Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 109 đến tiết 119

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của tre trong đời sống dân tộc ta. Tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta; cảm nhận được tình cảm thiết tha của tác giả dành cho tre, cho dân tộc.

2. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự.

3. Giáo dục lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ.

 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới.

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 109 đến tiết 119, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/3/2008 Ngày dạy: 27/3/2008 Tiết 109 Cây tre Việt Nam - Thép mới - Hà Văn Lộc - I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của tre trong đời sống dân tộc ta. Tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta; cảm nhận được tình cảm thiết tha của tác giả dành cho tre, cho dân tộc. 2. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự. 3. Giáo dục lòng tự hào dân tộc. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới. Gv: đọc và hướng dẫn đọc. ? Xuất sứ ? ? Hãy tìm bố cục của bài văn ? ? Em thấy trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào ? ? Tác giả dựa trên căn cứ nào để nói tre là người bạn của nhân dân Việt Nam ? ? Tác giả gọi tre là người bạn thân. Em nghĩ gì về cách gọi này? (xem tranh) ? Tác giả miêu tả vẻ đẹp cây tre qua những biểu hiện cụ thể nào ? ? Nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? ? Sự gắn bó của tre với đời sống của con người được giới thiệu như thế nào ? ? Hãy chỉ ra những nét nghệ thuật tiêu biểu ? ? Tác giả đã chứng minh tre bất khuất như thế nào ? ? Nghệ thuật ? ? Khúc nhạc đồng quê được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào ? - P1: -> Có nứa tre làm bạn: Tre là người bạn của nhân dân Việt Nam - P2: ->Chí khí như người: Vẻ đẹp của tre. - P3: -> Cao vút mãi: Tre gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. - P4: Tre là hình ảnh tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn ĐBP, luỹ tre thân mật làng tôi. => Là cách gọi rất đúng đắn vì tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của con người Việt Nam. - Vẻ đẹp cây tre: Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn. - Phẩm chất: Vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai và vững chắc. * Tre gắn bó với đời sống con người. - Dưới bóng tre xanh, người dân dựng nhà, dựng cửa. - Cối xay tre nặng nề quay từ nghìn đời nay xay nắm thóc. - Giang chẻ lạt, buộc mềm - Tuổi thơ đánh chắt đánh truyền. - Tuổi già có chiếc điếu cày. - Suốt một đời người từ khi lọt lòng trên chiếc nôi tre, khi về già nằm trên chiếc chõng tre. * Tre cùng con người đánh giặc. - Ngọn tầm vông dựng thành đồng tổ quốc. - Chông tre. - Tre chống lại sắt thép quân thù. - Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. - Tre hi sinh để bảo vệ con người. * Khúc nhạc đồng quê. - Âm thanh tiếng sáo tre, sáo trúc. * Tương lai: Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa nhưng tre vẫnòn mãi trong tâm hồn người dân Việt I. Tìm hiểu chung về văn bản. * Xuất sứ:Là bài thuyết minh cho phim * Bố cục : 4 phần. * Phương thức biểu đạt: Miêu tả xen biểu cảm. II. tìm hiểu chi tiết. 1. Tre - người bạn của nhân dân Việt Nam - Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. - Tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. 2. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam - Vẻ đẹp cây tre: - Phẩm chất cây tre: => Dùng nhiều tính từ gợi tả được phẩm chất và dáng vẻ cây tre. => Gợi nên đức tính thanh cao, giản dị, bền bỉ của người dân Việt 3. Tre gắn bó với đời sống của người Việt Nam. * Tre gắn bó với đời sống con người. - Nghệ thuật: Nhân hoá, câu văn có thơ, có nhịp điệu. * Tre cùng con người đánh giặc. - Nghệ thuật: điệp từ tre. Nhân hoá * Khúc nhạc đồng quê. Đó là âm thanh của làng quê, của những làn điệu dân tộc. * Tương lai: III. tổng kết: * Ghi nhớ SGK * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học nội dung bài học. Học thuộc lòng bài thơ tr. 100 - Chuẩn bị bài sau: Câu trần thuật đơn. Ngày soạn: 26/3/2008 Ngày dạy: 27/3/2008 Tiết 110 Câu trần thuật đơn I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức về câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. 2. Luyện kĩ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn, biết sử dụng câu trần thuật đơn trong khi nói và viết. 3. Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn vào khi nói và viết. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ(5 phút): Gv yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài học tiết 107. 3. Bài mới. (36phút) ? Dựa vào kiến thức học ở tiểu học cho biết câu phân loại theo mục đích nói có những kiểu câu nào ? ? Hãy xếp các câu trong đoạn văn vào từng kiểu câu sau: ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu 1,2,6,9 ? ? Vậy câu trần thuật đơn là kiểu câu như thế nào, dùng để làm gì ? - Câu kể, tả, nêu ý kiến: C1, 2, 6, 9. - Câu hỏi: C4. - Câu bộc lộ cảm xúc: C 3,5,8. - Câu cầu khiến: C7. Câu1: Tôi/ đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Câu2: Tôi/ mắng. Câu6: Chú mày/ hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Câu9: Tôi về/ không một chút bận tâm. I. câu trần thuật đơn là gì ? 1. Bài tập. 2. Nhận xét. - Câu dùng để tả, kể, nêu ý kiến. - Có một cụm CV (1,2,9) - Có hai cụm CV (6). III. Luyện tập * Bài tập 1 trang 101: Tìm câu trần thuật đơn và nêu tác dụng Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Côtô/ là một ngày trong trẻo sáng sủa (Tả hoặc để giới thiệu) Câu 2: Từ khi có vịnh bắc bộ và từ khi có… trong sáng như vậy (Nêu ý kiến nhận xét) Câu 3 và 4 là câu trần thuật ghép. * Bài tập 2 (102): câu a - b và c đều là những câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật * Bài tập 3( 102): So sánh cách giới thiệu ở bài 2 và 3 - Cả 3 ví dụ a - b và c đều giới thiệu nhân vật phụ trước rồi miêu tả việc làm quan hệ các nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính. * Bài tập 4 (103): Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu còn có tác dụng gì? - Giới thiệu nhân vật - Miêu tả hoạt động của các nhân vật. * Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút) - Học bài, làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài sau: Soạn bài Lòng yêu nớc trang 106. Ngày soạn: 26/3/2008 Ngày dạy: 27/3/2008 Tiêt 111 Lòng yêu nước I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh hiểu được tư tưởng của bài văn: lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. 2.Nắm được nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút chính luận này. kết hợp hài hoà giữa chính luận và trữ tình. 3.Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở khái niệm câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ "Là" II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)Đọc thuộc lòng đoạn thơ trang 95 3. Bài mới. (30 phút) Giáo viên đọc - hướng dẫn cách đọc gọi 2-3 học sinh đọc. ? Giải thích các từ ? Đại ý? Đọc đoạn từ đầu… Tổ quốc ? Câu mở đầu nêu ý gì ? ? Tiếp đó tác giả nói đến tình yêu quê hương trong hoàn cảnh nào? ? Vì chiến tranh nên người dân Xô viết đã thể hiện lòng yêu nước của mình ra sao? ? Tác giả đưa ra bao nhiêu dẫn chứng khác nhau, ở những không gian, địa điểm như thế nào? ? Hai câu "Dòng suối… tổ quốc có tác dụng gì? ? Tại sao câu cuối lại in nghiêng? Có thể nêu một vài nét đẹp đáng nhớ của quê hương hay nơi em sinh sống Đọc đoạn còn lại ? Vì sao khi có chiến tranh, có kẻ thù xâm lược thì lòng yêu nước lại được thử thách cao độ? ? Câu "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa" có ý nghĩa như thế nào ? Gv: Đó là mùa thu năm 1942, khi xe tăng phát xít Đức chỉ còn cách thủ đô 10 cây số.. Lòng yêu nước được thử thách cao độ "Tổ quốc hay là chết"? -> quyết định chiến đấu hy sinh vì tổ quốc và họ chiến thắng. * Liên hệ tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. * Ngày nay khi đất nước hoà bình thì lòng yêu nớc được thể hiện như thế nào ? Thể hiện trong sự nỗ lực học tập, lao động sáng tạo để xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, lập thành tích vẻ vang cho đất nước. ghi nhớ (109) Học sinh đọc theo cô hướng dẫn Học sinh đọc học sinh độc lập suy nghĩ trả lời Học sinh tìm dẫn chứng Suy nghĩ trả lời Tự do trả lời Học sinh suy nghĩ trả lời học sinh thảo luận học sinh thảo luận liên hệ học sinh trả lời I. đọc và tìm hiểu chung (10 phút) * Tác giả: (theo sách giáo khoa trang 107) * Đọc: chú ý đọc các từ phiên âm * Giải từ khó: * Thể loại: Bút ký - chính luận - trữ tình. * Đại ý: Bài văn nêu lên cội nguồn của lòng yêu nước. Những biểu hiện cụ thể. Sức mạnh vĩ đại và giản dị của Lòng yêu nước. II. đọc - tìm hiểu nội dung bài văn (20 phút) 1. Cội nguồn của lòng yêu nớc. - Câu mở đầu tác giả nêu nhận định: "Lòng yêu nước ban đầu là.. tầm thường nhất" - Chiến tranh nên người dân yêu nước bằng vẻ đẹp riêng của vùng quê mình có khác nhau: * Người vùng bắc: nhớ cánh rừng. * Người U-crai-na nhớ bóng thuỳ dương… * Người Gdu-di-a ca tụng khí trời.. * Người Lê-nin grát bị sương mù.. *Người Mát-xcơ-va nhớ phố cũ chạy… - Từ những dẫn chứng trên tác giả đưa ra sự khái quát một quy luật một chân lý: suối -> sông->bể ->Yêu nhà->yêu làng xóm->yêu tổ quốc. =>Như vậy, để nói về vẻ đẹp riêng của từng vùng trên đất nước Xô viết rộng lớn, t.g đã lựa chọn miêu tả những vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau từ cực Bắc đến vùng núi Tây Nam đến những làng quê êm đềm đến thủ đô cổ kính Mát… đến thành phố Lê-ni-grát đường bệ và thơ mộng. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tiêu biểu độc đáo ở mỗi nơi. 2. Lòng yêu nớc đợc thử thách trong chiến tranh - Đó là cuộc chiến tranh vệ quốc ->là thử thách mỗi con người trước vận mệnh Tổ quốc và lòng yêu nước của người dân Xô viết được thể hiện ở sức mãnh liệt của nó. III. Tổng kết (Dựa vào ghi nhớ trang 109) IV. Luyện tập (8 phút) 1. Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì? (hãy viết một đoạn văn) 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:"Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước sẽ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nhấn chìm cả bè lũ cướp nước và bán nước" Em hiểu thế nào về câu nói ấy? * Hướng dẫn học bài ở nhà(1 phút) - Học thuộc lòng đoạn: "Dòng suối đổ vào sông… yêu Tổ quốc" - Chuẩn bị bài sau: Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ "là" trang 117 Ngày soạn: 26/3/2008 Ngày dạy: /3/2008 Tiết 112 Câu trần thuật đơn có từ là. I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là, nắm được cách phân loại câu. 2. Rèn kĩ năng xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là. 3. Phân loại và biết sử dụng câu trần thuật đơn có từ là trong khi nói và viết. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Làm bài tập 4 SGK tr. 103 3. Bài mới. ? Hãy xác định CN, VN trong các câu sau: ? Các câu trên đều có đặc điểm gì chung ? ? VN của những câu trên do những từ loại, cụm từ nào tạo thành ? ? Kết hợp với từ phủ định ? ? Xác định ý nghĩa của từng câu ? ? Vởy kiểu câu trần thuật có từ là thường dùng để làm gì ? VN CN a) Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều VN CN b) Truyền thuyết / là loại truyện dân gian kể về… VN CN c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày .. VN CN d) Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại - Câu a: Là người ở đâu ? => giới thiệu quê quán. - Câu b: Là loại truyện gì ? => Trình bày cách hiểu, nêu định nghĩa. - Câu c: Một ngày như thế nào?=>Miêu tả đặc điểm. - Câu d: Là làm sao?=> Đánh giá. I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. 1. Bài tập. 2. Nhận xét. - VN: Là + DT (CDT); ĐT(CĐT); TT (CTT). - Kết hợp tốt với những từ phủ định để thành câu phủ định. * Ghi nhớ SGK II. Các kiểu câu trần thuật có từ là. - Câu định nghĩa. - Câu giới thiệu. - Câu miêu tả. - Câu đánh giá III. Luyện tập. Bài 1 và 2 trang 115 và 116: Tìm câu trần thuật đơn. Xác định Chủ và Vị ngữ. Cho biết kiểu câu? a) Hoán dụ / là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm… CN VN (Cụm Danh từ) - Kiểu câu định nghĩa b) * Tre / là cánh tay của người nông dân CN VN (Cụm Danh từ) - Kiểu câu miêu tả * Tre / còn là nguồn vui của tuổi thơ CN VN (Cụm Danh từ) - Kiểu câu miêu tả * Nhạc của trúc, nhạc của tre/ là khúc nhạc đồng quê CN VN (Cụm Danh từ) - Kiểu câu miêu tả e) Khóc / là nhục Rên / hèn Van / yếu đuối lược bỏ từ "là" * Dại khờ / là những lũ người câm Kiểu câu đánh giá Lưu ý: Hai câu: Người ta / gọi chàng là Sơn Tinh CN VN (đt) P1 P2 Vua / Nhớ công ơn tráng sĩ phong là Phù Đổng Thiên Vương VN VN (đt) P V2 P không được gọi là câu trần thuật đơn có từ "là" vì Vị ngữ trong hai câu này có từ "là" nối Động từ với phụ ngữ của động từ. Bài 3 trang 116 Viết đoạn văn. Đoạn mẫu: Nam là người bạn thân nhất của em.( Câu giới thiệu) Bạn học rất giỏi. Năm nào bạn cũng là học sinh giỏi xuất sắc, là "cháu ngoan Bác Hồ". (Câu miêu tả) Em rất khâm phục bạn và hứa sẽ phấn đấu… * Hướng dẫn học bài ở nhà. - Học và làm hết bài tập - Chuẩn bị bài sau: Soạn bài Lao xao trang 110. Ngày soạn: 01/4/2008 Ngày dạy: /4/2008 Tiết 113 Lao xao - Duy Khán - I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh đọc, tìm hiểu vài nét về tác giả Duy Khán, tìm hiểu khái quát và cảm nhận bước đầu về tác phẩm. - Phân tích và tìm hiểu về thế giới loài chim ở trong vườn. 2. Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ tác phẩm. 3. Thấy được vẻ đẹp thiên nhiên, cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Gv: đọc với giọng chậm rãi, tâm tình kể lại những kỉ niệm. - Học sinh đọc và nhận xét cách đọc. - giải thích và đặt câu với các từ khó ? tìm hiểu thể loại và bố cục. ? Nhận xét khái quát về trình tự miêu tả. ? Cái gì đã làm nên sự sống lao xao trong vườn quê vào thời điểm chớm hè ? ? Sự lao xao được tả bằng những chi tiết nào? ? Nhà văn đã tả các loài chim theo trình tự nào ? ? Tác giả tập trung kể về các loài nào ? ? BPNT nào được sử dụng ? ? Tại sao lại gọi chúng là những loài chim hiền ? - Vung tứ linh: vung ra bốn phía. - Láu táu: Nói nhanh, có khi lắp, có khi vấp, không rõ tiếng. => Miêu tả từ khái quát đến cụ thể - Hoa của cây cối. - Ong và bướm tìm mật. - Chim sáo và Tu hú - NT: Nhân hoá, sử dụng những bài đồng dao => gần gũi với tâm lí trẻ thơ tạo ra sắc thái dân gian I. Đọc - Tìm hiểu chung về văn bản. * Thể loại: Kí * Bố cục: 2 đoạn - Đ1 -> Râm ran: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê. - Đ2: Thế giới các loài chim: (Chim hiền, chim ác) II. Đọc - tìm hiểu chi tiết. 1. Cảnh buổi sớm ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả. => Ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật, bướm hiền lành từng đàn lặng lẽ rủ nhau bay đi. 2. Những bước tranh và các mẩu chuyên về thế giới loài chim. a) Nhóm chim hiền. - Chúng thường xuyên mang niềm vui đến cho người nông dân. Gv: từ mối quan hệ họ hàng nhà chim, tác giả kín đáo nói tới mối quan hệ họ mạc của nhữngcon người ở làng quê. - Những câu ca dao tương tự: Xứa cá mè - đè cá chép - nu na nu nống; chi chi chành chành - Chim ngói lông hunh hung, béo mẫm bay sạt qua mang theo cả mùa lúa chín. - Chim bìm bịp thể hiện sự căm ghét cái ác - Các loài chim đều có một câu chuyện cổ tích nào đó => Làm tăng ý vị dân gian, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn * Hướng dẫn học bài ở nhà - tiếp tục soạn chuẩn bị cho tiết sau - Chọn một đoạn mà em thích nhất sau đó học thuộc lòng. Tiết 114 Lao xao - Duy Khán - I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu tác phẩm để thấy rõ sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Qua đó thấy được sự nhạy cảm, sự hiểu biết và tình yêu thiên nhiên của tác giả. 2. Rèn kĩ tìm hiểu vưn bản tự sự. 3. Nhận biết được khả năng quan sát của tác giả khi viết văn miêu tả từ đó có những định hướng khi rèn luyện viết văn. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu bố cục bài văn. đọc thuộc lòng một đoạn mà em thích 3. Bài mới. Thống kê tên các loài chim ác, dữ được tả trong bài ? ? Loài diều hâu được tả như thế nào ? ? Cảnh gà mẹ xù lông liều chết đáng lại nói lên điều gì ? ? Cảnh chèo bẻo đánh diều hâu có ý nghĩa gì ? ? Quạ được miêu tả như thế nào ? ? Thành ngữ chấp cha chấp chới, lia lia, lau láu gợi liên tưởng tới điều gì ? ? Chim cắt được miêu tả như thế nào ? ? Qua đoạn văn em thấy bức tranh làng quê hiện lên như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ? * Diều hâu: Mát tinh, mũi khoằm, tai thính như một mũi tên đen chết chóc. - gà mẹ liều chết đánh lại: Gợi sự liên hệ tới tình mẹ con của con người. - Diều hâu bị chèo bẻo tập kích: Kẻ ác sẽ bị trừng trị. * Quạ: Kém cỏi, hèn hạ, bẩn thỉu hơn Diều hâu. - Chuyên ăn trộm trứng, ăn thịt xác chết - Sử dụng thành ngữ: Liên tưởng tới hành động của ngững người xấu. * Chim cắt: Khi đánh nhau nhanh, ác như loài quỷ đen. - Cảnh chèo bẻo tập kích con chim cắt II. (tiếp) 2. b) Những loài chim ác. - Diều hâu: - Quạ. - Cắt: * Bức tranh thiên nhiên sống động của làng quê được lũ trẻ tận mắt chứng kiến và tả lại như đang trực tiếp diễn ra. - NT: * NT: miêu tả lồng vào đó những đánh giá, những cảm xúc. - Những loài chim hiền được tả qua hình dáng, màu sắc, tiếng hót, còn những loài chim ác được tả qua hành động. - Đưa vào trong bài viết những câu chuyện cổ tích và những bài đồng dao, những thành ngữ làm cho bài viết dễ được cảm nhận III. Luyện tập: Hãy quan sát và Tả một loài chim hay một con chim mà em yêu thích có dùng các biện pháp nghệ thuật. * Hướng dẫn học bài ở nhà. - Làm bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra tiếng Việt. Ôn tập Truyện và Ký (117). Nhận xét rút kinh nghiệm sau giờ dạy …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 01/4/2008 Ngày dạy: /4/2008 Tiết 115 Kiểm tra tiếng việt I. mục tiêu bài học. 1. Kiểm tra nhận thức của học sinh về các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, câu trần thuật đơn, các phép so sánh, ẩn dụ nhân hoá, hoán dụ. 2. Tích hợp với phần văn và tập làm văn ở các văn bản đã học. 3. Cấu trúc đề kiểm tra gồm hai phần (40%60%) II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. A. Đề bài. * Phần I: Trắc nghiệm. - Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời vào câu hỏi bằng cách khoanh tròn các đáp án đúng. … Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trong hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, dắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ … loà nhà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Câu1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Cô Tô. B. Cây tre Việt Nam. C.Sông nước Cà Mau. D. Bức tranh của em gái tôi. Câu2: Tập hợp từ đổ ra sông Cửa Lớn là: A. Cụm danh từ. B. Cụm động từ. C. Cụm tính từ. D. Câu trần thuật đơn. Câu3: Trong cụm từ trên, phó từ đổ ra là phó từ chỉ: A. Thời gian. B. Sự tiếp diễn tương tự. C. Kết quả. D. Hướng. Câu4: Câu Thuyền chúng tôi … Năm Căn là : A. Câu trần thuật đơn có từ là.. C. Câu hỏi (nghi vấn) B. Câu trần thuật đơn không có từ là. D. Câu cảm thán. Câu5: Trong cụm từ: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận có sử dụng phép: A. Hoán dụ. B. So sánh. C. ẩn dụ. D. Nhân hoá. Câu6: Đoạn văn trên được trình bày chủ yếu dựa trên phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A. Tự sự. B.Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. * Phần II: Tự luận. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả một người bạn của em trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. gạch dưới những câu đó và chỉ rõ ý nghĩa. B. Đáp án. * Phần trắc nghiệm. (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B D B B C * Phần tự luận. (7 điểm) - Học sinh viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu tả một người bạn - 2 điểm - Sử dụng câu trần thuật đơn có từ là khi miêu tả - 2 điểm - Gạch dưới câu và chirox ý nghĩa - 2 điểm - Trình bày gọn gàng, chữ viết sạch sẽ - 1 điểm - 5 lỗi chính tả - trừ 1 điểm C. Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra. Ngày soạn: 02/4/2008 Ngày dạy: /4/2008 Tiết 116 Trả bài kiểm tra văn, tập làm văn tả người. I. mục tiêu bài học 1. Giúp học sinh nhận ra được những ưu nhược điểm trong bài viết của bản thân về nội dung và hình thức diễn đạt từ đó tìm cách khắc phục lỗi của mình. 2. Củng cố ôn tập kiến thức về văn miêu tả người. 3.Củng cố kĩ năng làm bài kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Œ Trả bài kiểm tra văn. 1. GV đọc lại đề bài một lượt, nêu các đáp án. 2. Phần trắc nghiệm có những dạng bài nào ? - Khoanh tròn vào đáp án đúng. - Điền khuyết. - Nối đôi - Điềnn đúng - sai. 3. Khi làm bài phần trắc nghiệm cần chú ý điều gì ? Với mỗi dạng bài cần làm như thế nào ? - Dạng bài khoanh tròn vào đáp án đúng: Chọn 1 đáp án đúng duy nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu. Tuỳ yêu cầu của câu hỏi có thể khoanh tròn tới 2 hoặc 3 đáp án. Ví dụ: Những đáp án nào sau đây. - Dạng điền khuyết: Cần tìm những từ, cụm từ phù hợp để lắp ghép vào bài văn sao cho có nghĩa. Có thể có sẵn trong văn bản nhưng cũng có thể tìm nhữngtừ, cụm từ có nghĩa gần đúng thay thế. - Dạng nối đôi: Cần xác định sự tương ứng giữa các dữ kiện và nối lại sao cho chiính xác. - Dạng điền đúng sai: Với mỗi nhận định, có thể sai, có thể đúng. Chỉ việc điền Đ hoặc S vào sau câu nhận định đó.  Trả bài kiểm tra TLV 1. GV đọc lại đề và nêu các hướng làm bài. 2. Nhận xét ưu nhược điểm. * Ưu điểm: - Đa phần các bài viết đã đúng với văn tả người, tả được hình ảnh người bà trong một lần kể chuyển cổ tích dưới đêm trăng. - Các bài viết đã có kĩ năng viết đủ bố cục 3 phần rõ ràng. - Một số bài viết đã sử dụng được các BFNT vào bài viết của mình như so sánh, nhân hoá. * Nhược: - Hầu hết các bài viết đều sơ sài, không có tính sáng tạo. Nội dung tương đối giống nhau. - Một số bài viết còn không rõ bố cục 3 phần rõ ràng. - Văn phong còn lủng củng, nhiều bài viết như nói. - Chữ viết cẩu thả. Một số học sinh chưa có cả kĩ năng viết. - Nhiều học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả 3. Chữa mọt số lỗi diễn đạt. GV Chép một số câu văn mắc lỗi diễn đạt lên cho học sinh xem và yêu cầu tìm cách chữa. - Hình dáng bà lang thang - Lỗi dùng từ. - Hình dáng bà lùn nhưng rất béo còn đôi chân, đoi tay thì to như chân voi. - Không nên tả - Tối nào cũng vậy, cứ ăn xong cơm là những đứa trẻ trong xóm kéo nhau đến nhà bà là được nghe bà kể nhiều câu chuyện cổ tích Tấm Cám, cây khế. - Diễn đạt. - Trăng tròn như một đêm trung thu. - So sánh không đúng. - Mai tóc bà trắng như cước thể hiện bà đã ngoài 70 - diễn đạt. - Người này tôi không quên được - Bà tôi. - Dùng từ diễn đạt. - Bạc phơ như mây trắng nước trôi. - Dùng thành ngữ không đúng. - Môi bà cứ bập lên, bập xuống như là một cái máy dang hoạt động. - Diễn đạt - Đôi mắt bà tròn như là hai hòn bi ve. - Diễn đạt - Cái mông thì bé như mông trẻ em - Diễn đạt. 4. Đọc một số bài văn tương đối tốt (Trung và Nguyên). Ngày soạn: 08/4/2008 Ngày dạy: /4/2008 Tiết 117 ôn tập truyện và kí I. mục tiêu bài học. 1.Giúp học sinh hình thành những hiểu biết sơ lợc về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự. Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí hiện đại. 2.Tích hợp với Tiếng Việt ở nhân hoá, hoán dụ, trong văn miêu tả, kể truyện. Tập làm văn về nghệ thuật kể, miêu tả, ngôi kể, trình tự tả, kể. 3.Luyện kĩ năng hệ thống hoá, so sánh tổng hợp khi chuẩn bị và học bài ôn. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Bảng tổng hợp kiến thức cơ bản stt Tên T.phẩm Tác giả Thể loại Đại ý Ngôi kể 1 Bài học đường đời đầu tiên Tô Hoài Truyện đồng thoại Dế Mèn có vẻ đẹp cường trángcủa một chàng thanh niên nhưng tính tình xốc nổi kiêu kăng. Trò đùa ngỗ nghịch của Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình - Nhân vật chính: Dế Mèn và là người kể truyện: Kể theo ngôi thứ nhất. 2 Sông nước Cà Mau Đoàn Giỏi Truyện ngắn Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước hai bên bờ và chợ Năm Căn tấp nập trù phú ở ngay trên sông. Nhan vật chính là An, kể theo ngôi thứ nhất 3 Bức tranh của êm gái tôi Tạ Duy Anh Truyện ngắn Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên lòng tự ái và vượt lên chính mình Nhân vật kể truyện là người anh, ngôi thứ nhất 4 Vượt thác Võ Quảng Truyện (đoạn trích) Hành trình vượt sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy, cảnh sông nước hai bên bờ, sức mạnh và vè đẹp của con người khi vượt thác. (Các tác phẩm khác làm tương tự) * Hướng dẫn học bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau: Câu trần thuật đơn không có từ "là"trang (118) - Học ghi nhớ. Làm BT: cảm nghĩ của em về nhân vật để lại ấn tượn

File đính kèm:

  • docvan6 (6).doc
Giáo án liên quan