A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục giúp hs kỹ năng làm bài văn tự sự: Từ chỗ biết tìm hiẻu đề, lập ý -> lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.
* Trọng tâm: - Cách lập dàn ý.
* Tích hợp : - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Tìm hiểu đề và lập ý trong bài văn tự sự.
- Các văn bản tự sự đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: ? Tìm hiểu đề, lập ý trong bài tự sự cần làm ntn?
3/ Bài mới
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17: Tìm hiểu đềvà cách làm bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/9/2013
Ngày dạy :19/9/2013
Tiết 17: TÌM HIỂU ĐỀVÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ(T2)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục giúp hs kỹ năng làm bài văn tự sự: Từ chỗ biết tìm hiẻu đề, lập ý -> lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.
* Trọng tâm: - Cách lập dàn ý.
* Tích hợp : - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Tìm hiểu đề và lập ý trong bài văn tự sự.
- Các văn bản tự sự đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: ? Tìm hiểu đề, lập ý trong bài tự sự cần làm ntn?
3/ Bài mới
Phương pháp
- HS ghi đề bài
- Hãy xác đinh yêu cầu của đề?
- Khi kể lại truyền thuyết này em định làm nổi bật ý nghĩa gì?
- Với yêu cầu của đề như vậy, em sẽ chọn nhân vật, sự việc nào?
(Trong văn bản mà SGK đã in, em có thể lướt qua những sự việc nào? (sự chuẩn bị của các lang, cuộc sống của LL….)
- Với những nhân vật và sự việc đã chọn, em hãy sắp xếp theo trình tự trước sau: Mở đầu, diễn biến, kết quả (và ý nghĩa) của câu chuyện?
- Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự sự? Nhiệm vụ của mỗi phần?
áp dụng làm bài tập này?
- Từ dàn ý chung của bài văn tự sự, chúng ta đã lập dàn ý cho bài văn này, vậy em rút ra kết luận gì về việc lập dàn ý cho bài văn tự sự?
- Em hiểu thế nào là "kể bằng lời văn của em"?
- HS đọc ghi nhớ.
- Vậy trước khi viết một bài văn tự sự cần phải làm những bước nào?
- Tại sao phải thực hiện những bước này?
- Hãy nhắc lại cách viết mở bài và kết bài?
- Dựa vào phần tìm hiểu đề và lập ý ở giờ trước em hãy lập dàn ý cho đề bài này?
Nội dung
2/ Cách làm bài văn tự sự:
Đề : "Em hãy kể lại truyền thuyết "bánh chưng bánh dầy" bằng lời văn của em?
* Tìm hiểu đề:
- Kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.
- Trọng tâm: Việc Lang Liêu làm ra được bánh quý -> ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy.
* Lập ý:
- Nhân vật: Lang Liêu, Vua Hùng, vị thần.
- Sự việc: Vua Hùng chọn người nối ngôi, Lang Liêu được thần mách bảo làm ra bánh quý -> Lang Liêu được nối ngôi vua.
* Lập dàn ý:
(I) Mở bài:
- Giới thiệu tình huống : Vua Hùng chọn người nối ngôi.
(II) Thân bài:
- Sự băn khoăn bối rối của Lang Liêu.
- Thần mách bảo Lang Liêu làm bánh.
- Lang Liêu suy nghĩ lời thần nói thấy đúng liền làm theo.
- Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất.
- Lang Liêu được lên ngôi vua.
(III) Kết bài
- Tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết.
=> Kết luận: Ghi nhớ (SGK - 48)
3/ Ghi nhớ: SGK (48)
* Xác định yêu cầu của đề, nêu rõ chủ đề, tư tưởng định thể hiện.
+ Xác đinh nhân vật, các sự việc cụ thể để thể hiện chủ đề.
+ Sắp xếp các sự việc theo trình tự: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
* Viết bài theo bố cục 3 phần.
II. Luyện tập:
Đề: Hãy kể lại truyền thuyết STHG bằng lời văn của em.
(I) Mở bài:
- Gthiệu nhân vật Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn.
(II) Thân bài:
- Lê Lợi được thần cho mượn gươm quý, đánh tan quân giặc.
- Lê Lợi dạo chơi trên hồ Tả Vọng, rùa vàng hiện lên lấy lại gươm báu .
(III) Kết bài:
- Hồ Tả Vọng mang tên hồ Hoàn Kiếm.
4/ Củng cố:
- Trước khi viết bài cần xác định rõ chủ đề định thể hiện.
5/ Dặn dò:
- Hoàn thành bài viết số 1.
===============================================================
Ngày soạn :15/9/2013
Ngày dạy :20/9/2013
Tiết 18 : TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Rèn kĩ năng, xác định nghĩa của từ.
* Trọng tâm:Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
* Tích hợp: giải nghĩa từ, các văn bản đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài
2/ HS: Học bài, chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới:
Phương pháp
- HS đọc bài thơ.
-Học sinh đọc ví dụ
? Có mấy sự vật có chân?
? Có thể nhìn, sờ thấy chân ấy không?
? Nghĩa của từ chân có gì giống và khác nhau?
? Tìm một số nghĩa khác của từ chân?
?Tìm từ có nhiều nghĩa như từ chân?
?Tìm một số từ chỉ có một nghĩa?
?Vậy em nhận xét gì về nghĩa của từ?
?Nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào?
?Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
?Trong bài thơ từ chân được dùng với nghĩa nào?
?Vậy thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa cuiar từ?
-Lấy ví dụ về từ có nhiều nghĩa
Lưu ý: về hiện tượng chuyển nghĩa và từ đồng âm
Nội dung
I. Bài học
1. Ví dụ:
2.Nhận xét
- Chân là điểm dưới cùng tiếp giáp với mặt phẳng
Vd : chân tường, chân núi...
Vd : mũi, chín, ăn ...
Vd: xe máy, com pa, toán học...
b) Kết luận:- Ghi nhớ 1:
2/ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
-Là nghĩa gốc nghĩa cơ sở
-Trong câu từ thường được dùng với một nghĩa,tuy nhiên có thể hiểu theo nhiều nghĩa
-Chân được dùng với nghĩa chuyển
* Kết luận: - Ghi nhớ 2: SGK.
VD: Ngọt: cảm giác của vị giác.
-> Mùi ngọt thơm của dưa: khứu giác.
-> Dao bén ngọt: phối hợp cảm giác.
-> Rét ngọt: phối hợp cảm giác.
….
* Lưu ý: Cần phân biệt hiện tượng chuyển nghĩa của từ và hiện tượng đồng âm.
+ Chuyển nghĩa: có cơ sở chung, có nghĩa gốc.
+ Đồng âm: 2 từ hoàn toàn khác nhau, chỉ giống về âm thanh.
4/ Củng cố: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ có tác dụng gì?
5/ Dặn dò: - Học bài, làm bài tập.
============================================================
Ngày soạn :15/9/2013
Ngày dạy :20/9/2013
Tiết 19: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Rèn kĩ năng, xác định nghĩa của từ.
* Trọng tâm:Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
* Tích hợp: giải nghĩa từ, các văn bản đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài
2/ HS: Học bài, chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới:
Phương pháp
-Bài 1
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập
-Giáo viên hướng dẫn làm bài
-Học sinh lên bảng làm bài
-Yêu cầu nhận xét bài làm
- Nêu yêu cầu của BT2?
(Hãy tìm những bộ phận của cây cối dùng để chỉ bộ phận của con người?)
- HS đọc đoạn văn SGK.
- Tác giả nêu lên mấy nghĩa của từ bụng, đó là những nghĩa nào?
- Hãy chỉ ra nghĩa của các từ "bụng" ở VD (b)? Từ đó nhận xét ý kiến của tác giả ?
-Bài 3
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập
-Giáo viên hướng dẫn làm bài
-Học sinh lên bảng làm bài
-Yêu cầu nhận xét bài làm
Nội dung
II. Luyện tập:
1/ BT1:
Tìm 3 bộ phận cơ thể người, kể ra một số VD về sự chuyển nghĩa?
VD: Tay:
- Tay mướp, tay quay, tay vịn….
- Mũi: đất mũi, mũi cày…
-Đầu: cái đầu, đầu bảng, đầu tỉnh, đầu danh sách..
2/ BT2:
- Lá phổi, lá gan.
- Quả tim, quả thận…
3/ Bt 3
a. Cái hái, hái rau
- Cái bào, bào gỗ
-Cân thịt , thịt con gà
-Đang bó lúa, gánh ba bó lúa
BT4: Nghĩa của từ bụng?
- Nghĩa của từ bụng có 2 nghĩa: bộ phận cơ thể chứa ruột, d2 và là biểu tượng sâu kín, không bộc lộ ra
-> ý kiến của tác giả còn thiếu: bụng là bộ phận phình to ở giữa…
4/ Củng cố: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ có tác dụng gì?
5/ Dặn dò: - Học bài, làm bài tập.
File đính kèm:
- van 6 tuan 5 nam 20132014.doc