,quả cảm
- Phân minh: rõ ràng,minh bạch
c, Từ trái nghĩa với các từ cao thượng,sáng sủa,nhanh nhẹn
-Cao thượng:trái nghĩa với nhỏ nhen,ti tiện,đê hèn,hèn hạ,lèm nhèm
-Sáng sủa trái nghĩa với tối tăm,hắc ám,âm u,u ám,nhem nhuốc.
-Nhanh nhẹn trái nghỉa với lề mề chậm chạp dềng dàng
Bài tập bổ trợ 1
Yêu cầu điền
-Kiêu căng
-Kiêu hãnh
-Cười góp
-Cười mát
-Cười nụ
III. Dành cho học sinh yếu kém
1- Sắp xếp các từ ghép sau đây vào bảng phân loại : học hành , nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ.
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
2- Điền thêm các tiếng để tạo thành từ láy :
….rào ; …..bẩm ; ….. tùm ; …..nhẻ ; ……lùng ; …..chít.
Trong……; ngoan ……; lồng …….; mịn ……; bực …..; đẹp …..
3- Đặt câu với mỗi từ sau :
a) lạnh lùng :
b) lạnh lẽo :
c) nhanh nhảu :
d) nhanh nhẹn :
4- Chọn các từ thích hợp sau đây để điền vào chỗ trống : âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ồ ồ, độp độp, man mác :
Mưa xuống……,giọt ngã ,giọt bay, bụi nước trắng xoá. Trong nhà …. hẳn đi. Mùi nước mới ấm , ngòn ngọt, …… . Mùi ….. . , xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân , gõ …….trên phên nứa , mái giại , đập ….., liên miên vào tàu lá chuối . Tiếng giọt gianh đổ ….., xói lên những rãnh nước sâu.
Đáp án :
Câu 1 :
Từ ghép chính phụ
Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ
Từ ghép đẳng lập
Học hành, nhà cửa, làm ăn, đất cát, vôi ve,
Câu 2 :
Hs thêm để tạo thành từ láy :
rào rào, lẩm bẩm, um tùm, nhỏ nhẻ, lạnh lùng , chi chít.
Trong trẻo, ngoan ngoãn, lồng lộn , mịn màng, bực bội , đẹp đẽ.
Câu 3 :
HS đặt câu được với những từ láy
Câu 4 :
Lần lượt điền : sầm sập , man mác , ngai ngái , độp độp , lùng tùng, ồ ồ .
3-Củng cố –hướng đẫn
- Về học thuộc cấc ghi nhớ,nắm chắc cách giải nghĩa từ
- Ôn tiếp bài hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Dạy 10/09/2010
ÔN TậP TRUYềN THUYếT
( 2 buổi)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs ôn luyện, củng cố kiến thức cơ bản về truyện dân gian.
- Hs nắm được những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện kể dân gian đã học.
- Hs nắm chắc được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết NT tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện.
II. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Nội dung:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Truyền thuyết là gì?
Đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết?
Hãy nêu những nét chính về nd và nt của một số truyền thuyết VN mà em đã học và đọc thêm?
Dạy: 15/09/2010
Nhân vật Thánh Gióng hiện lên như thế nào trong truyền thuyết cùng tên?
I. Truyền thuyết:
1. Định nghĩa:
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đế lich sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Là TP NT dân gian.
- Truyền thuyết có mối quan hệ chăt chẽ với thần thoại.
2. Đặc điểm:
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
3. Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam:
a. Con Rồng, cháu Tiên:
* Nghệ thuật:
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo đặc sắc thể hiện trí tưởng tượng phong phú của cha ông ta:
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện;
- Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc;
- Làm cho truyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh.
* Nội dung ý nghĩa:
- Truyện tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc, nguồn gốc cao quí, thiêng liêng con Rồng, cháu Tiên.
- Thể hiện nguyện ước đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
b. Bánh chưng, bánh giầy:
* Nghệ thuật:
- Truyện có yếu tố tưởng tượng, kì ảo;
- Chi tiết đặc sắc, tiêu biểu cho truyện dân gian.
* Nội dung ý nghĩa:
- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy;
- Đề cao lao động, nghề nông;
- Ca ngợi người anh hùng văn hoá Lang Liêu.
c. Thánh Gióng:
* Nghệ thuật:
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo;
- Các yêú tố thần kì trong tp tô đậm vẻ đẹp phi thường đến mức thần thánh của nhân vật.
* Nội dung ý nghĩa:
- Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức, sức mạnh đánh giặc, và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc;
- Thể hiện quan niệm và ước mơ về sức mạnh của nhân dân, về người anh hùng chống giặc.
d. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
* Nghệ thuât:
Truyện có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo;
* Nội dung ý nghĩa:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt;
- Thể hiêh sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai;
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
e. Sự tích Hồ Gươm:
* Nghệ thuật:
Truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa.
* Nội dung ý nghĩa:
- Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, nhân dân và chiến thắng vẻ vang của khởi nghĩa Lam Sơn;
- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm;
- Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
4. Nhân vật truyền thuyết:
a. Lạc Long Quân( Con Rồng, cháu Tiên):
Lạc Long Quân là vị thần có nguồn gốc thần kì, cao quí. Thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng mới lên sống trên cạn. Long Quân ko những sức khoẻ vô địch mà còn có nhiều phép lạ. Thần đã lập nên bao chiến công hiển hách: diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh-
những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành, đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở,… Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.
Lạc Long Quân tình cờ gặp gỡ và kết mối duyên tình đẹp đẽ với nàng Âu Cơ xinh đẹp. Chàng rất yêu thương vợ con nhưng vì tính tình tập, quán khác nhau nên vợ chồng chàng phải chia tay. Năm mươi con theo mẹ lên non, năm mươi con theo cha xuống biển. Họ giao hẹn, khi cần thì giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn.
Lạc Long Quân là vị phúc thần có nguồn gốc kì lạ, công đức vĩ đại, thần kì, giàu lòng thương yêu dân được người đọc nhiều thế hệ yêu mến, khâm phục.
b. Thánh Gióng( Thánh Gióng):
Sự ra đời của Gióng thật kì lạ. Ba năm trời Gióng nằm đâu nằm đấy chẳng cười nói. Vậy mà nghe lời kêu gọi của nhà vua, Gióng ngồi dậy ứng nghĩa, đáp lời kêu gọi của núi sông.Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua trả nợ nước.
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc vào đã chật. Nhà mẹ Gióng rất nghèo. Cả làng thương Gióng, đem cơm gạo đến để nuôi Gióng.
Không phụ lòng dân làng, ra trận Gióng thúc ngựa xông vào lũ giặc, vung roi đánh cho giặc tơi bời, kinh hồn bạt vía. Trận đánh đang diễn ra ác liệt, bỗng roi sắt gãy, Gióng mưu trí nhổ tre làm vũ khí quật vào quân giặc cường bạo. Đánh tan giặc, không màng danh lợi, Giong cùng ngựa sắt bay về trời. Để lại trong lòng người dân yêu nước bao niềm ngưỡng mộ và biết ơn. Gióng là hình tượng tuyệt đẹp, tràn đầy tinh thần yêu nước, thể hiện sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam. Chàng là người anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công.
II. Bồi dưỡng học sinh yếu kém:
Bài tập 1: Tóm tắt truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”
Học sinh đọc văn bản - chia đoạn
Nêu ý cơ bản của từng đoạn.
Tóm tắt cả văn bản
+ Lạc Long Quân: nòi rồng con trai thần Long Nữ có nhiều phép lạ thường giúp dân diệt trừ yêu quái.
+ Âu Cơ: Dòng họ thần nông xinh đẹp.
+ Hai người gặp nhau, yêu nhau, lấy nhau sống ở cung điện LTrang.
+ Lạc Long Quân nhớ nước trở về.
+ Hai người chai tay: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi hẹn khi nào khó khăn sẽ giúp nhau.
+ Người con trưởng theo Âu Cơ được làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, cha truyền con nối được mười mấy đời.
+ Người Việt Nam tự hào là con Rồng, cháu Tiên.
Bài tập 2: ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh là gì?
- Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ.
- Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai.
4. Củng cố- HDVN :
+ Củng cố:
Định nghĩa, đặc điểm của truyền thuyết?
Đặc sắc về nd và nt của các truyền thuyết đã học.
+ HDVN:
Học thuộc bài.
Tiếp tục giới thiệu về các nhân vật truyền thuyết đã học.
Ngày dạy: 05/10/ 2010
Chuyên đề
Kiểu văn bản tự sự
A/ Mục tiêu:
Sau khi học xong 4 tiết này học sinh có khả năng:
Biết: - Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn tự sự.
- Biết được sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Hiểu : - Thứ tự kể trong văn tự sự
- Các bước làm 1 bài văn tự sự
Kỹ năng: Làm bài văn tự sự theo bố cục 3 phần.
B/ Các tài liệu bổ trợ:
- SGK,SGV Ngữ văn 6
- Sách những bài văn mẫu.
C/ Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tiết 9:
Ngày dạy: 13/10/2009
? Tự sự là gì
? Thế nào là văn tự sự
? Văn tự sự có đặc điểm gì ?
? Em hãy kể tên những văn bản tự sự mà em đã được học?
? Trình bày các sự việc trong truyện Thánh Gióng?
? Qua truyện Thánh Gióng cho em biết điều gì?
? Hãy kể câu chuyện khoảng 10 dòng giải thích vì sao người Việt Nam ta tự xưng là con rồng cháu tiên
? Chức năng của tự sự là gì
I/ Khái niệm và đặc điểm văn tự sự.
1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc ,sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
Văn tự sự là gì ?
- Là loại văn trong đó tác giả giới thiệu thuyết minh miêu tả nhân vật ,hành động và tâm tư tình cảm của nhân kể lại diễn biến câu chuyện trong một thời gian nhất định , cốt lầm cho người nghe , người đọc hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy
2. Đặc điểm:
- Giúp người kể giải thích sự việc tìm hiểu con người,nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
- Trong văn tự sự , tác giả thông qua nhân vật chủ đề và giọng điệu kể để bày tỏ thái độ yêu thích , khen chê. Tác giả trực tiếp bày tỏ thái độ , tư tưởng , tình cảm của mình .
- Chuyện , nhân vật ,chủ đề là linh hồn của văn tự sự .
+ Con Rồng Cháu Tiên
+ Bánh Chưng Bánh Giày.
+ Thánh Gióng
+ Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
+ Cây Bút Thần
+ Em Bé Thông Minh…..
* Sự việc trong truyện Thánh Gióng
- TG ra đời
- TG lớn nhanh
- TG đi đánh giặc
- TG bay về trời
- Những di tích để lại.
- Ca ngợi công đức vị anh hùng.
- Lòng biết ơn ngưỡng mộ của nhân dân.
3/ Bài tập
Bài 1 : Có thể kể như sau :
Tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương lập nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu . Vua Hùng là con trai của Long Quân và Âu Cơ Lạc Long Quân người Lạc Việt mình rồng , thường sang chơi ở thuỷ phủ . Ân Cơ là con gái thần nông giống tiên ở trên núi phương bắc . Họ lấy nhau . Ân Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng nở ra 100 con . Người con trưởng được gọi là vua Hùng ,đời đời nối tiếp làm vua .Để tưởng nhớ tổ tiên mình người Việt Nam tự xưng là con rồng cháu tiên .
? Em hãy trình bày các sự việc trong truyện STTT?
? Các sự việc này kết hợp với nhau như thế nào?
? Qua sự việc trên em cho biết văn tự sự cần đạt những yêu cầu gì?
? Em hiểu nhân vật trong văn tự sự là gì?
? Kể tên nhân vật trong truyện STTT,Thánh Gióng?
? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao em xác định được?
? Những nhân vật trong truyện STTT,TGióng
được kể ở những mặt nào?
GVtreo bảng phụ ghi bài tập
Yêu cầu học sinh lên bảng làm
? Trong văn tự sự ,nhân vật có liên quan ntn với sự việc?
.
Gọi hs lên bảng làm
? Đánh dấu vào một tên gọi sự việc trong văn tự sự mà em cho là không đúng
II/ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1, Sự việc trong văn tự sự.
- Là chuỗi các sự việc xảy ra trong thời gian địa điểm cụ thể , do nhân vật cụ thể thực hiện có nguyên nhân diễn biến , kết quả …sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trình tự ,diễn biến hợp lí , sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đat.
Ví dụ :Truyện Thạch Sanh
+ Thạch Sanh ra đời và trưởng thành
+ TS kết nghĩa an hem với Lí Thông
+ TS giết chằn tinh
+ TS giết đại bàng
+ TS kết duyên cùng công chúa và lên ngôi vua
+ Vua Hùng kén rể.
+ ST,TT đến cầu hôn
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
+ STđến trước được vợ
+ TT đến sau ,tức giận,dâng nước đánh ST
+ Hai bên giao chiến ,TT thua rút về
+Hàng năm đánh nhau….
=> Kết hợp với nhau theo mối quan hệ nhân quả,sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau.
-- Sự việc phải được lựa chọn sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa.
2, Nhân vật trong văn tự sự.
- Là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản .
- Một tác phẩm tự sự có nhân vật chính và nhân vật phụ . Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm . Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động . nhân vật được thể hiện qua các mặt : Tên gọi , ngoại hình ,lai lịch , tính nết ,hành động , tâm trạng …
- Vua Hùng,Mị Nương, ST, TT.
- Bà Mẹ, TGióng ,Giặc Ân , Dân làng,
+ Truyện STTT: - Lai lịch
- Tính tình
- Việc làm
+ Truyện TGióng:
- Nguồn gốc
- Hình dáng
- Đặc điểm
- Hành động
A. Liên quan nhiều
B. Liên quan ít
C. Liên quan nhiều hoặc ít
D. Không có liên quan gì
* Bài tập: Gạch chân những yếu tố quan trọng nhất đối với nhân vật trong văn tự sự :
Tên gọi, lai lịch ,tính tình, năng lực ,
Hành động suy nghĩ ,tình cảm,chân dung ,trang phục ,điệu bộ ,kết quả công việc…
Bài tập
Sự việc khởi đầu
Sự việc phát triển
Sự việc cao trào
Sự việc kết thúc
* - Sự việc tái diễn .
? Muốn làm 1 bài văn tự sự phải trải qua mấy bước? đó là những bước nào, nội dung từng bước?
? Em hãy tìm ý trong truyện TGióng?
? Nêu yêu cầu của bước lập dàn ý?
? Lập dàn bài truyện TGióng?
? Phần mở bài em sẽ viết gì?
? Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì? A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
B. Kể diễn biến của sự việc
C. Kể kết cục của sự việc
D. Nêu ý nghĩa bài học
? Phần kết bài em sẽ kể ntn?
HS viết bài theo từng phần
-> Đọc trước lớp ,nhận xét bổ sung.
? Lập dàn bài cho đề bài sau :Kể lại một lần về quê
Viết bài văn hoàn chỉnh
II/ Cách làm bài văn tự sự.
*Lí thuyết
1.Tìm hiểu đề.
+ Đọc kỹ đề bài
+ Xác định yêu cầu của đề
2. Lập ý: Xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề: nhân vật,sự việc ,diễn biến ,kết quả và ý nghĩa của câu truyện.
* Truyện TGióng:
- Nhân vật: TGióng
- Sự việc: TGióng đánh giặc -> Bay về trời
- Chủ đề: ca ngợi người anh hùng dân tộc có công giết giặc.
3. Lập dàn ý: Sắp xếp việc gì kể trước ,việc gì kể sau…
a, Mở bài: giới thiệu về nhân vật.
Đời vua Hùng…….
b, Thân bài: Diễn biến sự việc
- Gióng đề nghị đúc ngựa…
- Gióng ăn khoẻ lớn nhanh
- Vươn vai thành tráng sĩ
- Xông ra đánh giặc
- Roi gãy nhổ tre..
- Thắng giặc bay về trời.
c, Kết bài:Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ…
4.Viết thành văn: Theo bố cục 3 phần: Mở bài ,thân bài , kết bài
* Luyện tập
Bài 1:
Kể lại một lần về thăm quê
+/Dàn bài
*Mở bài:
Lí do về quê, về với ai, vào dịp nào ?
*Thân bài
Chuẩn bị lên đường về quê
Quang cảnh chung của quê
Những người được gặp đầu tiên ở trong làng
Gặp họ hàng, ruột thịt, phần mộ tổ tiên
Gặp những người bạn xưa cùng tuổi, người quen
Dạo chơi quanh làng cùng bạn.
*Kết bài
Chia tay
Cảm xúc về quê hương.
Bài 2:
Dựa vào phần dàn bài vừa lập , Hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên .
? Ngôi kể là gì ?
? Khi kể chuyện em thường kể theo những ngôi nào?
? Kể ntn là kể theo ngôi thứ 3?
? Kể ntn là kể theo ngôi thứ 1?
? Truyện Cây Bút Thần ,Ông Lão Đánh Cá và con Cá Vàng được kể theo ngôi thứ mấy ? vì sao em xác định được?
? Vậy ngôi kể có vai trò gì?
? Lời kể trong văn tự sựcó mấy loại. Nêu vai trò của mỗi loại
? Khi kể truyện có thể kể theo các thứ tự nào?
?Khi kể theo các thứ tự này có tác dụng gì?
? Truyện Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng, Thầy bói xem voi ….được kể theo thứ tự nào?
IV/ Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
1. Ngôi kể: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể truyện.
- Ngôi thứ 3: Người kể giấu mình gọi SV bằng tên của chúng
- Ngôi thứ 1: Người kể xưng tôi
2. Vai trò: Lựa chọn ngôi kể là rất cần thiết vì vậy để kể truyện cho linh hoạt ,thú vị người kể phải lựa chọn ngôi kể thích hợp.
2/Lời kể
- Một tác phẩm tự sự thường có nhiều loại ngôn ngữ xen nhau: Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật .
+ Ngôn ngữ kể : Thể hiện diễn biến cốt truyện
+ Ngôn ngữ tả : Tả nhân vật, tả khung cảnh làm nền, làm phônh cho câu chuyện.
+ Ngôn ngữ nhân vật: Lời đối thoại và độc thoại .
=>Ngôn ngữ nhân vật là quan trọng nhất .
V/ Thứ tự kể trong văn tự sự.
- Kể theo thứ tự tự nhiên : việc gì xẩy ra trước kể trước ,việc gì xảy ra sau thì kể sau,cho đến hết.
=> Làm cho người đọc dễ nắm bắt cốt truyện
- Kể theo thứ tự : Hiện tại- quá khứ-
hiện tại
=> Nhấn mạnh làm nổi bật ý nghĩa của bài học
- Kể theo thứ tự tự nhiên
Trong văn tự sự vừa có tính không gian và tính thời gian, nơi xảy ra câu chuyện là ở đâu ? Thời gian xảy ra câu chuyện là lúc nào
Ví dụ : Truyện cổ dân gian, truyện văn xuôI trung đại
+ Truyện đương đại sử dụng hồi tưởng và phép đồng hiện trong thứ tự kể chuyện . Có lúc chuyện sau kể trước, chuyện trước kể sau, các sự việc đan chéo nhau, mục đích người kể là gây bất ngờ, hứng thú, tô đậm tính cách nhân vật .
VII. Bồi dưỡng học sinh yếu kém
Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án em cho là đúng
Câu 1 : Trong văn tự sự , nhân vật có liên quan như thế nào đối với sự việc ?
A- Liên quan nhiều B- Liên quan ít .
C- Liên quan nhiều hoặc ít D- Không có liên quan gì.
Câu 2 : Nhân vật phụ trong tác phẩm tự sự :
A- Có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
B- Không có vai trò gì trong tác phẩm .
C- Tuy có vai trò thứ yếu nhưng vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của câu chuyện.
D- Có quan hệ đến tất cả các nhân vật khác trong truyện.
Bài tập 2: Nếu kể lại truyền thuyết “Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ” bằng lời văn của em thì em cần chọn kể những sự việc nào? Các sự việc đó được sắp xếp ra sao?
Đáp án: Các sự việc
1. Vua Hùng kén rể.
2. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
4. Sơn Tinh đến trước được vợ.
5. Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước.
6. Hai bên giao chiến cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút quân.
7. Hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
Củng cố - HDVN
GVkhái quát nội dung bài học qua 4tiết học.
- Viết 1 bài văn tự sự áp dụng các kiến thức vừa học
Ngày dạy :…../9/ 2010
Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian
A- mục tiêu cần đạt
- Giúp h/s biết cách kể lại câu chuyện có sẵn trong sách các em dã học theo nhận thức chủ quan của mình .
- Rèn kĩ năng kể .
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc mình .
B- Chuẩn bị :
Gv:Đề bài -Nội dung truyện .
Hs:Đọc các văn bản đã học .
C- Tiến trình tổ chức các h/đ dạy học .
1-kiểm tra bài cũ :
?Em đã học ,đã đọc những truyện truyền thuyết nào ?
?Những truyện này chủ yếu viết theo phương thức biểu đạt nào ?
2-Bài mới .
Tiết 1:
GV giới thiệu :Trong các truyện đã học :Hôm nay các em tập kể lại một câu chuyện mà em thích .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV Viên thuyết trình một số lưu ý khi làm bài văn kể chuyện dân gian
GV ghi đề lên bảng :
Cho h/s đọc lại đề
*Bước 1 cho h/s tìm hiểuđề
-Thể loại :Văn tự sự .
-Nội dung :truyện truyền thuyết đã học
-Phạm vi (Bốn truyện đã học)
*Bước 2 Cho h/s tìm ý
?truyện có những ý chính nào ?
*Bước 3 Lập dàn ý
?Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần ?nội dung từng phần ?
-Ba phần :
Mở bài
Thân bài
Kết bài
?Nội dung phần mở bài ?
?Nội dung phần thân bài ?
?Kết bài phải nêu được nội dung gì?
Gv hướng dẫn hs tự lựa chọn truyện mà em thích để viết từng phần .
- Tập viết 1 đoạn giới thiệu nhân vật và sự việc trong truyện “ Bánh chưng bánh giày” - Đây chính là phần mở đầu câu chuyện.
- Gọi 2 đến 3 Hs trình bày bài viết của mình. – Gv hướng dẫn Hs nhận xét, bổ sung.
H/s viết bài :Bài viét của h/s yêu cầu :Ví dụ kể lại truyện “Con Rồng ,cháu Tiên”
? Mở đầu câu chuyện giới thiệu những nhân vật nào và sự việc gì?
? Phần thân bài có mấy sự việc là những sự việc nào?
* GV cho HS đọc đề bài 2 (nếu HS kh
File đính kèm:
- giao an day he van 6.doc