I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
-Nắm được nội dung, đặc sắc nghệ thuật của các truyện, kí hiện đại.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6541 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 117: Ôn tập truyện và kí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 117
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
-Nắm được nội dung, đặc sắc nghệ thuật của các truyện, kí hiện đại.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:Bài văn “Lao xao”đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:tình cảm yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, tác giả vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2
²-Tiến hành ôn tập
1.Oân tập về truyện và kí đã học.
2.Oân tập về đặc điểm của truyện và kí.
Ghi nhớ
-Truyện có nhiều thể như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết,…; kí bao gồm nhiều thể như:kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự,…Truyện và kí hiện đại thường viết bằng văn xuôi.
-Các thể truyện và phần lớn các thể kí (như bút kí, kí sự, phóng sự) thuộc loại hình tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả. Tác phẩm tự sự là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả lại qua lời của người kể chuyện. Các yếu tố cốt truyện, nhân vật, lời kể thường không thể thiếu được trong tác phẩm truyện.
-Y/c HS đọc ngữ liệu 1
-Y/c HS nhắc lại tên và thể loại các tác phẩm truyện (hoặc trích đoạn truyện) và kí hiện đại rồi làm bảng thống kê theo mẫu SGK
-Y/c HS đọc ngữ liệu 2
-Y/c HS chép lại tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) và thể loại vào bảng theo mẫu SGK và đánh dấu ý vào vị trí tương ứng ở các cột tiếp theo nếu thấy có các yếu tố đó.
HỎI:Hãy nêu tóm tắt những đặc điểm của truyện và kí?
HỎI:Nhìn vào bảng thống kê đã làm, em hãy nhận xét:Những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và kí?
-Y/c HS đọc ngữ liệu 3
HỎI:Những tác phẩm truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người?
HỎI:Nhân vật nào em yêu thích nhất và nhớ nhất trong các truyện đã học? Em hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ấy?
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Cá nhân đọc
-Cá nhân thực hiện
-Cá nhân đọc
-Cá nhân thực hiện
-Cá nhân trả lời:
+Truyện và các thể kí đều thuộc loại hình tự sự.
+Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả, những gì được kể ở trong truyện không phải là đã từng xảy ra đúng như vậy trong thực tế, còn kí lại kể về những gì có thực, đã từng xảy ra.
+Trong truyện, thường có cốt truyện, nhân vật. Còn kí thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật. Trong truyện và kí đều có người kể chuyện hay người trần thuật, có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ ba thể hiện qua lời kể.
-Cá nhân trả lời:
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:cảm nhận được nhiều vùng, miền từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim….Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động.
-Cá nhân trả lời:
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe và ghi bài
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn không có từ là cần nắm:
+Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
+Câu miêu tả và câu tồn tại
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- Tiet 117-On tap truyen va ki.doc