Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 112: Câu trần thuật đơn có từ là

I. Mục tiêu bài học:

- Học sinh nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và cách phân loại câu.

- Rèn luyện kĩ năng xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn có từ là. Biết sử dụng và phân biệt loại câu này trong khi nói và viết.

- Có ý thức sử dụng đúng kiểu câu theo mục đích nói.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài + Bảng phụ chép ví dụ.

2. Học sinh: Học bài cũ + Soạn bài mới.

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 112: Câu trần thuật đơn có từ là, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/03/2009. Ngày giảng: 28/03/2009. Tiết : 112. Câu trần thuật đơn có từ là. I. Mục tiêu bài học: Học sinh nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và cách phân loại câu. Rèn luyện kĩ năng xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn có từ là. Biết sử dụng và phân biệt loại câu này trong khi nói và viết. Có ý thức sử dụng đúng kiểu câu theo mục đích nói. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Soạn bài + Bảng phụ chép ví dụ. 2. Học sinh: Học bài cũ + Soạn bài mới. III. Tiến trình lên lớp: 1 ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ. (4’) ? Xác địng chủ ngữ và vị ngữ tring các câu trần thuật đơn và phân biệt câu tạo của chúng? a) Một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. CN VN b) Tre là cánh tay của người nông dân. CN VN => Câu (b) có từ “là” đứng trước vị ngữ. 3. Nội dung bài mới. * Vào bài (1’) Vậy trong câu trần thuật đơn có 2 loại đó là câu trần thuật đơn có từ “ là” và câu trần thuật đơn không có từ “là” Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu câu trần thuật đơn có từ là…. Hoạt động 1 I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Gv Treo bảng phụ gọi học sinh đọc ví dụ * Ví dụ. ? Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau? a) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều CN VN b)Hoàn dụ là gọi tên sv,…sv, htg khác CN VN c)Tre còn là nguồn vui duy nhất của trẻ CN VN d) Dế Mèm trêu Chị Cốc là dại. CN VN e) Bạn An là học sinh. ? Các vị ngữ trong các câu được cấu tạo như thế nào? Là + CDT Là + CĐT Là + CTT Là + TT Là + DT ? Qua phân tích em rút ra đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? * Vị ngữ thường do từ là + DT (CDT) tạo thành. Ngoài ra là + ĐT (cđt), TT (ctt) cũng có thể làm vị ngữ. ? Hãy lấy ví dụ về câu trần thuật đơn có từ là? * VD: Bố em là công nhân. C V ? Hãy biến các ví dụ trên trở thành câu mang ý nghĩa phủ định? Bố em không phải là công nhân Dế Mèn trêu Chị Cốc không phải là dại Tre chưa phải là nguồn vui duy nhất của trẻ thơ …. ? Vậy khi biểu thị ý ngiã phủ định câu trần thuật đơn có từ là phải kết hợp với từ nào? * Khi biểu thị ý nghĩa phủ định nó kết hợp với các cụm từ: không phải, chưa phải… Gv Đưa ra ví dụ Ví dụ: Người ta gọi chàng là Sơn Tinh C V ? Câu trên có phải là câu trần thuật đơn hay không? Vì sao? -> Câu trên không phải là câu trần thuật đơn vì vị ngữ có cấu tạo khác. Hoạt động 2 II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là Gv Yêu cầu học sinh chú ý vào các ví dụ vừa phân tích ? ậ ví dụ (a) vị ngữ biểu thị mục đích gì? - Giới thiệu bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều ( Câu giới thiệu) ? vị ngữ câu nào trong các ví dụ trình bày sự hiểu biết về sự vật hiện, tượng được nói chủ ngữ? -> Câu (b) câu định nghĩa ? vị ngữ ở câu nào miêu tả đặc điểm trạng thái của sự vật, hiện tượng, ở chủ ngữ? - Câu â là câu miêu tả. ? Mục đích nói ở ví dụ d là gì? -> Đánh giá Câu đánh giá. ? Qua phânt tích em thấy có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là? -> Có 4 kiểu câu trần thuật đơn cố từ là: + Câu định nghĩa. + Câu miêu tả. + Câu giới thiệu. + Câu đánh giá. Gv Gọi hóc sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa * Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3 III. Luyện tập. 1. Bài tập 1 ? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 1? Tìm câu trần thuật đơn có từ là? ? Muốn giải quyết được yêu cầu trên chúng ta phải chú ý điều gì? Nắm chắc đặc điểm 1 của câu trần thuật đơn. Gv Cho học sinh làm theo nhóm. => Các câu a,c,d,e là câu trần thuất đơn có từ là. 2 Bài tập 2. ? Xác đinh chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được? + C: Tre, nhạc của tre, Của trúc + V: Cánh tay đắc lực… + C: Bồ các, chim ri, sáo sâu + V: Chim ri + C: Khóc + V: Dại ? Các câu đó thuộc kiểu câu nào? -Câu (c) câu miêu tả -Câu (d) câu giới thiệu - Câu (e) câu đánh giá. 3 Bài tập 3 ? Viết một đoạn văn ngắn tả người bạn của em trong đó có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là? * Yêu cầu: + Giới thiệu bạn: 5 Câu + Nội dung: Tả người bạn + Trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn chứa từ là. Gv Cho học sinh làm sau đó yêu cầu từng học sinh đọc bài làm của mình. Yêu cầu học sinh nhận xét Thầy giáo chữa * Đoạn văn: Nam là bạn thân nhất của em. Bạn học rất giỏi. Năm nào bạn cũng là học sinh giỏi xuất xắc và là cháu ngoan Bác Hồ… IV. Hướng dẫn về nhà: (1’) Nắm chắc đặc điểm, các kiểu câu thần thuật đơn có từ là. Hoàn thiện các biài tập vào vở bài tập Tìm các đoạn văn , thơ trong đó có câu trần thuật đơn cóa từ là. Đọc trước bài: “Câu trần thuật đơn không có từ là”

File đính kèm:

  • docngu van 6 tiet 112.doc