I Mục tiêu :
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. Chỉ ra được và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện
- Kể, tìm những chi tiết đặc sắc.
- Tự hào dân tộc, ý thức độc lập và tinh thần đoàn kết anh em một nhà trong cộng đồng người Việt
II: Chuẩn bị: GV: SGK + Giáo án + tranh minh họa
HS : SGK + vở( Soạn + bài tập + ghi chép
III:Tiến trình lên lớp:
1: Ổn định : Kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh
372 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1 Bài 1 Văn Bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN ( Truyền Thuyết)
Ngày soạn:10/8/2008
I Mục tiêu :
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. Chỉ ra được và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện
Kể, tìm những chi tiết đặc sắc.
Tự hào dân tộc, ý thức độc lập và tinh thần đoàn kết anh em một nhà trong cộng đồng người Việt
II: Chuẩn bị: GV: SGK + Giáo án + tranh minh họa
HS : SGK + vở( Soạn + bài tập + ghi chép
III:Tiến trình lên lớp:
1: Ổn định : Kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh
3: Bài mới:
Nội dung
Phương pháp
Bổ sung
I Đọc- hiểu chú thích
( SGK)
II: Đọc hiểu văn bản:
1.Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ :
-Là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân.
- Là con thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần yêu thiên nhiên, cây cỏ.
2 Việc sinh con và chia con của Long Quân và Âu Cơ:
- Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra
Đó là ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai.
- Là ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung nguồn gốc ý chí và sức mạnh.
3. Ý nghĩa truyện:
Ghi nhớ SGK
* Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn và lưu ý nội dung từng đoạn .
? Xác định bố cục văn bản.
-Từ đầu… … … long trang è Việc kết hôn của Long Quân và Âu Cơ .
-Tiếp … … … lên đường è Việc sinh con và chia con của Long Quân và Âu Cơ
- Phần còn lại è Sự trưởng thành của các con Long Quân và Âu Cơ
GV : Sửa cách đọc của học sinh theo từng đoạn
GV: Hướng dẫn h/sinh kể tóm tắt truyện
GV: Hướng dẫn h/sinh giải thích từ khó
? truyền thuyết là gì.
GV: Truyền thuyết có cơ sở lịch sử cốt lỗi sự thật lịch sử. Tuy vậy truyền thuyết không phải là lịch sử, bỡi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian nên có yếu tố tưởng tượng, thường lí tưởng hóa sự vật, sự kiện nhân vật. Người kể và người nghe tin truyền thuyết như có thật
HS: Kể tóm tắt đoạn 1.
? Trong trí tưởng tượng của người xưa, Long Quân hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nồi giống và sức mạnh.
? Theo em sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào.
- Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng
? Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về giống nòi, nhan sắc và đức hạnh.
? Theo em, những điểm đáng quý đó ở Âu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào.
- Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ.
GV chuyển ý: Trai tài gái sắc, họ đem lòng yêu thương nhau và kết nên duyên nghĩa vợ chồng. Thế rồi điều gì xảy ra đối với họ giữa họ và ta có quan hệ gì
HS: Kể tóm tắt đoạn 2
? Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hòa hợp theo em qua mối duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc.
- Dân tộc ta có nòi giống cao quý thiêng liêng
? Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì.
GV bình : Từ “đồng bào, Bác Hồ nói có nghĩa là cùng bào thai, mọi người trên đất nước ta đều có chung một nguồn gốc. Cái giống nòi ta thật cao quý, thiêng liêng. Từ trong cội nguồn, dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
? Long Quân và âu Cơ đã chia con như thế nào. Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển .
- Rừng núi là quê mẹ, biển là cha các con ở hai bên nội ngoại cân bằng, đặc điểm nước ta rộng lớn, nhiều rừng và biển .
? Qua sự việc Long Quân và Âu Cơ chia con thành hai hướng người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì.
- Truyện còn kể rằng các con Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đăt tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi. Theo em các sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc.
- Dân tộc ta có từ lâu đời trải qua các triều đai Hùng Vương. Phong Châu là đất tổ, dân topọc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất bền vững
? Em hiểu gì về dân tộc ta qua văn bản này .
- Dân tọc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý, là một khối đoàn kết thống nhất bền vững è Điều đó được chứng minh qua hai cuộc chiến
? Văn bản này bồi đắp cho em những tình cảm nào
- Tự hào dân tộc, yêu quý truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người
GV Các truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử xa xưa. Theo em, văn bản này phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ?
- Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phong Châu, Phú Thọ, giỗ tổ Hùng Vương hàng năm.
? Văn bản có chứa nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo hãy liệt kê.
- Lạc Long Quân nòi rồng phép lạ, Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng … … …
? Em hiểu gì về các chi tiết kì ảo đó.
- Là các chi tiết tưởng tượng không có thật, rất phi thường.
HS đọc ghi nhớ/ 8
IV: Củng cố - hướng dẫn tự học :
Củng cố: Truyền thuyết là gì ?
Nghệ thuật và ý nghĩa truyện ?
Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học: Kể tóm tắt truyện ; nêu ý nghĩa truyện.
Làm bài tập 1 SGK, bài tập 1,2,3 sách bài tập
Bài sắp học : Bánh Chưng Bánh Giầy - Đọc kể tóm tắt truyện
- Soạn đọc hiểu văn bản - Tập làm và mang theo mẫu bánh
V: Phần kiểm tra
Tuần 1
Tiết 2 Bài 1 Văn Bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY( Truyền Thuyết)
Ngày soạn: 10/8/2008
I Mục tiêu :
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết: Bánh Chưng, Bánh Giầy
Chỉ ra được và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.
Kể và tìm được những chi tiết đặc sắc
II: Chuẩn bị : GV : SGK + bài soạn + mẫu bánh
HS : SGK + vở ( soạn , bài tập, ghi chép)
III: Tiến trình lên lớp:
Ổn định: kiểm tra sĩ số
KTBC: - kể tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện: Con Rồng Cháu Tiên
- Kiểm tra vở soạn
Bài mới:
Nội dung
Phương pháp
Bổ sung
I: Đọc - hiểu chú thích :
( SGK)
II: Đọc - hiểu văn bản :
1. Hùng Vương chọn người nối ngôi:
2. Lang Liêu được thần dạy lấy gạo làm bánh:
3. Lang Liêu được nối ngôi vua
4. Ý nghĩa truyện .
Ghi nhớ SGK/12
III: Luyện tập:
BT 1/12 Đề cao nghề nông đề cao sự thờ kính trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày tết nhân dân ta gối hai loại bánh này còn có ya nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện BCBG
BT2/12
- Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo
- Lời vua nói với mọi người về hailoại bánh này.
HS: Đọc truyện diễn cảm
HS: Phân đoạn?
- Đoạn một: “ từ đầu … … … chứng giám”
- Đoạn hai: “ tiếp … … … hình tròn”
- Đoạn ba: “ phần còn lại”
HS: Kể tóm tắt từng đoạn
HS: Giải thích từ khó
HS: Đọc đoạn 1
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Yù định ra sao? Bằng hình thức nào?
- Ý định: Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.
GV: Hình thức mang tính chất một câu đố để thử tài mọi người. Trong truyện cổ dân gian giải đố là một trong những thử thách khó khăn đối với các nhân vật
HS: đọc đoạn 2.
? Vị sao trong các Lang – Lang Liêu được thần giúp đỡ.
- Chàng là người thiệt thòi nhất
- Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên, chàng ra ở riêng chăm lo việc đồng áng. Lang liêu thân là con vua nhưng phận thì rất gần gũi dân thường.
- Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần. Còn các Lang chỉ biết mang tiến cúng Tiên Vương sơn hào hải vị – vật liệu để làm ra thức ăn ngon ấy con người không làm ra được. Thần ởđây chính là nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được
HS : Đọc đoạn 3:
? Víao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn đẻ nối ngôi vua.
- Hai thức banh ấy có ý nghĩa thực tế : quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa ( tượng trời, tượng đất, muôn loài)
- Do vậy hợp ý vua cha, chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình
? Nêu ý nghĩa truyện.
- Giải thích nguồn gốc sự vật
- Đề coa lao động đề cao nghề nông. Lang Liêu là nhân vật chính, hiện lên như một người anh hùng văn hóa. Bánh càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu
HS: đọc ghi nhớ
è Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con chỉ Lang Liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông là gạo là lương thực chính. Đồng thời còn thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người tự làm
è Những cái bình thường, giản dị song lại chứa rất nhiều ý nghía sâu sắc. Nhận xét của vua chính là ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh này nói riêng và phong tục làm bánh vào ngày tết
IV: Củng cố – hướng dẫn tự học :
Củng cố: Kể diễn cảm truyện
Hướng dẫn tự học :
a.BVH : Kể tóm tắt truyện
Nắm nội dung phân tích
b. BSH: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
Nắm khái niệm từ đơn, ghép, láy. Cho ví dụ. Đăt câu
V: Phần kiểm tra :
Tuần 1
Tiết 3 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 13/8/2008
I Mục tiêu :
Hiểu được thế nào là từ tiếng Việt ( đặc điểm, cấu tạo) khái niệm về từ. Đơn vị cấu tạo từ (tiếng. Các kiểu cấu tạo từ (đơn, phức, ghép, láy)
Dùng từ, phân loại từ, vận dụng để phân tích và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
Ý thức tự giác tự lực, tự hào về vốn từ Tiếng Việt
II: Chuẩn bị :
GV: SGK + bài soạn + bảng phụ
HS: SGK + vở ( soạn bài tập ghi chép)
III: Tiến trình lên lớp
Ổn định : Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn
Bài mới :
Nội dung
Phương pháp
Bổ sung
I: Từ
- Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặc câu.
II: Từ đơn và từ phức:
Từ
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
* Ghi nhớ: SGK
III: Luyện tập:
BT 1/14
a. Từ ghép
b. Nguồn gốc = cội nguồn = Gốc gác
c. Cô dì, chú bác, bác ba … … …
BT2/14
- Ông bà, cha mẹ … … …
- Bác cháu, chị em … … …
BT3/14,15
BT4/15:
- Thút thít: Miêu tả tiếng khóc
( nức mở, sụt sùi, rưng rức)
BT5/15
a. khúc khích, ha hả, sằng sặc
b. Lè nhè, khàn khàn, thỏ thẻ
c. Lả lướt, lom khom, nghênh nghênh
HS: Thực hiện lập danh sách theo yêu cầu bài tập 1 và nhận xét trả lời :
? Đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau.
? Mỗi loại dùng để làm gì.
- Tiếng dùng để tạo từ, từ để tạo câu
? Khi nào một tiếng được coi là một từ.
- Một tiếng dùng để tạo câu .
? Vậy từ là gì. Hãy đặt câu.
HS: Đọc yêu cầu mục một phần từ đơn, từ phức
GV: Dùng bảng phụ đã ghi sẵn, gọi học sinh lên phân loại => nhận xét
? Dựa vào đâu mà em phân biệt được từ đơn – phức
- Đơn là một tiếng; phức là hai tiếng trở lên.
? Dựa vào đâu mà em phân biệt từ ghép, từ láy.
? Vậy từ được phân loại như thế nào.
( Kiểu cấu tạo từ như thế nào? Ví dụ? )
GV: Khi giao tiếp nhau ta sử dụng những đơn vị ngôn ngữ nào? Cho ví dụ
- Dùng tiếng: Nói ; dùng từ: đặt câu và thành lập văn bản.
-Vậy trong giao tiếp cần dùng những đơn vị nào.bài học sau chúng ta cùng tìm hiểu.
HS: Đọc ghi nhớ 1+2 SGK
HS:đọc và xác định yêu cầu bài tập
HS: xung phong lên bảng làm
GV: Nhận xét, sửa sai, ghi điểm
HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
HS:Tìm tự ghép theo yêu cầu đề
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
HS: Tự phân loại tên bánh theo yêu cầu đề
HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
HS: Giải thích nghĩa của từ và tìm từ có nghĩa tương tự ( từ láy)
HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
HS: Làm bài tập nhanh
GV: Chấm vở 5 em nhanh nhất
IV: Củng cố – hướng dẫn tự học :
Củng cố : Làm bài tập bổ sung
Hướng dẫn tự học :
a.Bài vừa học : Học thuộc lòng ghi nhớ
Quang hệ từ với từ đăt câu
Tham khảo phần đọc thêm
b. Bài sắp học: Giao tiếp văn bản và phương pháp biểu đạt.
Đọc định hướng trả lời các phần tìm hiểu chung
Đọc bảng chia các phương thức biểu đạt VD?
Xem ghi nhớ
V: Phần kiểm tra
Tuần 1
Tiết 4 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Ngày soạn 13/8/2008
I: Mục tiêu:
Huy động kiến thức của hs về các loại văn bản mà hs đã biết. Hình thành sơ bộ các khái niệm: Văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt .
Khái quát vấn đề quy nạp thể loại, nhận biết và biết vận dụng giao tiếp về ngôn ngữ và văn bản
Qua bài học, nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II: Chuẩn bị
GV: SGK + bài soạn + một số đơn, thông báo, văn bản … … …
HS: SGK + vở ( Soạn BT+ ghi chép)
III: Tiến trình lên lớp:
Ổn định : kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
Bài mới
Nội dung
Phương pháp
Bổ sung
I: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:
1. Văn bản mục đích giao tiếp :
Ghi nhớ ( SGK)
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
Ghi nhớ SGK/17
III: Luyện tập
BT1: a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận
d. Biểu cảm
đ. Thuyết minh
BT2: - Văn bản tự sự – Vì trình bày diễn biến của sự vệc và nhân vật Long Quân và Âu Cơ
GV: Nêu câu hỏi 1a. khi có một tư tưởng tình cảm … … … mà cần biểu đạt cho người khác biết thì mình làm như thế nào?
- Nói hoặc viết
VD: “ Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con”
? Câu trên ai nói với ai.Câu ấy có nội dung tư tưởng gì?
- Than thể
GV: Như vây Âu Cơ đã dùng ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng của mình cho Long Quân nghe. Ta nói Âu Cơ đã thực hiện phương thức giao tiếp ngôn ngữ với Long Quân
? Thế nào là giao tiếp.
GV: Nêu câu hỏi 1b. Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào
- Phải tạo lập văn bản nghĩa là nói có đầu có đuôi, có mạch lạc, lí lẽ … … …
? Vậy văn bản là gì.
? Để tìm hiẻu tính chất của văn bản ta đi vào 1c( đọc bài ca dao)
? Câu ca dao này sáng tác ra đẻ làm gì
- Để nêu ra một lời khuyên
? Nó muốn nói lên vấn đề gì ( Chủ đề )
- Giỡ chí cho bền – Câu hai nói rõ ý, không giao động khi người khác thay đổi
? Hai câu 6&8 liên kết với nhau như thế nào.
- Câu 6 nêu vấn đềø , câu 8 giải thích và làm rõ ý trước. Yếu tố liên kết ở đây là vần: bên - nền
? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Câu ca dao đó có thể coi là một văn bản chưa.
GV: cho học sinh tự trình bày một văn bản mà mình đã chuẩn bi trước ( Bản thông báo, thiếp mời, hóa đơn, đơn xin phép)
? Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ khai giảng nămhọc có phải là một văn bản không ? vì sao?
- Là văn bản vì là chuỗi lời có chủ đề . Chủ đề là nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi cổ vũ giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới => Đây là văn bản nói
? Bức thư em viết cho bạn bè hay ngừi thân có phải là văn bản không ?
- Là văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm tới người nhận thư
? Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích … … … có phải là văn bản không. Hãy kể thêm những văn bản mà em biết
- Là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.
GV Văn bản ( KT2)
GV: Dùng bảng phụ kẽ các mục số thứ tự kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
? Chúng ta có nhữngloại kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào.
? Mục đích giao tiếp của từng loại là gì ? ví dụ?
* Bài tập minh họa
HS: Tự làm
GV: Nhận xét ghi điểm
- Đơn xin sử dụng sân vận động; tự sự; miêu tả; biểu cảm; nghị luận ; thuyết minh.
HS:Đọc ghi nhớ
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
Xác định yêu cầu BT ( Kiểu văn bản)
HS: Xung phong phát biểu tại chỗ
HS: Xác định yêu cầu bài tập
HS: Thảo luận nhóm=> Trình bày đáp án
GV: Lưu ý thể loại tự sự
IV: Củng cố - hướng dẫn tự học
Củng cố : - Giao tiếp là gì ?
- Có mấy kiểu văn bản và mục đích của nó ?
2Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học : Học thuộc ghi nhớ
Làm bài tập 3,4,5 Sách bài tập
b.Bài sắp học: Thánh Gióng
Đọc- Tóm tắt văn bản
Chia bố cục – nêu nội dung chính
Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo – nêu ý nghĩa
Soạn đọc hiểu văn bản
V: Phần kiểm tra:
Tuần 2
Tiết 5 Văn Bản: THÁNH GIÓNG ( Truyền thuyết )
Ngày soạn 17/8/2008
I: Mục tiêu
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm,nghệ thuật của truyện Thánh Gióng.
Kể được truyện, rèn luyện kĩ năng kể, phân tích các chi tiết nghệ thuật, khái quát hóa nội dung một tác phẩm.
Giáo dục lòng yêu nước, bảo vệ truyền thống anh hùng của dân tộc, ý thức sâu sắc tình yêu quê hưng, đồng bào
II: Chuẩn bị:
GV: SGK + tranh minh họa + bài thơ Thanh Gióng.
HS: SGK + vở ( Soạn BT+ ghi chép) + tranh vẽ
III: Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định : kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn
- Kể tóm tắt văn bản : Bánh Chưng Bánh Giầy – nêu ý nghĩa truyện ?
3.Bài mới
Nội dung
Phương pháp
Bổ sung
I: Đọc hiểu chú thích
9SGK)
II: Đọc hiểu văn bản
1. Sự ra đời của Gióng
- Mẹ mang thai 12 tháng mới sinh Gióng, lên ba vẫn không biết nói biết cười không biết đi đặt đâu nằm đấy .
2.Gióng đòi đi đánh giặc :
- Biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc của Gióng, thể hiện niềm tin chiến thắng
3. Gióng được nuôi lớn để đánh giặc :
- Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ .
- Cha mẹ Gióng làm lụng nuôi con
- Bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé .
4. Gióng đánh thắng giặc và trở về trời:
- Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí thô sơ, bình thường nhất .
- Thinh thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng.
- Là ngươì có công đánh giặc nhứng Gióng không màng danh vọng
- Dấu tích chiến công Gióng để lại cho quê hương
5. Ý nghĩa truyện :
Ghi nhớ SGK
GV: Kể tóm tắt đoạn “ Từ đầu … … … nằm đấy”
HS: 2 em đọc truyện phần còn lại
HS: Giải thích từ khó.
GV: Văn bản Thánh Gióng là một truyền thuyết dân gian có bố cục mấy đoạn?
* 4 đoạn:
Đoạn 1” Từ đầu … … … đặt đâu nằm đấy”
Đoạn 2 “tiếp … … … bé dăn.”
Đoạn 3 “ tiếp … … … cứu nước”
Đoạn 4 phần còn lại
?Hãy theo dõi 4 đoạn đó trong văn bản và nêu nội dung chính được kể trong mỗi đoạn .
* Đoạn 1: Sự ra đời của Gióng.
Đoạn 2:Gióng đòi đi đánh giặc.
Đoạn 3: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
Đoạn 4: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời
GV: Vậy lúc nãy các em đã nghe cô, các bạn kể và đọc văn bản. Khi nghe xong truyện, em nhớ nhất nội dung nào ? Vì sao?
* Gióng đòi đi đánh giặc . Vì có chi tiết đặc sắc như Gióng bỗng nói được, câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc .
* Gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc vì Gióng ăn rất khỏe, lón rất nhanh, vươn vai một cái thành dũng sĩ
? Xác định nhân vật chính .
GV: Chuyển ý. Vậy để các em hiểu rõ ý nghĩa của mỗi chi tiết kì lạ trên, thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu từng đoạn văn bản.
HS: Kể tóm tắt đoạn 1.
Qua đoạn 1 Em thấy những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng ? Và nêu nhận xét ?
* Kì lạ
? Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kì lạ như vậy.
* Để về sau Gióng thành người anh hùng
GV nâng vấn đề : Trong quan niệm dân gian, đã là bậc anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra .
? Ra đời kì lạ nhưng Gióng là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Vậy em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng .
* Gióng còn là con của người nông dân lương thiện .
* Gióng gần gũi với mọi người.
* Gióng là người anh hùng của nhân dân.
GV chuyển ý : Bây giờ có giặc Ân đến xâm phạm bề cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi đẻ cứu nước. Thì nhân vật Gióng chú bé trong truyện lúc bấy giờ đã làm cho người đọc chúng ta hết sức kinh ngạc như thế nào,chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
HS: Đọc đoạn 2 => tiêu đề ?
? Em háy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn .
* Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc .
* Gióng đòi ngựa sắt , roi sắt … … …
? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc “ta sẽ phá tanlũ giặc này” Tiếng nói đó có ý nghĩa gì ?
* Biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc của Gióng, thể hiện niềm tin chiến thắng .
GV bình : Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng, cũng là của nhân dân ta, ý thức lớn nhất là ý thức về vận mệnh dân tộc. Câu nói của Gióng toát lên niềm tin chiến thắng, đồng thời thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc ta.
? Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt giáp sắt để đánh giặc. Điều đó có ý nghĩa gì ?
* Đánh giặc cần lòng yêu nước, nhưng cần cả vũ khí sắc bén để thắng giặc.
GV chuyển ý : Truyện kể rằng, từ hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Điều đó có ý nghĩa gì. Chúng ta tìm hiểu đoạn 3.
HS: Đọc thầm .
? Trong cách lớn lên của Gióng có gì kì lạ.
GV: Không chỉ có thể, trong dân gian còn truyền tụng những câu ca về sức ăn uống phi thường của Gióng “ Bảy nong cơm ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông”
Điều đó nói lên suy nghĩ về ước mong gì của nhân dân về người anh hùng đánh giặc ?
* Người anh hùng là người khổng lồ trong mọi sự việc, kể cả trong ăn uống.
* Ước mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc giữ nước.
? Hãy cho biết ai đã nuôi Gióng lớn lên ? Và nuôi bằng cách nào ?
Vậy chi tiết : “ Bà con làng xóm … … … chú bé” thể hiện ý chí gì?
* Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân
* Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng
Gv chuyển ý : Lúc bấy giờ giặc đã đến chân núi Trâu thế nước rất nguy, người ngư
File đính kèm:
- NGU VAN 6(23).doc