I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt
- Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt .
2. Kĩ năng:
- Luyện tập biết cách dùng từ đặt câu.
- Nhận diện phân biệt được từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy.
Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ:
- HS biết yêu quý tiếng mẹ đẻ, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II.Phương pháp:
Qui nạp, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. .
III. Chuẩn bị:
- Học sinh : Sọan bài
- Giáo viên : Tích hợp với bài “ Bánh chưng, bánh giầy “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ”.Bảng phụ.
IV. Tiến trình họat động:
1. ổn định : Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: (2 phút ) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 6 - Tuần 1 - Tiết 2: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 19/8/2013
Ngày dạy: 21/8/2013
Tuần 1 - Tiết 2 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt
Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt .
2. Kĩ năng:
Luyện tập biết cách dùng từ đặt câu.
Nhận diện phân biệt được từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy.
Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ:
HS biết yêu quý tiếng mẹ đẻ, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II.Phương pháp:
Qui nạp, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. .
III. Chuẩn bị:
Học sinh : Sọan bài
Giáo viên : Tích hợp với bài “ Bánh chưng, bánh giầy “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ”.Bảng phụ.
IV. Tiến trình họat động:
1. ổn định : Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: (2 phút ) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
Họat động của GV
Họat động của HS
Nội dungcần đạt
* Hoạt động 1:* Giới thiệu bài mới:
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian:2 phút
Trong tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và nó mang một thanh điệu nhất định nhưng không phải mỗi tiếng phát ra là một từ, có từ thì chỉ có một tiếng ; có từ có từ 2 tiếng trở lên . Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt .
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về từ, từ đơn, từ phức, phân loại từ đơn và từ phức, các loại từ phức qua hệ thống bài tập mục tìm hiểu bài.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh họa, phân tích ví dụ, nêu và giải quyết vấn đề. .
Thời gian:15 phút
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài mụcI: Từ là gì?
GV treo bảng phụ lên, gọi HS đọc ví dụ trong bảng phụ:
Thần / dạy / dân / cách/ trồng trọt / chăn nuôi / và/ cách / ăn ở.
+ lập danh sách các từ .
=> Câu văn gồm có 12 tiếng , 9 từ .
- Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ?
Mỗi loại đơn vị được dùng làm gì?
Khi nào một tiếng được coi là một từ?
- Vậy từ là gì ? (Dành cho học sinh khuyết tật)
GV chốt ý:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài mụcII:
Phân loại từ đơn và từ phức
Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại:
Từ / đấy, / nước/ ta / chăm / nghề / trồng trọt, / chăn nuôi / và/ có / tục / ngày/ Tết / làm / bánh chưng, / bánh giầy.
GV treo bảng phân loại:
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Từt, làm
Từ phức
Từ ghép
chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
trồng trọt
Quan sats bảng phân loại, phân tích vd em hãy cho biết:
Thế nào là từ đơn? Cho vd?
Thế nào là từ phức? Cho vd?
- Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau?
GV chốt ý:
- GV gọi học sinh đọc mục ghi nhớ.
HS đọc ví dụ trong bảng phụ
HS trả lời
Ghi bài
HS đọc
HS điền từ vào bảng
HS trả lời
HS ghi bài
HS đọc
Học sinh đọc mục ghi nhớ
I/ Bài học:
1/ Từ là gì ?
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Ví dụ: Học sinh/ lớp/ sỏu / một / đang / lao động/.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
II/ Từ đơn và từ phức.
Từ đơn:
Là những từ chỉ gồm một tiếng.
Ví dụ: ăn, ngủ, đứng, ngồi.
2. Từ phức:
Là những từ gồm hai hoặc nhiều tiếng
Từ phức được chia làm hai loại là từ ghép và từ láy.
a/ Từ ghép: là nhũng từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: Học sinh, nhà cửa, cây cối.
b/ Từ láy: Là nhũng từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Ví dụ: Ngoan ngoãn, khúc khích, bập bẹ.
* Ghi nhớ: (SGK/13,14)
* Hoạt động 3: Luyệntập:
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian:20 phút
Để củng cố kiến thức đã học chúng ta sang phần luyện tập:
Xác định mục tiêu của dề BT1&2:: Nhận biết kiểu cấu tạo của từ láy, từ ghép trong một câu cụ thể.
GV gọi học sinh đọc đề BT1
Bai 2: Cho HS làm miệng
Xác định mục tiêu của dề BT3:
Nhận biết tác dụng của một số từ ghép và từ láy trong một đoạn văn cụ thể.
Bài 3: GV chia nhóm cho học sinh thảo luận nhóm.
– Giáo viên nhận xét .
Bài 5: Gv chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất.
HS đọc đề BT1
HS trả lời
Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên bảng làm
HS thi tìm nhanh
III. Luyệntập:
Bài 1:
a/ Từ ghép
b/ Cội nguồn, gốc gác
c/ cậu mợ, cô dì, chú cháu
Bài 2:
- Theo giới tính: anh chị, ông bà
- Theo bậc : chị em, dì cháu.
Bài 3:
Cách chế biến
-Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp.
Chất liệu
-Bánh nếp, bánh khoai, bánh tẻ,bánh gai.
Tính chất
-Bánh dẻo, bánh xốp
Hình dáng
-Bánh gối, bánh khúc
Bài 5: Tìm từ láy:Khúc khích, khanh khách.
Hoạt động 4: Củng cố bài học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học
Phương pháp: Khái quát hóa bằng sơ đồ
Thời gian:5 phút
Dựa vào sơ đồ hệ thống kiến thức hóa tiết học
Quan sát ghi chép
Khắc sâu hệ thống kiến thức bài học
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tự học ở nhà:2 phút
Học bài + làm bài tập 4,5 (trang15/Sgk ):
Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói dáng điệu của con người.
Tìm các từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật
Sọan bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt .
Rút kinh nghiệm:.................................................................................
Ngày sọan : 13/10/2013
Ngày dạy : 16/10/2013
Tuần 9 - Tiết 34
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mức độ cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự
- Kể “ xuôi ”, có thể kể “ ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện .
- Tự nhận thấy sự khác biệt của hai cách kể.
- Điều kiện cần có khi kể “ ngược ”
2. Kĩ năng:
- Luyện tập kể theo trình tự nhớ lại .
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
II.Phương pháp:
Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, đàm thoại, kể chuyện.
III. Chuẩn bị:
Học sinh: Sọan bài
Giáo viên: Tích hợp với văn bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” với các bài đã học .
IV. Tiến trình Iên lớp:
1. ổn định: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: ( 5 phút) Khoanh tròn chữ cỏi đầu của ý em cho là đúng:
C1/ Ngôi kể là gì?
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể dùng để kể chuyện.
Ngôi kể là chủ đề tư tưởng của truyện.
Ngôi kể là là ý đồ mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản.
Ngôi kể chính là tác giả.
C2/ Có mấy loại ngôi kể? Đó là những loại nào?
Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc.
Hai - Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Ba - Ngôi thứ nhất, nhì, ba.
Hai - Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.
C3/ Đọc bài văn làm ở nhà ( cảm nghĩ của em khi nhận được món quà tặng của người thân .
3. Bài mới:
Họat động của GV
Họat động của HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:* Giới thiệu bài mới:
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS
Phương pháp: Thuyết trình .
Thời gian:2phút-
* Giới thiệu bài: Để làm tốt bài văn tự sự, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn cần phải chọn thứ tự kể cho phù hợp . Vậy thứ tự kể là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự . Kể “xuôi”, có thể kể
“ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện, tự nhận thấy sự khác biệt của hai cách kể.
Mục tiêu: HS nắm được thế nào là là thứ tự kể trong văn tự sự..
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa kể “ xuôi”, có thể kể “ ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện, tự nhận thấy sự khác biệt của hai cách kể.điều kiện cần có khi kể “ ngược “
Phương pháp: Phân tích mẫu, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
Thời gian:18 phút
- GV cho HS tóm tắt các sự việc trong truyện “ Sơn Tinh và Thủy Tinh ”?
Các sự việc được kể theo thứ tự nào ? (các sự việc liên tiếp nhau, việc gì xảy ra trước kể trước việc gì xảy ra sau kể sau,cho đến hết.)
- kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì ? (Làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi )
GV chuyển ý b:
Gọi HS đọc bài văn:
GV cho HS tóm tắt các sự việc trong bài văn:
- Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu , không ai đến .
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp trở nên hư hỏng .
- Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
- Sự việc Ngỗ bị chó dại cắn kêu cứu không ai đến là hậu quả của việc làm trước đây của Ngỗ.
Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào?
=> Thứ tự kể : bắt đầu từ hậu quả rồi đến nguyên nhân => kể ngược
Bài văn kể lại theo thứ tự nào ? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì ?(để gây sự chú ý bất ngờ hoặc để thể hiện tính cách nhân vật )
Giáo viên nhấn mạnh : Trong văn tự sự, người kể có thể kể ngược hoặc có thể kể xuôi tùy theo nhu cầu thể hiện mà người kể lựa chọn cách kể phù hợp .
- GV gọi HS đọc mục ghi nhớ.
HS tóm tắt các sự việc trong truyện “ Sơn Tinh và Thủy Tinh ”?
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
Thứ tự kể : bắt đầu từ hậu quả rồi đến nguyên nhân => kể ngược:
HS nghe
HS đọc ghi nhớ.
I/ Bài học:
1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự .
a/ Kể theo thứ tự tự nhiên: (thời gian ) -> kể xuôi: Là kể theo các sự việc liên tiếp nhau, việc gì xảy ra trước kể trước việc gì xảy ra sau kể sau,cho đến hết.
- Làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi .
b/ Kể ngược:
Nhưng để gây sự chú ý bất ngờ hoặc để thể hiện tính cách nhân vật, người ta có thể đem kết quả sự việc hoặc sự việc hiện tại ra kể trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
II. Ghi nhớ: ( SGK/ 98)
* Hoạt động 3: Luyệntập:
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành, luyện tập kể theo trình tự nhớ lại .
Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
Phương pháp :Vấn đáp giải thích, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Thời gian:15 phút
GV hd HS luyện tập
- GV gọi HS đọc câu chuyện.
GV cho Học sinh thảo luận nhóm .
Làm bảng phụ
- GV nhận xét .
Bài 2 : GV gọi HS đọc.
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
Nhận định nào sau đâykhông đúng vớ trình tự thời gian của câu chuyện?
Khi kể chuyện người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra.
B. Để tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện, người viết có thể đảo trật tự thời gian diễn biến của sự việc.
Không thể đảo trật tự thời gian diễn biến sự việc của câu chuyện.
D. Đảo trật tự sự việc, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại.
HS đọc câu chuyện.
HS thảo luận nhóm .
Làm bảng phụ
HS làm vào vở rồi đọc lên
HS làm bài tập trắc nghiệm
III/ Luyện tập:
1/ Câu chuyện kể ngược theo dòng hồi tưởng .
- Kể theo ngôi thứ nhất .
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược.
2/ Lập dàn bài.
Đề: kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa.
* Hoạt động 4: Củng cố bài học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học
Phương pháp: Vấn đáp
Thời gian:4 phút
Hệ thống hóa kiến thứctiết học bằng câu hỏi củng cố : Thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự?.
Kể “ xuôi ”, có thể kể “ ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện, sự khác biệt của hai cách kể.
HS trả lời cá nhân
Khắc sâu kiến thức bài học
* Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 2 phút
- Tập kể “ xuôi ”, có thể kể “ ngược” một truyện dân gian.
- Ôn tập văn tự sự chuẩn bị hai tiết sau làm bài viết số 2 bằng cách lập dàn ý một đề văn theo hai ngôi kể. - Học bài - Đọc các bài văn mẫu tự sự.
.
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tu va cau tao tu Tieng Viet Thu tu ke trong van tu su.doc