Giáo án Ngữ văn 6 - Người thiết kế: Bùi Thị Thanh Huyền

 

I – Mục đích yêu cầu:

Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được:

+ Đặc điểm của danh từ.

+ Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

II – Chuẩn bị:

+ GV: nghiên cứu soạn bài, bảng phụ

+ Học sinh : Học bài, làm bài đầy đủ.

III – Nội dung:

A / - Ổn định tổ chức:

B /- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra tiếng việt 15 phút

Đề bài:

Câu1: Trong câu sau có những từ dùng không đúng với ý đồ người phát ngôn. đó là từ gì? Hãy thay vào đó từ mà em cho là đúng.

Nếu dùng từ không đúng nghĩa, chúng ta(hoặc người nói (viết), hoặc người nghe(đọc)) có thể nhận một hiệu quả không lường trước được.

 

doc102 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Người thiết kế: Bùi Thị Thanh Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 - Tiết: 32 Ngày soạn: Ngày dạy: Danh từ I – Mục đích yêu cầu: Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được: + Đặc điểm của danh từ. + Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật II – Chuẩn bị: + GV: nghiên cứu soạn bài, bảng phụ + Học sinh : Học bài, làm bài đầy đủ. III – Nội dung: A / - ổn định tổ chức: B /- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra tiếng việt 15 phút Đề bài: Câu1: Trong câu sau có những từ dùng không đúng với ý đồ người phát ngôn. đó là từ gì? Hãy thay vào đó từ mà em cho là đúng. Nếu dùng từ không đúng nghĩa, chúng ta(hoặc người nói (viết), hoặc người nghe(đọc)) có thể nhận một hiệu quả không lường trước được. Từ dùng không đúng:.............................................................. Từ thay thế :............................................................................ Câu2: Tìm 5 từ mà mỗi từ chỉ có một nghĩa? .................................................................................................................................. Câu3: Tìm 5 từ mà mỗi từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên? .................................................................................................................................................. Câu4: Nêu nghĩa chuyển của các từ sau: Nhà: .................................................................................................................................................. Đi: .................................................................................................................................................. Mắt: ................................................................................................................................................... C / - Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Học sinh nhắc lại những hiểu biết của mình về danh từ ở bậc tiểu học ? Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ “ Ba con trâu ấy” - Con trâu ? Xung quanh danh từ “ con trâu” trong cụm danh từ là những động từ nào ? “ Ba” thuộc từ loại nào ? “ấy”: thuộc loại từ nào - Chỉ từ : (này, kia, ấy...) ? Ngoài danh từ “ con trâu” trong đoạn văn trên còn có các danh từ nào khác - Vua, làng, thúng, gạo, nếp. ? Nhìn vào các danh từ đã tìm được ở câu trên em cho biết danh từ biểu thị những gì. ? Đặt câu với các danh từ đã tìm được. - Người, vật, khái niệm. ? danh từ là gì. ? Nhìn lại ví dụ trên, em cho biết danh từ kết hợp được với từ loại nào. ?Cho ví dụ minh hoạ. - 3 con mèo, 4 con lợn này - 2 học sinh ấy - Danh từ có thể kết hợp được với : tất cả, những, các ở phía trước, này, kia, ấy ( ở phía sau) ? Nhìn vào ví dụ em cho biết danh từ giữ chức vụ gì trong câu. ? Cho vài ví dụ ? Danh từ có thể làm vị ngữ trong câu được không? cần có điều kiện gì? ? Lấy một vài ví dụ minh hoạ. ? Trong các danh từ : làng, gạo, nếp, thúng, ba... danh từ nào dùng để tính đếm, danh từ nào chỉ sự vật. ? Lấy 1 vài ví dụ 1kg muối 2 tấn thóc 3 chiếc khăn ? Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng 1 từ khác, thì đơn vị tính đếm, đo lường có thay đổi không. ? Khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên thì đơn vị tính đếm, đo lường có thay đổi hay không( không thay đổi) ? Hãy chỉ ra trong ví dụ từ chỉ đơn vị quy ước chính xác. ? Theo em khi vật được tính đếm, đo lường bằng đơn vị quy ước chính xác thì có thể miêu tả về lượng không. ví dụ : 1 tạ gạo rất nặng ? Tìm trong ví dụ từ chỉ đơn vị quy ước chừng. ? Khi vật được tính đếm, đo lường một cách ước chừng thì có thể mô tả, bổ sung về lượng được không ? Học sinh đọc phần ghi nhớ. ? Đọc yêu cầu bài tập. ? H/s lên bảng làm. ? Nhận xét bài làm của bạn. G/v nhận xét, bổ xung. I/ Đặc điểm của danh từ 1. ví dụ - Vua sai ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho 3 con trâu ấy... “ Ba chỉ số lượng đứng trước “ ấy” chỉ từ đứng sau 2. Đặc điểm của danh từ * Danh từ : Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. * Khả năng kết hợp của danh từ . - Ba con trâu ấy ST DT CT + Từ chỉ số lượng đứng trước ( ba, bốn, năm, sáu...) + Các chỉ từ : Này, ấy, đó, kia và một số từ ngữ khác đứng sau. * Chức vụ trong câu Vd1: - Lan nhảy dây CN VN - Con Mèo nằm ngoài sân. CN VN Vd 2 : Cô Hoa là bác sĩ CN VN -> Có khi làm vị ngữ, cần có từ là đứng trước. 3. Phân loại danh từ a) Danh từ chỉ đơn vị - ba, bốn, năm....-> để tính đếm người, vật.. a1) Danh từ chỉ đơn vị quy ước - Thúng, cân, giá, tạ.... a2) Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên Con ếch, viên quan DTTN DTTN Thay : con = chú ( con ếch = chú ếch) viên = ông ( viên quan = ông quan) Vd1: Một tạ gạo Vd2 : Một thúng gạo rất đầy -> Có thể bổ sung về lượng : 1 thúng rất đầy. - con Mèo nằm ngoài sân b) danh từ chỉ sự vật - Thúng, gạo nếp, làng. * Ghi nhớ. II/ Luyện tập Bài tập 1 : 1. Danh từ chỉ sự vật : Nhà, cửa, bàn, gỗ, gà, lợn, dầu, mỡ. 2. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài, viên, người, em. - Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : cái, bức, tấm, quyển, pho, tờ, chiếc 3. Chỉ đơn vị quy ước chính xác : Tấn, tạ, yến, kg, lạng... - Chỉ đơn vị quy ước, ước chừng : Nắm, mở, hũ, thúng, giá, vốc, gang, đoạn, chén, bát... 4. Chính tả : Nghe - viết : Cây bút thần( từ đầu -> dày đặc các hình vẽ) D. Củng cố : - Khái niệm về danh từ - Đặc điểm của danh từ - Phân loại. Đ. Hướng dẫn về nhà: Học bài, làm bài tập 5 SGK IV/ Rút kinh nghiệm ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………….. Tuần: 9 - Tiết: 34+35 Ngày soạn: - Ngày dạy: Hướng dẫn đọc thêm ông lão đánh cá và con cá vàng ( Truyện cổ tích của Alu - Sin) I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích : Ông lão đánh cá và con cá vàng . - Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện. II/ Chuẩn bị : * GV: - Nghiên cứu soạn bài, tranh ảnh có lioên quan đến bài giảng. * Học sinh : Đọc bài, soạn bài. III – Nội dung: A - ổn định tổ chức: B - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra văn 15 phút Đề bài: I- Phần trắc nghiệm:(5 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu1: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ra đời vào thời đại nào của lịch sử dân tộc? A- Thời đại Văn Lang- Âu lạc. B- Thời nhà Lí C- Thời nhà Trần D- Thời nhà Nguyên Câu2: Thần Sơn Tinh có tên gọi nào khác? A- Thổ thần B- Ân thần C- Phúc thần D- Thần Tản Viên Câu3: Nguyên nhân nào dẫn đến việc 2 thần đánh nhau? A- Hùng Vương kén rể : B- Vua Hùng không công bằng trong việc đặt sính lễ C- Sơn Tinh tài giỏi hơn Thuỷ Tinh. : D- Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương Câu4: Nội dung của truyện này là gì? A- Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta. B- Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh C- Các cuộc tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc. Câu5: Gạch chân dưới những lỗi viết hoa trong đoạn văn sau? Chép lại đoạn văn sau khi dã sửa hết lỗi. “ Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng phù Đổng, tục gọi là làng gióng. Mỗi năm đến tháng Tư, làng mở hội to lắm. người ta kể rằng Những bụi tre đằng ngà ở huyện gia binh vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế.....” II- Phần tự luận: (5 điểm) Nêu những suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai,bão lụt và công việc phòng chống bão lụt của nhân dân ta? C - Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích dân gian Nga, “ Mặt trời của thi ca Nga”. Viết lại = 205 câu thơ tiếng Nga được Lê Trí Viễn , Vũ Đình Liên địch qua văn bản tiếng Pháp. Truyện vừa giữ được nét chất phác dung dị với những biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa điêu luyện tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện. ? GVđọc mẫu, nêu yêu cầu đọc, gọi học sinh đọc và nhận xét. ? Những chi tiết ấy ứng với đoạn văn nào. Đoạn 1 : Từ đầu -> chẩng cần già. Đoạn 2: Tiếp -> làm theo ý muốn của mụ. Đoạn 3 : Còn lại ? Dựa vào các chi tiết trên em hãy kể thật ngắn gọn câu truyện này. ? Truyện có mấy nhân vật, nhân vật nào là nhân vật chính, vì sao? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, cách kể về thời gian ra sao. - Ngôi thứ 3, thời gian “ ngày xưa”. ? Em có nhận xét gì về lời văn dẫn dắt giới thiệu nhân vật : Giản dị , nhẹ nhàng, đưa người đọc chú ý tìm hiểu nội dung câu truyện. ? Mở đầu câu truyện, canhr sóng của 2 vợ chồng ông lão được giới thiệu như thế nào? - Nghèo khó, đơn giản, tạm bợ, họ sống = nghề Chân chính : Thả lưới kéo sợi. ? Ngày lại ngày trôi qua ông lão vẫn thả lưới kiếm sống, 1 hôm ông bắt gặp điều gì? ? Khi bắt được cá vàng ông lão làm gì? - Thả về biển. ? Về nhà ông đem truyện kể cho vợ nghe, mụ vợ có thái độ ra sao? ? Mụ có đòi hỏi gi? cá vàng có đáp ứng không? ? Biển xanh có biến đổi gì ? Khi đã có máng lợn, mụ vợ lại đòi gì? mụ đối xử với chồng như thế nào. ? Biển như thế nào? ? Vẫn chưa thoả mãn , mụ đòi tiếp thứ gì? thái độ của mụ đối với chồng như thế nào? ? Biển có thay đổi gì? ? Được làm bà nhất phẩm phu nhân mụ còn đòi hỏi gì nữa. ? Mụ đối xử với chồng của mụ như thế nào.. ? Cá vàng có đáp ứng sự đòi hỏi đó không? biển lúc này như thế nào? ? Cuối cùng mụ đòi gì. ? Thái độ như thế nào so với lần trước. ? Việc đòi hỏi của mụ có thực tế không và cá vàng có đáp ứng nữa hay không? ? Em có nhận xét gì về mức độ yêu cầu của mụ vợ qua các lần đòi hỏi. - Sự đòi hỏi ngày 1 tăng lên từ vật nhỏ -> vật lớn : lần 1 và 2 đòi hỏi về vật chất, lần 3 : đòi hỏi về của cải và danh vọng, lần 4 đòi hỏi của cải, danh vọng quyền lực, lần 5 : đòi hỏi 1 địa vị đầy quyền uy nhưng không có thật và một quyền phép vô hạn. ? Nhận xét của em về thái độ của mụ vợ đối với chống qua các lần đòi hỏi. ? Giải thích về sự thay đổi của biển qua các làn đòi hỏi của mụ vợ. - lần đầu tiên : Biển gợn sóng êm ả, đòi hỏi hợp lí. các lần sau biển phản ứng -> đòi hỏi quá mức vô lí. ? Nói về sự phản ứng của biển cả nhằm mục đích gì?. - Biển không những là thiên nhiên mà biển còn tham gia vào diễn biến của truyện. Biển dường như là thái độ, sự phản ứng của người dân, của cả đất trời trước sự thay đòi hỏi, thái độ của mụ vợ. ?Qua truyện em hiểu nhân vật mụ vợ là nhân vật như thế nào I/ Đọc kể - Yêu cầu đọc : Vốn là truyện thơ, được dịch qua bản tiếng Pháp, bản thân bản dịch có hương vị thơ vì vậy cần đọc để thưởng thức cái hay của bản dịch. - ông lão đánh cá bắt được cá vàng. - Mụ vợ đòi trả ơn khi ông lão thả cá vàng. - Sự trả giá của lòng tham vô độ của mụ vợ ông lão. - ông lão đánh cá, kéo lưới lần thứ 3 bắt được con cá vàng và thả xuống biển, ông không đòi hỏi gì cả. - Nghe ông lão kể lại, mụ vợ lập tức đòi trả ơn. + Đòi máng mới : biển gợn sóng êm ả + Đòi ngôi nhà : Biển xanh nổi sóng + Đòi làm nhất phẩm phu nhân : Biển nổi sóng giữ dội. + Đòi làm nữ hoàng : Biển nổi sóng mù mịt. + Đòi làm Long Vương : biển giông tố . 4 lần yêu cầu cá vàng đều đáp ứng, đến lần cuối cùng cá vàng không trả ơn và cướp đi tất cả. II/ Tìm hiểu truyện 1. Mụ vợ với lòng tham và sự phản bội. - Nổi giận mắng chồng. - Đồ ngốc : 1 cái máng lợn : biển gợn sóng êm ả. - Quát to hơn : đồ ngu 1 ngôi nhà rộng. Biển xanh nổi sóng. - Mắng như tát nước vào mặt : đồ ngu ngốc, sao ngốc thế, đòi làm nhất phẩm phu nhân -> biển xanh nổi sóng dữ dội. - Mắng một thôi, bắt quét dọn chuồng ngựa, giận dữ đòi làm nữ Hoàng -> biển nổi sóng mù mịt. - Nổi cơn thịnh nộ : đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng hầu hạ -> một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. - Thái độ : Thô lỗ, dữ dằn, bội bạc, tham lam quá độ. Ông lão không chỉ là chống mà còn llà ân nhân. Nhờ ôpng mà mục vợ có tất cả; nhưng khi đã thoả mãn được đòi hỏi bao nhiêu thì mụ vợ cư xử với ông càng tệ bạc bấy nhiêu. Cách cư xử giống như một mụ chủ cay nghiệt nhất với một nô lệ, chỉ được phép nghe lệnh và tuân lệnh -> Người tham lam hách dịch, vong ân lòng tham lớn lên cùng với sự vô ơn tăng mãi thành sự phản bội. T2 Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Khi đánh được cá vàng ông thả nó về biển. Em có nhận xét gì về việc làm của ông . - Tốt bụng, hiền lành. ? Không chỉ thả cá ra mà ông còn dành cho nó những lời nói như thế nào? ông có đòi hỏi gì không? ? Trước những mệnh lệnh của mụ vợ, ông đã cư xử như thế nào? - Ông làm theo sự đòi hỏi của mụ vợ mà không đòi hỏi gì cả. Dường như cương vị của một người chồng đối với ông đã bị tước bỏ. ? Trước những lần đòi hỏi của mụ vợ ông làm gì? ? Trong 5 lần đòi hỏi của mụ vợ, có lần nào ông can ngăn vợ không. ? Vì sao ông lại can ngăn. - Khi mụ vợ đòi làm nữ hoàng -> ông nhận thấy không hợp lý vì mụ vợ của ông chỉ là một mụ nông dân quèn. ? ông đã dùng lời lẽ ra sao để can ngăn. ? Lời can ngăn của ông có tác dụng gì không. ? Kết quả ra sao. - ăn một cái tát vì đã dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân -> lời khuyên can vô hiệu quả.. ? Là chồng nhưng ông còn phải chịu những việc làm khổ nhục nào nữa? ? Em có nhận xét gì về nhân vật ông lão trong truyện . ? Sự nhu nhược đã dẫn đến hậu quả như thế nào. - Tiếp Tay cho cái ac, cho quyền lực của mụ vợ & cứ thé mụ gây ra những Tai hoạ cho ông lã . Ông quên mất cá vàng là của ông, nó đền ơn ông chức không đền ơn mụ vợ. Ông không ước lấy 1 điều để thay đổi tình thế -> nhân vật cần phải phê phán chứ không đơn thuần là nhân vật đệm làm nổi bật sự tham lam của mụ vợ. ? Truyện được kết thúc như thế nào. ? Kết thúc đó có ý nghĩa gì? - Ông lão : chẳng mất gì cả mà chỉ như vừa chải qua cơn ác mộng. Ông đã trở lại cuộc sống bình yên ấy. - Mụ vợ : cá vàng đã lấy đi tất cả thậm chí nhiều hơn thế nữa. Mở đầu truyện mụ vợ sống trong cảnh nghèo khó, chưa hề nếm trải sung sướng , giàu sang, sau khi mục đã được sống qua sự tột đỉnh giàu sang danh vọng lại phải trở về cảnh nghèo khó ban đầu, rõ ràng là khổ hơn lúc đầu rất nhiều. Đó là sự trừng phạt đích đáng. ? Tác giả Dân gian khéo léo đưa ra hình tượng cá vàng để trừng trị kẻ tham lam bội bạc, theo em cá vàng trừng trị mụ vợ tội tham lam hay bội bạc. ? Cá vàng còn tượng trưng cho cái gì . - Sự biết ơn, tấm lòng vàng của ND đối với nhưngx người nhân hậu đã cứu giúp người khi gặp hoạn nạn, khó khăn, đại diện cho lòng tốt, cái thiện. ? Thông qua nội dung câu truyện giúp em hiểu gì về ý nghĩa. ( Truyện ca ngợi điều gì , phê phán điều gì?) ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật II/ Tìm hiểu truyện 1. Mụ vợ với lòng tham và sự phản bội. 2. Ông lão đánh cá - người hiền lành nhu nhược. - Đánh được cá vàng - thả về biển - Ban cho nó những lời cầu chúc tốt đẹp và sự vô tư ở mức thánh thiện. - Phục tùng vô điều kiện. - Ông lão chỉ biết vâng lời, đòi gì ông thực hiện ngay. - “ Mụ nói gì vậy...sẽ cười cho” - Bị đánh, bị phạt quét chuồng ngựa, doạ chém. -> hiền lành, tốt bụng nhưng nhu nhược hết sức. - HS thảo luận. - Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả 2 tội : lòng tham quá lớn làm cho mụ mờ Mắt, hết lương tri, không con khả năng nhận biết phải trái. ở con người lòng tham ít hay nhiều không phải là xa lạ , đây là một căn nguyên dẫn con người đến nhiểu Tai hoạ. 3. ý nghĩa : - Ca ngợi những con người tốt bụng, hiền lành nhân hậu. - Phê phán những kẻ có lòng tham, sự bội bạc. Đây là bài học đích đáng cho những kẻ có tư tưởng bội bạc, lòng tham lam vô độ. III/ Tổng kết: 1- Nghệ thuật: - Tăng - tiến - Đối lập - Yếu tố tưởng tượng, hoang đường. 2- Nội dung : - Ca ngợi những con người tốt vụng, nhân hậu, hiền lành. - Phê phán những kẻ tham lam, bội bạc. D: Củng cố : Hệ thống bài giảng. Đ: Hướng dẫn về nhà :Đọc và học tiếp bài. IV/ Rút kinh nghiệm ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………….. Tuần: 9 - Tiết: 36 Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ tự kể trong văn tự sự I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Thấy được trong văn tự sự có thể kể xuôi, kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện. - Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược, biết được muốn kể ngược phải có điểu kiện. - Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại II/ Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu soạn bài - HS : Đọc bài, soạn bài III/ Tiến trình lên lớp A/ ổn định tổ chức B/ Kiểm tra bài cũ. ? Ngôi kể là gì? có mấy ngôi kể ? khi nào ta biết được ngôi kể thứ I và thứ III. C / Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Ngôi kể trong văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách thức biểu đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Cách kể ngược gắn liền với hồi tưởng thường dùng để kể những kỷ niệm khó quên, tạo cảm giác Chân thành, giàu sức truyền cảm. ? Trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy sự việc. ? là những sự việc nào. ? hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự của truyện. ? Nhìn vào thứ tự các sự việc, em cho biết thứ tự ấy có ý nghĩa gì? ? Theo em nếu đảo lộn thức tự trong các sự việc trên thì ý nghĩa của truyện có nổi bật không? không. ? Đọc bài văn và cho biết ở bài văn này, thứ tự các sự việc như thế nào? ? Thứ tự kể bắt đầu từ sự việc xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân. Cách kể này làm nổi bật ý nghĩa trong một bài học. - Thứ tự thực tế của sự việc trong bài văn kể sự việc hiện tại xảy ra kể trước, sau đó mới bổ sung các sự việc đã xảy ra trước đó-> cách kể ngược. ? Học sinh đọc phần ghi nhớ - Kể theo thứ tự tự nhiên có tầm quan trong không thể xem thường. Ngay trong hồi tưởng người ta vẫn kể theo thứ tự tự nhiên, kể theo cách này có tác dụng tạo nên sự hấp dẫn. Tăng cường kịch tính như truyện “ ông lão đánh cá và con cá vàng”. ? Câu truyện được kể theo thứ tự nào Kể ngược theo dòng hồi tưởng ? Truyện được kể tho ngôi nào? ? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì I/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 1) Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” - Giới thiệu ông lão đánh cá - Ông lã bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng. - Năm lần ra biển và kết quả mỗi lần. -> đó là thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão, cuối cùng bị trả giá. Thứ tự ở đây có ý nghĩa tố cáo và phê phán : Lúc đầu cá vàng trả nghĩa ông lão là có lý nhưng mụ vợ đòi hỏi quá nhiều -> sự lợi dụng, lạm dụng cuối cùng bị trả giá. 2) Bài văn phụ -Ngố mồ côi cha mẹ, không có người rèn, cặp, trở nên lêu lổng, hư hỏng , bị mọi người xa lánh . - Ngố tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. Khi Ngố bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu. - Ngố bị chó cắn -> phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại. * Ghi nhớ III/ Luyện tập Bài tập 1. - Kể ngược theo dòng hồi tưởng - Kể theo ngôi thứ nhất - Cơ sở cho việc kể ngược D/ Củng cố : Hệ thống bài giảng - Thứ tự kể trong văn tự sự Đ/ Hướng dẫn về nhà :- Làm bài tập 2 SGK. chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2. IV/ Rút kinh nghiệm. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………….. Tuần: 10 - Tiết: 37+38 Ngày soạn: Ngày dạy: Viết bàI tập làm văn số 2 I/ Mục tiêu cần đạt * Thông qua bài viết học sinh biết kể 1 câu truyện có ý nghĩa - Thể hiện rõ bố cục bài văn trên bài làm - Đánh giá khả năng tiếp thu, ghi nhớ lí thuyết tập làm văn của học sinh II/ Chuẩn bị : * GV: - Nghiên cứu ra đề phù hợp với đối tượng học sinh và biểu chấm * HS : - Kiến thức, giấy bút III/ Tiến trình lên lớp 1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Bài mới Đề bài: Bằng ngôi kể thứ nhất( trong vai Sơn Tinh hoặcThuỷ Tinh), em hãy kể lại truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh. I/ Yêucầu : 1. Hình thức : Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả; Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài : 2. Nội dung : Bài viết đúng thể loại, có bố cục rõ ràng. II/ Biểu điểm : - Điểm 9 -10 : Có giọng kể lưu loát, cảm xúc thực sự, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả : 2->3 lỗi. - Điểm 7 - 8 : Bài viết đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, trình bày rõ ràng, diễ đạt khá lưu loát, sai từ 4-5 lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, sai 6 ->7 lỗi chính tả diễn đạt. - Điểm 3 - 4 : Bài viết lan man, trình bày chưa khoa học, câu văn rườm rà, rời rạc. Nội dung bài viết còn đơn giản, sai 8 -9 lỗi chính tả diễn đạt. - Điểm 1 -2 : Bài viết không đúng yêu cầu của đề, nội dung quá sơ sài. D/ Củng cố : Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra Đ/ Hướng dẫn về nhà : - Luyện nói kể truyện IV/ Rút kinh nghiệm: Tuần: 10- Tiết: 39+40 Ngày soạn: Ngày dạy: ếch ngồi đáy giếng - thầy bói xem voi I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh - Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và 1 số nét nghệ thuật đặc sắc của các truyện : ếch ngồi đáy giếng, thày bói xem voi. II/ Chuẩn bị * GV: Soạn bài, tranh ảnh * HS : Đọc truyện, trả lời câu hỏi SGK. III/ Tiến trình lên lớp : A/ ổn đinh tổ chức : B/ Kiểm tra bài cũ ? Trong truyện : ông lão đánh cá và con cá vàng, em thích nhân vật nào nhất? vì sao? C/ Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. - Ngụ ngôn : nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức là lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc , tự suy ra mà hiểu. Ngụ = hàm ý chứa kín đáo. Ngôn = lời nói. ? Giáo viên đọc mẫu, nêu yêu cầu đọc và nhận xét cách đọc của học sinh. ? Học sinh tìm hiểu phần chú thích ? Truyện giới thiệu về con vật nào? nó sống ở đâu. ? Em có nhận xét gì về nơi sống của nó. - Nhỏ bé, chật hẹp ? Sống xung quanh nó là những con vật gì ? ? Những con vật này so với nó thì như thế nào. ? Vì nhỏ bé hơn nên chúng có sợ ếch không ? Tìm chi tiết nói lên điều đó. ? Vốn quen sống trong một không gian nhỏ hẹp, xung quanh nó toàn những con nhỏ bé hơn nên khi nhìn lên bầu trời nó có quan niệm như thế nào? ? Trong thực tế bầu trời là một không gian như thế nào? - Mênh mông, vô cùng vô tận. ? Qua sự việc trên cho ta thấy tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh của ếch ra sao. ? Thói chủ quan, kiêu ngạo của ếch đã để lại hậu quả gì? ? Qua câu truyện em rút ra được bài học gì cho bản thân. ? Hãy liên hệ với thực tế cuộc sống ? Truyện nhằm phê phán những con người như thế nào? - Hiểu biết hạn hẹp nhưng lại hênh hoanh kiêu ngạo, chủ quan. ? hãy tìm và ghạch Chân 2 câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. ? Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “ ếch ngồi đáy giếng”. ? Học sinh tìm hiểu phần ghi nhớ. ? Học sinh đọc truyện ?Học sinh tìm hiểu phần chú thích ? Truyện có mấy ý chính, mỗi ý chính ứng với phần nào của văn bản. ? Học sinh đọc thầm đoạn 1 ? Các thày bói xem voi trong hoàn cảnh nào? ? Các thày có hoàn cảnh cá nhân như thế nào. ? Các thày đã làm gì để xem được voi. ? Điều gì đáng chú ý trong cách xem voi của 5 thày bói. - Vì voi qúa lớn nên mỗi thày chỉ xem được 1 bộ phận của voi. ? Con voi của mỗi thày được hiện lên như thế nào. ? Theo em cách miêu tả có đúng với hiểu biết thực tế của họ không? - Đúng với những gì các thày biết được, sờ được. ? Nhưng trong thực tế con voi có đúng như cách miêu tả của các thày không? ?Nhưng thái độ của các tháy khi xem voi ? Tại sao các thày lại khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến của người khác. - Vì mỗi thày đã sờ tận Tay nên thày sau bác bỏ thày trước khi thấy họ nói không đúng với những gì mình sờ thấy. *Khái niệm về truyện ngụ ngôn: - Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi. Truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có cả nghĩa bóng, nghĩa bóng mới là mục đích. I/ Đọc II/ Tìm hiểu truyện: 1. ếch ngồi đày giếng. a. ếch và

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van lop 6 HK I.doc