A Phần chuẩn bị
I) Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Thế nào là chuyện ngụ ngôn
Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
Biết liên hệ truyện trên với tình huống hoàn cảnh thực tế .
Tiếp tục rèn luyện kể chuyện diễn cảm, tìm hiểu phần ý nghĩa của các truyện .
II) Chuẩn bị
Thầy :
Đọc các văn bản , nghiên cứu kỹ nội dung bài
Đọc phần chú thích nắm yêu cầu của bài
Câu hỏi hướng dẫn học sinh học bài.
Trò :
Học bài cũ , nắm chắc nội dung các câu chuyện cổ tích.
đọc các văn bản, tập kể tóm tắt truyện.
Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
Bảng phụ , phấn màu.
B Phần thể hiện khi lên lớp
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ngày giảng
Tiết 41+42
ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi
đeo nhạc cho mèo
A Phần chuẩn bị
I) Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Thế nào là chuyện ngụ ngôn
Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
Biết liên hệ truyện trên với tình huống hoàn cảnh thực tế .
Tiếp tục rèn luyện kể chuyện diễn cảm, tìm hiểu phần ý nghĩa của các truyện .
II) Chuẩn bị
Thầy :
Đọc các văn bản , nghiên cứu kỹ nội dung bài
Đọc phần chú thích nắm yêu cầu của bài
Câu hỏi hướng dẫn học sinh học bài.
Trò :
Học bài cũ , nắm chắc nội dung các câu chuyện cổ tích.
đọc các văn bản, tập kể tóm tắt truyện.
Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
Bảng phụ , phấn màu.
B Phần thể hiện khi lên lớp
I) Kiểm tra bài cũ:
GV:
Tóm tắt các sự việc chính “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” nêu ý nghĩa của truyện theo em trong truyện ai là người đáng phê phán . Giải thích vì sao?
HS:
Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá
ông bắt được cá vàng và nhận lời hứa
Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả của mỗi lần.
II) Bài mới
Kho tàng truyện dân gian Việt Nam rất phong phú về thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn , truyện cười...Trong các thể loại trên truyện ngụ ngôn là một thể loạiđược nhiều người ưa thích. Các câu truyện tuy ngắn gọn nhưng đều có ngụ ý sâu xa , mang nhiều ý nghĩa để ran dạy con người. Ta tìm hiểu một số chuyện ngụ ngôn để thấy rõ điều đó.
ếch ngồi đáy giếng
GV: Qua tìm hiểu chú thích em cho biết thế nào là chuyện ngụ ngôn.
Gv nêu yêu cầu đọc chậm bình tĩnh hài ước kín đáo.
Gv đọc một lần
2 học sinh đọc nhận xét .
một em kể diễn cảm câu chuyện.
GV: Truyện được chia làm mấy đoạn?
Gv truyện kể về nhân vật nào các chi tiết và sự vật có liên quan đến nhân vật ra sao?
GV: Em thấy việc giới thiệu hoàn cảnh sống của ếch ở đây có gì đặc biệt.
GV: Hoàn cảnh sống ấy có tác động gì đến bản thân và cách nghĩ của ếch không?
GV: Bởi nó sống trong môi trường như vậy lên nó đã nhìn mình và nhìn đời ra sao?
GV: Em hiểu thế nào là vị chúa tể.
GV: Theo em cách nhìn nhận như vậy của ếch có đúng đắn không?
GV: Do đâu mà ếch chết dưới chân một con trâu.
GV: Qua sự việc trên em rút ra bài học gì từ truyền ngụ ngôn này.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
GV: Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung , ý nghĩa của truyện.
GV: Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với câu thành ngữ “ ếch ngồi đáy giếng”
I)Đọc và tìm hiểu chung
1) khái niệm truyện ngụ ngôn
loại truyện kể bằng văn xuôi , văn vần mượn truyện về loài vật , đồ vật hoặc chính con người để nói kín đáo bóng gió chuyện con người nhằm khuyên nhủ , răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2) Đọc và kể
HS: Truyện chia hai đoạn ; đoàn từ đầu đến chúa tể , đoạn 2 phần còn lại.
II)Phân tích văn bản
HS: ếch sống trong một cái giếng , nó không tiếp xúc với một thế giới bao la rộng lớn bên ngoài giếng nó sống ở đó rất lâu ngày xung quanh đều là những con vật nhỏ bévà đều đắng sợ tiếng kêu của nó.
HS: Hoàn cảnh ấy đã ảnh hưởng đến cách nhìn và cách nghĩ về bản thân và xung quanh của ếch.
HS: ếch thấy bầu trời qua miệng giếng tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung còn bản thân hắn coi như một vị chúa tể.
HS: Kẻ có quyền lực cao nhất , chi phối những kẻ khác.
HS: Sự nhìn nhận như vậy không đúng đắn hoàn toàn chủ quan và sai lệch .
HS: Do cơn mưa lớn làm nước dâng lên tràn bờ giếng đưa ếch ra ngoài thế giới nhỏ bé quen thuộc của nó .
Do thói chủ quan nhâng nháo chẳng thèm để ý gì đến xung quanh .
Không để ý gì đến trâu giám bẹt.
II)Tổng kết
Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hướng đến nhần thức về chính mìnhvà thế giới xung quanh
Sự chủ quan kêu ngạo bao giờ cũng trả giá đắt
Muốn có hiểu biết cần phải vượt ra ngoài phạm vi sống quen thuộc.
III) Luyện tập
HS: câu 1 ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu ...vị chúa tể
Câu 2 nó nhâng nháo đưa cặp mắt ...giẫm bẹt
HS: Người ít giao lưu tiếp xúc
Chỉ người hiểu biết hạn hẹp
chỉ người tầm nhìn thiểu cận....
Thầy bói xem voi
Gv nêu yêu cầu đọc thể hiện các giọng thầy bói khác nhau , thài độ quả quyết tự tin hăm hở và mạnh mẽ.
Phân vai 5 em đọc , nhận xét
Một em đọc diễn cảm câu chuyện
GV: Truyện được chia làm mấy đoạn.
GV: Mở đầu câu chuyện giới thiệu sự việc và nhân vật như thế nào?
GV: Các cá nhân xem voi trong hoàn cảnh cá nhân như thế nào?
GV:Và thế là năm thầy bói xem voi như thế nào?
GV: Em thấy có điều gì đáng chú ý trong cách xem này.
GV: Với cách xem voi bằng tay của các ông thầy bói thì việc miêu tả voi của từng thầy bói như thế nào?
Gv kể vào bảng phụ học sinh lên bảng điền.
GV: Em có nhận xét gì với việc miêu tả của năm thầy bói.
GV: Thái độ của các thầy bói khi miêu tả như thế nào? Vì sao họ lại khăng khăng bác bỏ ý kiến của nhau .
GV: Kết quả của cuộc tranh luận này ra sao.
GV: Theo em việc sai lầm của năm ông thầy bói là như thế nào?
GV: Bài học mà tác giả dân gian muốn giử gắm trong câu chuyện này là gì?
GV: Em khái quát lại toàn nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Kể một số ví dụ của em hay của bạn em về những trường hợp mà em hoặc các bạn em đã nhận định một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của nó .
GV: Tìm một vài thành ngữ tương tự.
I Đọc và tìm hiểu chung
HS: Truyện chia ba đoạn
Đoạn 1 từ đầu đến thầy bói sờ đuôi
Đoạn 2 tiếp đến chổi sề cùn
Đoạn 3 phần còn lại
II Phân tích văn bản
HS: Giới thiệu cuộc xem voi của năm ông thầy bói
HS: Các thầy bói đều bị hỏng mắt chưa từng biết hình thù con voi ra sao.
HS: Các thầy chung tìên biếu quản voi để xem
HS: Do bị hỏng mắt không nhìn được các thầy dùng tay để xem , xem bằng cách sờ vì con voi lớn lên mỗi thầy chỉ xem được một thứ .
Thầy thì sờ vòi , thầy thì sờ ngà , thầy thì tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Lời miêu tả voi của từng thầy bói
Voi: Thầy sờ vòi sun sun như con đỉa
Thầy sờ ngà chần chần như cái đòn cân.
Thầy sờ tai bè bè như cái quạt thóc
Thầy sờ chân sừng sừng như cái cột nhà
Thầy sờ đuôi tun tủn như cái chổi sề cùn
HS: Sự miêu tả khá chính xác với những gì mà mỗi thầy sờ nhưng không đúng với con voi thực bởi đó là những bộ phận trên cơ thể con voi.
Từng bộ phận thì đúng nhưng lấy bộ phận thay tổng thể thì trong trường hợp này sai hoàn toàn.
HS: Thài độ miêu tả đầy tự tin vì mỗi bản thân của mỗi thầy đã “ sờ tận tay” Bởi vậy mới xảy ra chuyện thầy nọ bác bỏ ý kiến của thầy kia dẫn đến cuộc tranh luận.
HS: Đi cùng khăng khăng là mình đúng từ chỗ bảo vệ ý kiến bằng lý lẽ , chuyện sang bảo vệ bằng gân sức , kết quả là đánh nhau vỡ đầu chảy máu mà vẫn khônng có khái niệm về voi , chưa tìm được tiếng nói chung , chưa miều tả đúng hình thù con voi.
HS: Sai lầm ở chỗ chỉ nhìn bộ phận mà miêu tả hình thù con voi ai cũng cho mình là đúng bảo vệ ý kiến của mình đến cùng kết cục xem voi mà không biết được voi.
Bài học
- Phải tìm hiểu sự vật bằng cách tiếp cận thích hợp
- Phải xem xét và khái quát sự vật một cách toàn diện , không lên lấy cái cục bộ , bộ phận thay cho toàn bộ.
- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình không lên tự tin ở mức quá đáng thành ra bảo thủ
- Chân lý khoa học phải được giải thích một cách thông minh chứ không phải xô xát ẩu đả.
III Tổng kết
Từ câu chuyện chế diễu cách xem và phê phán về voi của năm ông thầy , truyện “ thầy bói xem voi” khuyên người ta muốn hiểu biết sự vật , sự việc phải xem xét nó một cách toàn diện
IV Luyện tập
HS: kể chuyện , nhận xét
HS: ví dụ thầy cũng chẳng thấy sừng
đeo nhạc cho mèo
gv nêu yêu cầu đọc
đọc phân vai phù hợp với tính cách của từng nhân vật , giọng hóm hỉnh , hài ước...
hs trình bày phần tóm tắt đã chuẩn bị bài ở nhà.
GV: Cảnh họp làng chuột lúc đầu và lúc đeo nhạc cho mèo có gì khác nhau.
GV: Qua những chi tíêt trên em hãy chỉ ra ý nghĩa của sự đối lập đó.
GV: Em có nhận xét gì về việc miêu tả các loài chuột . phải chăng mỗi loài chuột ám chỉ một hạng người nào đó trong xã hội .
GV: Trong cuộc họp của làng chuột , ai có quyền và sai kiến ? đi phải nghe theo và nhận khó khăn nguy hiểm.
GV: Truyện “ Đeo nhạc cho mèo” đưa ra bài học gì?
Học sinh ghi nhớ sách giáo khoa
GV: Tìm thành ngữ tương tự “ Đeo nhạc co mèo”
I Đọc và tóm tắt chuyện
1 Đọc
2 Tóm tắt chuyện
Xưa nay chuột bị mèo hại nhiều chúng họp nhau lại tìm cách gữi mình , cuộc họp rất đôngđủ , chuột cống đưa ra sáng kíên đeo nhạc cho mèo , để khi mèo đến giếu chuột mà chạy cả làng đồng ý . Tìm được nhạc hội đồng chuột hô hức kéo nhau đến họp nhưng khi cử người đeo nhạc vào cổ mèo thì cả làng đẩy ông chuột cống , chuột nhất đưa ra lý do phù hợp cuối cùng chuột chù đầy tớ của làng phải đảm nhận vừa trông thấy mèo chuột chù đã sợ hãi bỏ chạy , cả làng chuột bỏ chạy toán loạn . Rút cuộc chuột vẫn sợ mèo.
II Phân tích văn bản
Lúc đầu
- Cảnh họp làng chuột rất có khí thế từ người có vai cao nhất đến anh đầy tớ của làng.
- Tất cả thán phục đồng than tương ứngvới sáng kiến của ông Cống ai cũng đều hớn hở cho là kế hay, không còn sợ mèo nữa.
Lúc họp đeo nhạc cho mèo.
- Cả làng im phăng phắc, không có một cái tai nào nhíc một cái răn g nào nhe cả không khí lặng lề sợ hãi bao chùm.
- Không ai dám nhận việc phân công trở thành chuyện đùn đẩy, né tránh bắt ép người khác.
HS: Nói thì dễ làm thì khó
Chứng tỏ sự hèn nhát của hội đồng chuột , hăng hái một cách viển vông
HS: Cả làng chuột , làng răng dài
Khi đồng thanh ưng thuận thì cả làng chuột dâu móm quật đuôi
Lúc sợ hãi cả làng im phăng phắc
HS: Chuột Cống , chuột Nhắc là những kẻ chiều trên có quyền chi phối làng chuột . Nên cử chỉ xuống quyền và từ chối việc làng.
Chuột chù là đầy tớ , cùng đinh nhất làng lên bắt buộc phải nghe theo và nhận khó khăn nguy hiểm.
HS: Truyện khuyên nhủ người ta phải luôn cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi thực hiện một công việc nào đó . Truyện phê phán những kẻ viển vông , ham sống sợ chết , chỉ bàn mà không hành động trút công việc khó khăn nặng nhọc cho người dưới quyền.
III Ghi nhớ : SGK
IV Luyện tập
Ví dụ Trăm voi không được bát nước sáo
Ham sống sợ chết..
Củng cố : GV nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn
Bài học rút ra từ ba câu chuyện ngụ ngôn là gì?
Truyện ếch ngồi đáy giếng : không lên kêu ngạo
Thầy bói xem voi : không lên nhìn sự vật một cách phiến diện
Đeo nhạc cho mèo : làm việc phải có kế hoạch
III) Hướng dẫn học sinh làm bài và học bài ở nhà
Đọc lại truyện , tập kể diễn cảm , học thuộc khái niệm truyện ngụ ngôn
nắm nộidung ý nghĩa của câu chuyện , rút ra bài họ c bản thân
đọc soạn the o câu hỏi SGK văn bản Chân , tay, tai , mắt , miệng
Ngày soạn ngày giảng
Tiết 43
Luyện nói kể chuyện
A Phần chuẩn bị
I) Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Biết lập dàn bài cho bài kể miệng theo một đề bài cụ thể
Biết kể theo dàn bài
rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm
Giáo dục học sinh tính tự tin trước đám đông người
II) Chuẩn bị
Thầy :
Đọc các văn bản , nghiên cứu kỹ nội dung bài
Lập dàn ý mẫu để hướng dẫn học sinh thực hành trên bảng
Trò :
Xem lại cách lập dàn ý tự sự
Nhóm trưởng điều kiển nhóm làm bài tập theo yêu cầu của gv
Lập dàn ý ở nhà các đề bài sách giáo khoa
B Phần thể hiện khi lên lớp
I) Kiểm tra bài cũ:
Các nhóm báo cáo việc chửân bị ở nhà
Kiểm tra bài làm của học sinh
II) Bài mới
GV:Em đọc lại các đề bài trên . Xác đinh yêu cầu của đề
GV: Đối với mỗi đề em cần nêu những ý chính nào?
GV: Lập dàn ý các đề bài.
GV: Chép dàn ý vào bảng phụ . Trình bày trước lớp.
GV: Em nhận xét bài trình bày của bạn .
GV: Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày trước lớp đề 2
GV: Em nhận xét về cách kể của bạn.
1 Đề bài
Kể lại một truyện về thăm quê
Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ, neo đơn
Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
Kể về một truyện ra thành phố
Yêu cầu đề bài
HS: Bốn thể loại trên đều thuộc thể loại tự sự
Nội dung
Đề 1 một chuyến về thăm quê
Đề 2 cuộc đi thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
Đề 3 cuộc đi thăm di tích lịch sử
Đề 4 một chuyến ra thành phố
HS: Báo cáo kết quả các nhóm đã chuẩn bị.
2 Lập dàn ý
Đề 1 :
a) Mở bài
Lí do về thăm quê , ai đưa em đi ...
b) Thân bài
Tâm trạng trước khi về thăm quê
+ Trên đường đi em đã trông thấy gì ?
Cảnh vật
Con đường
+ Về đến quê thầy quê hương đổi mới ,quang cảnh chung
+ Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi
c) Kết bài
ấn tượng của sau và trong chuyến đi , cảm xúc về quê hương
Suy nghĩ của em như thế nào
Đề 2
Mở bài
Em đi thăm hỏi gia đình liệt sĩ neođơn vào thời gian nào?
Ai tổ chức đoàn gồm những ai:?
Dự định đến gia đình nào ở đâu
Thân bài
Chuẩn bị cho cuộc đi thăm
Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm
Trên đường đi , đến nhà liệt sĩ , quang cảnh gia đình
Cuộc gặp gỡ , thăm viếng diễn ra như thế nào. Lời nói thái độ việc làm , quà tặng
Thài độ lời nói của các thành viên trong gia đình.
Kết bài
Ra về ấn tượng của cuộc đi thăm
Suy nghĩ về chuyến thăm và nêu một vài hành động cụ thể
Đề 3+ 4 ( yêu cầu học sinh về nhà làm)
3 . Luyện nói trên lớp
+ ở tổ , ở nhóm
Nhóm trứởng điều khiển
Dựa theo dàn ý trên bảng trình bày theo các phần
Mở bài
Thân bài
Kết bài
+ Kể chuyện trước lớp
2 học sinh lên bảng kể chuyện
HS: Nhận xét cách trình bày của bạn
có ý kiến đánh giá bổ sung
+ ý kiến chung của giáo viên
nội dung của từng chuyện mà học sinh kể
cách kể của từng em
giọng kể có phù hợp với nội dung câu chuyện không
cách phát âm
sửa câu từ, cách diễn đạt
biểu dương bài kể hay , cho điểm
Củng cố
Giáo viên nhắc lại nội dung yêu cầu của tiết học
do đối tượng học sinh yêu cầu phải luyện nóivà cách phát âm
III Hướng dẫn học học bàivà làm bài ở nhà
Lập dàn ý và luyện nóicác đề bài còn lại
Tìm hiểu đề bài, tìm ý
Ôn lại kiến thức văn tự sự.
Ngày soạn ngày giảng
Tiết 44
Cụm danh từ
A Phần chuẩn bị
I) Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
+ Đặc điểm của cụm danh từ
Cầu tạo của phần gạch chân, phần trước và phần sau
+ Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấutạo của cụm danh từ biết đặt câuvới các cụm danh từ.
II) Chuẩn bị
Thầy :
Đọc các ví dụ, nghiên cứu các câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời
Tìm và đặt một số câu có cụm danh từ
Bnảg phụ, phấn màu
Trò :
Học bài cũ , nằm chắc đặc điểm khái quát của cụm danh
Đọc tìm hiểu ví dụ
Bảng phụ, phiếu học tập, phấn mầu
B Phần thể hiện khi lên lớp
I) Kiểm tra bài cũ:
GV: Vẽ sơ đồ và điền vào sơ đồ hệ thống kiến thức đã học về danh từ
HS: Vẽ theo mô hình sau
Danh từ
DT chỉ đơn vị DT chỉ sự vật
DT chỉ đơn vị quy ứơc DT chỉ đơn vị DT chung DT riêng
TN
DT chỉ đơn vị qui ước DT chỉ đơn vị qui ước
chính xác ước chừng
II) Bài mới
Khi danh từ hoạt động trong câu để đảm nhận thêm một chức năng nào đó , thường đứng trước hoặc sau danh từ còn có thêm một số các từ ngữ khác như: chỉ số lượng ( đứng trước) chỉ từ ( đứng sau). Những từ ngữ đó cùng các danh từ lập thành cụm danh từ. Thế nào là cụm danh từ? Cấu tạo của cụm danh từ như thế nào? Ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
gv ghi ví dụ ra bảng phụ
HS đọc lại ví dụ.
GV: Các từ ngữ gạch chân ở ví dụ trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
GV: Em hãy tìm các từ trung tâm trong các cụm từ trên.
GV: Các từ ngữ phụ là những từ nào?
GV: Các tổ hợp từ được gọi là gì?
GV: Thế nào là cụm danh từ?
GV: So sánh các cách nói sau đây.
túp lều / một túp lều
một túp lều / một túp lều nát
một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển
Em có nhận xét gì về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một cụm danh từ.
GV: Hoạt động của cụm danh từ trong câu như thế nào?
GV: Có danh từ “ Con trâu”
GV: Thêm các phụ ngữ để tạo thành cụm danh từ ; đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét.
gv ghi ví dụ vào bảng phụ
GV: Tìm các cụm danh từ trong câu trên ? gạch chân dưới các cụm danh từ ấy
GV: Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên sắp xếp chúng thành lại.
GV: Đâù các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ .
thảo luận theo nhóm
GV: Từ ví dụ và mô hình ở trên em hãy nêu mô hình tổng quát của cụm danh từ.
GV: Các phụ ngữ đứng trườc và đứng sau cụm danh từ có ý nghĩa gì?
GV: Tìm cụm danh từ trong những câu sau.
GV: Chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụmdanh từ.
GV: Tìm phụ ngữ thích điền vào chỗ trống trong phần trích sau.
I Cụm danh từ là gì?
* Ví dụ
Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
+ ngày xưa + một túp lều
TT P P TT
+Vợ chồng ông lão đánh cá + túp lều nát trên
TT P TT P
bờ biển.
HS: Các từ trung tâm: ngày, vợ chồng, túp lều
HS: Các từ ngữ phụ là, xưa , hai , ông lão đánh cá, một, nát trên bờ biển
HS: Các tổ hợp từ: - Ngày xưa
hai vợ chồng ông lão đánh cá
một túp lều
túp lều nát trên bờ biển
do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành một cụm danh từ
HS: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
HS: Cụm danh từ với ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ
Ví dụ: túp lều
DT
một túp lều ( cụm danh từ)
DT DT
Cụm danh từ là hoạt động trong câu giống như danh từ
HS: Ba con trâu ấy
đặt câu: Ba con trâu ấy nhà Bác Nam cũng rất khẻo. Cụm DT
cụm danh từ hoạt động như một danh từ nhưng nó đầy đủ hơn; nó cũng gần như chủ ngữ trong câu
II Cấu tạo của cụm danh từ
* ví dụ
Vua sai ban cho dân làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con , hẹn năm sau phải đem nộp đủ , nếu không thì cả làng phải tội.
HS: Từ ngữ đứng trước: cả , ba , chín
từ ngữ đứng sau: ấy , nếp , đực , sau
Sắp xếp thành loại
Các phụ ngữ đứng trước:
cả: số lượn ước phỏng
ba, chín: số lượng chính xác
Các phụ ngữ đứng sau:
nếp , đực , sau : chỉ đặc điểm
ấy : chỉ vị trí để phân biệt
phần trước
phần trung tâm
phần sau
t2
t1
t1
t2
s1
s2
làng
ấy
ba
thúng
gạo
nếp
ba
con
trâu đực
ba
con
trâu
ấy
chín
con
cả
làng
năm
sau
mô hình cụm danh từ
phần trước
phần trung tâm
phần sau
t2
t1
t1
t2
s1
s2
tất cả
những
em
học sinh
chăm ngon
ấy
trong cụm danh từ
Các phụ ngữ ở phần trước bổ xung cho danh từ các ý nghĩa về số và lương các phụ ngữ ở phần sau nêu nên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian thời gian
Học sinh đọc ghi nhớ 2
III Luyện tập
Bài tập 1
Vua, cha; một người chồng thật xứng đáng
một lưỡi búa của cha
một con yêu tinh ở trên núi
Bài tập 2
học sinh kẻ mô hình
phần trước
phần trung tâm
phần sau
t2
t1
t1
t2
s1
s2
vua
cha
một
người
chồng
thật
xứng đáng
một
lưới
búa
của
cha
một
con
yêu tinh
ở
trên núi
Bài tập 3
.........chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
.........thật không ngờ thanh sắt vừa rồi chui vào lưới mình.
.........vấn thanh sắt cũ mắc vào lưới
Củng cố
Cụm danh từ là tổ hợp do danh từ với một số từ ngữ khác phụ thuộc vào nó tạo thành; có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn
Cấu tạo cụm danh từ: 3 phần phần trước , phần trung tâm, phần sau
III) Hướng dẫn học sinh làm bài và học bài ở nhà
Học thuộc ghi nhớ sách giáo khoa, làm các bài tập
Ôn lại toàn bộ kiến thức về tiếng việt.
File đính kèm:
- GA Ngu van 6 tuan 11.doc