I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc đúc kết bài học về sự đoàn kết
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
B.CHUẨN BỊ
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1- Ổn định lớp học
2- Kiểm tra bài cũ:Kể diễn cảm truyện “ Thầy bói xem voi” và cho biết ý nghĩa của truyện?
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4755 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2013
Ngày giảng: 07/11/2013
Tiết 45: HDĐT: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc đúc kết bài học về sự đoàn kết
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
B.CHUẨN BỊ
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1- Ổn định lớp học
2- Kiểm tra bài cũ:Kể diễn cảm truyện “ Thầy bói xem voi” và cho biết ý nghĩa của truyện?
3- Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe.
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung của văn bản.
- GV hướng dẫn hs đọc bài- gv đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp đến hết.
? Em hãy chỉ ra các việc làm của các nhân vật trong truyện? Các nhân vật nhận xét ntn về nhiệm vụ của mình và của lão Miệng?
Em có nhận xét gì về các việc làm đó?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Chân để đi, Tay để làm, Tai để nghe, Mắt để nhìn, Miệng để nhai. Mỗi nhân vật đều có những việc làm khác nhau.
? Vì sao các nhân vật đó lại so bì với lão Miệng?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Vì các nhân vật đó cho rằng họ phải làm việc quanh năm, mà chẳng được ăn uống gì. Còn lão Miệng thì lại được hưởng thụ tất cả.
? Từ những so bì đó dẫn đến hậu quả gì? vì sao?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Từ việc so bì đó tất cả đề bủn rủn, tê liệt khó hoạt động được. Vì các nhân vật đó cũng được hưởng thành quả một cách gián tiếp qua lão Miệng.
? Về sau các nhân vật ở đây đã có suy nghĩ và việc làm ntn?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt, bác Tai cuối cùng đã hiểu được vai trò của lão Miệng là rất cần thiết. chính nhờ lão Miệng mà họ không bị mệt vì bản thân họ cũng được hưởng thành quả gián tiếp qua nhân vật lão Miệng
? Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân nói riêng và mọi người nói chung?
- Hs trả lời, Gv kết luận và ghi bảng:
Hđ3: Gv khái quát lại nội dung bài học và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk.
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
? Thế nào gọi là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học?
- Hs dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
Nội dung.
I .Đọc hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích
II/ Đọc hiểu văn bản
1/ Các nhân vật:
- Chân: đi.
- Tay: làm.
- Tai: nghe.
- Mắt: nhìn.
" Phải làm việc một cách trực tiếp
- Lão Miệng:nhai.
" Được hưởng thụ.
=> Tất cả đều so bì với lão Miệng nên đình công . cuối cùng dẫn đến bủn rủn, tê liệt khó hoạt động được.
2/ Bài học giáo dục
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời cộng đồng.
- Mỗi người hãy sống vì nhau.
- Phải tôn trọng công sức của nhau
* Ghi nhớ: sgk/116.
III/ Luyện tập:
- Ôn lại khái niệm truyện ngụ ngôn.
- Kể các câu chuyện ngụ ngôn đã học
4/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học.
5/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài Kiểm tra tiếng Việt.
===============================================================
Ngày soạn: 4/11/2013
Ngày giảng: 7/11/2013
Tiết 46:KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức đã học của hs từ đầu năm học đến nay.
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tế trong khi làm bài.
- GDHS ý thức tự giác trong khi làm bài.
B/ Trọng tâm kiến thức kỹ năng
kiến thức:từ vựng, từ mượm, nghĩa của từ , cách sử dụng từ ,từ loại( danh từ)
kỹ năng
-biết xác định những đáp án đúng phần trắc nghiệm
-biết vẽ sơ đồ từ loại,tìm và xác định được từ loại đã học
C/ Các bước lên lớp
1- Ổn định lớp học
2- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3- Tiến trình kiểm tra.
Ngày soạn: 4/11/2013
Ngày giảng: 8/11/2013
Tiết 47: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu nội dung theo yêu cầu của đề bài.
- Nhận ra lỗi dùng từ đặt câu trong bài viết.
- Có ý thức sửa lỗi sai trong bài làm.
- Nắm được cách làm bài.
B/ Chuẩn bi:
1.Giáo viên: chấm bài
2.Học sinh: chuẩn bị bài
C/ Các bước lên lớp
1- Ổn định lớp học
2- Kiểm tra: không
3- Tiến trình trả bài kiểm tra
-Gv cho hs nhắc lại đề bài
-Gv nêu đáp án( tiết 39,40)
-Gv nhận xét bài làm kiểm tra của hs
+ Về ưu điểm:
- Hs xác định được yêu cầu của đề bài
- Các bài viết đã có bố cục rõ ràng
- Kể được theo trình tự thời gian" không gian" nguyên nhân" diễn biến"kết quả.
- Đa số các câu chuyện kể đều có ý nghĩa, bài học thực tế.
- Một số bài viết có sáng tạo: Thảo 6B
+ Về khuyết điểm:
- Hs viết sai lỗi chính tả
- Một số câu dùng từ thiếu chính xác.
- Sử dụng dấu ngắt câu chưa phù hợp.
-Gv phát bài cho hs và ghi điểm.
4/ Củng cố: Gv nhắc lại phương pháp viết bài văn tự sự
5/ Dặn dò: Chuẩn bị bài LT xây dựng bài tự sự: kể chuyện đời thường.
Ngày soạn: 4/11/2013
Ngày giảng: 8/11/2013
Tiết 48: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhân vật và sự việc được kể trong chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài , ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
2. Kỹ năng:
- Làm bài văn kể chuyện đời thường.
3. Chuẩn bị:
1- GV: bài giảng
2-HS: dàn bài kể về ông,bà của em
C - CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1- Ổn định lớp học
2- Kiểm tra bài cũ:Kểm tra sự chuẩn bị của hs
3- Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
-Gv hướng dẫn hs làm quen với các đề trong sgk.
- Gv gọi hs đọc các đề bài trong sgk
? Các đề có phạm vi yêu cầu như thế nào?
- Hs trả lời, G định hướng kết luận:
Đề kể chuyện đời thường về người thật, việc thật.
- Gv lưu ý hs về các phần mở bài, thân bài và kết bài.
+ Về thân bài, có thể nêu câu hỏi: ? Ý thích của ông em và ông yêu các cháu đã đủ chưa? Em nào có đề xuất gì khác? Nhắc đến một người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy co thích hợp không? Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không?
? Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông?
? Những chi tiết và việc làm ấy có vẽ ra được một người già có tính khí riêng hay không? Vì sao em nhận ra là người già?Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý?
Kể chuyện về một nhân vật là kể được đặc điểm nhân vât, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa .
Nội dung
I/ Đề bài (sgk)
-> yêu cầu : Kể về người thật, việc thật; chuyện xảy ra trong đời sống hàng ngày.
II/ Lập dàn bài
Gv cho hs tham khảo đề sgk: Kể về ông bà của em.
MB: giới thiệu chung về ông em
TB:
ý thích của ông em
+ ông thích trồng cây xương rồng
+ cháu thắc mắc ông giải thích
ông yêu các cháu
+ chăm sóc việc học
+ kể chuyện cho các cháu
+ chăm sóc sự bình yên cho gia đình
3. KB: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông
4/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học.
5 / Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị Treo biển- lợn cưới áo mới. 3
File đính kèm:
- van 6 tuan 12 nam 20132014.doc