A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : chân, tai ,tay, mắt, miệng .
- HS biết rút ra bài học về cách sống, về các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội qua câu chuyện lý thú của các bộ phận trong cơ thể người .
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
- GD hs có ý thức giữ gìn mối đoàn kết, gắn bó, nương tựa vào nhau .
B. Phương tiện thực hiện :
- Chuẩn bị : SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. Tổ chức giờ học :
* Bài cũ : Nêu bài học rút ra từ 3 truyện: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo ?
* Bài mới:
GV: Đây là một truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyên con người .
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Tiết 45 : Chân , tay, tai, mắt, miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 :
Tiết 45 : Chân , tay, tai, mắt, miệng .
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : chân, tai ,tay, mắt, miệng .
- HS biết rút ra bài học về cách sống, về các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội qua câu chuyện lý thú của các bộ phận trong cơ thể người .
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
- GD hs có ý thức giữ gìn mối đoàn kết, gắn bó, nương tựa vào nhau .
B. Phương tiện thực hiện :
- Chuẩn bị : SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. Tổ chức giờ học :
* Bài cũ : Nêu bài học rút ra từ 3 truyện: ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo ?
* Bài mới:
GV: Đây là một truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyên con người .
- GV gọi hs đọc phân vai
- Đọc : Đúng tính cách nhân vật :
+ Cô Mắt : ấm ức .
+ cậu Chân, Tay: bực bội, đồng tình .
+ bác Tai: ba phải
I. Đọc - kể- giải thích từ khó:
1. Đọc - kể .
2. Giải thích từ khó .
- GV gọi hs giải thích từ khó : hăm hở, lờ đờ, tê liệt, ăn không ngồi rồi .
H: Truyện có bố cục ntn?
- Đoạn đầu: than thở, bất mãn-> Chân, Tay đi gặp lão Miệng thì hăm hở, nóng vội -> sau đó thì uể oải, lờ đờ -> đoạn cuối hối hận khi nhận ra sai lầm của mình .
3. Bố cục :
- Nguyên nhân , tình huống.
- Hành động- kết quả.
- Bài học rút ra .
H: Truyện có bao nhiêu nhân vật? Cách đặt tên cho nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì?
- Có 5 nhân vật nhưng lão Miệng là nhân vật đáng chú ý hơn vì là đầu mối của truyện -> lấy ngay tên các bộ phận cơ thể người để dặt tên cho nhân vật -> dụng ý nghệ thuật
II. Tìm hiểu truyện :
1. Nhân vật: có 5 nhân vật
-> cách đặt tên của nhân vật giản dị -> có dụng ý nghệ thuật.
H: tại sao lại gọi cô mắt, cậu Tay, cậu Chân...?
- Miêu tả đặc điểm của nhân vật phù hợp .
+Cô Mắt: nhìn -> duyên dáng .
+ Chân, Tay: quen làm việc -> cậu -> khoẻ .
+ Bác Tai: nghe-> ba phải.
+ Miệng: ăn, mọi người ghét -> lão .
- Biện pháp nhân hoá - ẩn dụ .
+ Xưng hô: cô, cậu, bác lão -> phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng
H: Vì sao cô Mắt, cậu Tay, Chân lại so bì với lão Miệng?
- So bì với lão Miệng vì họ làm việc quanh năm mệt nhọc , còn lão Miện chẳng làm gì chỉ ngồi ăn không.
H: Việc so bì của các nhân vật trên đúng hay sai?
- Có phần đúng, có phần sai.
+ Đúng: nhìn bề ngoài về công việc cuả từng bộ phận thì các nhân vật khác phải làm việc, lao động còn lão Miệng không phải làm mà chỉ hưởng thụ .
+ Sai: vì các nhân vật chưa nhìn thấy sự thống nhất chặt chẽ bên trong giữa các nhân vật. Nhờ miệng ăn mà nuôi dưỡng các bộ phận khác
- Cách miêu tả phù hợp với cách biểu hiện của từng bộ phận :
+ Chân tay không muốn hoạt động .
+ Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không thể ngủ.
+ Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa.
+ Miệng nhợt nhạt, nhệch ra trề ra.
- Sự thống nhất cao độ của các bộ phận, cơ quan tạo nên sự sống cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.
H: Các biện pháp mà các nhân vật đưa ra để trừng trị lão Miệng ntn?
- Biện pháp: Phản đối không làm.
H: Kết quả ra sao?
H: Nhận xét về cách miêu tả từng nhân vật có gì lý thú?
- Cách miêu tả phù hợp với cách biểu hiện của từng bộ phận:
+ Chân tay không muốn hoạt động.
+ Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không thể ngủ.
+ Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa.
+ Miệng nhợt nhạt, nhệch ra trề ra .
- Hậu quả :
+ Lão Miệng bị bỏ đói.
+ Cả 5 nhân vật mệt mỏi, uể oải, chán chường.
H: Cách tả trên còn cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể suy rộng ra là quan hệ nào trong xã hội?
H: Cuối cùng Chân, Tay, Tai, mắt phải làm gì?
- Sự thống nhất cao độ của các bộ phận, cơ quan tạo nên sự sống cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.
- Kết thúc : 4 nhân vật phải làm lành với lão Miệng, sống hoà thuận trong niềm vui lao động.
H: Câu chuyện nói về các bộ phận cơ thể người nhưng mục đích muốn nói với chúng ta điều gì?
- Bài học: Trong một tập thể, cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc tách biệt mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Do đó, phải biêt hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, là con đường sống và phát triển của xã hội, thời đại chúng ta hiện nay, so bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen là những tính xấu cần tránh, cần phải phê phán.
- Bài học: Trong một tập thể, cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc tách biệt mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Do đó, phải biết hợp tác, tôn trọng lẫn nhau.
III. Luyện tập:
- Ba đặc điểm của truyện ngụ ngôn.
Truyện ngụ ngôn có đặc điểm là:
+ Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
+ Thường mựợn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
+ Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- HS nêu các truyện ngụ ngôn đã học: 4 truyện.
- Nhập vai nhân vật chân để kể lại truyện.
IV. Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm được nd và ý nghĩa của truyện
- Ôn tập tiếng Việt để kiểm tra.
.................................................................................................................
Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra, đánh giá những kiến thức cơ bản về từ, danh từ, cụm danh từ.
- HS rèn luyện kỹ năng thực hành làm bài viết .
B. Phương tiện thực hiện :
- Hình thức kiểm tra :
- Phát đề in sẵn cho HS .
C. Tổ chức giờ kiểm tra:
GV phát đề cho hs .
I. Trắc nghiệm :
Câu 1: (1 đ) Trả lời câu hỏi sau :
a. Từ là gì? ......................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
b. Vẽ sơ đồ phân loại từ tiếng Việt (xét về cấu tạo)
Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn
Từ láy âm
Câu 2: (1 đ) .
“Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi”.
Điền các từ trong câu trên vào bảng sau:
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
b. Chỉ ra các từ mượn có trong câu văn trên và cho biết các từ đó mượn tiếng nước nào ?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3:
a/ Giải nghĩa các từ “chạy” trong mỗi câu sau đây:
1. Tôi chạy 100 mét, mệt bở hơi tai.
2. Hàng này bán rất chạy.
3. Nó chạy mãi mới được một chức thư ký .
4. Chiếc đồng hồ này, máy chạy rất tốt .
Chạy (1)..............................................................................................................
Chạy (2.)........................................................................................................................
Chạy (3)..........................................................................................................................
Chạy (4)..........................................................................................................................
b/ Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc ?
...............................................................................................................................
Câu 4: ( 2 đ) .
a. Câu văn sau đây, mắc lỗi gì về việc dùng từ ? hãy sửa lại cho đúng .
“Chúc các anh lên đường thượng lộ bình an”
lỗi : ................................................................................................................................
Sửa lại : ................................................................................................................................
b/ Sửa lỗi viết hoa các danh từ riêng sau đây:
1/ Đan mạch, Thuỵ điển, Hung Ga Ri, Hà nội, Nguyễn thị Trang .
2/ Thành phố Hồ Chí Minh, Lê - Nin, Ăng- Ghen .
Sửa lỗi: 1..............................................................................................................................
2..............................................................................................................................
Câu 5: (3 đ) Cho câu văn sau:
“ Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng”
Tìm cụm danh từ và điền vào các ô trống mô hình sau đây.
Cụm DT
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T2
T1
T1
T2
s1
s2
Đáp án:
Câu 1: (1đ)
a/ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đăt câu (0,5đ)
b/ Vẽ sơ đồ : (0,5đ)
Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Đẳng lập
Chính phụ
Láy toàn bộ
Láy bộ phận
Từ láy âm
Câu 2: (1,0đ ).
a/ Từ đơn: hôm, sau, mới, sáng, đã, đem, đến, rước, về, núi.
b/ Từ ghép: Sơn Tinh, đầy đủ, lễ vật, mị Nương .
- Từ láy: tờ mờ .
b/ Từ mượn tiếng Hán - TQ: Sơn Tinh, lễ vật, Mị Nương .
Câu 3: Giải nghĩa: 3 điểm .
Chạy 1: chỉ hoạt động rời chỗ với tốc độ nhanh .
Chạy 2: tiêu thụ nhanh.
Chạy 3: Tìm kiếm, đút lót để có việc .
Chạy 4: Hoạt động tốt .
b/ Nghĩa vị trí số 1 là nghĩa gốc ban đầu để rồi mới suy ra các nghĩa khác .
Câu 4: (2đ).
a/ Lỗi lặp từ (1đ).
Thừa từ: lên đường -> bỏ đi .
b/ Sửa lại:
1/ Đan Mạch , Thuỵ ĐIển, Hung-ra-ri, Hà Nội , Nguyễn Thị Trang
2/ Thành phố Hồ Chí Minh, Lê-nin, Ăng- ghen .
Câu 5:
Cụm DT
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T2
T1
T1
T2
s1
s2
- Một hôm
- Một cánh đồng làng kia.
- Hai cha con nhà nọ
một
một
hai
hôm
cánh
cha con
đồng
làng
nhà
kia
nọ
------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 47: Trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS nắm rõ những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, và biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm bài viết tiếp theo.
- Rèn luyện kỹ năng dùng từ, chấm câu, diễn đạt, viết bố cụcc bài văn.
B. Phương tiện thực hiện :
- Chuẩn bị: bảng phụ, máy chiếu, bài làm của HS.
C. Tổ chức giờ học :
1. GV nêu yêu cầu của đề
Đề 1: Kể lại một lần em mắc lỗi
Đề 2: Kể lại việc làm tốt mà em đã làm.
- HS nhăc lại bố cục bài văn.
- Nhắc lại thứ tự kể trong văn tự sự.
2. Giáo viên nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Nhìn chung bài làm bảo đảm tính trọn vẹn, đúng thể loại, bố cục đầy đủ.
- Biết cách xây dựng các tình tiết truyện hợp lý theo yêu cầu của đề bài.
- Các sự việc từ khởi đầu -> phát triển -> cao trào -> kết thúc.
- Một số bài viết khá tốt.
b. Nhược điểm:
- Còn vài em làm bài chưa đảm bảo bố cục.
- Bài viết chưa thật sự biết cách tạo lập tình huống, dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn.
- Một số bài viết diễn đạt còn vụng về, nội dung sơ sài, chi tiết đưa ra chưa thật chặt chẽ.
- Một số bài viết cách xưng hô chưa nhất quán.
- Lời kể nhìn chung chưa thật sinh động.
- Một số em trình bày còn cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
3. Hướng dẫn học sinh sửa một số lỗi cơ bản:
Nguyễn Anh Tuấn: Chưa có bố cục ba phần, sơ sài, chủ đề chưa thống nhất,
dùng từ chưa chính xác, sai chính tả nhiều, diễn đạt lúng túng.
4. Đọc bài khá: Nhung, Trang
5. Phát bài: ghi điểm vào số
6. Chuẩn bị bài ở nhà:
- Chuẩn bị bài luyện tập xây dựng bài tư sự - kể chuyện đời thường.
...............................................................................................................
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự
Kể chuyện đời thường
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sư, sửa những lỗi chính tả phổ biến.
- Thực hành lập dàn bài.
- Luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, chọn ngôi kể, thứ tự kể phù hợp với đề bài.
B. Phương pháp thực hiện
1. Phân tích đề
2. Tổng hợp hệ thống hoá vấn đề, so sánh, lựa chọn.
C. Tổ chức giờ học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu đạt
- GV ghi 7 đề bài vào bảng phụ - cho HS quan sát.
- HS chỉ ra các phạm vi yêu cầu của đề.
- Là kể về những câu chuyện hàng ngày, từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc, ấn tượng nào đó.
- Một trong những yêu cầu hàng đầu của kể chuyện đời thường.
- HS đọc các đề ở sgk.
I. Tìm hiểu các đề bài tự sự - kể chuyện đời thường.
- 7 đề (sgk) -> tự sự kể chuyện đời thường.
H: Phạm vi của các đề?
- Các đề có chung yêu cầu là: kể.
- Phạm vi của các đề: kể về các việc, các hiện tượng, các nhân vật trong cuộc sống xung quanh em diễn ra hàng ngày.
H: Phạm vi của các đề?
- Phạm vi của các đề: kể về các việc, các hiện tượng, các nhân vật trong cuộc sống xung quanh em diễn ra hàng ngày.
H: Vậy em hiểu kể chuyện đời thường là gì?
=> kể chuyện đời thường là kể những gì diễn ra trong đời sống thường nhật, diễn ra xung quanh mình, trong làng, trong trường, trong cuộc sống thực tế.
H: Vì vậy, kể chuyện đời thường thì tình tiết lời kể phải ntn?
- Kể người thật, việc thật nên phải thật cụ thể và chân thực. Thế nhưng được tưởng tượng, hư cấu, xong không làm thay đổi diện mạo, tính cách nhân vật mình kể.
H: GV đặt một đề, HS đặt một số đề cùng loại với các đề trên?
- Đề 1: kể chuyện về người bà.
Đề 2: kể về giờ học mà em thích.
Đề 3: kể về một lần em được phần thưởng học sịnh giỏi.
- HS đọc đề bài.
H: Yêu cầu của đề?
- Đề bài: Kể chuyện về ông em. Đề yêu cầu kể về ông, nhân vật có thật, khi kể phải kể cả dáng điệu, cử chỉ, lòi nói, việc làm để bộc lộ phẩm chất, tình cảm của ông.
II. Cách làm một đề tập làm văn kể chuyện đời thường:
- HS đọc dàn bài
H: Phần mở bài làm nhiệm vụ gì?
- Mở bài: Giới thiệu chung về ông em.
H: Phần thân bài có nhiệm vụ gì?
+ ý thích của ông - thích trồng cây xương rồng.
+ Ông giải thích những thắc mắc của cháu.
- Ông yêu các cháu: chăm sóc, học hành.
- Kể chuyện cho cháu nghe.
- Chăm lo cho sự bình yên cho gia đình.
H: Nhiệm vụ của kết bài?
- Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về ông.
H: Bài văn có sát với đề không?
=> Bài văn đã triển khai các ý sát với đề bài.
III. Lập dàn ý cho đề văn tự sự.
Đề bài: Kể về những đổi mới của que em.
- HS lập dàn ý cho bài văn trên.
H: Nêu phần mở bài?
A- Mở bài:
+ Quê em là vùng trung du, có nhiều đồi núi, đát đai cằn cỗi nhưng con nguời quê em thì hiền lành chịu thuơng, chịu khó.
H: ý lớn trong thân bài?
B. Thân bài:
+ Quê em đã đổi thay về cơ sở vật chất.
* Nhà cửa của dân
* Đuờng làng ngõ xóm.
* Công trình tập thể ( trạm xá, trường học, uỷ ban...).
+ Đổi mới về tinh thần
* Có điện, loa phóng thanh.
* Đóng kịch, tổ chức hát hò...
* Mọi người đi học mở mang kiến thức.
C. Kết bài: Câu cảm nghĩ về sự đổi mới ở quê em.
IV. Hưóng dẫn học bài ở nhà
- Chuẩn bị tốt các đề trên để làm bài kiểm tra.
File đính kèm:
- Tuan 12 4 tieit coi kiem tra.doc