Giáo án Ngữ văn 6 tiết 66 - Tiếng việt: ôn tập tiếng việt

TIẾNG VIỆT ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS nhớ lại nội dung các bài đã học từ đầu năm đến nay

- Tích hợp với phần văn bản ở bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ở kỹ năng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo

- Rèn luyện kỹ năng tái hiện các kiến thức đã học một cách có hệ thống.

 - Giáo dục tình cảm yêu mến từ loại tiếng Việt

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ ghi các ví dụ

- HS: chuẩn bị nội dung bài học

C. LÊN LỚP:

 1.On định tổ chức

2. Bài cũ: Thế nào là cụm động từ, cho ví dụ?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3964 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 66 - Tiếng việt: ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17 Ngày soạn: 26/12/07 Tiết: 66 Ngày dạy: 29/12/07 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS nhớ lại nội dung các bài đã học từ đầu năm đến nay - Tích hợp với phần văn bản ở bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ở kỹ năng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo - Rèn luyện kỹ năng tái hiện các kiến thức đã học một cách có hệ thống. - Giáo dục tình cảm yêu mến từ loại tiếng Việt B.CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ ghi các ví dụ - HS: chuẩn bị nội dung bài học C. LÊN LỚP: 1.On định tổ chức 2. Bài cũ: Thế nào là cụm động từ, cho ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của gaiáo viên, học sinh - Thế nào là từ đơn, từ phức từ ghép, từ láy? Cho ví dụ? - Thế nào là nghĩa của từ? Cho ví dụ? - Thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển? Cho ví dụ? - Thế nào là từ thuần việt, từ mượn?ưu điểm và nhược điểm của việc mượn từ? - Nêu một số lỗi thường gặp khi sử dụng từ? - Từ loại tiếng Việt gồm những loại nào? - Danh từ là từ như thế nào? Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là gì? - Danh từ được chia ra thành những nhóm như thế nào? - Cách viết hoa danh từ riêng như thế nào? - Cụm danh từ được cấu tạo như thế nào? Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ sau: - Tất cả những hàng cây xanh tốt này - Những ngôi làng ấy - Những thành tích khả dĩ này - Chỉ từ là từ như thế nào? - Động từ là từ loại như thá nào? Chức vụ của động từ chủ yếu trong câu là gì? Khả năng kết hợp của động từ như thế nào? - Cụm động từ là gì? Cấu tạo như thế nào? - Tính từ có đặc điểm gì? Cụm tính từ cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ? Phân tích? Nội dung bài học 1.Từ và cấu tạo từ tiếng Việt: - Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu - Phân loại: theo tiêu chí cấu tạo. - Từ đơn: 1 tiếng - ví dụ: nước; nhà; bàn; ghế; ăn… - Từ phức: gồm hai tiếng trở lên. - Ví dụ: nhà cửa, áo quần, sách vở…sạch sẽ - Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau ; - Ví dụ: nhà cửa, áo quần, sách vở - Từ láy: được tạo ra từ những tiếng có quan hệ láy âm. sạch sẽ, xinh xinh.. 2. Nghĩa của từ: - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hạt động, quan hệ,…)mà từ biểu thị - Ví dụ: từ ăn: hoạt động đưa thức ăn vào miệng. - Từ có nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở từ nghĩa gốc. 3.Phân lại từ theo nguồn gốc: - Từ thuần việt: những từ do nhân dân ta sáng tạo ra - Từ mượn: mượn của các ngôn ngữ khác, từ gốc Hán, gốc khác, từ Hán Việt 4. lỗi dùng từ thường gặp: - Lặp từ - Lẫn lộn từ gần âm; - Dùng từ không đúng nghĩa 5. Từ lọai và cụm từ trong tiếng Việt: - Danh từ: từ chỉ người , chỉ vật, hiện tượng khái niệm,… - Danh từ có thể kết hợp được với: này, ấy, đó… ở phía trước và sau nó để được cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu là làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là đứng trước. - Danh từ gồm hai nhóm lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật SGK trang 87) - Danh từ chung và danh từ riêng Cách viết hoa danh từ riêng( sgk- trang 109) - Cụm danh từ: loại tổ hợp do danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc khác tạo thành - Số từ: từ chỉ số lượng và thứ tự, cần phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào người hay sự vật nhằm xá định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.; nó thường dùng làm phụ ngữ trong cụm danh từ : kia, ấy, nọ… - Động từ: là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật - Động từ có thể kết hợp được với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng để tạo thành cụm động từ. - Chức vụ điển hình trong câu làm vị ngữ - Cụm động từ: loại tổ hợp do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc khác tạo thành( sgk trang 148) - Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành đông, trạng thái. - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu - Cụm tính từ : tổ hợp do tính từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (sgk trang 154) 4. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên chốt lại 5 nội dung vừa ôn tập. - Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị kiểm tra --------------------------------------@----------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 17 TIET 66.doc