Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- HS phát hiện được các lỗi, hiểu được ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình và biết cách sửa chữa.

- Rèn kĩ năng tự chữa lỗi bài làm của mình và của bạn.

II/ Trọng tâm:

- Sửa các lỗi sai phổ biến, rút kinh nghiệm cho bản thân

III/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chấm bài, tìm lỗi sai của bài làm học sinh, trả bài kiểm tra.

- Học sinh: Xem lại lý thuyết về văn tự sự, sửa lỗi sai.

IV/ Tiến trình giảng dạy:

 

doc76 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trả Bài Kiểm tra Tiếng Việt Truền Tuần: 14 Tiết: 56 Ngày dạy: 8/12 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh HS phát hiện được các lỗi, hiểu được ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình và biết cách sửa chữa. Rèn kĩ năng tự chữa lỗi bài làm của mình và của bạn. II/ Trọng tâm: Sửa các lỗi sai phổ biến, rút kinh nghiệm cho bản thân III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Chấm bài, tìm lỗi sai của bài làm học sinh, trả bài kiểm tra. Học sinh: Xem lại lý thuyết về văn tự sự, sửa lỗi sai. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên kể miệng đề bài theo dàn bài gợi ý. 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Để giúp các em thấy được những ưu, nhược điểm của mình qua bài viết văn tự sự ở nhà, chúng ta sẽ cùng sửa lỗi sai qua tiết trả bài viết hôm nay. Hoạt động 1: HS đọc lại đề bài, GV ghi bảng. Hoạt động 2: GV nêu các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề Hoạt động 3: Nhận xét chung về các ưu, nhược điểm @ Ưu: Đa số biết kể lại câu chuyện đã biết với nhiều nội dung khác nhau, nhiều cách kể khác nhau về việc tốt đã làm @ Nhược: Lời kể còn vụng, chưa kể bằng lời văn tự sự, chưa biết chọn lọc từ ngữ, chi tiết phù hợp nội dung câu chuyện. Sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, chấm câu, viết hoa tuỳ tiện, không viết hoa tên riêng, còn viết tắt, viết số, bôi xoá nhiều. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS sửa lỗi Sinh lỗi --> xin lỗi Bắc đầu --> bắt đầu Cố gắn --> cố gắng Rựu --> rượu Gập chuyện --> gặp chuyện Suy nghỉ --> suy nghĩ. . . . @ Đặt câu: Em nghe bà nói như vậy liền súc động đem tiền ra bỏ vào nón bà. Khi bố nói với các em chặt chẽ. Em sinh kể -- > em xin kể lại. Hoạt động 5: Đọc bài văn hay, kết quả Lớp: 6A5 TSHS: 40/20 Giỏi: 2 Khá: 16 TB: 12 Yếu: 10 Kém: 0 Lớp: 6A2 TSHS: 36/18 Giỏi: 2 Khá: 14 TB: 14 Yếu: 06 Kém: 0 Hoạt động 6: Hướng dẫn củng cố, luyện tập @ GV đọc bài văn mẫu cho HS nghe. HS nhận xét, rút kinh nghiệm. 4. Dặn dò: Tiếp tục xem lại bài làm của mình và tự chũa lỗi Soạn : “Luyện tập xây dựng bai tự sự kể chuyện đời thường” + Chuẩn bị dàn ý cho 6 đề bài Sgk/119 +ï Đọc bài tham khảo trong Sgk. * Đề: Kể về một việc tốt mà em đã từng làm. Dàn ý khái quát 1) Mở bài: Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Giới thiệu khái quát về nhân vật, sự việc. 2) Thân bài: Việc làm tốt diễn ra như thế nào? Nhân vật có những hành động nào thực hiện các sự việc? Trình tự diễn ra các sự việc 3) Kết bài: Kết quả câu chuyện Mong ước của em V/ Rút kinh nghiệm: Chỉ Từ Truền Tuần: 15 Tiết: 57 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói viết Tích hợp với phần văn ở các văn bản các truyện dân gian, phần tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng Luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp khi nói và viết II/ Trọng tâm: Ý nghĩa và công dụng của chỉ từ III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: (Không) 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học tiếp 1 loại từ mới nữa, đó là “Chỉ từ” Hoạt động 1: Hướng dẫn chỉ từ là gì ? H.động 1 : Nhận diện chỉ từ trong câu : @HS đọc mục 1 phần I sgk/136 (?) Các từ được in đậm trong các câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào? O Nọ : ông vua Ấy : viên quan kia : làng Nọ : nhà (?) So sánh ý nghĩa của các cặp O Ông vua/ ông vua nọ viên quan/ viên quan ấy làng/ làng kia nhà/ nhànọ =>Nghĩa của : ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hóa, được xác định 1 cách rõ ràng trong không gian. Trong khi đó các từ ngữ : ông vua, viên quan, làng, nhà còn thiếu tính xác định =>Ý nghĩa của các từ in đậm : nọ, ấy, kia, nọ xác định vị trí của sự vật trong thời gian hoặc không gian. @GV yêu cầu HS so sánh các cặp : -Viên quan ấy/ hồi ấy -nhà nọ/ đêm nọ *Giống : cùng định vị sự vật *Khác : -Viên quan ấy, nhà nọ : định vị về không gian -đêm nọ, hồi ấy : định vị về thời gian =>Aáy, nọ, kia có ý nghĩa xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian ta gọi là chỉ từ (?) Chỉ từ là gì? Cho ví dụ VD : này, nọ, kia, ấy *Lưu ý : chỉ từ là một tên gọi khác của đại từ chỉ định trước đây Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu @HS đọc câu hỏi mục II sgk/137 (?) Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhận chức vụ gì? O Chỉ từ : ấy, nọ, kia, …làm nhiệm vụ phụ ngữ sau của danh từ, cùng với danh từ và phụ ngữ trước lập thành 1 cụm danh từ (viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ, …) (?) Tìm chỉ từ trong những câu sau đây : (GV treo bảng phụ) -> Xác định chức vụ của chúng trong câu? A/. Đó : làm chủ ngữ B/. đấy : làm trạng ngữ (?) Vậy chỉ từ thường đảm nhiệm chức vụ gì trong câu? Cho ví dụ? VD : viên quan ấy : chủ ngữ Hồi ấy : trạng ngữ Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập @ Học sinh đọc và xác định yêu cầu các bài tập sgk/138,139 =>HS lên bảng làm, GV nhận xét đánh giá, cho điểm Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ 1, 2 sgk/137,138 Hoàn chỉnh các bài tập còn lại vào vở bài tập Chuẩn bị bài “ Luyện tập kể chuyện tưởng tượng” * Chú ý : Chọn 1 trong 5 đề đã cho ở bài trước, tránh chọn đề số 5 (vì đề này đã có trong sgk) lặp dàn bài sẵn ở nhà, đến lớp tập diễn đạt thành văn nói, lấy điểm miệng. I/ Chỉ từ là gì? -Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian *Ghi nhớ 1 : sgk/137 II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu -Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. * Ghi nhớ 2 sgk/138 III/ Luyện tập 1). Tìm chỉ từ -> xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ a/. hai thứ bánh ấy -Ý nghĩa : định vị sự vật trong không gian -Chức vụ : làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ b/. đấy(vàng), đây(cũng…), đấy(hoa), đây(sen) -Ý nghĩa : định vị sự vật trong không gian -Chức vụ : làm chủ ngữ trong câu c/. Nay : -Ý nghĩa : định vị sự vật trong thời gian -Chức vụ : làm trạng ngữ d/. (Từ) đó : - Ý nghĩa : định vị sự vật trong thời gian -Chức vụ : làm trạng ngữ 2). Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp : a/. Chân núi sóc -> đó, đấy b/. (làng) bị lửa thiêu cháy -> (làng) ấy, đó. *Giải thích : cần thay như vậy để khỏi lặp từ. 3). Không thay được. Vì trong truyện cổ dân gian, ta không thể xác định được cụ thể thời gian năm ấy, hôm đó, năm nay là năm nào? =>Rút ra kết luận : Chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu. Vì chúng có thể chỉ ra những sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong vòng thời gian vô tận. V/ Rút kinh nghiệm: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG Truền Tuần: 15 Tiết: 58 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng II/ Trọng tâm: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: (?) Truyện tưởng tượng là gì? Hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện tưởng tượng? (?)Kiểm tra sự chuẩn bị dàn bài cho đề 5 sgk/134 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Để giúp các em biết cách làm một bài văn tưởng tượng đạt yêu cầu thì tiết học hôm nay, cô và các em cùng nhau đi vào tìm hiểu bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng” Hoạt động 1: Gv kiểm tra phần chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Giao đề bài luyện tập 1). HS đọc lại đề bài luyện tập 2). Yêu cầu cần đạt a/. Kiểu bài : kể chuyện tưởng tượng b/. Nội dung chủ yếu : -Chuyến về thăm lại trường cũ sau mười năm Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy C/. Lưu ý : chuyện kể về thời tương lai nhưng không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà cần căn cứ vào sự thật hiện tại. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài chi tiết Hoạt động4: -HS trình bày dàn bài của bản thân đã chuẩn bị sẵn ở nhà theo từng mục, phần nhỏ sau đó mới bổ sung, điều chỉnh. -HS viết thành văn từng phần sau đó tự đọc lại và tự sửa chữa. Hoạt động 5 : GV hướng dẫn HS làm đề bổ sung sgk/134 -HS đọc các đề bài bổ sung -GV hướng dẫn HS cách tìm ý và lặp dàn bài các đề đó -GV chọn đề c hướng dẫn HS làm tại lớp, 2 đề còn lại về nhà làm. * Gợi ý : -Mã Lương sau khi vẽ biển, đánh chìm thuyền rồng, tiêu diệt cả triều đình, cả bè lũ vua quan tham ác thì cũng bất ngờ bị sóng cuốn trôi dạt vào một hoang đảo -Ở đây, Mã Lương lại dùng cây bút thần chiến đấu với thú dữ, trùng độc, với hoàn cảnh sống khắc nghiệt để tồn tại -Mã Lương tình cờ gặp một con tàu thám hiểm vòng quanh trái đất chạy qua, ghé đảo để trữ nước ngọt -Mã Lương được mời lên tàu, làm quen với nhà hàng hải nổi tiếng Magienlăng -Magienlăng mời Mã Lương đi cùng để vẽ những cảnh đẹp trên đường. -Mã Lương sung sướng nhận lời 4) Dặn dò: Đọc thêm bài tham khảo “Con cò với truyện ngụ ngôn” của Đồng Xuân Lan sgk/140,141 Làm bài tập Chuẩn bị bài “Con hổ có nghĩa” Chú ý: Đọc kỹ văn bản, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản (sgk/143) 1). Đề : Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học. 2). Dàn bài : a/. Mở bài : -Mười năm nữa là năm nào? Năm ấy em bao nhiêu tuổi? Em vẫn đang đi học hay đã đi làm? -Em về thăm trường cũ vào dịp nào? (Hội trường, khai giảng, 20/11, bế giảng, 22/12, 26/3 ) b/. Thân bài : -Tâm trạng trước khi về thăm bồn chồn, sốt ruột, bồi hồi, lo lắng -Cảnh trường lớp sau 10 năm xa cách có gì thay đổi? Cảnh các khu nhà, vườn hoa, lớp học cũ, … -Gặp gỡ các thầy cô cũ, mới? Thầy bộ môn, thầy chủ nhiệm, thầy cô hiệu trưởng, bác bảo vệ, … -Gặp gỡ các bạn cũ, những kỉ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời thăm hỏi cuộc sống hiện nay, những hứa hẹn c/. Kết bài : -Phút chia tay lưu luyến -Aán tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy. 3). Các đề bài bổ sung Đề c : Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (chẳng hạn: Sọ Dừa, Cây bút thần) V/ Rút kinh nghiệm: Con Hổ Có Nghĩa Truyện trung đại VN Truền Tuần: 15 Tiết: 59 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa” Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại Kể lại được truyện II/ Trọng tâm: Khái niệm truyện trung đại Ý nghĩa truyện III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: (?) Hãy nêu điểm khác nhau cơ bản giữa truyền thuyết và truyện cổ tích (?) Trong các truyện truyền thuyết đã học, em thích nhất truyện nào? Hãy kể tóm tắt lại câu chuyện đó? 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Vừa rồi, chúng ta đã kết thúc xong phần văn học dân gian VN. Hôm nay, chúng ta tiếp tục chuyển sanh một thể loại mới nữa; đó là truyện trung đại. Truyện đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu đó là truyện “Con hổ có nghĩa” Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện trung đại VN @HS đọc chú thích sgk/143 ->Nêu lại ý chính trong phần chú thích @GV thuyết giảng lại cho HS hiểu -Truyện : thuộc loại tự sự, có 2 thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thư pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. -Trung đại : là một thuật ngữ có tính chất quy ước, mà gần đây được nhiều người sử dụng để chỉ một thời kì lịch sử và cũng là thời kì văn học từ thế kỉ X -> cuối thế kỉ XIX -Truyện trung đại : là khái niệm dùng để chỉ truyện ngắn, vừa, dài, …được các tác giả sáng tác trong thời kì xã hội phong kiến (ở VN, từ thế kỉ X -> cuối thế kỉ XIX) bằng chữ Hán, Nôm. Thể loại truyện này có một số đặc điểm sau : +Chủ yếu là kể việc cho nên gần gũi với thể loại kí +Có khi kể về người, việc có thật cho nên gần gũi với sử. +Mang tính chất giáo huấn đạo đức rõ nét nên gần với truyện ngụ ngôn +Cốt truyện đơn giản, kể theo trật tự thời gian +Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – kể, giải thích từ khó và tìm hiểu bố cục. a). Hướng dẫn đọc : cần đọc giọng cảm động gợi không khí li kì. * Chú ý : câu nói của bà đỡ Trần “ xin chúa rừng quay về” cần đọc với giọng van xin tha thiết. Câu nói của bác tiều Mỡ “cổ họng ngươi đau … ra cho” cần đọc giọng ân cần, lo lắng, êm dịu b). Giải thích từ khó : nghĩa, bà đỡ, tiều, Mỡ, quan tài, chúa rừng c). Bố cục : gồm 2 truyện nhỏ nối kết với nhau cùng thể hiện chủ đề. -Truyện con hổ và bà đỡ Trần ở Đông Triều. -Truyện con hổ thứ 2 và bác tiều Mỡ ở Lạng Giang Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (?) Hãy kể tóm tắt nội dung hai truyện (chỉ lược thuật những sự việc chính) -Truyện 1 : Bà đỡ Trần ở Đông Triều được hổ chồng mời đi đỡ đẻ cho hổ vợ. xong việc, hổ chồng lại cõng bà ra cửa rừng vàđền ơn 10 lạng bạc -Truyện 2 : Bác tiều Mỡ ở Lạng Sơn cứu hổ khỏi bị hóc xương được hổ đền ơn cả khi sống và khi đã chết. (?) Câu chuyện kể về con vật nào? O Con hổ (?) Kể về 1 con hổ hay 2 con hổ? O 2 con hổ (?) Hai con hổ này ở hai sự việc khác nhau nhưng có điểm giống nhau là gì? O Loài hổ có nghĩa (?) Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa 2 truyện về cốt truyện, cách kể, ngôi kể, nhân vật, biện pháp nghệ thuật? (?) Chuyện gì đã xảy ra cho các nhân vật trong truyện? (?) Hổ đền ơn như thế nào? (?) Kết quả giúp ra sao? (?) Tình tiết truyện có gì đáng chú ý? (?) Tại sao người viết dùng con hổ để nói chuyện cái nghĩa của con người mà không dùng các con vật khác như: dê, bò, voi, lợn, …? O Nếu người viết dùng con dê, bò, voi, lợn, … để nói chuyện nghĩa của con người thì đều ít tác dụng, không thể bằng dùng con hổ – chúa sơn lâm, nổi tiếng là hung dữ, tàn bạo mà còn có tình có nghĩa -> con người thì như thế nào? =>Khơi gợi lòng biết ơn, biiết nghĩa của con người trong cuộc sống -> mang tính giáo huấn khá cao (?) Truyện có ý nghĩa gì? (?) Qua truyện, em rút ra bài học bổ ích gì cho mình trong cuộc sống? (?) Nghệ thuật kể chuyện, lời kể có gì đặc sắc? O Truyện gồm 2 truyện nhỏ có nhiều điểm tương ứng, được kể nối tiếp, cách kể chuyện rất giản dị theo trật tự thời gian chủ yếu là kể việc, đặc biệt là tâm trạng nhân vật rất sơ sài, được thể hiện qua hành động. Lời kể mộc mạc, mang tính ngụ ngôn, giáo huấn khá rõ Người viết có dùng đến trí tưởng tượng nhưng không thoát li nhiều so với thực tế, không đi quá xa (?) Qua truyện, em cần ghi nhớ những gì? O HS đọc ghi nhớ sgk/144 Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập @GV treo tranh, HS phân tích (?) Hình ảnh trong tranh minh họa cho truyện 1 hay truyện 2? Hình ảnh ấy thể hiện chi tiết nào trong truyện? (?) Hãy tìm 1 hoặc 2 câu tục ngữ nói về cái nghĩa đền ơn khi được giúp đỡ? O Aên quả nhớ kẻ trồng cây O Uống nước nhớ nguồn O Aên một quả trả cục vàng May túi ba gang mang đi mà đựng. @HS đọc bài tập phần luyện tập sgk/144 @GV : ở phần dặn dò của bài trước, cô đã dặn các em về nhà sưu tầm 1 câu chuyện nói về một con vật cũng có nghĩa giống con hổ. Các em có chuẩn bị không? Em nào xung phong đứng lên đọc cho các bạn nghe @GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm tiếp 4) Dặn dò: Kể tóm tắt 2 truyện Học thuộc khái niệm truyện trung đại và ghi nhớ Chú ý phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 truyện Tìm chi tiết tưởng tượng, chi tiết thật trong truyện Làm bài tập phần luyện tập Chuẩn bị bài mới “ Động từ” Truyền thuyết Cổ tích -Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. -Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. -Người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật -Kể về cuộc đời các nhân vật, sự kiện nhất định. -Thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. -Người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện không có thật -Yêu cầu : kể tóm tắt ngắn gọn, đúng thể loại, đảm bảo đúng cốt truyện. I/ Khái niệm truyện trung đại chú thích sgk/143 II/ Đọc – kể, giải thích từ khó và tìm hiểu bố cục : III/. Tìm hiểu văn bản 1). Sự giống và khác nhau giữa 2 truyện a/. Giống : -Cốt truyện : người giúp hổ thoát nạn, hổ biết ơn đền ơn -Cách kể : theo trật tự thời gian -Ngôi kể : ngôi thứ 3 -Nhân vật : hổ(chính), người(phụ) -Biện pháp nghệ thuật : nhân hóa, đối chiếu, tương ứng b/. Khác ; Truyện 1 Truyện 2 -Bà đỡ Trần bị động, sợ hãi vì bị hổ chồng cõng đi đỡ đẻ cho hổ vợ. -Hổ đền ơn cục bạc trắng (1 lần) -Người giúp vật khỏi chết, đem lại hạnh phúc cho vật -> vật trả ơn xứng đáng. -Tình tiết truỵên đơn giản -Bác tiều Mỡ chủ động liều mình cứu hổ thoát chết vì hóc xương -Hổ đền ơn : thịt thú rừng (mãi mãi) -Hổ thương bác tiều nhảy nhót trước mộ, gầm lên chạy vài vòng quanh quan tài của bác. -Tình tiết truyện phức tạp hơn 2). Ý nghĩa truyện : Khơi gợi lòng biết ơn, biết nghĩa của con người trong cuộc sống. Đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người 3). Bài học bổ ích : sống phải có tình có nghĩa, mang ơn phải biết trả ơn * Ghi nhớ (sgk/144) IV/ Luyện tập: V/ Rút kinh nghiệm: Động Từ Truền Tuần: 15 Tiết: 60 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Củng cố và nâng cao những kiến thức đã học ở bậc tiểu học về động từ Nắm vững đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng Biết sử dụng đúng động từ khi nói, viết Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ và cụm động từ trong khi nói, viết. II/ Trọng tâm: Đặc điểm của động từ Phân loại động từ III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: (?) Chỉ từ là gì? Hãy nêu chức vụ ngữ pháp của chỉ từ trong câu? Cho ví dụ minh họa -Sửa bài tập 3 sgk/139 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một loại từ nữa, đó là “Động từ” Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của động từ Hoạt động 1: Tìm động từ trong câu @HS đọc các ví dụ ở mục 1 sgk/145 (?) Tìm động từ trong những câu trên? A/. đi, đến, ra, hỏi B/. lấy, làm, lễ C/. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. Hoạt động 2 : Nêu ý nghĩa khái quát của động từ và chỉ ra sự khác biệt giữa động từ với danh từ? (?) Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì? (?) So sánh sự khác biệt giữa động từ với danh từ? A/. Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ? B/. Về khả năng làm phụ ngữ Danh từ Động từ -Không kết hợp được với : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. -Thường làm chủ ngữ trong câu -Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước -Có khả năng kết hợp được với : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. -Thường làm vịû ngữ trong câu -Khi làm vị chủõ mất khả năng kết hợp với : đã, sẽ, … *HS đọc ghi nhớ 1 sgk/146 Hoạt động 2: Phân loại động từ @GV nêu tiêu chí phân 2 loại động từ như đã đưa ra trong sgk. Sau đó, HS dựa vào tiêu chí đó để xếp các động từ vào bảng theo đúng tiêu chí lựa chọn @ GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng phân loại động từ -> HS lên bảng điền vào (?) Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trân? @HS đọc ghi nhớ 2 sgk/146 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập @HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập -> thảo luận nhóm -> GV chỉ định bất kì 1 HS nào trong nhóm trình bày nhất là những HS yếu kém. -Nhóm 1 : BT 1 -Nhóm 2 : BT 2 -Nhóm 3 : BT 3 (GV gọi 1 HS lên bảng viết) -Nhóm 4 : BT 4 4) Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ 1, 2 sgk/146 Hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập Chuẩn bị bài “Cụm động từ” Chú ý: Đọc và trả lời câu hỏi: + Thế nào là cụm động từ? + Cấu tạo của cụm động từ? -Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian Chức vụ : chủ ngữ hoặc trạng ngữ I/ Đặc điểm của động từ: -Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật -Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ để tạo thành cụm động từ -Thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với : đã, sẽ, … II/ Các loại động từ chính Loa

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6.doc
Giáo án liên quan