Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 28: Em bé thông minh (tiết 2) (truyện cổ tích)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của văn bản : Đề cao trí tuệ dân gian, tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

- Giáo dục: ý thức rèn luyện, bồi dưỡng trí tuệ, ý thức tôn trọng trí tuệ của những người dân lao động.

- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu kiểu nhân vật trong truyện cổ tích.

* Trọng tâm: Tìm hiểu văn bản .

* Tích hợp: - Yếu tố nhân vật, sự việc trong văn tự sự.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài.

2/ HS: Học bài, soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Kể tóm tắt truyện em bé thông minh?

3/ Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3634 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 28: Em bé thông minh (tiết 2) (truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2013 Ngày dạy :8 /10/2013 TIẾT 28: EM BÉ THÔNG MINH (T2) (TRUYỆN CỔ TÍCH) A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của văn bản : Đề cao trí tuệ dân gian, tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. - Giáo dục: ý thức rèn luyện, bồi dưỡng trí tuệ, ý thức tôn trọng trí tuệ của những người dân lao động. - Rèn kỹ năng: Tìm hiểu kiểu nhân vật trong truyện cổ tích. * Trọng tâm: Tìm hiểu văn bản . * Tích hợp: - Yếu tố nhân vật, sự việc trong văn tự sự. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Soạn bài. 2/ HS: Học bài, soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Kể tóm tắt truyện em bé thông minh? 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò - Nhà vua đã ra 1 câu đố như thế nào? - Em có nhận xét gì về câu đố của vua. - Tại sao nhà vua lại ra câu đố oái oăm như vậy? - Dân làng đã phản ứng như thế nào trước lời đố của nhà vua? - Tại sao em bé lại coi đây là lộc vua ban? - Đến hoàng cung em bé đã giải lời đố của nhà vua bằng cách nào? - Có nhận xét gì về cách giải đối của em bé? - Lần thứ 2, nhà vua ra câu đố như thế nào? - Nhưng em đã giải đáp như thế nào? - Sứ giả nước ngoài ra câu đố như thế nào? Mục đích của câu đố này? - Việc giải đố có ý nghĩa gì? Có giống những lần trước không? - Điều này cho thấy mức độ khó của câu đố lần này như thế nào so với những lần trước? Em bé thông minh đã trả lời như thế nào? - Lời giải đố của em đã mang đến kết quả như thế nào? ý nghĩa? - ý nghĩa của truyện ? Nội dung cần đạt 2/ Em bé giải câu đố của nhà vua *Ra lệnh: nuôi ba con trâu đực đẻ thành 9 con. -Câu đố vô cùng oái oăm, không thể thực hiện được. - Mục đích: Thử tài em bé thông minh. - Đến hoàng cung: Em bé thông minh khóc, xin vua ra lệnh cho cha mình đẻ em bé. Để nhà vua tự nói ra "giống đực làm sao mà đẻ được " => Cách giải đó bất ngờ khiến nhà vua thán phục, chịu công nhận em bé thông minh quả là lỗi lạc. * Ra lệnh: cho một con chim sẻ dọn thành 3 cỗ . - Câu đó bất ngờ, không có lời giải. - Em bé thông minh : đưa một chiếc kim yêu cầu rèn thành 1 con dao để xẻo thịt chim. *Sứ giả đố: Xỏ 1 sợi chỉ qua đường xoáy trôn ốc của một con ốc vặn -Mức độ càng khó =? Em bé giải câu đố một cách dễ dàng, hồn nhiên như chơi một trò chơi con trẻ. - Sứ giả nước láng giềng vô cùng thán phục. 3.Vua ban thưởng - Xây dinh thự cạnh hoàng cung cho em ở. -Được phong làm trạng nguyên 4.Ý nghĩa truyện -Đề cao trí thông minh, mưu trí của em bé, trí khôn của dân gian, tạo tiếng cười vui vẻ III. Luyện tập: *Ghi nhớ sgk 4/ Củng cố: - Tại sao người xưa lại tưởng tượng những truyện về những nhân vật thông minh với những câu đố oái oăm như vậy? 5/ Dặn dò: - Tập kể truyện, soạn bài mới =========================================================== Ngày soạn: 7/10/2013 Ngày dạy: 10/10/2013 Tiết 29: TRẢ BÀI SỐ 1 A. Mục tiêu cần đạt: - nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm văn của HS, từ đó giúp các em hoàn thiện, nâng cao hơn kỹ năng làm văn tự sự. - Rèn kỹ năng: tự đánh giá, rut kinh nghiệm, sửa lỗi sai trong bài làm. * Trọng tâm: - Rút kinh nghiệm, chữa lỗi. * Tích hợp: - Những yếu tố trong bài văn tự sự. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Chấm, chữa bài, soạn giáo án. 2/ HS: Ôn tập. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới Hoạt động của thầy và trò - Hãy nhắc lại đề bài? - Hãy nêu những yêu cầu của đề bài, gạch chân những từ quan trọng? - Với yêu cầu của đề bài như vậy, em sẽ chọn những nhân vật nào? Những sự việc nào? à Làm nổi bật chủ đề gì? - Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự sự. - Dựa vào đó em hãy lập dàn ý cho đề bài? + Mở bài cần giải thích điều gì? + Thân bài có mấy sự việc lớn, trong mỗi sự việc lớn có những sự việc nhỏ nào? + Kết bài nêu nội dung gì? - GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của HS. - GV trả bài, lấy điểm. Nội dung cần đạt 1/ Đề bài: Em hãy kể lại truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm" bằng lời văn của em? 2/ Tìm hiểu đề: lập ý: - Y/ cầu: kể lại bằng lời văn của em. -Nội dung: Sự tích Hồ Gươm. * Lập ý: + Chọn nvật: Lê Lợi, Lê Thận, rùa vàng, Long Quân, nghĩa quân. + Sự việc: Lê Lợi được mượn gươm thần, Lê Lợi ra trận, rùa vàng đòi gươm…. 3/ Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu Lê Lợi, hoàn cảnh b.Thân bài: . Lê Lợi đánh cá bắt được lưỡi gươm. - Lê Lợi vào rừng nhặt được chuôi gươm. - Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi. - Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân giành thắng lợi. - Rùa vàng lên lấy lại gươm. c. Kết bài: - Từ đó Hồ Tả Vọng…. 4/ Nhận xét: a) Ưu điểm - Bước đầu biết làm văn tự sự: - Một số bài có sáng tạo. b) Nhược: Còn mắc nhiều lỗi: diễn đạt, dùng từ….., một số bài còn sơ sài. 5/ Trả bài: 4/ Củng cố: Hãy tự sửa lỗi trong bài. 5/ Dặn dò: Ôn tập. ========================================================= Ngày soạn : 8/10/2013 Ngày dạy : 11/10/2013 Tiết 30: KIỂM TRA VĂN A. Mục tiêu cần đạt - Kiểm tra, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm kiến thức của HS phần môn văn học, phần truyện truyền thuyết, cổ tích VN. - Giáo dục: ý thức tự giác. - Rèn kĩ năng trình bày bài làm, kĩ năng xây dựng câu từ * Trọng tâm: Kiểm tra. * Tích hợp: Những kiến thức đã được học. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Ra đề, ra đáp án 2/ HS: Ôn tập. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: A- Đề bài: 1/ Câu 1: Truyện truyền thuyết có những đặc điểm gì? Đánh dấu khoanh tròn vào đáp án đúng: A. Phản ánh một sự thật lịch sử. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. B. Kể để mua vui trong qúa trình lao động sản xuất. C. Thể hiện mong ước, khát vọng của người xưa. 2/ Câu 2: Truyện cổ tích kể về những nhân vật nào? 3/ Câu 3: Hãy kể lại sự việc Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến bằng lời văn của em. B- Đáp án: 1/ Câu 1: 2 điểm - HS chọn đáp án A 2/ Câu 2: 2 điểm: - Kể về nhân vật bất hạnh -Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch .nhân vật là động vật -Truyện đề cao giá trị chân chính, đích thực của con người, thể hiện tình thương với người bất hạnh 3/ Câu 3 (6đ) - Về hình thức: HS biết xây dựng đoạn văn kể sự việc: ở đây có thể xây dựng thành 2 đoạn văn (TT đem quân đánh ST và sự chống trả của ST) - Về nội dung : đoạn 1: Thuỷ Tinh đem quân đánh Sơn Tinh: có các hành động như: đuổi theo cướp Mị Nương, dâng nước, hô mưa, gọi gió… à dẫn đến kết quả là thành PC nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đoạn 2: Sơn Tinh chống trả Thuỷ Tinh: chống thành, đắp luỹ… suốt mấy tháng trời vẫn vững vàng à Khiến Thuỷ Tinh phải rút quân. 4. Củng cố 5. Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ luyện nói văn tự sự. Ngày soạn: 8/10/2013 Ngày dạy: 11/10/2013 Tiết 31: HDĐT CÂY BÚT THẦN DANH TỪ A. Mục tiêu cần đạt - Giúp HS thực hiện các thao tác đọc, tìm hiểu chú thích, tập kể lại truyện theo bố cục, bước đầu tìm hiểu ý nghĩa của truyện: con người có thể vươn tới khả năng thần kỳ bằng ý chí và lòng say mê học tập. - Giáo dục: ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. - Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện cổ tích, đọc, kể… * Trọng tâm: - Đọc, tìm hiểu chú thích, kể, tìm hiểu văn bản . * Tích hợp: - Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích. - Yếu tố sự việc, nhân vật trong văn tự sự…. B. Chuẩn bị 1/ GV: Soạn bài. 2/ HS: Đọc, trả lời câu hỏi SGK, tập kể. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/ ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Trong truyện cổ tích thường có những kiểu nhân vật nào? 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò - Tìm trong chú thích, những chú thích nào nói về tính cách của Mã Lương: - Truyện kể về nhân vật chính nào? - Theo em Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích - Truyện có những sự việc chính nào? Hãy tìm phần văn bản tương ứng với sự việc đó? - Những sự việc đó sắp xếp theo trình tự như thế nào? - Hãy kể lại tóm tắt văn bản theo trình tự các sự việc - Mã Lương được giới thiệu qua những khía cạnh nào? - Qua lời giới thiệu này em có nhận xét gì hoàn cảnh của Mã Lương? - Mã Lương có được cây bút thần trong hoàn cảnh nào? - Vậy theo em vì sao thần lại chó Mã Lương cây bút vẽ? - Khi có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã làm được điều gì kì diệu? - Tại sao Mã Lương không vẽ cho họ những tài sản sãn có để họ không phải lao động vất vả? - Hãy kể tóm tắt việc Mã Lương trừng trị tên địa chủ. - Mã Lương đã xử sự như thế nào? - Tại sao? - Mã Lương đã tự cứu mình như thế nào? - Rời khỏi làng quê Mã Lương đã làm gì? - Có nhận xét gì về hoạt động của Mã Lương lần này? - Cuộc chiến đấu, chiến thắng này của Mã Lương thể hiện quan niệm gì của nhân dân? - Kết truyện như vậy có gây cho em bất ngờ không? Theo em phải kết thúc như thế nào? Nội dung cần đạt I. Đọc, hiểu chú thích 1/ Đọc 2/ Chú thích 3/ Bố cục: - Từ đầu .. làm lạ: Mã Lương học vẽ. - Tiếp ..cho thùng: Mã Lương vẽ cho người nghèo. - Tiếp .. như bay: Mã Lương trừng trị tên địa chủ. - Còn lại: Mã Lương trừng trị vua quan. II. Đọc, hiểu văn bản 1/ Mã Lương học vẽ - Mã Lương: mồ côi, nghèo khổ, có tài ,ham học. - Em chặt củi, cắt cỏ qua ngày. - Nghèo không có tiền mua bút vẽ. * Học vẽ:- Dốc lòng học vẽ, chăm chỉ. - Vẽ trong lúc kiếm củi, cắt cỏ ven sông, buổi tối => Mã Lương đã trở thành một hoạ sĩ thực thụ, vì bức vẽ của em rất sống động có hồn. 2/ Mã Lương có được cây bút thần - Mã Lương nằm mơ, thần hiện lên và cho em cây bút. - Những người có tài có chí sẽ gặp may mắn, sẽ được giúp đỡ. 2/ Mã Lương vẽ cho người nghèo - Mã Lương chỉ vẽ cho họ dụng cụ lao động. => Mã Lương không vẽ cho họ tài sản có sẵn vì , em tin lao động sẽ làm ra của cải. => Tài năng phải phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân. 3/ Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ - Mã Lương: Vẽ bánh để ăn, thang và ngựa để trốn, cung tên để bắn chết tên địa chủ độc ác. => Thể hiện tài năng không phục vụ cái ác, tài năng giúp nhân dân chống lại cái ác, đòi lại sự công bằng cho xã hội. 4/ Mã Lương vẽ tranh kiếm sống - Vẽ tranh thiếu nét, bầy bán để kiếm sống. => Mã Lương luôn là người yêu lao động, chỉ trân trọng những gì do sức lao động của mình làm ra. 5/ Mã Lương trừng trị tên vua độc ác => Mã Lương hành động quyết liệt, quyết tâm diệt trừ cái ác. => Mong ước tài năng diệt trừ tận gốc cái ác, cái ác sẽ bị trừng trị thích đáng III.Tổng kết - Ghi nhớ: SGK (85) 4/ Củng cố: Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích. 5/ Dặn dò:Ôn lại phần truyện cổ tích. ---------------------------------------------------------------------------- DANH TỪ A. Mục tiêu cần đạt - Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp HS nắm được đặc điểm của danh từ , các nhóm của danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật. - Rèn kỹ năng: Xác định từ loại của từ. * Trọng tâm: Đặc điểm của danh từ; nhóm danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật. * Tích hợp: văn bản, em bé thông minh; kiến thức về danh từ học ở tiểu học. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Soạn bài: 2/ HS: Ôn tập. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm về từ loại danh từ? Ví dụ? 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò - Hãy tìm các danh từ có trong đoan văn? - Những danh từ này biểu thị những gì? - Hãy quan sát cụm danh từ in đậm - cho biết xung quanh danh từ con trâu có những từ nào? Phía trước, phía sau? - Em hãy đặt câu với danh từ đã. Nội dung cần đạt I/ Đặc điểm của danh từ 1.VD: SGK 2.Nhận xét - Các danh từ: con trâu, vua, làng, thúng gạo nếp. -Những danh từ này chỉ người, vật…. - Trước danh từ "con trâu" có từ ba chỉ số lượng. Sau danh từ này có từ "ấy" tạo thành cụm danh từ. - Danh từ thường giữ chức vụ làm chủ ngữ. - Khi làm vị ngữ có từ là đứng trước. 3. Kết luận: SGK (86) 4/ Củng cố: Nhắc lại sơ đồ phân loại danh từ. 5/ HDVN: : về học bài soạn tiếp phần còn lại

File đính kèm:

  • docvan tuan8 nam 20132014.doc
Giáo án liên quan