Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21, 22: Thạch sanh (Truyện cổ tích)

A/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

1. Kiến thức: - Hiểu đuợc nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.

2. Kỹ năng- HS kể lại được truyện bằng ngôn ngữ của mình.

3. Giáo dục HS lòng tự hào, trân trọng, yêu quý những người có hành động dũng cảm, lòng vị tha.

B/ Chuẩn bị phương tiện dạy và học:

- Chuẩn bị những bức tranh ảnh về Thạch Sanh, máy tính điện tử, máy chiếu.

C/ Tổ chức giờ hoc

1. Bài cũ: Tóm tắt truyện “Lịch sử Hồ gươm”, nêu ý nghĩa của truyện

2. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21, 22: Thạch sanh (Truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 6/10/2007 Tiết 21,22: (Truyện cổ tích) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu đuợc nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ. 2. Kỹ năng- HS kể lại được truyện bằng ngôn ngữ của mình. 3. Giáo dục HS lòng tự hào, trân trọng, yêu quý những người có hành động dũng cảm, lòng vị tha. B/ Chuẩn bị phương tiện dạy và học: - Chuẩn bị những bức tranh ảnh về Thạch Sanh, máy tính điện tử, máy chiếu. C/ Tổ chức giờ hoc 1. Bài cũ: Tóm tắt truyện “Lịch sử Hồ gươm”, nêu ý nghĩa của truyện 2. Bài mới - HS đọc văn bản theo 4 đoạn. - Nhận xét cách đọc. - Đọc rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm. - Đọc chú thích: 3,6,7,8,9,11,12,13. I. Đọc và tìm hiểu chú thích. H: Đọc đoạn dầu và cho biết sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Chi tiết nào nói lên sự khác thường ấy? + Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai. + Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh. + Được thiên thần dạy các phép thần, võ nghệ. II. Phân tích chi tiết: 1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh - Khác thường: H: Thế nhưng Thạch Sanh vẫn sống bình thường như mọi người? - Bình thường: + Con của một gia đình nông dân tốt bụng. + Sống nghèo khổ bằng nghề đốn củi. - Bình thường: H: Thạch Sanh sống bình thương như vậy, điều đó dân gian muốn nói gì? - Thạch Sanh sống bình thường như mọi người ý muốn nói chàng là con người của dân, cuộc đời chàng gần gũi với nhân dân, có phẩm chất của dân. H: Chi tiết ra đời lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn gửi gắm điều gì? - Chi tiết khác thường đó nhằm tô dậm tính chất đẹp đẽ, lớn lao của nhân vật (người trời) tăng sức hấp dẫn và làm rõ đức tính, tài năng (ra đời kì lạ sẽ lập chiến công kì lạ) H: Qua các chi tiết đó em hiểu gì về Thạch Sanh? -> Thạch Sanh là con nguời của nhân dân, từ nhân dân, chàng có tài năng xong vẫn mang phẩm chất của nhân dân, người lao động, hay cuộc sống của người lao động đã hun đức nên tài năng, phẩm chất Thạch Sanh H: Nêu những thử thách đến với Thạch Sanh? - Bị mẹ con Lý Thông nhờ đi canh miếu trằn tinh. - Bị Lí Thông đưa xuống hang sâu, bịp cửa hang không lên được. - Bị hồn trằn tinh, đại bàng bao thù bị tống ngục. - Bị quân mười tám nước chư hầu mang quân sang đánh. 2. Nhứng thử thách và chiến công của Thạch Sanh: H: Mỗi thử thách là chiến công của Thạch Sanh ntn? Chiến công của Thạch Sanh + Đánh được trằn tinh, chặt đầu mang về. + Dùng cung bắn đại bàng cứu công chúa. + Cứu con vua Thuỷ tề -> tặng đàn thần. + Đánh dẹp quân chư hầu bằng tiếng đàn. - Chiến công của Thạch Sanh + Đánh được trằn tinh, chặt đầu mang về. + Dùng cung bắn đại bàng cứu công chúa. + Cứu con vua Thuỷ tề -> tặng đàn thần. + Đánh dẹp quân chư hầu bằng tiếng đàn. H: Qua các thử thách và những chiến công của Thạch Sanh, chàng đã bộc lộ phẩm chất gì? - Phẩm chất của Thạch Sanh: + Thật thà, cả tin và ngay thẳng. + Dũng cảm, mưu trí và vị tha. + Giàu lòng nhân đạo. Đó là phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta. Đó là phẩm chất tốt đẹp, bền vững của con người - Phẩm chất của Thạch Sanh: + Thật thà, cả tin và ngay thẳng. + Dũng cảm, mưu trí và vị tha. + Giàu lòng nhân đạo. -> phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta. H: Trong truyện, nhân vật đối lập với Thạch Sanh là Lí Thông. Bản chất của nó ra sao? Lý Thông: là một tên bịp bợm, xảo trá, tính toán, giả dối, xảo quyệt, tráo trở, bội bạc (lừa Thạch Sanh ra miếu cướp công, lấp cửa hang, tranh ngôi phò mã) đối lập với Thạch Sanh. H: Trong truyện có chi tiết tiếng đàn thần kì? ý nghĩa của tiếng đàn đó? - Tiếng đàn của Thạch Sanh: giúp nhân vật giẩi được oan-> là tiếng đàn công lý, đó là quan niệm ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn có sức cảm hoá kẻ thù, đó là tiếng đàn đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân. H: Chi tiêt niêu cơm thần kì có ý nghĩa gì? H: Kết thúc câu chuyện như thế nào? Kết thức ấy có ý nghĩa gì? H: Tại sao xếp truyện này vào truyện cổ tích? * Lý Thông: là một tên bịp bợm, xảo trá, tính toán, giả dối, xảo quyệt, tráo trở, bội bạc - Tiếng đàn của Thạch Sanh: giúp nhân vật giẩi được oan-> là tiếng đàn công lý, đó là quan niệm ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn có sức cảm hoá kẻ thù, -> Thể hiện ước mơ no ấm cuả người xưa. - Gợi hình ảnh đẹp của tấm lòng nhân đạo, tư tưởng hoà bình của các dân tộc. - Kết thúc: mẹ Lí Thông, Lí Thông bị trừng trị, (sét đánh hoá thành con bọ hung). - Thạch Sanh được hạnh phúc lên ngôi -> kết thức có hậu thể hiện ước mơ công lý của nhân dân ta. - ý nghĩa của truyện - Ghi nhớ: sgk. III. Luyện tập 1. Nếu vẽ tranh minh hoạ cho Thạch Sanh, em chọn chi tiết nào để vẽ? Vì sao? Tên bức hoạ ấy? - Ta sẽ vẽ chi tiết: + Thạch Sanh chém trằn tinh. + Thạch Sanh xuống hang sâu diệt đại bàng. + Thạch Sanh bị hạ ngục, gảy đàn để bày tỏ nỗi oan. 2. Học sinh kể lại truyện 3. Hãy chỉ ra sự đối lập về tính cách, hành động của hai nhân vật LT và TS: TS LT - Thật thà - vô tư - vị tha - Xảo tra, lừa lọc - Vụ lợi (mời về ở.. - Độc ác (lấp hang) - Cái thiện - Chính nghĩa - nhân vật chính diện - ác - gian tà - nv phản diện IV.Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ. - Kể lại được truyện một cách diễn cảm. - Chuẩn bị bài, chữa lỗi dùng từ. ……………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 2122 Thach Sanh.doc