A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Nắm được: khái niệm từ nhiều nghĩa; hiện tượng chuyển nghĩa của từ; nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
2. Nhận biết được từ nhiều nghĩa; phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm; giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
3. Có ý thức thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. GV chuẩn bị
- Ngữ liệu (mẫu văn bản, mẫu câu – theo SGK).
- Tư liệu về từ vựng tiếng Việt (từ nhiều nghĩa, từ đòng âm, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,.).
- Từ điển tiếng Việt.
2. HS chuẩn bị
- SGK, tài liệu học tập, tham khảo.
- Ôn lại kiến thức đã học về nghĩa của từ.
- Soạn bài theo hướng dẫn (SGK).
- Từ điển tiếng Việt học sinh.
114 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19 đến tiết 107, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2008
Tiết 19
Từ nhiều nghĩa
và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1. Nắm được: khái niệm từ nhiều nghĩa; hiện tượng chuyển nghĩa của từ; nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
2. Nhận biết được từ nhiều nghĩa ; phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm ; giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
3. Có ý thức thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
1. GV chuẩn bị
- Ngữ liệu (mẫu văn bản, mẫu câu – theo SGK).
- Tư liệu về từ vựng tiếng Việt (từ nhiều nghĩa, từ đòng âm, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,...).
- Từ điển tiếng Việt.
2. HS chuẩn bị
- SGK, tài liệu học tập, tham khảo.
- Ôn lại kiến thức đã học về nghĩa của từ.
- Soạn bài theo hướng dẫn (SGK).
- Từ điển tiếng Việt học sinh.
C/ tổ chức các hoạt động
* Kiểm tra bài cũ
- ND : Thế nào là nghĩa của từ ? Giải thích nghĩa của các từ sau : mất ; hèn nhát ; tráng sĩ.
- HT : kiểm tra miệng.
- Y/c : (x. tiết 11).
* Giới thiệu bài
Khi mới xuất hiện, từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Khi xã hội phát triển, nhận thức con người phát triển, nhiều sự vật của thực kế khách quan được con người khám phá, vì vậy nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá, biểu thị khái niệm mới được nhận thức đó, con người có thể có hai cách.
- Tạo ra một từ mới để gọi sự vật.
- Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn.
Theo cách thứ hai này, những từ trước đây chỉ có một nghĩa nay lại được mang thêm nghĩa mới, vì vậy nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
* Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
* HD quan sát và phân tích mẫu :
- Đọc bài thơ (SGK).
- Tìm hiểu các nghĩa khác nhau của từ chân trong đoạn thơ trên (có thể tra từ điển).
- Tra từ điển để biết thêm nghĩa khác của từ chân.
- Tìm thêm những từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân.
- Tìm các từ chỉ có một nghĩa trong đoạn thơ trên và những từ khác mà em biết.
* HD kết luận và ghi nhớ :
- Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
- GV khái quát và HD ghi nhớ.
Hoạt động 2
* HD quan sát và phân tích mẫu :
- Đọc lại bài thơ.
- Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.
- Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa ?
- Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào ?
* HD kết luân và ghi nhớ :
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì ? Nêu những đặc điểm và cách sử dụng từ nhiều nghĩa.
- Đọc phần Ghi nhớ.
* Lưu ý :
Hoạt động 3
Bài tập 1 ; 2
- HĐ độc lập (làm trên bảng)
- Kể ra những trường hợp chuyển nghĩa của từ.
Bài tập 3
- HĐ nhóm (thi ai nhanh hơn - làm trên bảng) ;
- Tìm được ít nhất ba ví dụ về hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.
Bài tập 4
- Trao đổi trong lớp ;
- Đọc đoạn trích và thảo luận các câu hỏi.
Bài tập 5
- Đọc – chép ;
- Lưu ý sửa lỗi phụ âm đầu : r/ d/ gi (rón rén, rình/ dưới/ giấu).
I – Từ nhiều nghĩa
* Ví dụ :
- Chân :
(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (đau chân, nhắm mắt đưa chân,...).
(2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân giường, chân kiềng, chân đèn,...).
(3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tương, chân núi, chân răng,...).
(4) Chân con người, biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức (chân trong đội bóng, chân giúp việc,...).
- Mắt (con mắt/ quả na mở mắt/ mắt tre).
- Đường (đường làng/ đường/ thẳng/ đường tới thành công).
- Mũi (mũi tẹt/ sổ mũi/ mũi tên/ mũi thuyền/ mũi đất/ mũi tiêm).
- Chín (quả chín/ nấu chín/ thời cơ đã chín).
- ...
(≠ com-pa, kiềng, gậy, bàn, võng ; bút, in-tơ-nét, toán học,... : từ chỉ có một nghĩa).
* Ghi nhớ (SGK)
II – Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Nghĩa gốc (1) : nghĩa xuất hiện từ đầu.
- Nghĩa chuyển (còn lại) : hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Trong câu cụ thể, một từ thường chỉ được dùng với một nghĩa.
- Cố ý dùng từ với một vài nghĩa khác nhau (từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc), tạo nên những liên tưởng thú vị : cái kiềng có tới ba chân nhưng "Chẳng bao giờ đi cả", cái võng không có chân mà "đi khắp nước"
* Ghi nhớ (SGK)
-> Trong từ điển, nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa chính) bao giờ cũng được xếp ở vị trí số một ; nghĩa chuyển (nghĩa bóng, nghĩa nhánh) bao giờ cũng xếp sau nghĩa gốc.
III – Luyện tập
1. Một số từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa :
- đầu:
+ đau đầu, nhức đầu ;
+ đầu sông, đầu nhà, đầu đường ;
+ đầu mối, đầu têu.
- tay :
+ nắm tay, đau tay ;
+ tay ghế, tay vịn cầu thang ;
+ tay súng, tay cày.
- cổ :
+ so vai rụt cổ ;
+ cổ chân, cổ tay ;
+ cổ chai.
2. Một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận của cơ thể người :
- lá -> lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ ;
- quả -> quả tim, quả thận ;
- búp -> búp ngón tay.
3. Một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt :
a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động : cái cưa –> cưa gỗ ; hộp sơn -> sơn cửa ; cái bào -> bào gỗ ; cân muối -> muối dưa ;...
b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị : gánh củi đi -> một gánh củi ; đang bó lúa -> gánh ba bó lúa ; cuộn bức tranh -> ba cuộn giấy ; đang nắm cơm -> ba nắm cơm ; ...
4.a) Tác giả đã nêu lên hai nghĩa của từ bụng ; còn thiếu một nghĩa : "phần phình to ở giữa của một số vật" (bụng chân).
b) Nghĩa của từ bụng :
- ấm bụng (1)
- tốt bụng (2)
- bụng chân (3)
5. Chính tả
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại kiến thức đã học, nắm vững các khái niệm và học thuộc lòng phần Ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh các bài tập (SGK).
- Vận dụng kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ để thực hành phân tích tác phẩm văn học và sáng tạo trong tập làm văn.
- Chuẩn bị bài sau (x. Tiết 20).
* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày tháng năm 2008
Tiết 20
Lời văn, đoạn văn tự sự
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1. Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
2. Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày.
3. Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
1. GV chuẩn bị
- Các đoạn văn mẫu (theo SGK).
- Tư liệu có liên quan (khái niệm "lời văn", yếu tố giới thiệu nhân vật, yếu tố kể sự việc, khái niệm đoạn văn).
2. HS chuẩn bị
- SGK, tài liệu học tập, tham khảo.
- Ôn lại kiến thức đã học bài văn tự sự.
- Soạn bài theo hướng dẫn (SGK).
C/ tổ chức các hoạt động
* Kiểm tra bài cũ
- ND : Thế nào là sự việc, nhân vật và chủ đề trong bài văn tự sự ? Nêu dàn bài chung cho bài văn tự sự.
- HT : kiểm tra miệng.
- Y/c : (x. tiết 12 ; 16).
* Giới thiệu bài
Tiếp theo các bài giới thiệu về chuỗi sự việc, về sự việc và nhân vật, chủ đề và dàn bài, bài học này tiếp tục lưu ý về : lời văn, đoạn văn, đặc biệt là lời giới thiệu và lời kể.
* Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
* HD quan sát và phân tích mẫu (1), (2):
- Đọc các đoạn văn (1), (2).
- Các đoạn văn giới thiệu nhân vật nào, giới thiệu như thế nào, nhằm mục đích gì?
- Các câu giới thiệu trên thường dùng những từ, cụm từ gì?
* HD quan sát và phân tích mẫu (3):
- Đọc đoạn văn (3).
- Đoạn văn đã dùng ngững từ ngữ gì để kể hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ ngữ đó.
- Các hành động đó được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì?
- Nhận xét về cách kể các hành động đó.
* HD quan sát và phân tích mẫu (1), (2), (3):
- Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3).
- Nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu văn nào biểu đạt ý chính đó?
- Tìm hiểu cách triển khai ý trong mỗi đoạn văn. Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.
* HD kết luận và ghi nhớ:
- Nêu hình thức của lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn tự sự.
- Đọc phần Ghi nhớ.
Hoạt động 2
Bài tập 1
- HĐ độc lập và trao đổi trong lớp.
- Đọc đoạn văn (a) và trả lời câu hỏi (các đoạn còn lại làm ở nhà).
Bài tập 2
- Trao đổi trong lớp.
- Lưu ý cách kể có thứ tự logíc.
Bài tập 3; 4
- HĐ độc lập (viết bảng);
- Vận dụng các kiểu câu giới thiệu để viết câu giới thiệu một số nhân vật đã biết.
I – lời văn, đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
(1) Giới thiệu về Hùng Vương thứ mười tám:
- Câu (1): Hùng Vương/ Mị Nương;
- Câu (2): tình cảm/ nguyện vọng.
-> Hàm ý đề cao, khẳng định (...như hoa, ...hiền dịu, ...hết mực, ...kén, ...thật xứng đáng).
(2) Giới thiệu về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Câu (1): giới thiệu chung;
- Câu (2; 3): giới thiệu Sơn Tinh;
- Câu (4; 5): giới thiệu Thuỷ Tinh;
- Câu (6): kết luận.
-> Do tài năng của hai chàng ngang nhau, cách giới thiệu cũng ngang nhau, cân đối, tạo nên vẻ hài hoà của đoạn văn.
=> Kiểu câu trần thuật có từ là, có
2. Lời văn kể sự việc
- Kể những hành động của nhân vật (đến sau; đùng dùng nổi giận; đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương; hô mưa, gọi gió; đánh Sơn Tinh).
- Thứ tự kể: kể theo thứ tự trước sau; quan hệ nhân quả (...thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước).
- Lời kể: trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) -> gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
3. Đoạn văn
- ý chính (câu chủ đề):
(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Có hai chàng trai đến cầu hôn, đều có tài lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
(3) Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Triển khai ý (các câu triển khai):
(1) Kể sự việc theo thứ tự, có trước có sau, có dẫn dắt.
(2) Giới thiệu từng nhân vật, có dẫn dắt, không giống nhau.
(3) Kể theo thứ tự trước sau: nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
* Ghi nhớ (SGK)
II – luyện tập
1.a) Sọ Dừa làm chăn bò rất giỏi.
- Câu chủ đề : "Cậu chăn bò rất giỏi".
- Các câu triển khai :
+ Câu 1 : dẫn dắt.
+ Câu 3, 4 : kể hành động.
+ Câu 4 : kết quả.
b) Hai cô chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối sử với Sọ Dừa tử tế.
c) “tính cô còn trẻ con lắm”
2.a) Thứ tự kể hợp lí, có liên kết.
b) Lộn xộn, thiếu logic.
3. Viết câu giới thiệu nhân vật.
4. Viết đoạn kể chuyện.
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại kiến thức đã học, nắm vững cách thức viết lời văn, đoạn văn tự sự.
- Học thuộc lòng phần Ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh các bài tập (SGK).
- Vận dụng kiến thức về về lời văn, đoạn văn tự sự để thực hành viết đoạn văn, bài văn tự sự.
- Chuẩn bị bài sau (x. Tiết 21 ; 22).
* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày tháng năm 2008
Bài 6
Tiết 21; 22
Thạch sanh
(Truyện cổ tích)
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1- Hiểu sơ lược khái niệm truyện cổ tích;
-Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
2. Kể lại được truyện (kể được những tình tiết chính bằng ngôn ngữ kể của HS).
3. Thấy được ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
1. GV chuẩn bị
- Tranh minh hoạ ;
- Tư liệu có liên quan (định nghĩa truyện cổ tích ; đặc điểm của truyện cổ tích về nhân vật người dũng sĩ ;...).
2. HS chuẩn bị
- SGK, tài liệu học tập, tham khảo.
- Ôn lại khái niệm truyện truyền thuyết.
- Soạn bài theo hướng dẫn đọc – hiểu văn bản (SGK).
- Vẽ tranh minh hoạ.
C/ tổ chức các hoạt động
* Giới thiệu bài
- Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được nhân dân ta rất ưa thích.
- Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
* Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
* HD tìm hiểu thể loại của văn bản:
- Đọc định nghĩa truyện cổ tích (SGK, Chú thích, tr.53).
- Nêu những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích.
- Truyện Thạch Sanh thuộc kiểu truyện cổ tích nào?
* HD đọc văn bản và giải thích từ ngữ khó:
- HS đọc (theo từng đoạn văn bản); GV nhận xét và sửa cách đọc.
- HS tự tìm hiểu phần Chú thích; GV lưu ý những từ ngữ khó.
* HD tìm hiểu bố cục của văn bản:
- Quan sát văn bản;
- Dựa vào các sự việc chính trong truyện, có thể chia văn bản này thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn.
Hoạt động 2
* HD đọc – hiểu đoạn 1:
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và có gì khác thường?
- Kể về những sự bình thường và khác thường đó, theo em, nhân dân muốn thể hiện ý nghĩa gì?
* HD đọc – hiểu đoạn 2:
- Kể tóm tắt những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua (kết hợp xem tranh minh hoạ).
- Qua những thử thách đó, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì?
- Đối lập với Thạch Sanh, Lí Thông có tính cách và hành động như thế nào?
* HD phân tích một số chi tiết:
- Chỉ ra những chi tiết thần kì trong truyện.
- Theo em các chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì có những ý nghĩa gì?
- Kể lại đoạn kết của truyện.
- Thảo luận: Cách kết thúc truyện như vậy có ý nghĩa gì? Cách kết thúc này có phải phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ để chứng minh.
Hoạt động 3
* HD tự tổng kết:
- Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tieu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của nhân dân.
* GV tổng kết; HS đọc phần Ghi nhớ.
Hoạt động 4
Bài tập (1)
- HĐ độc lập và trao đổi trong lớp;
- Có thể chọn những chi tiết khác nhau để vẽ tranh và gọi tên các bức tranh theo những cách khác nhau.
Bài tập (2)
- HĐ độc lập: thi kể chuyện;
- Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh.
I – tìm hiểu chung
1. Thể loại: truyện cổ tích
- Truyện dân gian.
- Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật.
+ Nhân vật bất hạnh, mô côi, em út..
+ Nhân vật dũng sĩ, có tài năng lạ (Thạch Sanh, Mã Lương)
+ Nhân vật thông minh, ngốc nghếch (em bé thông minh, chàng ngốc).
+ Nhân vật là động vật.
- Thường có yếu tố hoang đường.
- Thể hiện ước mơ và niền tin của nhân dân.
(Thạch Sanh: truyện cổ tích về nhân vật người dũng sĩ hoặc nhân vật bất hạnh (mồ côi).
2. Đọc văn bản
- Đọc (giọng kể chuyện, phân biệt lời kể và lời thoại)
- Chú thích (3), (6), (7), (8), (9), (11), (12), (13)
3. Bố cục (4 đoạn)
- Đoạn 1 ("...mọi phép thần thông").
- Đoạn 2 ("...phong cho làm quận công").
- Đoạn 3 ("...hoá kiếp thành bọ hung").
- Đoạn 4 (còn lại).
II – phân tích
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
* Sự bình thường:
- Là con của một gia đình nông dân tốt bụng.
- Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
* Sự khác thường:
- Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
- Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
=> Cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân ; tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
2. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
a) Thử thách:
- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thần ; diệt chăn tinh.
- Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.
- Quân mười tám nước chư hầu tiến đánh.
b) Phẩm chất:
- Sự thật thà, chất phác.
- Sự dũng cảm, tài năng.
- Lòng nhân đạo, vị tha, yêu hòa bình.
=> những phẩm chất rất tiêu biểu cho nhân dân ta.
(Đối lập với Lí Thông : xảo trá, hèn nhát, ích kỉ, độc ác -> sự đối lập về hành động và tính cách của nhân vật chính diện và phản diện - đặc điểm xây dựng nhân vật của truyện cổ tích).
3. Một số chi tiết thần kì
a) Tiếng đàn Thạch Sanh
- Giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (...) : thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí.
- Làm quân mười tám nước chư hầu phải xin hàng : đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình.
b) Niêu cơm thần
- Có khả năng phi thường : chứng tỏ thêm tính chất kì lạ và sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hoà bình.
(Cách kết thúc có hậu, thể hiện công lí xã hội (“ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”), và ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời. Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích (Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây bút thần,...).
III – tổng kết
1. Nội dung
- Truyện cổ tích về người dũng sĩ.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình.
2. Nghệ thuật
- Nhiều chi tiết tưởng tượng, thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa.
- Cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích.
* Ghi nhớ (SGK)
IV – luyện tập
1. Lưu ý:
- Chi tiết chọn để vẽ tranh phải là chi tiết hay, có ấn tượng (Thạch Sanh và túp lều cạnh cây đa; Thạch Sanh đánh chằn tinh; Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa; cây đàn thầ của Thạch Sanh; niêu cơm thần của Thạch Sanh;...).
- Giải thích được lí do chọn chi tiết đó.
- Tên gọi bức tranh phải đảm bảo các yêu cầu: đúng với tinh thần bức tranh, ngắn gọn, hay.
2. Lưu ý:
- Kể đúng các chi tiết chính và trình tự của chúng;
- Dùng ngôn gữ của mình để kể; kể diễn cảm.
* Hướng dẫn học ở nhà
- Đọc lại truyện, tập kể và tóm tắt truyện.
- Ôn lại kiến thức đã học nắm vững nội dung, ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của truyện.
- Học thuộc lòng phần Ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh các bài tập (SGK).
- Chuẩn bị bài sau (x. Tiết 23).
* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2008
Tiết 23
Chữa lỗi dùng từ
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1. Nắm được các lỗi lặp từ: lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm.
2. Nhận ra các lỗi lặp từ và lẫn lộn từ gần âm.
3. Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
1. GV chuẩn bị
- Ngữ liệu (mẫu văn bản, mẫu câu – theo SGK).
- Tư liệu về từ vựng tiếng Việt (từ và cấu tạo từ, từ đồng âm, gần âm,...).
- Từ điển tiếng Việt.
2. HS chuẩn bị
- SGK, tài liệu học tập, tham khảo.
- Ôn lại kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ đồng âm, gần âm.
- Soạn bài theo hướng dẫn (SGK).
- Từ điển tiếng Việt học sinh.
C/ tổ chức các hoạt động
* Kiểm tra bài cũ
(Kiểm tra viết 15 phút ; đề, đáp án đã in và lưu).
* Giới thiệu bài
- Từ có hai mặt : mặt nội dung và mặt hình thức.
- (Nêu mục tiêu bài học).
* Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
* HD quan sát và phân tích mẫu :
- Đọc các ví dụ (SGK).
- Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu đã cho.
- Việc lặp lại từ ngữ ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b ?
- Chữa lại các câu mắc lỗi lặp từ.
* HD bài tập 1 :
- HĐ độc lập (trên bảng).
- Phát hiện lỗi lặp từ và sửa lại.
Hoạt động 2
* HD quan sát và phân tích mẫu (a) ; (b) :
- Tìm những từ dùng sai.
- Nêu nguyên nhân và cách sửa những từ dùng sai đó.
* HD bài tập 2 :
- HĐ độc lập và trao đổi trong lớp.
- Phát hiện những lỗi dùng sai do lẫn lộn các từ gần âm và sửa lại. Nêu nguyên nhân của việc dùng sai.
I – lặp từ
* Ví dụ :
a) Lặp từ : "tre" ; "giữ" ; "anh hùng" -> mục đích nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà.
b) Lặp từ : "truyện dân gian"-> lỗi lặp từ. (Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo).
Bài tập 1
a) Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. (Bỏ : bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan).
b) Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. (Bỏ : câu chuyện ấy ; thay : câu chuyện này – chuyện ấy ; thay : những nhân vật ấy – họ ; thay : những nhân vật – những người.
c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. (Bỏ : lớn lên).
II – lẫn lộn các từ gần âm
* Ví dụ :
a) tham quan (xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm) – thăm quan (không có trong tiếng Việt).
b) mấp máy (cử động khẽ và liên tiếp) – nhấp nháy (1. Mở ra, nhắm lại liên tiếp ; 2.Có ánh sáng khi loé, khi tắt liên tiếp).
Bài tập 2
a) sinh động (có khả năng gợi ra những hình ảnh nhiều dạng, nhiều vẻ khác nhau, hợp với hiện thực của đời sống) – linh động (không quá câu nệ vào nguyên tắc) : nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
b) bàng quan (đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không có quan hệ đến mình) – bàng quang (bọng chứa nước tiểu) : nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
c) hủ tục (phong tục đã lỗi thời) – thủ tục (những việc phải làm theo quy định) : nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại kiến thức đã học, tìm và phân tích kĩ nguyên nhân mắc lỗi ; nêu những cách sửa lỗi.
- Hoàn chỉnh các bài tập (SGK).
- Lưu ý :
+ Khi nói, đặc biệt là khi viết, phải hết sức tránh lặp từ một cách vô ý thức, khiến cho lời văn trở nên nặng nề, dài dòng.
+ Chỉ dùng từ nào mà mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
- Chuẩn bị bài sau (x. Tiết 24).
* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2008
Tiết 24
Trả bài tập làm văn số 1
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1. Củng cố và năng cao kiến thức trong tập làm văn tự sự.
2. Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài văn tự sự, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.
3. Có thêm tự tin và hứng thú trong học và tập làm văn tự sự.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
1. GV chuẩn bị
- Chấm, trả bài cho HS.
- Thống kê kết quả và những lỗi phổ biến.
- Văn bản mẫu.
2. HS chuẩn bị
- Bài viết đã được chấm, chữa.
- Bài soạn theo hướng dẫn (SGK).
- ý kiến, kiến nghị (nếu có).
C/ tổ chức các hoạt động
* Giới thiệu bài
(Nêu mục tiêu bài học).
* Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
- GV ghi đề bài lên bảng ;
- HS đọc các yêu cầu về trả bài.
Hoạt động 2
- GV lưu ý từng yêu cầu trả bài ;
- HS nêu nhận xét về ưu, khuyết điểm theo yêu cầu đã nêu.
H
File đính kèm:
- Giao an NGU VAN 6. 08-09 (T19...).doc