Ôn tập Ngữ văn 6 - Môn Tiếng Việt

1, Thế nào là từ ?

Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản là:

+ Có nghĩa

+ Được dùng độc lập để tạo câu.

* Từ có một hoặc nhiều tiếng.

2, Đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt.

- Đơn vị cấu tạo nên từ trong Tiếng Việt là tiếng (âm tiết)

- Các kiểu cấu tạo từ:

- Có hai loại lớn: từ đơn và từ phức

+ Từ đơn: là những từ chỉ có một âm tiết

+ Từ phức: có hai loại nhỏ: từ ghép và từ láy.

ð Từ ghép: gồm hai loại là từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập.

ð Từ láy là những từ có quan hệ láy âm

3, Khái niệm Từ mượn.

A, Thế nào là từ mượn ?

- là những từ của một ngôn ngữ khác mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị nên được nhập vào từ tiếng Việt và dùng theo quy tắc của Tiêng Việt. Tiếng Việt có thể vay mượn từ nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau: Pháp - Nga - Anh – Nhật đặc biệt là tiếng Trung (tức ngôn ngữ Hán – Việt)

B, Cách viêt từ mượn.

- Đối với những từ được Viêth hóa hoàn toàn thì viết đơn thuần như Tiếng Việt: mít tinh, xà phòng, xô viết, nhông xích

- Với nhũng từ chưa Việt hóa hoàn toàn thì khi viết nên ding dấu gạch ngang: ra-đi-ô; in-tơ-nét, ma-két-ting

4, Nghĩa của từ

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Ngữ văn 6 - Môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt 6 Từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt 1, Thế nào là từ ? Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản là: + Có nghĩa + Được dùng độc lập để tạo câu. * Từ có một hoặc nhiều tiếng. 2, Đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt. - Đơn vị cấu tạo nên từ trong Tiếng Việt là tiếng (âm tiết) - Các kiểu cấu tạo từ: - Có hai loại lớn: từ đơn và từ phức + Từ đơn: là những từ chỉ có một âm tiết + Từ phức: có hai loại nhỏ: từ ghép và từ láy. Từ ghép: gồm hai loại là từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập. Từ láy là những từ có quan hệ láy âm 3, Khái niệm Từ mượn. A, Thế nào là từ mượn ? - là những từ của một ngôn ngữ khác mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị nên được nhập vào từ tiếng Việt và dùng theo quy tắc của Tiêng Việt. Tiếng Việt có thể vay mượn từ nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau: Pháp - Nga - Anh – Nhật…đặc biệt là tiếng Trung (tức ngôn ngữ Hán – Việt) B, Cách viêt từ mượn. - Đối với những từ được Viêth hóa hoàn toàn thì viết đơn thuần như Tiếng Việt: mít tinh, xà phòng, xô viết, nhông xích… - Với nhũng từ chưa Việt hóa hoàn toàn thì khi viết nên ding dấu gạch ngang: ra-đi-ô; in-tơ-nét, ma-két-ting… 4, Nghĩa của từ A, Nghĩa của từ là gì ? - Từ bao gồm 2 phần: hình thức và nội dung. + Phần hình thức: được thể hiện thành chữ khi viết, thành tiếng khi đọc + Phần nội dung được thể hiện thành nghĩa của từ. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Nội dung đó có thể là sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ. Khi ta nhìn một chữ, hoặc nghe một tiếng mà ta hiểu đựoc chứ đó, tiếng đó biểu thị cái gì là ta đã hiểu được nghĩa đó. B, Cách giải thích nghĩa của từ - Có thể giải thích nghĩa của từ theo nhiều cách khác nhau. Có hai cách thường thấy : + Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu hiện. + Giải thích bằng việc đưa ra những từ đồng nghĩa hgoặc trái nghĩa với từ cần phải giải thích. Cả hai cách đều cần các em phải chịu khó xem từ điển, học cách giải thích của từ điển và không ngừng trau rồi vốn từ vựng. 5, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ A, Thế nào là từ nhiều nghĩa: - Là từ có hai nghĩa hiểu trở nên B, Nghĩa gốc và nghĩa chuyển - Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc. Trong từ điển nghĩa gốc bao giờ cũng được đánh số 1. - Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, được suy ra từ nghĩa gốc. C, Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Khi mới xuất hiện, từ thường chỉ được dùng với một nghĩa nhất định.Sau đó trong quá trình sử dụng, để gọi tên những đối tượng mói xuất hiện trong đời sống, người ta thêm nghĩa mới cho từ vào từ sẵn có. Lúc đó ta có hiện tượng chuyển nghĩa. 6, Lỗi dùng từ và cách chữa A, Mặt nội dung và hình thức của từ - không có từ nào có nội dung mà không có hình thức. Nội dung của từ hay còn gọi là nghĩa, không thể nghe được, nhìn được mà chỉ có thể cảm nhận. Nhưng mặt hình thức của từ lại có thể nghe được (âm thanh), nhìn được (chữ viết). - Vì vậy hiểu được một từ nào đó là cần hiểu được cả hai mặt hình thức âm thanh, chữ viết lẫn nội dung ngữ nghĩa của từ. Nếu chỉ nghe được âm, nhìn được chữ mà không hiểu âm đó, chữ đó biểu thị đối tượng nào thì chưa gọi là hiểu nghĩa của từ và chưa thể dùng từ đó để tạo câu. Muốn sử dụng được từ, ta cần phải nắm chắc được hình thức âm thanh, hình thức chữ viết lẫn nghĩa của nó. B, Một số lỗi dùng từ: * Lặp từ: là việc dùng từ trùng lặp, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán. Cần phân biệt lặp từ với phép lặp. Từ loại: 1, Danh từ và cum danh từ A, Danh từ là những từ biểu đạt sựvật tồn tại trong thực tế khách quan. Danh từ bao gồm tất cả những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm… - Danh từ có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng đứng trước. VD: ba con trâu; sáu yến gạo… Về chức năng cú pháp, danh từ có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác nhau, chủ yếu là chủ ngữ và bổ ngữ. B, Danh từ chỉ sự vật có hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng + Danh từ chung: là danh từ dùng làm tên gọi chung cho một loại sự vật nào đó. + Danh từ riêng: là danh từ dùng làm tên riêng của một người, một vật, một địa phương, một cơ quan tổ chức nào đó. Danh từ riêng thường được viết hoa. C, Cụm danh từ: + Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ, là một tập hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (từ ngữ phụ thuộc gọi là phụ ngữ). + So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp giống như danh từ (được dùng làm chủ ngữ và bổ ngữ) + trong cụm danh từ quan hệ giữa danh từ trung tâm với các phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ. VD: học sinh (danh từ) ố tất cả học sinh lớp 6A (cụ danh từ) + cấu tạo của cụm danh từ: Cụm danh từ có thể cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ Dạng cấu tạo đầy đủ Phần trước Phần trung tâm Phần sau Một ngôi nhà vững trãi Dạng cấu tạo không đầy đủ Phần trước Phần trung tâm Một ngôi nhà Phần trung tâm Phần sau Ngôi nhà vững chãi Chú ý: + Phần trung tâm còn được gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính… + Phụ ngữ trước còn được gọi là: phụ tố trước, định ngữ trước…. + Phụ ngữ sau còn được gọi là: phụ tố sau, định ngữ sau… 2,Số từ và lượng từ A, Số từ: là từ chỉ số lượng chính xác, được đặt trước danh từ để đếm hoặc nêu số lượng sự vật. Ngoài ra số từ còn dùng để chỉ số thứ tự hoặc số hiệu sự vật. Với nghĩa này, số từ thường đặt sau danh từ. Số từ chỉ số lượng Số từ chỉ thứ tự Ba tầng Sáu lớp Tám tháng 2000 năm Tầng ba Lớp sáu Tháng Tám Năm 2000 * Cần phân biệt số từ với danh từ biểu thị đơn vị do một tập hợp số lượng sự vật tạo thành. Đó là các từ: đôi, cặp, bộ, tá, chục, trăm, nghìn, vạn… B, Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Lượng từ có thể chia làm hai loại: + Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể, gồm các từ: cả, tất cả, tất thảy, cả thảy, toàn thể, toàn bộ… + Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối, gồm các từ: những, các, mọi, mỗi, từng,… 3,Chỉ từ: là những từ để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian hoặc không gian. Sự định vị này thường lấy vị trí của người nói và thời điểm nói làm gốc. * Xét ví dụ: + đêm nay: định về thời gian + lúc nãy: định về thời gian + hồi ấy, dạo nọ, hôm kia… + quyển sách ấy, quyển sách này, quyển sách kia..=> định vị về không gian, sự vật. 4, Động từ và cụm động từ - Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. VD: ăn, uống, chạy, nhảy, cười, đứng, ngồi… + Động từ có thể đặt sau các từ: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ… + Động từ có thể trực tiếp làm vị ngữ : VD: Họ sống và chiến đấu. Có hai loại động từ là: - Loại động từ không đứng một mình, thường có động từ khác đứng sau. VD: toan, dám, định, muốn, quyết, có thể… - Loại động từ có thể đứng một mình. VD: đi, chạy, đứng ngồi, buồn, vui, ghét… B, Cụm động từ. - Cụm động từ là một tập hợp từ, gồm động từ chính và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ chính ấy. + Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước (phụ ngữ ở phần trước) gồm các loại: các từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ…); chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ…); chỉ sự phủ định (không, chưa, chẳng…); chỉ sự đồng nhất, tiếp diễn (cũng, vẫn, cứ, còn…) Các từ ngữ này có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ chính. + Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phụ ngữ ở phần sau) cũng gồm nhiều loại nhỏ, có tác dụng bổ sung ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức hành động… => Như vậy, một tập hợp từ gồm ba phần: phụ ngữ trước + động từ + phụ ngữ sau, chính là cụm động từ trong tiếng Việt. Mô hình đầy đủ của cụm từ là: Phụ ngữ trước Động từ chính Phụ ngữ sau đã, từng, vẫn, còn, đang Chiến đấu học đọc Dũng cảm, ở chiến trường trên lớp báo, ở thư viện Cụm động từ còn được gọi là: ngữ động từ, động ngữ, nhóm động từ… 11, Tính từ và cụm tính từ A, Tính từ: là từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái. Ví dụ: xanh, đỏ, cao, thấp, can đảm, nhút nhát… - Tính từ giống động từ ở chỗ: có thể trực tiếp làm vị ngữ, có thể kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, không, chưa, chẳng… Tính từ khác với động từ ở chỗ: có thể kết hợp với các từ: rất, hơi; không kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ… - Có hai loại tính từ đáng chú ý: +Tính từ chỉ tính chất tương đối (có thể kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm, quá…Ví dụ: rất đẹp, hơi đẹp, đẹp lắm, đẹp quá…) + Tính từ chỉ tính chất tuyệt đối (không kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm, quá…Ví dụ: đỏ au, trắng xoá, xanh ngắt, tròn xoe…). Loại tính từ này còn được gọi là tính từ tuyệt đối hoặc tính từ không đánh giá được về mức độ. B, Cụm tính từ: là một tập hợp từ, gồm tính từ chính và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau tính từ chính ấy. - Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước (phụ ngữ ở phần trước) gồm các loại: các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí); chỉ sự phủ định (không, chưa, chẳng…). Còn các từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phụ ngữ ở phần sau) cũng gồm nhiều loại nhỏ, có tác dụng bổ sung ý nghĩa về vị trí, sự so sánh, về mức độ,… - Mô hình đầy đủ của cụm tính từ là: Phụ ngữ trước Tính từ chính Phụ ngữ sau rất còn giỏi trẻ Toán như một thanh niên Cụm tính từ còn được gọi là: ngữ tính từ, tính ngữ, nhóm tính từ… (Hết kì I) Tiếng Việt 6 (Kì II) Một số biện pháp tu từ 1, Phó từ A, Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Những từ thường gặp là: rất, đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, còn, không, chẳng, đừng, chớ… B, Phó từ gồm hai loại lớn: + Phó từ đứng trước động, tính từ thường bổ sung về ý nghĩa quan hệ thời gian; mức độ; sự tiếp diến tương tự; sự phủ định sự cầu khiến. VD: không, chẳng, hay, chớ, đừng, rất… + Phó từ đứng sau động từ, tính từ; thường bổ sung ý nghĩa về mức độ; khả năng; kết quả và hướng. VD: lắm, quá, ra, lại, được… 2, So sánh A, So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. VD: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan B, Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh) Mồ hôi Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại Mặt trời thánh that rơi xuống biển như mà như như mưa ruộng cày nhảy nhót hòn lửa…vv C, Nhưng trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều. Cụ thể thường là các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh bị lược bớt. VD: Trưòng Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh chí lớn ông cha lòng mẹ bao la (như) (như) Trường Sơn Cửu Long * Và đôi khi vế B có thể đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánh. VD: Như một thằng điên, tên cướp hung hãn lao cả xe vào cảnh sát. D, Trong so sánh có hai loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. VD: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ố kiểu so sánh không ngang bằng Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ (như) là ngọn gió của con suốt đời ố kiểu so sánh ngang bằng. 3, Nhân hoá A, Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người là cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng Bác -Viễn Phương) Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay (Đây thôn Vĩ Giạ - Hàn Mặc Tử) B, Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là: * Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật VD: Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. * Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. VD: cụm từ: không ai tị ai cả ở ví dụ trên. * Trò truyện xưng hô với vật như đối với người. VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này Núi cao chi lắm núi ơi Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Núi che mặt trời chẳng thấy người… 4, ẩn dụ A, ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác khi giữa chúng có quan hệ tương đồng, tức chúng giống nhau về một phương diện nào đó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. VD: Thuyền về có nhớ bến trăng Dưới trăng quyên đã gọi hè Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. ….lửa lựu lập loè đơm bông. ố Thuyền = chàng (so sánh ngầm) = di động (Phú Xuân…) ố Bến = thiếp, cô gái = cố định ố lửa lựu lập loè = cảnh sắc mùa hè sinh động = tín hiệu mùa hè. B, Có hai kiểu ẩn dụ là: ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Ví dụ 1: Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời. ố Hình ảnh ẩn dụ “thác, thuyền” thể hiện hoành tráng hình ảnh người chiến sĩ giải phóng ố ẩn dụ hình tượng. Ví dụ 2: “Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại.” (Nguyễn Đình Thi – Nhận đường) ố hình ảnh: “ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thoả thuê, tình cảm gầy gò” thể hiện một cách sống động. ố ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 5, Hoán dụ A, Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ : Đầu xanh có tội tình gì ố chỉ tuổi trẻ, tuổi thơ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. ố Chỉ người con gái trẻ đẹp, mĩ nhân. (Nguyễn Du – Truyện Kiều) B, Có ba kiểu hoán dụ thường gặp là: * Lấy một bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ : + Một cây Toán xuất; Một chân bóng cừ khôi; Một tay cờ thượng hạng…v.v hoặc: “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng…” * Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Ví dụ : Ngày Huế đổ máu ố Đổ máu là dấu hiệu để chỉ hiện tượng chiến tranh (cuộc kháng chiến). * Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Ví dụ:Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông ố thôn Đoài, thôn Đông là chỉ Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào. người thôn Đoài, thôn Đông. (hàm ý người ở thôn Đoài, thôn Đông) * So sánh ẩn dụ và hoán dụ: ẩn dụ Hoán dụ Giống nhau Lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Khác nhau - Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó. - Cơ sở của ẩn dụ là dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm. - Thường chuyển trường nghĩa. - Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tiếp cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau. - Cơ sở của hoán dụ là dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh. - Không chuyển trường nghĩa Giản yếu về câu trong Tiếng Việt 1, Các thành phần chính của câu. A, Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. Ví dụ: Không lâu sau, đức vua qua đời. Trạng ngữ CN VN Không bắt buộc Bắt buộc có mặt B, Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai ?, con gì, cái gì ? * Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ. Ví dụ: Xét VD ở dưới đây, chú ý các từ, cụm từ: Tôi, Chợ Rồng, Cây tre… Ví dụ: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc. CN: cụm danh từ C, Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì ?, Như thế nào ?, hoặc là gì ? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng xem hoàng hôn xuống VN1: cụm đ.từ VN2: cụm đ.từ Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập. VN 1: cụm đ.từ VN2 VN3 VN4 (đều là tính từ) Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. VN: cụm danh từ 2, Câu trần thuật đơn A, Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu hoặc kể về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến. Ví dụ: * Tôi viết thư cho anh Long CN V. ngữ * Trên sông, những chiếc thuyền dài, mũi cao, đuôi cong nhô ra CN VN Câu dưới đây không phải câu trần thuật đơn: Ví dụ: * Bỗng anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, CN CN khoan thai chống gậy đến hỏi anh rằng… VN B, Câu trần thuật đơn có từ là thường kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ. Ngoài ra cũng sau từ là cũng có thể là tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ. Ví dụ: * Hạnh phúc là đấu tranh. * Tình yêu là tranh đấu * Vẽ như thế là đẹp. 3, Chữa lỗi về câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ A, Câu thiếu chủ ngữ Ví dụ: *Trong Truyện Kiều đã miêu tả một bức tranh hiện thực xã hội cũ. VN ố Sửa: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả một bức tranh……. CN VN * Qua truyện Tây Du Ký cho thấy một thế giới huyền thoại. VN ố Sửa: Truyện Tây Du Ký đã cho thấy một thế giới…. CN VN B, Câu thiếu vị ngữ Ví dụ: * Những học sinh được trường khen thưởng cuối năm về thành tích Cụm danh từ xuất sắc trong học tập và lao động. Họ hứa với các thầy cô giáo sẽ gắng đạt thành tích cao hơn nữa. ố Những học sinh được trường khen thưởng là những người đạt thành CN VN tích xuất sắc trong học tập và lao động. *Hình ảnh Ju - Mông mặc áo giáp sắt, cầm cung thần xông thẳng CN vào quân thù. Hình ảnh Ju – Mông… là một biểu tượng của lòng quả cảm. CN VN C, Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ: * Mỗi khi buồn. ố Sửa: Mỗi khi buồn, tôi lại tìm đến Mai. * Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm, chỉ trong vòng ba ngày. ố Sửa: Bằng tất….ba ngày, các bác sĩ đã cứu sống cháu bé.

File đính kèm:

  • docOn tap Ngu Van 6 Tieng Viet.doc
Giáo án liên quan