Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: So sánh - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy

Mục tiêu: đ¬ược các phép so sánh, phân tích đ¬ược tác dụng của phép so sánh đó.

*Nhiệm vụ HS: HS tìm hiểu ở nhà

*Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án .

? Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh? Những sự vật, sự việc nào đ-ược so sánh với nhau?

? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh nh¬ư vậy? So sánh nh¬ư thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)

? Câu hỏi 3 SGK: Con mèo đ¬ược so sánh với con gì? Hai con vật này có gì giống và khác nhau? So sánh này khác so sánh trên ở chỗ nào?

? Từ các vd, em hiểu thế nào là so sánh?

2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ

- Dự kiến trả lời:

GV hd HS đọc VD SGK tr- 24

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: So sánh - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 77 : CHỦ ĐỀ CẢNH SẮC SÔNG NƯỚC CÀ MAU SO SÁNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm so sánh, các kiểu so sánh thường gặp và tác dụng của các kiểu so sánh đó. 2.Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. 3. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: Nhận diện phép so sánh, nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó. Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh. - Các kiểu so sánh thường gặp. * Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học. * Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời * Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ Đọc lại đoạn văn tả Dế Mèn trong đoạn“ Bài học đường đời đầu tiên“ – Tô Hoài, chỉ ra hình ảnh so sánh? Tác dụng? Hs tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời Từ đó Gv dẫn dắt vào bài: Qua các văn bản đã học, chúng ta thấy tác giả đã s/d rất nhiều hình ảnh so sánh độc đáo , tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm.Vậy so sánh là gì ? Có mấy kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh ra sao? Tiết học này cô trò ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt *Mục tiêu: được các phép so sánh, phân tích được tác dụng của phép so sánh đó. *Nhiệm vụ HS: HS tìm hiểu ở nhà *Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. *Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. *Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút) 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án . ? Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? ? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh) ? Câu hỏi 3 SGK: Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có gì giống và khác nhau? So sánh này khác so sánh trên ở chỗ nào? ? Từ các vd, em hiểu thế nào là so sánh? 2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ - Dự kiến trả lời: GV hd HS đọc VD SGK tr- 24 * Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh: - Trẻ em như búp trên cành. - Rừng đước hai dãy trường thành vô tận. * Các sự vật, sự việc được so sánh: - Trẻ em đc ss với búp trên cành. - Rừng đước dụng lên cao ngất đc ss với hai dãy trường thành vô tận. * Cơ sở để so sánh: Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác. + Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng. - Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt * Con mèo được so sánh với con hổ - Hai con vật này: + Giống nhau về hình thức lông vằn + Khác nhau về tính cách: mèo hiền đối lập với hổ dữ Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất và tác dụng cụ thể của sự vật là con mèo. - Hs trình bày , 2 hs phản biện Gv chốt 1 HS đọc to phần ghi nhớ 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: *Mục tiêu: Giúp HS có những phương pháp cơ bản về cấ tạo phép so sánh. *Nhiệm vụ HS: HS thực hiện yêu cầu của GV *Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm bàn. *Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách thức thực hiện: 1.GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: THẢO LUẬN NHÓM BÀN(5 phút ) GV: Cho các câu sau: Hãy điền vào bảng a. Thân em như ớt trên cây, Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. b. Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. c. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh non xanh nước biếc nhưu tranh hoạ đồ. d. Lòng ta vui như hội, Như cờ bay, gió reo! Hs tiếp nhận nhiệm vụ + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Dự kiến TL: 2 HS phản biện. - GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS. - GV chốt ( HS theo dõi vào đoạn 2) Học sinh hoạt động cặp đôi (5 phút) - Gọi HS đọc VD ? Tìm các phép ss có trong VD? HS tìm và nêu, nx, bổ sung GVchốt. * GV kẻ bảng : ? Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình phép so sánh? HS điền, nx, bs. GVchữa. ? Em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh? - Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn. - Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm). - Vế B có thể được đảo lên trước vế A. - Vế A và B có thể có nhiều vế. GV chốt: đó là mô hình cấu tạo của phép ss. Gọi HS đọc ghi nhớ - HS đọc HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP *Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phép so sánh để làm bài *Nhiệm vụ HS: HS suy nghĩ, trình bày *Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi, trình bày 1 phút. *Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS. * Cách thực hiện 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ 2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ - Hs đọc yêu cầu, tìm hiểu bài - Hs trình bày, phản biện Gv chốt. - GV: yêu cầu hs nêu nhiệm vụ của bài tập 2 - tổ chức chơi trò chơi: thi nhanh giưã các nhóm: trong vòng 1 phút nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ so sánh thì thắng. I. So sánh là gì? 1. Ví dụ: (SGK - tr24). 2. Nhận xét. - Trẻ em đc ss với búp trên cành. - Rừng đước dụng lên cao ngất đc ss với hai dãy trường thành vô tận. -> SS: là đối chiếu sv, sự việc này với sv, sự việc khác có nét tương đồng. -> Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sinh động. 3. Ghi nhớ (SGK- tr24) II. Cấu tạo của phép so sánh: 1. Ví dụ: Vế A (Sự vật đợc so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh) Thân em ẩn (số phận trớ trêu) như ớt trên cây Chí lớn cha ông; Lòng mẹ bao la Thay = dấu 2 chấm (:) Trường Sơn ; Cửu Long (đảo vế B) Đường vô xứ Nghệ, non xanh, nước biếc. như tranh hoạ đồ Lòng ta như hội, cờ bay, gió reo. 2. Nhận xét: - Mô hình cấu tạo thường gồm 4 phần - Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn. - Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm). - Vế B có thể được đảo lên trước vế A. - Vế A và B có thể có nhiều vế. *. Ghi nhớ: (SGK - TR25) III . Luyện tập Bài 1: a. So sánh đồng loại: Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm ngàn máu nhỏ (Tố Hữu) Bao bà cụ từ tâm như mẹ Yêu quý con như đẻ con ra (Tố Hữu) Đêm nằm vút bụng thở dài Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn (Ca dao) b. So sánh khác loại: - So sánh vật với người: Đoạn văn viết về Dế Choắt - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Chí ta như núi Thiên Thai ấy Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng. (Tố Hữu) Đây ta như cây giữa rừng Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời (Ca dao) Bài 2: - Khoẻ như voi - Đen như cột nhà cháy - Trắng như ngó cần - Cao như cây sào... Bài tập 3/26 - Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như... - cái anh chàng Dế Choắt , người gầy gò .. như một gã nghiện thuốc phiện HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm bài. *Nhiệm vụ HS: suy nghĩ, tìm hiểu bài *Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân *Yêu cầu sản phẩm:Vở bài tập. 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ Viết một đv ngắn tả cảnh cánh đồng lúa, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh. 2.Hs tiếp nhận nhiệm vụ - Suy nghì, tìm hiểu bài, làm bài - Hs trình bày -Hs phản biện Gv chốt 4. Hướng dẫn về nhà * Mục tiêu: Hs hiểu và nắm các dạng so sánh * Nhiệm vụ HS: suy nghĩ, tìm hiểu bài * Phương thức thực hiện: hđ cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ - Tìm những câu văn có hình ảnh so sánh trong các văn bản đã học( HK2) 2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ - Suy nghì, tìm hiểu bài, làm bài - Hs trình bày - Hs phản biện Gv chốt và dặn dò: Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_77_so_sanh_nam_hoc_2020_2021_ngo.docx
Giáo án liên quan