I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiểm tra đánh giá nhận thức và kĩ năng của học sinh về kiểu bài miêu tả sáng tạo. Qua bài viết đánh giá năng lực, đọc nhớ, quan sát, nhận xét liên tưởng, tưởng tượng của học sinh.
2. Luyện kĩ năng lập dàn ý, viết bài và sửa chữa bài viết.
3. Có ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra, có ý thức vận dụng những kiến thức vào bài viết.
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
A. Đề bài.
Sơn Tinh - Thuỷ Tinh trong trí tưởng tượng của em.
B. Định hướng cho đáp án.
1. Mở bài:
- Lưu ý vào bài tự nhiên, có sức hấp dẫn. Gợi mở được người mình định tả
2. Thân bài:
- Lần lượt đi tả về Sơn Tinh và Thuỷ Tinh qua trí tưởng tượng của mình. Có thể tưởng tượng cả một trận đánh, có thể tưởng tượng không có trận đánh nhưng không được viển vông.
3. Kết bài.
- Thể hiện được sự sáng tạo.
C. Biểu điểm.
1. Về hình thức: (5 điểm)
- Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. (Cho 2 điểm)
- Đúng thể loại văn miêu tả. (Cho 1,5 điểm)
- Trình bày sáng sủa, không tẩy xoá, không viết hai loại mực, không sai lỗi chính tả.(cho 2,5 điểm).
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 121 đến tiết 123, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/4/2008
Ngày dạy: /4/2008
Tiết 121,122
Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo
I. mục tiêu bài học.
1. Kiểm tra đánh giá nhận thức và kĩ năng của học sinh về kiểu bài miêu tả sáng tạo. Qua bài viết đánh giá năng lực, đọc nhớ, quan sát, nhận xét liên tưởng, tưởng tượng của học sinh.
2. Luyện kĩ năng lập dàn ý, viết bài và sửa chữa bài viết.
3. Có ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra, có ý thức vận dụng những kiến thức vào bài viết.
II. chuẩn bị.
III. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
A. Đề bài.
Sơn Tinh - Thuỷ Tinh trong trí tưởng tượng của em.
B. Định hướng cho đáp án.
1. Mở bài:
- Lưu ý vào bài tự nhiên, có sức hấp dẫn. Gợi mở được người mình định tả
2. Thân bài:
- Lần lượt đi tả về Sơn Tinh và Thuỷ Tinh qua trí tưởng tượng của mình. Có thể tưởng tượng cả một trận đánh, có thể tưởng tượng không có trận đánh nhưng không được viển vông.
3. Kết bài.
- Thể hiện được sự sáng tạo.
C. Biểu điểm.
1. Về hình thức: (5 điểm)
- Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. (Cho 2 điểm)
- Đúng thể loại văn miêu tả. (Cho 1,5 điểm)
- Trình bày sáng sủa, không tẩy xoá, không viết hai loại mực, không sai lỗi chính tả.(cho 2,5 điểm).
2. Về nội dung.
- Giúp người đọc hình dung được Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (cho 2 điểm).
- Biết vận dụng các biẹn pháp tu từ như so sánh, nhân hoá (cho 1 điểm).
- Có tính sáng tạo, tạo được sự bất ngờ cho người đọc với những cách đặt vấn đề, các tình huống, cách kết thúc vấn đề …. (cho 2 điểm).
D. Thu bài - Nhận xét giừo viết bài của học sinh.
Ngày soạn: 13/4/2008
Ngày dạy: /4/2008
Tiết 123
Cầu long biên - chứng nhân lịch sử
I. mục tiêu bài học.
1. Giúp học sinh nắm được khái quát đôi nét về văn bản nhật dụng, ý nghĩa của việc học loại văn bản nhật dụng đó. Hiểu được ý nghĩa làm nhân chứng lịch sử của cầu Long Biên
2. Rèn kĩ năng chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ qua phân tích nội dung bài văn.
3. Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
II. chuẩn bị.
III. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng ?
? Thể loại của văn bản này là gì ?
? Phương thức biểu đạt là gì ?
? Em có thể chia bố cục của bài viết ra như thế nào ?
? Em hiểu thế nào là chứng nhân ?
? Tại sao nói cầu Long Biên lại là chứng nhân của lịch sử ?
? Mở đầu tác giả đã giới thiệu về cầu Long Biên như thế nào ?
? Cách giới thiệu ấy có tác dụng gì ?
? Khi mới khánh thành nó mang tên gì ? Người viết đã so sánh cây cầu như thế nào ?
? Qua quá trình xây dựng cầu, người viết còn gợi lại điều gì ?
? Hình ảnh đó chứng minh cho điều gì ?
? Sau khi giành được chính quyền, câu cầu có gì thay đổi ?
?Tiếp tục bài viết, tác giả trình bày về vấn đề gì ?
? Bài ca dao và bài thơ của Chính Hữu đưa vào bài viết có tác dụng gì ?
? Em có nhận xét gì về phương thức miêu tả ?
? Thời chống Mĩ, cây cầu được miêu tả như thế nào ?
? Chi tiết quan sát cầu khi mùa nước lên có ý nghĩa gì ?
? Ngày nay cây cầu như thế nào ?
? ý tưởng của tác giả là gì ?
- Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại, thông thường là những bài báo, thuyết minh với thể loại kí, hồi kí, tuỳ bút …
- Có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến một vấn đề nào đó.
- Bố cục: 3 đoạn:
+ Đ1: Khái quát về cầu Long Biên.
+ Đ2: Cầu LB qua một thế kỉ anh dũng và đau thương (thời Pháp và qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ)
- Chứng nhân: là người làm chứng, người chứng kiến. (Nhân hoá).
- Giới thiệu: Vị trí, năm xây dựng, năm hoàn thành, người thiết kế …
- Hiện nay bắc qua sông Hồng còn có những cây cầu lớn khác nên Long Biên chỉ còn chủ yếu đóng vai trò là nhân chứng, là một di tích lịch sử.
- Khi mới khánh thành, nó mang tên Đu-Me (tên của viên toàn quyền người Pháp). =>Gợi lại một thời kì nô lệ của người dân mất nước.
- Số đo chiều dài được ghi cụ thể. Ví cây cầu như một dải lụa nặng tới 17 nghìn tấn. => Gợi sự bất ngờ về sự tiến bộ của khoa học ở thời điểm đó nhất là đối với Việt Nam.
- Khởi nghĩa thành công, cây cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.
=> Chững tỏ ý thức độc lập của dân tộc ta.
-Tả chi tiết về các tuyến đường, kích thước …, bức tranh đôi bờ khi đứng ở cầu Long biên quan sát.
=> Giúp người đọc hình dung được rõ nét hơn về cây cầu.
- Những bài ca, bài thơ viết về cây cầu chứng tỏ cây cầu dã trở thành một biểu tượng, một kỉ niệm sống trong lòng mỗi người dân nhất là những người dân Hà Nội.
- Cây cầu vào mùa nước lên: Thể hiện sức mạnh chống chọi lại thiên nhiên, lũ lụt, sự dẻo dai
- Ngày nay, cây cầu được những cây cầu khác chia sẻ công việc nên nó dần dàn trở thành nhân chứng lịch sử của dân tộc.
- ý tưởng: Nối một nhịp cầu vô hình với khách thăm quan để họ ngày càng đến gần với Việt Nam hơn.
I. Tìm hiểu chung. (5p)
- Văn bản nhật dụng:Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người như dân số, môi trường, thiên nhiên ….
- Thể loại: Hồi kí.
- Phương thức biểu đạt: kể, tả, bộc lộ cảm xúc.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Giới thiệu khái quát về Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử. (10p)
=>Đó là những số liệu thực tế đáng tin cậy. Thời gian tồn tại của nó là thời gian Hà Nội trải qua biết bao sự kiện hào hùng và bi tráng.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử. (20p)
a) Cầu Long Biên trong thời thuộc Pháp.
- Trong quá trình làm cầu bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và xương máu của dân ta đã đổ xuống.
=> Đó là bằng chứng sống động về một giai đoạn đau thương của dân tộc.
b) Cầu Long Biên từ cách mạng tháng 8 đến nay.
- Phương thức miêu tả: vừa tả, vừa đan xen biểu cảm.
- Thời chống Mĩ:
+ Cây cầu trong mưa bom bão đạn (trở thành con rồng lửa, gồng mình lên chống đỡ …)
+ Những hình ảnh: Cây cầu rách nát giữa trời, nhịp cầu tả tơi ứa máu …
=> So với thời chống Pháp nó ác liệt, dữ dội, bi tráng, đau thương, anh dũng hơn.
3. Cầu Long Biên - hôm nay và ngày mai. (5p)
=> Đó là một ý tưởng đẹp mang tính nhân văn. Với ý tưởng này, cây cầu sẽ sống mãi, trụ lại mãi với thời gian
* Hướng dẫn học bài.
- Soạn bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Ngày soạn: 13/4/2008
Ngày dạy: /4/2008
Tiết 124
Viết đơn
I. mục tiêu bài học.
1. Thông qua việc thực hành một số tình huống cụ thể, giúp học sinh nắm được các vấn đề: Khi nào thì cần viết đơn ? Cách trình bày một lá đơn như thế nào ? và những sai sót khi viết một lá đơn.
2. Có kĩ năng cơ bản khi viết một lá đơn.
3. Có ý thức viết đơn từ khi trình bày, giao tiếp với những tình huống có nghi thức.
II. chuẩn bị.
III. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
File đính kèm:
- van6 (7).doc