Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 42: Trả bài kiểm tra văn học

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Nắm được yêu cầu của đề bài

- Nhận biết cách làm bài đúng đặc trưng của thể loại.

- GDHS ý thức sửa lỗi bài viết.

B/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên :chấm bài, tổng hợp lỗi

2.Học sinh : học bài, chuẩn bị bài

C/Các bước lên lớp:

1- Ổn định lớp học

2- Tiến trình trả bài

 

Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv ghi bảng (tiết 28)

Gv nêu đáp án của đề bài (theo đáp án tiết 28)

Hđ2: Gv nhận xét bài làm của hs

+ Về ưu điểm:

- Hs xác định được yêu cầu của đề bài

- Bước đầu làm quen với trắc nghiệm

- Hiểu được các chi tiết kỳ ảo trong truyện Thạch Sanh và trình bày được khá đầy đủ

+ Về khuyết điểm

- Một số hs chưa nêu được ý nghĩa của truyện sự tích Hồ gươm :

- Nhiều bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều :

- Trình bày chưa sạch đẹp

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 42: Trả bài kiểm tra văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10/2013 Ngày dạy : 31/10/2013 Tiết 42: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được yêu cầu của đề bài - Nhận biết cách làm bài đúng đặc trưng của thể loại. - GDHS ý thức sửa lỗi bài viết. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên :chấm bài, tổng hợp lỗi 2.Học sinh : học bài, chuẩn bị bài C/Các bước lên lớp: 1- Ổn định lớp học 2- Tiến trình trả bài Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv ghi bảng (tiết 28) Gv nêu đáp án của đề bài (theo đáp án tiết 28) Hđ2: Gv nhận xét bài làm của hs + Về ưu điểm: - Hs xác định được yêu cầu của đề bài - Bước đầu làm quen với trắc nghiệm - Hiểu được các chi tiết kỳ ảo trong truyện Thạch Sanh và trình bày được khá đầy đủ  + Về khuyết điểm - Một số hs chưa nêu được ý nghĩa của truyện sự tích Hồ gươm : - Nhiều bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều : - Trình bày chưa sạch đẹp  Hđ3: Gv trả bài cho hs và gọi tên ghi điểm vào sổ điểm 3/Dặn dò: Gv yêu cầu hs về nhà thực hiện lại bài kiểm tra. Chuẩn bị tốt bài Luyện nói văn kể chuyện. ==================================================================== Ngày soạn: 29/10/2013 Ngày giảng: 31/10/2013 Tiết 50: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Khái niệm số từ và lượng từ. Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ : + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ. Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ. 2. Kỹ năng: - Nhận diện được số từ và lượng từ.Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị. Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết. B. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: soạn bài 2- Học sinh: chuẩn bị bài C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày danh từ? Cho ví dụ? 3- bài mới Hoạt động của thầy và trò -Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học -Tìm hiểu về đặc điểm của số từ. - Gv gọi hs đọc ví dụ 1a, 1b trong sgk ? Em hãy cho biết các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa về số lượng cho các danh từ: chàng, ván, cơm nếp, nệp bánh chưng, ngà, cựa, hồng mao, một đôi. ? Từ" đôi" trong" một đôi" có phải là số từ không? vì sao? Từ" đôi"(một đôi) không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. ? Vậy em hiểu thế nào là số từ? ? Số từ đứng ở vị trí nào thì gọi là số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự? ? Em hiểu thế nào là số từ? -Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về lượng từ. - Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk. ? Nghĩa của các từ in đậm có gì giống và khác so với số từ? Tất cả đều đứng trước danh từ. số từ chỉ số lượng hoặc số từ chỉ số thứ tự của sự vật. Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. ? Em hiểu thế nào là lượng từ? ? Em hãy xếp các từ in đậm vào mô hình cụm danh từ? -Gv cho hs thực hiện phần luyện tập theo sgk ? Hãy chỉ ra số từ trong bài thơ? ? Các từ in đậm trong bài tập 2 có ý nghĩa như thế nào? - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa từ từng và từ mỗi. Nội dung I/ Số từ 1.Ví dụ: SGK 2.Nhận xét - Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ. - Số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự của sự vật. - Số từ đứng trước danh từ là số từ chỉ số lượng - Số từ đứng sau danh từ là số từ chỉ số thứ tự * ghi nhớ( sgk) II/ Lượng từ: 1.Ví dụ:SGK 2.Nhận xét - Đều đứng trước danh từ. - Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. * Ghi nhớ: SGK/129. Mô hình cụm danh từ P.Trước P.T.T P.sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 các hoàng tử những kẻ thua trận cả mấy vạn tướnglĩnh , qsĩ III/ Luyện tập Bài tập1: - một, hai, ba, năm( canh)"Số từ chỉ số lượng. -(canh) bốn, năm"Số từ chỉ số thứ tự Bài tập 2: trăm(núi), ngàn(khe), muôn(nỗi)"Dùng chỉ số nhiều, rất nhiều. Bài tập 3: - Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể - Khác:+ Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác. + Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. 4/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học 5/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà học bài, Chuẩn bị bài Bài viết số 3. ====================================================== Ngày soạn: 29/10/2013 Ngày dạy : 1/11/2013 Tiết 39,40: BÀI VIẾT SỐ 2 A/ Mục tiêu cần đạt: - Hs kể được câu chuyện đời thường - Biết cách trìng bày một bài văn có đầy đủ ba phần. - Có ý thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - Gdhs ý thức tự giác khi làm bài. B/ Các bước lên lớp: 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 3- Viết bài. I. Đề bài: Kể lại một lần em mắc lỗi. II. Đáp án - Hs có thể tự do chọn một sự việc để kể. Bài viết cần đạt một số yêu cầu sau: 1.Về nội dung - Giới thiệu về sự việc (lỗi gì, với ai, xảy ra vào thời gian nào?) - Diễn biến của sự việc.(Hs phải kể được theo trình tự nhất định) - Hậu quả - Bài học rút ra - Nêu cảm tưởng của bản thân 2.Về hình thức trình bày: * Về hình thức bài làm: Bố cục 3 phần rõ ràng. Liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Lời văn tự nhiên, trong sáng. Dùng từ, đặt câu chính xác; viết đúng chính tả. III.Biểu điểm - Điểm 9,10 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; biết kể một cách sáng tạo, biết lồng cảm xúc của mình vào hoàn cảnh câu chuyện, diễn đạt trôi chảy mạch lạc. - -Điểm 7, 8 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. Có sáng tạo trong cách kể, văn viết trôi chảy, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 5, 6 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt - Điểm 3, 4: Có kể được câu chuyện nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1, 2 : Bài viết quá sơ sài, không đảm bảo nội dung, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Gv thu bài, hs nộp bài. - Gv nhận xét tiết làm bài kiểm tra. 4/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà chuẩn bị bài Luyện nói

File đính kèm:

  • docvan 6 tuan 11 nam 20132014.doc
Giáo án liên quan