Giáo án Ngữ văn 6 - Tiếng Việt, tuần 26 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ.

- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

2. HS: SGK, bài soạn.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp (1')

Kiểm tra sĩ số lớp, vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(?) Đọc thuộc lòng bài thơ Mưa và nêu nội dung chính của nó?

* HS: - HS đọc thơ.

Nội dung: Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng, quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiếng Việt, tuần 26 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt Tuần 26 – Tiết 101 HOÁN DỤ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ. - Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. 2. HS: SGK, bài soạn. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp (1') Kiểm tra sĩ số lớp, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Đọc thuộc lòng bài thơ Mưa và nêu nội dung chính của nó? * HS: - HS đọc thơ. Nội dung: Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng, quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Phép ẩn dụ là dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa các sự vật. Còn hoán dụ dựa trên mối quan hệ như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 10’ 10’ 10’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm hoán dụ. à GV gọi HS đọc lại 2 câu thơ vd. à GV chép lên bảng những từ in đậm, cho HS quan sát và trả lời (áo nâu, áo xanh; nông thôn, thị thành). (?) Các từ in đậm áo nâu, áo xanh trong câu thơ chỉ ai? - HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận. (?) Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào? * HS: Có quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó – người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc. (?) Còn từ in đậm nông thôn, thị thành trong câu thơ chỉ ai? - HS quan sát trả lời. GV nhận xét. (?) Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào? * HS: Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành ) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn, thành thị). GV kết luận: Gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó gọi là hoán dụ. à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 3. (?) Nêu tác dụng của cách diễn đạt này? (?) Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết hoán dụ là gì? Tác dụng của hoán dụ? GV liên hệ: Hoán dụ có tác dụng rất tích cực, vì vậy, trong quá trình nói hoặc viết các em nên sử dụng. Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ. à GV gọI HS đọc lạI các vd SGK. (?) Câu hỏi thảo luận: Em hiểu những từ ngữ in đậm trong những câu thơ như thế nào? Giữa những sự vật được nêu và hiện tượng biểu thị của nó có quan hệ như thế nào? - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. * HS: a/ Bàn tay – một bộ phận của con người, được dùng thay cho “người lao động” nói chung à quan hệ bộ phận – toàn thể. b/ Một, ba – số lượng cụ thể, được dùng thay cho “số ít” và “số nhiều” nói chung (quan hệ cụ thể - trừu tượng). c/ Đổ máu – dấu hiệu, thường được dùng thay cho “sự hi sinh, mất mát” nói chung (quan hệ dấu hiện của sự vật – sự vật). Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của “chiến tranh”. Có thể hiểu Ngày Huế đổ máu là ngày “Huế nổ ra chiến sự”. à Tiếp tục GV ghi câu vd lên bảng: Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu) (?) Em hiểu từ Trái Đất ở đây nghĩa là gì? * HS: Là “đông đảo người sống trên trái đất”. (?) Từ và nghĩa nó biểu thị có quan hệ như thế nào? * HS: Trái Đất (vật chứa đựng) - “đông đảo người sống trên trái đất” (vật bị chứa đựng). (?) Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết hoán dụ có những kiểu nào? - HS trả lời ghi nhớ. GV cho ghi bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bt1. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu và vd BT1. (?) Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ? - HS làm cá nhân 2’. GV gọi 3 HS lên bảng trình bày. - HS khác nhận xét. GV kết luận, cho điểm. * Câu d GV đã đưa vào bài học. BT2. GV đọc yêu cầu BT2. (?) Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho vd minh họa? - HS làm nhóm (2em), đại diện trình bày. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. I/ Hoán dụ là gì? * Xét vd – SGK82 - Áo nâu chỉ nông dân. - Áo xanh chỉ công nhân. à Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó. - nông thôn à những người sống ở nông thôn. - thị thành à những người sống ở thành thị. à Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành ) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn, thành thị). è Các từ in đậm là hoán dụ. * Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Ghi nhớ Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. II/ Các kiểu hoán dụ: * Xét các vd – SGK83. Quan sát các từ in đậm. a/ Bàn tay = “người lao động”. à Quan hệ: bộ phận – toàn thể. b/ Một = “số ít” Ba = “số nhiều” à Quan hệ: cụ thể - trừu tượng. c/ Đổ máu = “chiến tranh”. à Quan hệ: dấu hiệu sự vật – sự vật. d/ Vd: Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh - Trái Đất = “đông đảo người sống trên trái đất” à Quan hệ: Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng. Ghi nhớ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. II/ Luyện tập: 1. a. Làng xóm chỉ người nông dân (mối quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng) b. Mười năm = thời gian trước mắt, ngắn Trăm năm = thời gian lâu dài (quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng). c. Áo chàm = chỉ người Việt Bắc (quan hệ dấu hiệu giữa sự vật – sự vật) 2/ So sánh giữa hoán dụ và ẩn dụ: ẨN DỤ HOÁN DỤ Giống Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. Có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Khác * Dựa vào quan hệ tương đồng cụ thể là tương đồng về: - Hình thức. - Cách thức. - Phẩm chất. - Cảm giác. * Dựa vào quan hệ tương cận, cụ thể: - Bộ phận – toàn thể. - Vật chứa đựng để - vật bị chứa đựng. - Dấu hiệu của sự vật - sự vật. - Cụ thể - trừu tượng. 4. Củng cố: (4’) 1. Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì? Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động. c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động. 2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ? a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác. 3. Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung, học thuộc phần ghi, hoàn tất bài tập. - Chuẩn bị kĩ bài tt “Làm thơ bốn chữ” . Đọc và làm kĩ yêu cầu ở nhà. . Chuẩn bị cho phần thực hành trên lớp. Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Tuần 26 – Tiết 102 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ. - Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, SGV, giáo án. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) (?) Hoán dụ là gì? Cho vd minh họa. Hoán dụ có những kiểu nào? * HS: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Vd: Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Tiết này chúng ta sẽ dành để cho các em nhận diện đặc điểm của loại thơ bốn chữ. Nếu có thể chúng ta cùng tập làm loại thơ này. 10’ Æ Hoạt động 2: Kiểm tra phần chuẩn bị. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (5 tập) (?) Ngoài bài thơ Lượm, em có biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? * HS: HS tự kể (rất nhiều bài trong chương trình cấp I). - Bàn tay cô giáo của Nguyễn Trọng Hoàn. - Em vẽ Bác Hồ của Thy Ngọc - Bé thành phi công của Võ Duy Thông (chương trình lớp 3 t2) ... (?) Vần chân là vần được gieo vần vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân, vần lưng trong các đoạn thơ trong SGK. - GV gọi HS đọc khổ thơ SGK. GV treo khổ thơ lên bảng. - HS tự tìm, trả lời. GV nhận xét. à Tiếp tục GV cho HS trả lời câu 3. (?) Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vàn liền, đoạn nào gieo vần cách? - HS quan sát bài thơ trả lời. GV nhận xét. à Tiếp tục GV cho HS làm yêu cầu 4: Quan sát bài thơ, thay 2 từ thích hợp: sông, cạnh. (?)5. SGK. HS chuẩn bị 1 bài thơ bốn chữ (hoặc một đoạn) có ND kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay con người theo vần tự chọn. - Gieo vần hỗn hợp: không theo trật tự nào. “Ca lô đội lệch ... ... .... vàng”. Æ Hoạt động 3: Tập làm thơ. - Bước 1: HS trình bày đoạn (bài) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà (chỉ ra đặc điểm vần, nhịp) - Bước 2: cả lớp nhận xét những đặc điểm được và chưa được. - Bước 3: cả lớp góp ý cho bài thơ đó. - Bước 4: GV đánh giá nhận xét. à GV chép lại vài bài thơ tiêu biểu của HS. I/ Chuẩn bị: 1. Ngoài bài thơ Lượm còn có nhiều bài thơ làm bốn chữ: Bàn tay cô giáo, Em vẽ Bác Hồ… 2. Xét khổ thơ – SGK85 - Vần chân: hàng – ngang; núi - bụi; - Vần lưng: Hàng – ngang, trang – màng. 3. Xét 2 đoạn thơ – SGK85 - Đoạn a gieo vần cách. - Đoạn b gieo vần liền. 4. Thay từ cho thích hợp: - Thay sưởi bằng cạnh. - Thay đò bằng sông. 5. Bài thơ. Mười quả trứng Phạm Hổ Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm. II/ Tập làm thơ: * Chú ý: về ND phải nhất quán. - Gieo vần theo cách đã học. - Cách dùng ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. 4. Củng cố: (3’) 1. Hãy chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ sau: Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa Với em gái nhỏ Phải “người lớn” cơ. (Phan T Thanh Nhàn) a. Không có vần b. Vần liền c. Vần cách 2. Cho đoạn thơ sau: Yêu hoa đẹp thế Em đừng quên rễ… Bám vào sỏi cát Bám vào nắng rát Bám vào mưa dầm Làm lụng………………… Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ trống trong câu thơ cuối để đoạn thơ trên đúng về nghĩa, hợp về vần? a. cần cù b. ầm thầm c. thâm trầm d. ân cần 5. Dặn dò: (1’) Về tập làm thơ bốn chữ (với những đề tài xung quanh mình). Chuẩn bị bài tt “Cô Tô” . Đọc văn bản, chú thích, ghi nhớ. . Trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Tuần 26 – Tiết 103, 104 CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tgiả. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, giáo án, SGV. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt của của Giáo viên và Học sinh Nội dung 30’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Hôm nay các em sẽ được cảm nhận một phong cảnh, sinh hoạt ở vùng hải đảo giàu đẹp của nước ta nằm trong Vịnh Bắc Bộ đó là đảo Cô Tô hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Tuân một nhà văn nổi tiếng có sở trường về tùy bùt và kí. 50’ Æ Hoạt động 2: Cho HS tiếp xúc văn bản. à GV cho HS nghiên cứu chú thích và giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. GV cập nhật thêm thông tin: Nguyễn Tuân (10 / 7 /1910 – 28 /7 / 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả của văn học Việt Nam hiện đại. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông. à GV gọi 1 HS đọc to phần chú thích. à Tiếp tục GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 2 HS đọc tíếp tục. * Lưu ý HS đọc đúng các từ ngữ đặc sắc , có sự tìm tòi của tác giả, nhất là các tính từ, cụm tính từ (lam biếc, vàng giòn…). Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Bước 1: Tìm hiểu câu hỏi 1. (?) Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? - HS suy nghĩ trả lời. GV chỉnh ý, kết luận. * HS: Bố cục: chia ba đoạn - Đoạn 1: (từ đầu -> theo“mùa sóng ở đây”): Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi cơn bão đi qua. - Đoạn 2: (từ “mặt trời -> nhịp cánh”): Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. - Đoạn 3: (từ “khi mặt trời” -> hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi. GV bổ sung: Bài văn có ba đoạn, mỗi đoạn tập trung vào một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ tươi sáng, phong phú, độc đáo của thiên nhiên và cuộc sống ở một vùng hải đảo trong vịnh Bắc Bộ, được cảm nhận và miêu tả bằng tài năng và tâm hồn tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân. Bước 2: Tìm hiểu câu hỏi 2. (?) Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài thơ (đặc biệt là tính từ)? - HS tìm và trả lời cá nhân. HS khác bổ sung. - GV chỉnh sửa, kết luận. * HS: - Tác giả đã hàng loạt tính từ: tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. - Các hình ảnh miêu tả được chọn lọc để làm nổi rõ cảnh sắc một vùng biển và đảo như: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát. - Chọn vị trí quan sát từ trên điểm cao để người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô. Bước 3: Tìm hiểu câu hỏi 3. à GV cho HS đọc lại đoạn văn từ “mặt trời rọi lên ngày thứ sáu … là là nhịp cánh” (?) Câu hỏi thảo luận: Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẻ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy? - GV cho HS thảo luận 4’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. * HS: Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. (?) Em hãy nhận xét về hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây? - GV gợi dẫn HS tìm hình ảnh so sánh trước, sau đó nhận xét. * HS: Tác giả dùng hình ảnh so sánh đặc sắc: Mặt Trời: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng” à Bức tranh tả cảnh đủ màu: đỏ, hồng, xanh… đan xen vào nhau, tạo nên vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía. GV giảng dạy: Qua đoạn văn này càng thấy rõ tài năng quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, năng lực sáng tạo cái đẹp, lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc. Bước 4: Tìm hiểu câu hỏi 4. (?) Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh trong đoạn cuối bài văn? - HS tìm trả lời. GV nhận xét, bổ sung. * HS: Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm là quanh cái giếng nước ngọt ở ria đảo, mở rộng ra đến cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa thanh bình. GV bổ sung: Tác giả đã cảm nhận tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống nơi đây qua sự so sánh: Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. (?) Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy? * HS: Đây là một hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống lao động khỏe khoắn, vui tươi của ngư dân trên đảo Cô Tô trong khung cảnh đất nước thanh bình. à Cuối cùng GV hướng dẫn HS tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật qua thực hiện ghi nhớ. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Tác giả - tác phẩm: - Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội, ông có sở trường về thể tùy bút và kí. - Đoạn trích là phần cuối của bài Kí Cô Tô được sáng tác trong dịp tác giả ra thăm đảo. 2. Từ khó: SGK90 3. Đọc văn bản: I/ Tìm hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung về bài văn: * Bố cục: chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1: (từ đầu -> theo“mùa sóng ở đây”): Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi cơn bão đi qua. - Đoạn 2: (từ “mặt trời -> nhịp cánh”): Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. - Đoạn 3: (từ “khi mặt trời” -> hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo. 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi bão đi qua: Tác giả dùng hàng loạt các tính từ: tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn… à nổi bật cảnh sắc một vùng biển và đảo về trời, biển, núi, bãi cát. 3. Cảnh mặt trời mọc trên biển: - Là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ. - Những hình ảnh so sánh đặc sắc: Mặt Trời: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn..” à vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía. à Thể hiện tài năng quan sát, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo của tác giả. 4. Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo: - Khung cảnh vừa khẩn trương, tấp nập, vừa thanh bình, yên ả. - Tác giả đã cảm nhận tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống nơi đây qua sự so sánh: “Cái giếng nước ngọt … đất liền”. III/ Tổng kết: Ghi nhớ Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tố Quốc – quầ 4. Củng cố: (5’) 1. Cảnh mặt trời mọc trên đảo qua đoạn văn hai là một bức tranh như thế nào? a. Duyên dáng và mềm mại b. Rực rỡ và tráng lệ c. Dịu dàng và bình lặng d. Hùng vĩ và lẫm liệt. 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi bão đi qua được tác giả miêu tả qua các tính từ nào? a.Xanh mượt b. Vàng giòn c. Lam biêc d. Tất cả đều đúng 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào? a. Êm ả, bình lặng b. Hối hả, vội vã c. Khẩn trương, thanh bình d. Hân hoan, vui vẻ 5. Dặn dò: (2’) - Đọc lại bài văn, xem nội dung, học thuộc phần ghi nhớ. - Xem lại các lí thuyết về TLV, chuẩn bị cho bài viết TLV tả người tại lớp. Ngày soạn: Ngày dạy: (Tư liệu trợ giúp) Con người Nguyễn Tuân Sơ lược tiểu sử: Ông quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc thành chung (trung học cơ sở) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép[1]. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). Vài nét tính cách: Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam[cần chú thích] Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "chủ nghĩa xê dịch"[cần chú thích]. Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù). Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam[2]. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy[cần chú thích]. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông"[cần chú thích]. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật. Trước Cách mạng tháng Tám, Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội... Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con ngừơi thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 Tuan 26.doc