Giáo án Ngữ văn 6 - Năm 2011

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- 1. Kiến thức:

- CĐT: Khái niệm động từ:

+ ý nghĩa khái quát của động từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của của động từ(Khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ)

HSK_G: Các loại động từ.

- 2. Kĩ năng :

- CĐT: NHận biết động từ trong câu.

- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.

- HSK_G: Sử dụng động từ để đặt câu một cách thành thạo.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD

- Học sinh: + Soạn bài

C. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: 1. Chỉ từ là gì? Đoạn thơ sau có mấy chỉ từ?

"Cô kia đi đằng ấy với ai

Trồng dưa, dưa héo, trồng khoai khoai hà

Cô kia đi đằng này với ta

Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai"

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :1/12/2011 Ngày dạy: /12/2013 Tiết 60 : Động từ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: CĐT: Khái niệm động từ: + ý nghĩa khái quát của động từ. + Đặc điểm ngữ pháp của của động từ(Khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ) HSK_G: Các loại động từ. 2. Kĩ năng : CĐT: NHận biết động từ trong câu. Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. HSK_G: Sử dụng động từ để đặt câu một cách thành thạo. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Chỉ từ là gì? Đoạn thơ sau có mấy chỉ từ? "Cô kia đi đằng ấy với ai Trồng dưa, dưa héo, trồng khoai khoai hà Cô kia đi đằng này với ta Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai" 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. đặc điểm của động từ: - GV treo bảng phụ đã viết VD - HSY_TB?Bằng hiểu biết của em về ĐT đã học ở bậc Tiểu học, em hãy tìm động từ có trong các câu văn đó? - HSK_G?Những ĐT chúng ta vừa tìm được có ý nghĩa gì? - HSK_G? Hãy nêu khả năng kết hợp của ĐT? - CĐT?Những ĐT chúng ta vừa tìm được có khả năng kết hợp được với những từ nào đứng trước nó? - Qua VD vừa tìm hiểu , em hãy rút ra kết luận về khả năng kết hợp của ĐT? - CĐT? Tìm một ĐT, đặt câu với ĐT đó? - Phân tích thành phần câu? -HSK_G? ĐT giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? - HSK_G? Có khi nào ĐT giữ chức vụ CN không? Cho VD? - Nhận xét về khả năng kết hợp của ĐT khi làm CN? -HSG? ĐT có đặc điểm gì khác so với DT? - Cần ghi nhớ điều gì về đặc điểm của ĐT? 1. Ví dụ: SGK - tr 145 * Nhận xét: các ĐT có trong các câu văn đó: a. đi, đến, ra, hỏi b. lấy, làm, lễ c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. ị Các động từ trên chủ yếu chỉ hành động, trạng thái của sự vật. * So sánh DT với ĐT: - Những từ đứng trước ĐT thường là những từ đã, hãy, đừng, chớ... trong khi đứng trước DT là những số từ, lượng từ. - Khi làm VN ĐT không đòi hỏi điều kiện gì trong khi đó DT muốn làm VN phải kèm từ "là". - Khi ĐT làm CN thì sẽ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ đang... 2. Ghi nhớ: SGk - tr 146 Hoạt động 2: Các loại Động từ chính: 1. VD: SGK - tr146 - GV sử dụng bảng phụ vẽ mô hình bảng phân loại ĐT - Đọc bài tập 1 - SGK tr 146 -HSK? Căn cứ vào đâu để phân loại ĐT? - HSK? ĐT chỉ hoạt động, trạng thái được phân định như thế nào? - CĐT? ĐT có mấy loại là những loại nào? - Đọc ghi nhớ 2 - tr 146 - HSY? Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào về ĐT? Thường đòi hỏi các ĐT khác đi kèm ở phía sau Không đòi hỏi các ĐT khác đi kèm ở phía sau Trả lời câu hỏi làm gì? toan, định, đừng chạy, cười, đứng, hỏi, đọc, ngồi, yêu, ghét - Trả lời câu hỏi làm sao, thế nào? dám buồn, vui, nhức, nứt, gãy, đau 2. Ghi nhớ: SGK - tr 146 Hoạt động 3 III. luyện tập: - Đọc yêu cầu của bài tập - Tìm ĐT và phân loại - GV sử dụng bảng phụ chép đoạn văn:"Bà đờ Trần...nhỏ nước mắt" - Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? - Tìm ĐT trong đoạn trích trên? - Em có nhận xét gì về cách sử dụng Đt trong đoạn trích (số lượng, tác dụng) Bài tập 1: a. Các ĐT:(HSY_TB) có, khoe, may, đem,ra, mặc, đứng, hóng, đợi, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo. b. Phân loại:(HSK) - ĐT chỉ tình thái: có(thấy) - ĐT chỉ hành động, trạng thái: các ĐT còn lại Bài 2: Đọc truyện vui Thói quen dùng từ, giải thích nguyên nhân gây cười Truyện buồn cười chính là ở chỗ thói quen dùng từ của anh chàng kep kiệt. Anh ta keo kiệt đến mức kiêng dùng cả những từ như đưa, cho, chỉ thích dùng chững từ như cầm, lấy đây chính là thói quen dùng các ĐT. Bài 3: bài tập bổ sung: 4. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. D. Đánh giá , điều chỉnh kiến thức : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn :1/12/2013 NGày dạy: /12/2013 Tiết 61 : Cụm động từ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - CĐT: Nghĩa của cụm động từ. - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ. - Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ. - HSK_G: ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ. 2. Kĩ năng: CĐT:Sử dụng cụm động từ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ mô hình phân loại ĐT 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Cụm Động Từ là gì? - GV sử dụng bảng phụ đã viết bài tập. - CĐT? Các từ in đậm trong VD trên bổ sung ý nghĩa cho nhưng từ nào? - HSK? Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại gì ? * GV: tổ hợp từ bao gồm ĐT và một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm được gọi là cụm ĐT. - HSG? Thử lược bỏ từ ngữ in đậm rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì chỉ còn lại ĐT. Các sắc thái ý nghĩa về thời gian, địa điểm, đối tượng mà chúng bổ sung cho ĐT không còn nữa. -CĐT? Qua VD trên, em rút ra kết luận gì? - CĐT? Tìm một cụm ĐT, đặt câu với cụm ĐT ấy? HSK_G? So sánh cấu tạo, ý nghĩa và hoạt động trong câu của cụm ĐT so với ĐT? - Cụm ĐT là gì ? cụm ĐT có đặc điểm gì? 1. VD: SGK - tr 147 - Đã -> bổ sung ý nghĩa cho đi - Nhiều nơi -> đi - Cũng -> ra. - Những câu ... -> ra. Từ ngữ phụ thuộc + ĐT -> Cụm động từ -> Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới chọn nghĩa. VD: - đang học Ngữ văn Đặt câu : Lớp em / đang học Ngữ văn. CN VN( cụm động từ) - ý nghiã, cấu tạo  : CĐT có cấu tạo phức tạp hơn( do nhiều từ ngữ phụ thuộc kết hợp với ĐT), có ý nghĩa đầy đủ hơn so với một động từ. - Chức vụ ngữ pháp : giống như động từ + Làm CN + Làm vị ngữ : CĐT không có phụ ngữ trước. 2. Ghi nhớ: SGK - tr 148 Hoạt động 2: II. Cấu tạo của cụm ĐT: 1. Ví dụ: vẽ mô hình cấu tạo của cụm Đt trong các câu đã dẫn ở mục I - CĐT? Qua VD vừa tìm hiểu, em thấy cụm ĐT gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? - CĐT? Dựa vào vị trí các bộ phận, em hãy vẽ mô hình của cụm ĐT? - CĐT? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau ĐT, cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho ĐT trung tâm những ý nghĩa gì? Phụ trước phần trung tâm Phụ sau đã cũng đã, sẽ, đang, chưa, chẳng, vẫn, hãy, chớ, đừng đi, ra nhiều nơi những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. rồi, được, ngay 2. Ghi nhớ: SGk - Tr 148 Hoạt động 3 III. Luyện tập: - Gọi HS làm bài tập GV treo bảng phụ đã vẽ mô hình Bài tập 1: (HSY)Tìm các cụm ĐT có trong những câu sau: a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà PT TT PS b. yêu thương Mị Nương hết mực TT PS muốn kén cho con một người chồngthật PT TT PS xứng dáng c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì gìơ hỏi ý kiến em bé thông minh nọ để có thì gìơ hỏi ý kiến em bé thông minh nọ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ Bài tập 2:HStb Vẽ mô hình các cụm đt ở bài tập 1 Phần phụ trước ĐT Trung tâm phần phụ sau 1 còn 2 đang 1 đùa 2 nghịch ở sau nhà muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng đành để tìm có đi hỏi cách giữ sứ thần nơi công quán... thì giờ - - đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. - ý kiến em bé thông minh nọ Bài tập 3.(HSK_G) Nêu ý nghĩa của phụ ngữ: - Chưa, không: biểu thị ý nghĩa phủ định - Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định tính kịp thời, linh hoạt, nhanh nhạy. - Không: biểu thị ý phủ định khả năng. - Việc dùng phụ ngữ khẳng định sự thông minh, nhanh nhạy của chú bé. 4. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Mẹ hiền dạy con D. Đánh giá , điều chỉnh kiến thức : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn :2/12/2013 Ngày dạy: /12/2013 Tiết 62: Văn bản: HDĐT Mẹ hiền dạy con (Trích Liệt nữ truyện) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức : - CĐT:NHững hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử. - HSY:Những sự việc chính trong truyện. - HSTB: ý nghĩa của truyện. - HSK:Cách viết gần với viết kí(ghi chép sự việc), viết sử(ghi chép chuyện có thật) ở thời trung đại. 2. Kĩ năng: CĐT:- Đọc hiểu văn bản truyện trung đại TQ. HSK: - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu ý nghĩa của truyện Con hổ có nghĩa? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Đọc và tìm hiểu chung: - GV hướng dẫn cách đọc và đọc từ đầu đến ở được đây. - Gọi HS đọc - Em có nhận xét gì về ngôi kể. thứ tự kể của câu chuyện? 1. Đọc: - Đọc to. rõ ràng, chú ý nhấn giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con. 2 . Kể: - GV sử dụng bảng phụ - hệ thống bảng câm theo SGK - 152 Sự việc Mẹ Con 1 bắt chước đào chôn, lăn khóc chuyển nhà đến gần chợ 2 bắt chước nô nghịch buôn bán điên đảo chuyển nhà đến gần trường học 3 bắt chước học tập lễ phép vui lòng 4 tò mò hỏi mẹ: hàng xóm giết lợn để làm gì nói lỡ lời; sửa chữa ngay bằnh hành động mua thịt cho con ăn 5 Bỏ học về nhà cắt đứt tấm vải đang dệt - CĐT: Nhìn vào hệ thống nhân vật và sự việc, kể ngắn gọn câu chuyện? - Chú ý phần cuối văn bản và chú thích, truyện có xuất xứ từ đâu? - Liệt nữ có nghĩa là gì? * GV: giải thích: "cổ học tinh hoa": tinh hoa của nền cổ học -HSK? Em biết gì về thầy mạnh Tử? Thế nào là bậc đại hiền? * GV: Truyện viết về người thực việc thực, gần với kí , với sử một loại truyện trung đại. 3. Chú thích: Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ sách"Liệt nữ truyện" của Trung Quốc. Truyện được Ôn như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân dịch. Truyện nổi tiếng xưa nay ở TQ cũng như ở nước ta. - Manh Tử là bậc hiền triết nổi tiếng Trung Hoa thời Chiến Quốc. Ông được suy tôn là á thánh của đạo Nho(sau Khổng Tử). Hoạt động 2: II. Tìm hiểu văn bản: CĐT? Liệt kê lại những tình huống trong truyện. HSK_G? Vì sao mẹ thầy Mạnh tử lại mấy lần chuyển nhà? Hai lần, chuyển về nghĩa địa, trường học. Khi về trường học bà mới hài lòng? Vì sao? CĐT? Trót lỡ lời với con bà đã làm gì? Vì sao bà lạ cắt tấm vải đang dệt? HSK? Qua đó ta thấy bà là một người mẹ như thế nào? CĐT? Câu chuyện được kể theo trình tự như thế nào? CĐT? Các chi tiết trong truyện mang lại cho em cảm xúc gì? CĐT? Qua câu chuyện chúng ta học được điều gì? 1. Nội dung: - Suy nghĩ và hành động của bà me về môi trường giáo dục con thành người. - Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân. => Bà mẹ thầy Mạnh tử - một người mẹ tuyệt vời: yêu con, thông minh ,khéo léo, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử. -Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc. 3. ý nghĩa: - Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Vai trò của mẹ trong việc giáo dục con nên người. Hoạt động 3: III. Ghi nhớ: SGK - tr 153 - Em cần ghi nhớ những điều gì sau khi học xong câu chuyện này? Hoạt động 4: IV. Luyện tập: - GV sử dụng bảng phụ viết bài tập: Đáp án e 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử kể lại truyện Mẹ hiền dạy con? 2,. Bài tập trắc nghiệm: Nhận xét nào đúng với ý nghĩa truyện? a. Truyện đề cao thầy Mạnh Tử; b. Truyện đề cao phương pháp dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử; c. Truyện đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách con người. d. Truyện khuyên các bà mẹ thương con nhưng không nuông chiều con mà phải nghiêm khắc. e. Đáp án b,c. 4. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 1(CĐT),2(CĐT) 3(HSK_G) Soạn bài: Tính từ và cụm tính từ D. Đánh giá , điều chỉnh kiến thức : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn :2/12/2013 Ngày dạy: /12/2013 Tiết 63 : Tính từ và cụm tính từ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: -HSY: Khái niệm tính từ: +CĐT: ý nghĩa khái quát của tính từ. + Đặc điểm ngữ pháp của tính từ từ.( Khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ) - HSTB: Các loại tính từ. - Cụm tính từ: + HSTB: Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ. + CĐT: NGhĩa của cụm tính từ. + HSTB: Chức năng ngữ pháp của của cụm tính từ. + HSK_G:Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ. 2. Kĩ năng: - CĐT: Nhận biết tính từ trong văn bản. - HSK: Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - HSK_G: Sử dụng tính , cụm tính từ thành thạo trong nói và viết. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ mô hình cấu tạo của cụm ĐT? Cho VD và phân tích? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. đặc điểm của tính từ: - G V sử dụng bảng phụ đã viết VD trang 153. - CĐT? Bằng hiểu biết của em về tính từ đã được học ở bậc Tiểu học, xác định tính từ trong các VD trên? -HSTB? Em hãy tìm thêm một số tính từ khác (chỉ màu sắc, mùi vị, hình dáng) - HSK? Những tính từ chúng ta vừa tìm có ý nghĩa gì? - CĐT? Vậy em hiểu thế nào là tính từ? -CĐT? Nhắc lại khả năng kết hợp của ĐT? - HSK? Tính từ có khả năng kết hợp với những từ này không? Lấy VD 2 tính từ? - HSK_G? Em có nhận xét gì về khả năng kết hợp của tính từ? - CĐT? Tìm 1 ĐT, 1 TT đặt câu với tính từ và ĐT với chức năng làm CN? - Xét 2 VD sau: + Em bé ngã. + Em bé thông minh - THSK_G? heo em, tổ hợp từ nào đã là một câu? - Để tổ hợp 2 là câu có thể thêm vào đó từ nào? - CĐT? Qua VD vừa phân tích, em hãy nêu nhận xét về khả năng làm CN, VN của TT so với ĐT? - Cần ghi nhớ điều gì về đặc điểm của TT? 1. VD: SGK - tr 153 * Nhận xét: các tình từ a. Bé, oai b, Nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. - Ví dụ: + Tình từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng... + Chỉ mùi vị: chua, cay, mặn... + Hình dáng: gầy gò, phốp pháp... ị chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái. - So sánh với ĐT: + Tính từ cũng có khả năng kết hợp được với: đã , sẽ đang, cũng vẫn... như ĐT + Kết hợp vơi : hãy, đừng chớ... hạn chế nhiều so với ĐT VD: không thể nói: hãy bùi, chớ chua. + Tính từ làm VN trong câu hạn chế hơn. + Khả năng làm CN, tính từ và ĐT như nhau. 2. Ghi nhớ: SGK: tr 154 Hoạt động 2: II. Các loại tính từ: - HSTB? Trong những tính từ vừa tìm được ở mục I, tính từ nào có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, khá, lắm, quá..? -CĐT? Từ nào không có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, khá, lắm, quá..? - HSK? Giải thích hiện tượng trên? - Căn cứ vào đâu người ta phân loại tính từ? Phân làm mấy loại? - Gọi HS đọc ghi nhớ 2 1. VD: - Các tính từ có khả năng kết hợp được với các tính từ chỉ mức độ: oai, bé, nhạt, héo.. - Từ không thể kết hợp được: vàng - Bé, oai, nhạt. héo ... là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. - Vàng là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. 2. Ghi nhớ SGk - Tr 154 Hoạt động 3: - GV treo bảng phụ đã vẽ mô hình cụm tính từ. - Gọi HS lên bảng điền III. Cụm Tình từ: 1. Ví dụ: SGk -tr155 phần trước Phần trung tâm phần sau T1 T2 T1 T2 S1 S2 vốn đã rất yên tĩnh nhỏ sáng lại vằng vặc ở trên không -CĐT? Tìm thêm những phụ ngữ đứng trước và sau của cụm TT? Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa cho TT về mặt nào? - HSTB? Nêu cấu tạo của cụm TT? - Phụ ngữ đứng trước chỉ mức độ, thời gian, sự tiếp diễn. - Phụ ngữ đứng sau: chỉ vị trí, so sánh, mức độ 2. Ghi nhớ: SGK - tr 155 Hoạt động 4: Iv. Luyện tập: - Tìm cụm TT - Nhận xét về cấu tạo của các cụm TT này? Bài 1:(HSY_TB) Tìm cụm TT - Sun sun như con đĩa - Chần chẫn như caí đòn càn - Bè bè như cái quạt thóc - Sừng sững như cái cột đình - Tun tủn như cái chổi sể cùn - Các cụm TT này đều có cấu tạo 2 phần: phần trung tâm và phần sau. Bài 2:(HSTB) Tác dụng của việc dùng TT và phụ ngữ - Các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình ảnh. - Hình ảnh mà các từ láy ấy tạo ra đều là các sự vật tầm thường, thiếu sự lớn lao, khoáng đạt, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi. - Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan Bài tập 3: (HSK)So sánh cách dùng ĐT, TT - ĐT "gợn": Gợi cảnh thanh bình yên ả. - ĐT "nổi": cho thấy sóng biển rất mạnh. - Những tính từ là từ láy đi kèm với ĐT càng làm tăng sự mạnh mẽ, đáng sợ tới mức kinh hoàng. Đây là những tính từ tăng tiến diễn tả mức độ mạnh mẽ, thể hiện sự thay đổi thái độ của biển cả (bất bình. giận dữ) trước sự tham lam, bội bạc của mụ vợ. báo trước thế nào mụ cũng bị trả giá. 4. Hướng dẫn học tập; Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Chuẩn bị: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng D. Đánh giá , điều chỉnh kiến thức : ........................................................................................................................... Ngày soạn : 5/12/2013 Ngày dạy: 12/2013 Tiết 64 : Trả bài tập làm văn số 3 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Qua giờ giúp học sinh thấy được những tồn tại của bài viết số 3. Học sinhbiết khắc phục những tồn tại đó. - Củng cố phương pháp kể chuyện( kể người, kể ciệc) tạo cơ sở để học sinh chuẩn bị viết bài tưởng tượng. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Trả bài, nhận xét bài viết của học sinh - Học sinh: Xem lại bài, rútkinh nghiệm C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Cơ sở để làm 1 bài văn tưởng tượng là gì. Tưởng tượng khác với bị đặt ở chỗ nào? 3. Bài mới I.Tái hiện đề: Đề bài : Em hãy kể về người mẹ của em. II.Dàn ý – Thang điểm: 1.Yêu cầu: - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát. - Viết đúng yêu cầu của đề : Kể về người. - Trước khi viết bài nêu được các ý chính của bài làm. 2. Nội dung - Bài viết thể hiện rõ bố cục a) Mở bài : Giới thiệu nét chung về người mẹ của mình. b) Thân bài : - Người mẹ tần tảo, đảm đang. + Cùng cha quán xuyến mọi công việc trong gia đình. + Khi mẹ vắng nhà thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình bố con vụng về trong mọi công việc. Mẹ đối với các con + Quan tâm tới từng bữa ăn giấc ngủ + Việc học của các con được mẹ quan tâm chu đáo. Dạy dỗ, giáo dục các con trở thành người tốt - Mẹ đối với mọi người: + Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn + Cởi mở, hoà nhã với xóm làng.. c)Kết bài:Lòng biết ơn đối với mẹ. 3. Biểu điểm - Điểm 9 -10 : Có giọng kể, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả. - Điểm 7 -8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 -6 lỗi chính tả. - Điểm 5-6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu van còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại. III/ Nhận xét chung: HS có ý thức làm bài,có sự đầu tư suy nghĩ.Các em bước đầu biết các làm bài,có bài chất lượng ,có cảm xúc. I/ Yêu cầu : 1. Hình thức : Bài kiểm tra trình bày sạch sẽ, không tẩy xoá,trình bày khoa học 2. Nội dung : - Đáp ứng đầy đủ nội dung theo yêu cầu của đề - Biết huy động, tổng hợp kiến thức tiếng việt vào từng dạng câu hỏi của đề kiểm tra. II/ Nhận xét bài làm của học sinh 1.Ưu điểm :HS có ý thức làm bài,có sự đầu tư suy nghĩ.Các em bước đầu biết các làm bài,có bài chất lượng ,có cảm xúc. 2.Nhược điểm : Một số bài chưa viết đúng theo yêu cầu của đề bài, diễn đạt lan man, sai lỗi chính tả nhiều. Nhiều bài làm sơ sài, không có ý thức trong việc làm bài. III. Chữa lỗi: - Lỗi chính tả: Viết hoa tùy tiện, viết sai từ, viết số viết tắt như em : Chung, Hùng Mạnh ,Tú 6C; em Dũng, Quốc, Thọ, Vinh, Tâm 6A. - Lỗi diễn đạt: Diễn đạt lan man ,không có nội dung như em Đỗ Đạt, Cưòng, Cao 6c, Trọng Đạt, Tuyết, Trang 6B - Không đọc kĩ đề bài, không nắm được nội dung kiến thức nên đẫn đến không hiểu đề: Luân, Thắng, Đại, Thạo 6C, IV. Phát bài- tự sửa lỗi: Phát bài cho HS, cho các em tự nhận thấy lỗi của bài mình. Sau đó, trao đổi bài cho nhau để sửa lỗi. - Gọi điểm. - Thống kê điểm. Kết quả Lớp - Sĩ số Giỏi Khá Trung Bình Yếu TB trở lên 6C- 42 6B- 45 V/ Hướng dẫn về nhà : - Nắm nội dung bài học, sửa các lỗi sai. - Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng D. Đánh giá , điều chỉnh kiến thức : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn 10/12/2013 Ngày dạy: /12/2013 Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở Tấm lòng (Truyện trung đại Việt Nam - Hồ Nguyên Trừng) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: CĐT: Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh. HSK_G:Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự vệc. CĐT: Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính. 2. Kĩ năng: HSY: Đọc hiểu văn bản truyện trung đại. CĐT: Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện. -HSK_G:Kể lại được truyện một cách lưu lát, trôi chảy, vận dụng ngôi kể. 3.Giáo dục: Học sinh thấy được tấm lòng nhân nghĩa của một vị danh y đời xưa từ đó soi mình học tập cách sống nhân nghĩa, thương yêu con người, nhất là những kẻ bần hàn, khốn khó. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Từ truyện Mẹ hiền dạy con, em rút ra điều gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Đọc và tìm hiểu chung: - GV đọc 1 lần -CĐT? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - Giải thích chú thích 9,10,16,17 - HSY? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Kể theo thứ tự nào? - HSTB? Bố cục của truyện? 1. Đọc, kể: 2. Chú thích: - Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) - Nam ông mông lục là tập truyện kí viết bằng chữ hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc sau khi bị bắt. * Giải thích từ khó 3. Bố cục: 3 phần - Mở truyện: từ đầu đến trọng vọng - Thân truyện: tiếp đến mong mỏi - Kết truyện: đoạn còn lại Hoạt động 2: II. Tìm hiểu văn bản: - HSY? Nhân vật chính trong truyện là nhân vật nào? - HSTB? Qua phần giới thiệu, em biết gì về ông? - HSK? Việc lương y họ phạm được vua Trần Anh Vương phong chức quan thái y lệnh chứng tỏ ông là người thầy thuốc như thế nào? - HSK? Vì sao lương y họ phạm lại được người đương thời trọng vọng - HSTB? Theo em, tình huống đặc biệt xảy ra với vị lương y họ phạm là gì? - Em có nhận xét gì về tình huống đó? - HSTB? Đứng trước tình huống đó thì lương y họ phạm có cách giải quyết ra sao? - HSTB? Điều gì được thể hiện qua lời đối đáp của ông với qua Trung sứ? * GV: Câu trả lời chứng tỏ nhân cách và bản lĩnh đáng khâm phục của ông: quyền uy không thắng nổi y đức; tính mệnh của người bệnh quan trọng hơn bản thân; sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử -HSTB? Thái độ của vua Trần Anh Vương trước cách xử sự của thái y? - HSK? Qua đó,

File đính kèm:

  • docgiao an T16 van 6 phan loai HS.doc
Giáo án liên quan