A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức: Giúp học sinh:
Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản này.
* Kĩ năng:Nhận diện trước những đoạn văn, bài văn miêu tả.
* Tình cảm, thái độ: Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Soạn bài+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết tình huống.
- Học sinh: + Soạn bài+ Bảng phụ để hoạt động nhóm.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
* Ổn định tổ chức.Ktss.
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* các hoạt động dạy học.
HĐ1. Giới thiệu bài.
- ở Tiểu học các em đã được học về văn miêu tả. Các em đã viết 1 bài văn miêu tả: tả người, vật, phong cảnh thiên nhiên.Vậy em nào có thể nhớ và trình bày thế nào là văn miêu tả?
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả (năm 2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15.1.2009.
Tiết 76
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
A. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: Giúp học sinh:
Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản này.
* Kĩ năng:Nhận diện trước những đoạn văn, bài văn miêu tả.
* Tình cảm, thái độ: Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Soạn bài+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết tình huống.
- Học sinh: + Soạn bài+ Bảng phụ để hoạt động nhóm.
C. Các bước lên lớp:
* ổn định tổ chức.Ktss.
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* các hoạt động dạy học.
HĐ1. Giới thiệu bài.
- ở Tiểu học các em đã được học về văn miêu tả. Các em đã viết 1 bài văn miêu tả: tả người, vật, phong cảnh thiên nhiên...Vậy em nào có thể nhớ và trình bày thế nào là văn miêu tả?
HĐ2. Bài mới. I. Thế nào là văn miêu tả.
* GV treo bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc 3 tình huống
? Trong 3 tình huống này, tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao?
? Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt?
? Qua đoạn văn trên em thấy DM có đặc điểm gì nổi bật? Những chi tiết hình ảnh nào cho thấy điều đó?
? Dế Choắt có đặc điểm gì khác DM, tìm chi tiết hình ảnh đó?
? Em hãy rút ra những điều ghi nhớ về văn miêu tả?
GV: Nhấn mạnh như những điều ghi nhớ.
* GV: Văn miêu tả rất cần thiết trong đời sống con người và không thể thiếu trong tác phẩm văn chương.
? Em hãy tìm một số tình huống khác cũng sử dụng văn miêu tả?
1. Tìm hiểu VD:
* Cả 3 tình huống đều sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp:
- Tình huống 1: tả con đường và ngôi nhà để người khác nhận ra, không bị lạc.
- Tình huống 2: tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẫn, mất thời gian.
- Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ để người ta hình dung người lực sĩ như thế nào.
ị Rõ ràng, việc sử dụng văn miêu tả ở đây là hết sức cần thiết
* Hai đoạn văn tả DM và DC rất sinh động:
- Đoạn tả DM: "Bởi tôi ăn uống điều độ...đưa cả hai chân lên vuốt râu..."
- Đoạn tả DC: "Cái anh chàng DC...nhiều ngách như hang tôi..."
* Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung đặc điểm của hai chàng Dế rất dễ dàng.
* Những chi tiết và hình ảnh:
- DM: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu... những động tác ra oai khoe sức khoẻ.
-DC: Dáng người gầy gò, dài lêu nghêu...những so sánh, gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê...những động tính từ chỉ sự yếu đuối.
2. Ghi nhớ: SGK - tr16
- Các tình huống:
+ Em mất cái cặp và nhờ các chú công an tìm hộ
+ Bạn không phân biệt được con cua đực và cua cái.
Hoạt động 3: ii. Luyện tập:
- GV: Gọi HS đọc bài tập
- Gọi hs làm bài tập
* GV: Gọi HS đọc bài tập a
- Sau khi HS trình bày ý kiến, GV kết luận những điều cần lưu ý khi viết 2 đoạn văn
Bài 1:
Đoạn 1: Chân dung DM được nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung: càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt...
- Đoạn2: Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích...
- Đoạn 3: Cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn..
Bài 2:
a. Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em, ta cần phải nêu: Sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất, vườn, gió mưa, không khí, con người...
* Củng cố.
Đọc đoạn văn Lá rụng của Khái Hưng: Cảnh lá rụng mùa đông được tác giả miêu tả kĩ lưỡng như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nổi bật? Cảm nhận của em về đoạn văn ấy?
* Hướng dẫn học tập:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: Sông nước Cà Mau để giờ sau học./.
File đính kèm:
- tiet 76.doc