Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 93 đến tiết 100

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Giúp học sinh đọc, cảm thụ bước đầu về tác phẩm, phân tích tâm trạng của anh đội viên về Bác và qua đó thấy được tình cảm chung của dân đối với Bác.

2. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích tác phẩm trữ tình

3. Nhớ và tạo dựng được lòng kính yêu đối với vị cha già, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ.

 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những biểu hiện của thầy giáo Hamen cuối buổi học. Lời nói của thầy cuối buổi học có ý nghĩa gì ?

3. Bài mới.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 93 đến tiết 100, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/2008 Ngày dạy: 02/2008 Tiết 93 Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ - I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh đọc, cảm thụ bước đầu về tác phẩm, phân tích tâm trạng của anh đội viên về Bác và qua đó thấy được tình cảm chung của dân đối với Bác. 2. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích tác phẩm trữ tình 3. Nhớ và tạo dựng được lòng kính yêu đối với vị cha già, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những biểu hiện của thầy giáo Hamen cuối buổi học. Lời nói của thầy cuối buổi học có ý nghĩa gì ? 3. Bài mới. Đọc chậm, tình cảm. ? Bài thơ kể lại chuyện gì ? hãy tóm tắt lại câu chuyện đó ? ? Câu chuyện sảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm ? Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. ? Tình cảm của anh như thế nào khi nhìn thấy hành động của Bác? ? Hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong hai lần đó? ? Anh cảm nhận được điều gì? ? Trong sự xúc động cao độ, tình cảm của anh với Bác như thế nào? ? Lần thừ ba thì tình cảm của anh nh thế nào khi nhìn thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh tại sao anh đội viên lại "Lòng vui sướng…anh thức luôn cùng Bác"? ? Qua tâm trạng của anh chiến sỹ, em thấy được tình cảm của nhân dân ta với Bác như thế nào? Học sinh nghe Học sinh suy nghĩ trả lời Học sinh suy nghĩ trả lời Học sinh suy nghĩ trả lời Học sinh suy nghĩ trả lời I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm. (SGK tr. 66) 2. Đại ý: Bài thơ kể chuyện về một đêm khuya trời mưa lanh trong túp lều xơ xác nơi tạm trú của bộ đội, anh đội viên thấy Bác không ngủ vì lo chiến dịch và anh thức luôn cùng Bác. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Tâm trạng của anh đội viên với Bác. * Lần đầu tiên thấy Bác không ngủ: - Thấy Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ, anh ngạc nhiên, xúc động - Anh băn khoăn lo lắng chăm chú ngắm nhìn, theo dõi những cử chỉ hành động của Bác. - Anh mơ màng mang theo Bác. Hình ảnh đẹp đẽ ấm áp, ảnh cảm nhận được sự lớn lao vĩ đại nhưng lại gần gũi sưởi ấm lòng anh. - Anh "Thổn thức cả nỗi lòng và hỏi “Bác có lạnh lắm không" à không yên lòng vì lo cho sức khoẻ của Bác. * Lần thứ ba thức dậy anh vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. - Anh thấy sự hoảng hốt và không còn thì thầm nữa mà "vội vàng nằng nặc" "mời Bác ngủ Bác ơi" à Qua tâm trạng diễn biến của anh đội viên, bài thơ đã thể hiện chân thực tình cảm của anh đội viên cũng chính là tình cảm của nhân dân với Bác. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, niềm hạnh phúc khi được sự chăm sóc và yêu thương của vị lãnh tụ vĩ đại mà giản dị. * Hướng dẫn học bài ở nhà - Tiếp tục soạn bài, tập chung tìm hiểu các chi tiết về hình ảnh của Bác. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy. …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... Ngày soạn: 22/02/2008 Ngày dạy: 02/2008 Tiết 94 Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ - I. mục tiêu bài học 1. Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sỹ và đồng bào. Thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sỹ đối với Bác Hồ. 2.Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Tả, kể và biểu hiện cảm xúc, tâm trạng thể thơ năm chữ phù hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. 3.Tích hợp với Tiếng Việt bài Nhân hoá, ẩn dụ. Với tập làm văn ở bài Luyện nói. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, phân tích tâm trạng của anh đội viên trong bài thơ ? 3. Bài mới. ? Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên được miêu tả ở nhiều phương diện ? Hình dáng tư thế như thế nào? ? Chi tiết nào trong hành động của Bác làm em chú ý nhất? ? Vì sao? ? Bác đã làm gì trong đêm không ngủ? Qua các chi tiết miêu tả ở trên, hình ảnh Bác hiện lên như thế nào? Giáo viên sơ kết "Bác ơi tim Bác mênh mông thế. ôm cả non sông , mọi kiếp người" ? Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết, nhà thơ lại viết :"Đêm nay Bác.." ? Thể thơ? Giáo viên giảng thêm trong sách giáo viên trang 78 Rút ra tổng kết - ghi nhớ (67) II. (tiếp) 2 Hình tượng Bác Hồ *Hình dáng tư thế: - Lần 1:Bác ngồi"lặng yên." trầm ngâm "đang nghĩ ngợi và chăm chú điều gì.. - Lần thứ ba thì Bác ngồi "đinh ninh" chòm râu im phăng phắc" *Cử chỉ và hành động Bác"Đốt lửa, nhón chân, dém chăn": Động tác nhẹ nhàng, cẩn thận, tỉ mỉ biểu hiện tình thơng và quan tâm sâu sắc của Bác giống như cử chỉ của một người mẹ nâng niu giấc ngủ của con "Từng người từng người" *Lời nói: "Bác thương đoàn dân công …Mong trời sáng mau mau. ->thể hiện sự lo lắng với tất cả bộ đội và dân công => Bác thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Bài thơ thể hiện một cách cảm động, tự nhiên mà sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm lo ân cần chu đáo của Bác với chiến sỹ, đồng bào: 3. ý nghĩa khổ thơ cuối …"Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình… Bác là Hồ Chí Minh" àCái đêm không ngủ trong bài chỉ là một trong muôn vàn đêm Bác không ngủ để lo cho dân, cho nước. Đó là "thường tình" trong cuộc đời Bác vì Bác là Hồ Chí Minh - Người cha già - vĩ lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. 4. Thể thơ và ngôn ngữ. - Thể thơ: 5 tiếng - Thơ Tự sự trữ tình thích hợp với việc kể chuyện thể hiện tâm tình, tâm sự. - Ngôn ngữ: nhiều từ láy làm tăng giá trị miêu tả tạo hình IV/- Tổng kết: ND: NT: Dựa vào ghi nhớ trang 67 để Tổng kết * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học thuộc bài thơ. Làm BT trong vở BT ngữ văn. - Chuẩn bị bài sau. ẩn dụ trang 68 Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy. …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... Ngày soạn: 22/02/2008 Ngày dạy: 02/2008 Tiết 95 ẩn dụ I. mục tiêu bài học. 1.Giúp học sinh nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt. 2.Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số ẩn dụ. Biết sử dụng ẩn dụ trong khi nói và viết. 3.Tích hợp với phần văn ở bài Buổi học cuối cùng, đêm nay Bác không ngủ và với tập làm văn ở bài Luyện nói về văn miêu tả và phương pháp tả người. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nhân hoá? Có mấy kiểu nhân hoá? mỗi loại cho một ví dụ trong câu? chữa bài tập số 5 (59) 3. Bài mới ? cụm từ Người cha được dùng để chỉ ai ? ? Vì sao có thể ví như vậy? Bác và người cha giống nhau ở những điểm nào ? ? Em có nhận xét gì ví dụ trên với phép so sánh ? ? Một vế đã được lược bỏ đi, ẩn đi. Vậy em hiểu thế nào là ẩn dụ ? ? Tìm phép ẩn dụ trong các ví dụ ? Gv: Hướng dẫn, gợi mở cho học sinh tìm hiểu từng chi tiết trong sự so sánh để rút ra các kiểu so sánh. ? Em hãy rút ra nhận xét có những kiểu ẩn dụ cơ bản nào ? Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ (68) Học sinh suy nghĩ trả lời Thảo luận và trả lời Học sinh nghe giáo viên định hướng và suy nghĩ trả lời Học sinh nêu nhận xét I. ẩn dụ là gì ? 1. Bài tập - Người cha mái tóc bạc => Người cha -> Bác Hồ (Bác và người cha có những phẩm chất giống nhau như tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc con …) 2. Nhận xét So với phép so sánh: + Giống: cùng đem các sự vật hiện tượng để so sánh dựa trên hững nét tương đồng + Khác: - Phép so sánh: Có đầy đủ hai vế A và B, có từ so sánh. - Chỉ có một vế còn một vế được ẩn đi(so sánh ngầm) * Ghi nhớ tr. 68. II. Các kiểu ẩn dụ 1. Bài tập a) Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng - Thắp: Chỉ sự nở hoa -> Cách thức thực hiện - Lửa hồng: Chỉ màu đỏ của hoa -> hình thức tương đồng b) Vui như thấy cái nắng giòn tan - Thấy: Nhìn - Giòn tan: Cảm giác => Sự chuyển đổi cảm giác. c) Người cha - Bác Hồ: sự tương đồng về phẩm chất, hình thức. 2. Nhận xét. - ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức - ẩn dụ dựa trến sự tương đồng về phẩm chất - ẩn dụ dựa trên sự chuyển đổi về cảm giác. * Ghi nhớ SGK tr. 69 III. Luyện tập Bài tập 1 trang 69: - Cách 1 : Bình thường - Cách 2: so sánh hai phép tu từ này tạo cho câu có tính hình tượng, biểu cảm hơn - Cách 3: ẩn dụ -à so với cách nói bình thường. ẩn dụ có tính hàm súc cao hơn Bài tập 2 trang 70: Tìm ẩn dụ. Nêu những nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. a) ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - ăn quả: -> có nét tương đồng về cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động - Kẻ trồng cây -> Có nét tương đồng với phảm chất người lao động, người tạo ra thành quả lao động b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng - Đen: Tương đồng về phẩm chất của cái xấu - Sáng: tương đồng với cái tốt, cái tiến bộ c) Thuyền về có nhớ bến chăng - Thuyền: Chỉ người đi xa - Bến: Chỉ người ở lại (ẩn dụ phẩm chất) d) Mặt trời trong lăng. - Mặt trời: Chỉ Bác Hồ (có nét tương đồng về phẩm chất) Bài tập 3 trang 70: Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. a….thấy mùi quýt chín chảy qua mặt (thấy: khứu giác-à chảy: thị giác) b….ánh nắng chảy đầy vai (xúc giác -à thị giác) c…..tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (xúc giác ----thính giác) d…ướt tiếng cười của bố (xúc giác , thị giác -à thính giác) * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học kỹ bài - Chuẩn bị bài sau: luyện nói về văn miêu tả trang 71 Ngày soạn: 22/02/2008 Ngày dạy: 02/2008 Tiết 96 Luyện nói về văn miêu tả I. mục tiêu bài học 1. Giúp học sinh nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. 2.Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý. 3.Tích hợp với phần văn ở văn bản Đêm nay Bác không ngủ với phần tiếng Việt ở khái niệm so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Khi tả người, cần chú ý những điều gì? (theo ghi nhớ 61). Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần, nêu rõ từng phần? 3. Bài mới. Nêu yêu cầu giờ học: tập trình bày miệng ở nhóm. Sau đó trình bày trước lớp. Chia lớp thành 4 nhóm làm bài tập. ? Không khí buổi học ? ? Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? Gợi ý: ? Dáng người thầy? nét mặt, quần áo thầy mặc lên lớp? ? Cách ứng xử đặc biệt của thầy khi Phrăng đến muộn ? Thầy là người như thế nào? cảm xúc của bản thân về thầy? Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp ? Lập dàn ý cho đề văn Gợi ý: ? Đi cùng ai? Tâm trạng? ? Cảnh nhà thầy sau nhiều năm gặp lại? thầy đón trò như thế nào ? ? Cụ thể dáng thầy sau nhiều năm? ? Cử chỉ , hành động nào của thầy làm em nhớ mãi ? ? Phút chia tay như thế nào? Học sinh phân nhóm thảo luận sau đó cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét cho nhau. Học sinh phân nhóm thảo luận sau đó cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét cho nhau. Học sinh thảo luận trong tổ, cử đại diện lên trình bày 1. Bài tập 1 tr. 71:Tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong "Buổi học cuối cùng" + Giới thiệu quang cảnh lớp học. + Quang cảnh chung: - Không khí buổi học…phăng phắc - Mọi ngời chăm chú lắng nghe như nuốt từng lời. - Tiếng sột soạt trên giấy - Hình ảnh chim bồ câu gáy trên mái trường cảm nghĩ, luyến tiếc. 2. Bài tập 2 tr. 71: Tả lại bằng miệng hình ảnh thầy Hamen trong buổi học cuối cùng - Giới thiệu thầy Hamen trong buổi học. - Thầy là người say sưa gắn bó với trường, yêu học sinh. - Tả thầy trong buổi học: + Ngoại hình: mặc bộ trang phục.. + Hành động, cử chỉ, lời nói: chăm chút tận tình, ôn tồn, dịu dàng, nét mặt nghiêm trang. … 3. Bài tập 3 trang 71: Lập dàn bài a. Mở bài: Giới thiệu lí do đến thăm thầy giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 (thời gian địa điểm) b. Thân bài: Tả theo trình tự - Khái quát: tên tuổi, dáng người, hình ảnh gặp ban đầu. - Tả cụ thể: +Mái tóc + Khuôn mặt, nước da + ánh mắt, hàm răng. - Cử chỉ, hành động, tận tuỵ cần mẫn. c. kết bài: Cảm nghĩ của em * Hướng dẫn làm bài tập ở nhà: - Lập dàn bài nói về ngày sinh nhật của em năm trước. Tập nói ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Học kĩ bài theo sự hướng dẫn ôn tập để tiết sau kiểm tra văn (45') Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy. …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………...... Ngày soạn: 03/3/2008 Ngày dạy: /3/2008 Tiết 97 Kiểm tra văn I. mục tiêu bài học. 1. Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh về kiến thức văn học từ đầu học kì II. 2. Rèn kĩ năng sử lí các bài tập theo hai hình thức trắc nghiệm và tự luận. 3. Giáo dục ý thức học tập, ôn luyện, thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới (giao đề đến tận tay học sinh) A. Trắc nghiệm khách quan. Câu1: Xem lại đoạn trích: bài học đường đời đầu tiên - trích tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí và khoanh tròn vào đáp án đúng. a) Qua đoạn trích, em thấy nhân vật Dế èn không có nét tính cách nào ? `A. Tự tin, dũng cảm. B. Tự phụ, kiêu căng. C. Khệnh khạng, xem thường mọi người. D. Hung hăng, xốc nổi. b) Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nào ? A. Chị Cốc. B. Người kể chuyện. C. Dế Mèn. D. Dế Choắt. c) Chi tiết nào cho thấy Dế Mèn là kẻ khinh thường bạn ? A. Đặt tên cho bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối. B. Không giúp Dế Choắt đào hang. C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chọ Cốc mổ. D. Rủ Dế Choắt trêu chị Cốc. d) Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói lại với Dế Mèn trước khi nhắm mắt là gì ? A. ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân. B. ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không rồi sớm muộn cũng mang vạ vào mình. C. ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồicũng mang vạ vào mình. D. ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không rồi sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Câu2: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào sau những nhận định - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khi đất nước đã hoà bình. - Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt tự sự. - Nhận vật trung tâm trong bài thơ là anh đội viên và Bác Hồ - Hình ảnh Bác trong bài thơ được miêu tả qua nét mặt, dáng hình. Câu3: Truyện Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê. Hãy điền những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm miêu tả thầy giáo Ha-Men trong tác phẩm theo các phương diện sau: A. Trang phục: ……………………………………………………...................... B. Thái độ với học sinh: ………………………………………………………… C. Lời nói về việc học tiếng Pháp: ……………………………………………… D. Hành động khi buổi học kết thúc: …………………………………………… Câu4: nối các nhận định sau sao cho phù hợp với từng tác phẩm a. Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. b. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả. c.Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. d. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khắc gì nắm được chìa khoá chốn lao tù 1. Bài học đường đời đầu tiên. 2. Bức tranh của em gái tôi. 3. Sông nước Cà Mau. 4. Buổi học cuối cùng. B. Tự luận. Tìm những từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc. C. Đáp án. * Phần trắc nghiệm: Câu1: Câu a b C d Đáp án A C A C Câu 2: a- S; b- Đ; c- Đ; d-S Câu3: Học sinh tìm một số nét biểu hiện theo tác phẩm đã học Câu4: a-Bài học đường đời đầu tiên; b- Sông nước Cà Mau; c- Bước trang của em gái tôi; d- Buổi học cuối cùng. * Phần tự luận: - học sinh tìm được những từ láy trong tác phẩm cho 2 điểm: Trầm ngâm; lâm thâm; xơ xác; nhẹ nhàng; mơ màng ….. - Chỉ ra cái hay của một số từ láy: học sinh nói được giá trị biểu đạt của từ láy đó + Lâm thâm: Là một hiện tượng mưa nhỏ hạt, mau, kéo dài. Thời tiết vùng Tây Bắc lại lạnh giá. Sử dụng từ lâm thâm sẽ giúp người đọc hình dung được tiết trời trong hoàn cảnh của bài thơ và từ đó càng thấy rõ hơn sự lo lắng trăn trở của Bác khi thức để nghĩ cho dân, cho nước. D. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra Ngày soạn: 03/3/2008 Ngày dạy: /3/2008 Tiết 98 Trả bài kiểm tra 1 tiết I. mục tiêu bài học. 1. Lấy điểm kiểm tra 1 tiết vào sổ cái và sổ điểm cá nhân. Đánh giá những ưu nhược điểm của bài viết đầu tiên về văn miêu tả từ đó có những định hướng cụ thể cho những bài viết sau. 2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn trong văn miêu tả, nhận biết và rút ra những lỗi cơ bản khi viết văn miêu tả. 3. Có ý thức nghiêm túc trong việc rèn luyện tay viết. II. chuẩn bị. - Bài kiểm tra của học sinh, giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ điểm chính. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm về văn miêu tả, một bài văn miêu tả khi viết ra phải có mấy phần ? 3. Bài mới: A. Đề bài: Em hãy tả một cây đào trong dịp xuân về B. Đáp án: 1. Về hình thức: (4 điểm) - Bài viết phải đúng văn miêu tả, có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch sẽ, hợp lí, không mắc quá 5 lỗi chính tả. đúng nội dung và yêu cầu của đề bài. 2. Về nội dung.(6 điểm) - Tuỳ cách hành văn của học sinh, không gò ép nhưng bài viết phải giúp người đọc hình dung được cây đào vào dịp xuân về. - Có thể miêu tả khái quát rồi tập trung miêu tả vào một điểm nhấn nào đó mà người viết bắt gặp cảm xúc. - Ngoài việc miêu tả được cây đào vào dịp xuân về, người viết cần pải biết lồng vào đó cảm xúc của mình, có thể khá hơn nữa thì phải thể hiện được ý đồ của mình là khi miêu tả mình muốn làm bất lên cái gì (ví dụ như sức sống của dân tộc, sự xum họp đoàn kết trong gia đình ….) C. Biểu điểm: Căn cứ vào đáp án và cho điểm. D. Nhận xét và trả bài 1. ưu điểm. - Đã bước đầu biết viết văn miêu tả, có sử dụng kĩ năng miêu tả, một số biện pháp tu từ như so sánh trong khi viết. 2. Nhược điểm + Phần lớn các bài viết đều sơ sài, chưa có ý thức khai thác sâu bài viết. Đánh giá: Chưa thực sự đầu tư cho bài viết của mình. Phần lớn các bài viết chỉ viết cho xong, không đầu tư nhiều thời gian, không chịu quan sát, không có ý thức viết một bài văn hoàn chỉnh. + Nhiều bài viết không có bốcục 3 phần rõ ràng. Đánh giá: Do nhận thức kém. ở văn tự sự đã biết viết bài viết có bố cục 3 phần nhưng đến văn tả cảnh lại không làm. (Uyên, Dung, Trần Tài, Hà Vương …) + Cách hành văn nhiều bạn viết như nói. Chỉ đơn thuần tả khái quát vài câu sau đó kết bài. (Đỗ Huy, Đinh Dũng, Thiệu ….) + Một số em còn chưa có kĩ năng viết. Viết kém, viết chậm, chưa biết viết. (Hải, Trần Huy, Mạnh, Tuyến ….). E. Gọi điểm - nhắc nhở - gọi điểm, lấy điểm vào sổ cá nhân và sổ lớp. - Nhắc nhở về ý thức làm bài, những lỗi khi mắc phải để bài sau khắc phục. - Soạn bài Lượm - Tố Hữu. Ngày soạn: 03/3/2008 Ngày dạy: /3/2008 Tiết 99 - Tố Hữu - Lửụùm I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, tươi vui, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật. Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong thơ có yếu tố tự sự. 2. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự. 3. Biết yêu những hình ảnh đẹp của những anh hùng tuổi thiếu niên của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Pháp. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. (1p) 2. Kiểm tra bài cũ(5p) Đọc thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. 3. Bài mới. (38p) ? Em hãy nêu vài nét về tác và tác phẩm. Gv: hướng dẫn học sinh đọc bài. Giọng vui tươi hồn nhiên khi nói về hình ảnh của Lượm; giọng buồn cảm thán khi nói về sự hi sinh của Lượm. Chú ý cách ngắt nhịp. ? Đoạn đầu, nhà thơ tập trung miêu tả hình ảnh của Lượm ở những mặt nào ? ? Hãy tìm các chi tiết mà nhà thơ đã miêu tả về Lượm. Những chi tiết đó nói lên điều gì ? ? Nhìn lại toàn bộ đoạn thơ, em thấy những nét gì nổi bật ? ? Qua đoạn thơ, em thấy hình ảnh của Lượm hiện lên như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về cấu tạo khổ thơ thứ 7 ? ? Sự hi sinh của Lượm được tác giả miêu tả như thế nào ? ? Thái độ, hành động của Lượm như thế nào khi đi làm nhiệm vụ ? ? Tại sao tác giả lại thốt lên:Thôi rồi, Lượm ơi ! * Thảo luận: Em có suy nghĩ gì về khổ thơ tiếp theo: Cháu nằm trên lúa, tay nắm chặt bông - lúa thơm mùi sữa - Hồn bay giữa đồng ? ? Em thấy hai khổ thơ cuối có gì đặc biệt ? Nhà thơ muốn nói điều gì ? H tìm hiểu qua SGK 2 H đọc bài. nhận xét cách đọc của bạn. H đọc 5 khổ thơ đầu tiên H khai thác các chi tiết có trong đoạn trích. H nhận xét, tổng hợp Phân tích và phát biểu Phân tích qua các chi tiết hình ảnh 5 phút TL sau đó từng nhóm trình bày và nhận xét cho nhau Suy nghĩ và trả lời I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. (SGK tr.75) 2. Tác phẩm - Xuất sứ: - Bố cục: Đ1 -> cháu đi xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuọc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu. Đ2: -> Hồn bay giữa đồng: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc và sự hi sinh của Lượm. Đ3: -> Hình ảnh Lượm sống mãi. II. Tìm hiểu chi tiết. 1. Hình ảnh của Lượm trong đoạn thơ đầu. - Trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch: là trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời chống Pháp. => Lượm cũng là một chiến sĩ. - Dáng diệu: Loắt choắt, nghênh nghênh: Nhỏ bé và tinh nghịch. - Cử chỉ: Như con chim chích (nhanh nhẹn) huýt sáo, cười híp mí(yêu đời). - Lời nói: cháu đi liên lạc, vui lắm chú à:=> rất tự nhiên, chân thật. => Nhịp thơ nhanh, sử dụng nhiều từ láy thể hiện hình ảnh một em bé Lượm hồn nhiên, tươi vui, nhí nhảnh, yêu đời. 2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng. - Khổ thơ 7: Ra thế .. Lượm ơi!: Câu thơ bị ngắt làm đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào. diễn tả sự đau sót đột ngột. - Sự hi sinh của Lượm: + Thái độ, hành động: bình tĩnh, nhanh nhẹn, quyết hoàn thành nhiệm vụ. Vụt qua mặt trận …….sợ chi hiểm nghèo + Một lời thốt lên đau đớn Thôi rồi, Lượm ơi ! => Lượm đã hi sinh anh dũng + Cháu nằm trên lúa - Tay nắm chặt bông - lúa thơm mùi sữa - hồn bay giữa đồng. => Lượm đã hi sinh. Nhưng đó là một sự hi sinh cao cả của một thiên thần bé nhỏ. Em ngã xuống giữa cách đồng lúa quê hương và linh hồn em hoá thân vào với thiên nhiên, đất nước. 3. Hình ảnh Lượm sống mãi. - 2 khổ thơ cuối lặp lại 2 khổ đầu: Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. III. Tồng kết Ghi nhớ SGK tr.77 IV. Luyện tập Trong bài thơ, nhà thơ đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau. Phân tích và chỉ rõ tác dụng của cách cách gọi ấy. - Chú bé: Là cách gọi của người lớn với một em bé nhỏ, thể hiện một sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết. - Cháu: Là cách gọi bộc lộ sự thân thiết gần gũi như quan hệ ruột thịt vừa tự nhiên, vừa trìu mến. - Chú đồng chí nhỏ: vừa thân thiết, vừa trìu mến, vừa trân trọng. - Lượm ơi !:Cách gọi tên trực tiếp được dùng khi tình cảm của tác giả được đẩy lên cao độ. * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập 6 - Soạn bài Mưa Ngày soạn: 03/3/2008 Ngày dạy: /3/2008 Tiết 100 Mưa (Tự học có hướng dẫn) - Trần Đăng Khoa - I. mục tiêu bài học. 1. Giúp học sinh cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ. 2.Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá. 3. Biết yêu những nét đẹp thiên nhiên. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ. Em thích Lượm ở điểm gì?Nêu một vài nét đặc biệt về nghệ thuật của bài thơ?Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ. 3. Bài mới. I. Giới thiệu về tác giả. Trần Đăng Khoa viết bài thơ 1967, lúc 9 tuổi đang là cây bút thiếu nhi rất nổi tiếng. Các bài thơ thường viết về những cảnh vật và con ngời bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà nhưng lại từ chỗ đó nhìn ra được đất nước và mang khí thế thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng sáng tác ấy - trong tập đầu tay "Góc sân và khoảng trời" của tác giả. II. Tìm hiểu chung về bài thơ. ? Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào? mùa nào? theo trình tự nào?-àthời gian qua các trạng thái hoạt động của các sự vật từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả tìm bố cục bài thơ? nội dung chính của các phần? ? Qua thể thơ, cách ngắt nhịp…có tác dụng ntn? trong việc thể hiện nội dung? ? Bài thơ đã miêu tả rất

File đính kèm:

  • docvan 6(4).doc
Giáo án liên quan