I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được nộin dung, ý nghĩa truyện.
- Biết ứng dụng nộI dung truyện vào thực tế cuộc sống.
- Hình thành cho các em tính đoàn kết trong học tập, lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: giáo án, SGK, SGV, tài liệu.
2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiềm tra bài cũ: (5’)
(?) Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ minh họa? Chức vụ điển hình của cụm danh từ?
* HS: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Vd: Những con gà mái mơ ấy. (6đ)
Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng nó hoạt động giống như một danh từ. (4đ)
(?) Nêu cấu tạo của cụm danh từ? Cho 1 vd về cụm danh từ và điền vào mô hình.
* HS: Cấu tạo: gồm 3 phần: Phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau. (5đ)
(HS cho vd và điền vào mô hình). (5đ)
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản Tuần 12 - Tiết 45
Hướng dẫn đọc thêm
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Hiểu được nộin dung, ý nghĩa truyện.
Biết ứng dụng nộI dung truyện vào thực tế cuộc sống.
Hình thành cho các em tính đoàn kết trong học tập, lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: giáo án, SGK, SGV, tài liệu.
HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
Ổn định lớp: (1’)
GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
Kiềm tra bài cũ: (5’)
(?) Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ minh họa? Chức vụ điển hình của cụm danh từ?
* HS: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Vd: Những con gà mái mơ ấy. (6đ)
Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng nó hoạt động giống như một danh từ. (4đ)
(?) Nêu cấu tạo của cụm danh từ? Cho 1 vd về cụm danh từ và điền vào mô hình.
* HS: Cấu tạo: gồm 3 phần: Phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau. (5đ)
(HS cho vd và điền vào mô hình). (5đ)
Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Tác giả dân gian không chỉ mượn truỵên loài vật, đồ vật, chuyện người để nói về chuyện con người mà còn mượn các bộ phận cơ thể người để phản ánh đời sống con người, để gửi gắm vào đó những bài học bổ ích dưới dạng truyện ngụ ngôn.
8’
25’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản.
à GV gọI HS đọc phân vai: người dẫn truyện, các nhân vật trong truyện). Chú ý: giọng diễn cảm, phù hợp vai.
à Tiếp tục GV cho HS đọc chú thích từ khó.
Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
(?) Qua phần đọc em hãy tóm tắt lại toàn bộ truyện?
- HS tóm tắt, GV chỉnh sửa, bổ sung nếu cần.
* HS: Tóm tắt truyện:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng xưa nay vẫn sống vớI nhau rất thân thiết. Thế rồi một hôm cô Mắt than phiền lão Miệng chẳng làm gì cả mà chỉ có ăn. Họ cùng tuyên bố từ nay chẳng làm gì nữa để lão Miệng từ tìm lấy thức ăn. Cuộc tổng đình công kéo dài 1 ngày, 2 ngày và cuối cùng đến ngày thứ 7 thì tất cả đều kiệt quệ, tê liệt. Họ vội đến nhà lão Miệng và tìm thức ăn cho lão Kết quả thật tốt đẹp, tất cả đều khoan khoái dễ chịu. Từ đó họ sống thân mật với nhau mỗi người làm một việc, không ai tị ai nữa.
à GV cho HS đọc nhẩm lại từ đầu …kéo nhau về.
(?) Trong đoạn này những nhân vật nào xuất hiện?
* HS: có cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng.
(?) Ban đầu họ sống với nhau như thế nào?
* HS: Họ sống với nhau rất thân thiết.
(?) Người khơi chuyện là ai? Kích động những ai tham gia?
* HS: Người khơi chuyện là cô Mắt, kích động cậu Chân, cậu Tay và bác Tai tham gia đình công vớI lão Miệng.
(?) Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai so bì với lão Miệng?
* HS: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng, họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì cả, chỉ ngồI ăn không”.
(?) Họ so bì với lão Miệng như vậy là đúng hay sai, vì sao?
* HS: Là sai. Rõ ràng là nếu chỉ nhìn bề ngoài công việc từng bộ phận thì thấy: Mắt phảI nhìn, Tai phải nghe, Chân phải đi, Tay phải làm, chỉ riêng có Miệng là ăn. Theo cách nhìn ấy thì thì 4 nhân vật phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng thì hưởng thụ tất cả. Họ chỉ nhìn thấy bề ngoài mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh.
(?) Theo em tuy khác nhau về cử chỉ, lời nói nhưng cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đều giống nhau ở điểm nào?
* HS: Ở lòng đố kị, chỉ biết kể công mà không nghĩ đến công lao người khác.
(?) Mục đích cuộc thực sự của cuộc đình công là gì? Họ định trừng phạt ai? Kết quả như thế nào?
* HS: Mục đích trừng trị lão Miệng mà họ cho là kẻ “an không rồi ngồi”
Kết quả là lão Miệng đã bị trừng phạt (nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng khô rang, không buồn nhếch mép).
(?) Còn số phận những người đình công ra sao?
* HS: Kết quả không ngờ chính họ cũng lãnh hậu quả thảm hại (cả bọn thấy mệt mõi, rã rời…)
(?) Họ đã nhận ra sai lầm như thế nào, và làm gì để sửa chữa sai lầm?
* HS: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy, cậu Tay, cậu Chân đi tìm thức ăn.
(?) Việc sửa chữa sai lầm của họ đem đến kết quả như thế nào?
* HS: Kết quả thật tốt đẹp. Chính tình yêu thương, sự cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau đã giúp họ sống vui vẻ với nhau, mỗi người một việc.
(?) Qua truyện ta rút ra bài học gì cho bản thân?
* HS: Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Lời khuyên thiết thực cho mọi người: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Mỗi hành động, ứng xử cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng tập thể.
* HS: Cuối cùng GV chỉ định HS đọc ghi nhớ để nắm vững nội dung bài học.
I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc: Phân vai.
2. Từ khó: SGK115.
II/ Tìm hiểu văn bản:
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng sống với nhau rất thân thiết.
- Cô Mắt than phiền, kích động Tay, Chân, Tai đến nhà lão Miệng tuyên bố từ nay lão phải tự lo tìm thức ăn.
- Từ hôm đó cả bọn mệt mỏi, rã rời.
- Cả bọn nhận ra sai lầm. Từ đó họ lại sống hòa thuận, thân mật, không ai tị ai, mỗi người một việc.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ:
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài
học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
4. Củng cố: (3’)
(?) Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học?
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại nội dung bài.
- Học tất cả các bài TV để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiếng việt Tuần 12 - Tiết 46
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiểm tra kiến thức đã học của HS về tiếng Việt.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án.
2. HS: Giấy, viết, học bài ở nhà.
III/ III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp
2. Kiểm tra:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm bài trật tự, không quay cóp, trao đổi.
- GV trả lời thắc mắc của HS trong phạm vi cho phép.
- GV phát đề cho HS.
ĐỀ 1
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Æ Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.
1. Từ là gì?
a. Từ là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu.
b. Từ là đơn vị dùng để đặt câu.
c. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
d. Tất cả đều đúng.
2. Từ được chia làm mấy loại lớn?
a. Gồm 2 loại: từ đơn và từ phức.
b. Gồm 3 loại: từ đơn, từ ghép và từ láy.
c. Gồm 4 loại: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
d. Tất cả đều sai.
3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất của tiếng Việt là gì?
a. Tiếng Hán. b. Tiếng Pháp.
c. Tiếng Anh. d. Tiếng Nga.
4. Có mấy cách để giải thích nghĩa của từ?
a. Một cách. b. Hai cách.
c. Ba cách. d. Bốn cách.
5. Ta thường mắc phải những lỗi dùng từ gì?
a. Lặp từ.
b. Lẫn lộn các từ gần âm.
c. Dùng từ không đúng nghĩa.
d. Cả 3 ý trên
6. Cụm danh từ thường gồm mấy phần chính?
a. Hai phần b. Ba phần
c. Bốn phần d. Năm phần.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)
1. Danh từ là gì, cho ví dụ minh họa? Danh từ có thể kết hợp với những từ nào? Chức vụ điển hình của danh từ? (1,5 đ)
2. Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt), cho ví dụ minh họa. (1,5đ)
III/ PHẦN BÀI TẬP: (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau, và làm theo yêu cầu.
“Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em”
a/ Đoạn trích trên mắc phải lỗi dùng từ gì? (1đ)
b/ Em hãy chữa lại câu trên cho đúng. (1đ)
Đọc đoạn trích và làm theo yêu cầu.
“Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng mắt cò…”
Đoạn trích trên có mấy cụm danh từ? Ghi ra các cụm danh từ đó. (1đ)
b. Điền cụm danh từ mà em tìm được vào mô hình dưới đây: (1đ)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
ĐỀ 2
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Æ Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.
1. Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì?
a. Tiếng b. Từ
c. Ngữ d. Câu
2. Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?
a. Một b. Hai
c. Nhiều hơn hai d. Hai hoặc nhiều hơn hai.
3. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
a. Từ phức và từ ghép.
b. Từ ghép và từ láy.
c. Từ phức và từ láy.
d. Từ phức và từ đơn.
4. Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt là gì?
a. Vì tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới, phát triển.
b. Do một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức.
c. Vì tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
5. Từ “làng, xã, huyện” thuộc loại danh từ:
a. Chỉ người b. Chỉ vật
c. Chỉ hiện tượng d. Chỉ khái niệm.
6. Nhóm từ nào sau đây chứa toàn những danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác?
a. Cái, con, mớ, chiếc.
b. Nắm, mớ, bó, thúng.
c. Mớ, gang, mét, lít
d. Chiếc, mớ, kí, bó.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)
1. Cụm danh từ là gì, cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa và hoạt động của cụm danh từ so với danh từ như thế nào? (1,5 đ)
2. Nêu quy tắc viết hoa tên riêng của các cơ quan, giải thưởng, danh hiệu, huân chưởng của danh từ, cho ví dụ minh họa. (1,5đ).
III/ PHẦN BÀI TẬP: (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau, và làm theo yêu cầu.
“Ông em nghe bì bõm câu chuyện của vợ chồng luật sư”
a/ Đoạn trích trên mắc phải lỗi dùng từ gì? (1đ)
b/ Em hãy chữa lại câu trên cho đúng. (1đ)
Đọc đoạn trích và làm theo yêu cầu.
“Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ cắp đi. Đại bàng bay qua túp liều của Thạch Sanh. Trông thấy nó, Thạch Sach liền dùng một cung tên vàng bắn theo…”
Đoạn trích trên có mấy cụm danh từ? Ghi ra các cụm danh từ đó. (1đ)
b. Điền cụm danh từ mà em tìm được vào mô hình dưới đây: (1đ)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu đúng = 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
c
a
a
b
d
b
II/ PHẦN TỰ LUẬN:
1/ Danh từ (1,5đ)
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…Ví dụ: tráng sĩ, cái bàn…
- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
2/ Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp: (1,5đ)
Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó ; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối (vd: Pu-skin; Oa-sin-tơn).
III/ PHẦN BÀI TẬP:
1/ Đọc đoạn trích sau, và làm theo yêu cầu.
“Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em”
a/ Đoạn trích trên mắc phải lỗi lặp từ. (1đ)
b/ Chữa lại câu trên: (1đ)
Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.
2/ Đọc đoạn trích và làm theo yêu cầu.
“Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng mắt cò…”
a. Đoạn trích trên có 2 cụm danh từ? (1đ)
- Một con cò trắng không mắt.
- Một giọt mực xuống bức tranh
b. Điền cụm danh từ mà em tìm được vào mô hình dưới đây: (1đ)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
một
con
giọt
cò trắng
mực
không mắt
xuống bức tranh
ĐỀ 2:
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu đúng = 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
a
d
b
c
d
b
II/ PHẦN TỰ LUẬN:
1. - Cụm danh từ là loại tổ hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. (1,5 đ)
2. Nêu quy tắc viết hoa tên riêng của các cơ quan, giải thưởng, danh hiệu, huân chưởng của danh từ, cho ví dụ minh họa. (1,5đ)
Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương…thường là một cụm từ. Chữ các đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa (vd: Ngân hàng nhà nước, Trung học cơ sở…).
III/ PHẦN BÀI TẬP:
1/ Đọc đoạn trích sau, và làm theo yêu cầu.
“Ông em nghe bì bõm câu chuyện của vợ chồng luật sư”
a/ Đoạn trích trên mắc phải lỗi lẫn lộn các từ gần âm. (1đ)
b/ Chữa lại câu trên cho đúng: (1đ)
“Ông em nghe lõm bõm câu chuyuện của vợ chồng luật sư” (1đ).
2/ Đọc đoạn trích và làm theo yêu cầu.
“Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ cắp đi. Đại bàng bay qua túp liều của Thạch Sanh. Trông thấy nó, Thạch Sach liền dùng một cung tên vàng bắn theo…”
a/ Đoạn trích trên có mấy 2 danh từ? (1đ)
- Một con đại bàng khổng lồ cắp đi.
- Một cung tên vàng bắn theo
b. Điền cụm danh từ mà em tìm được vào mô hình dưới đây: (1đ)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
một
con
cung
đại bàng
tên vàng
khổng lồ cắp đi
bắn theo
4. Thu bài:
GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
5. Dặn dò:
- Bước đầu về nhà xem lại TV và tự đánh giá bài làm của mình.
- Về nhà xem trước lí thuyết TLV để chuẩn bị cho tiết trả bài viết.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tập làm văn Tuần 12 - Tiết 47
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- HS biết đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu đã nêu trong SGK.
- HS tự sửa các lỗi trong bài TLV của mình và rút kinh nghiệm.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề , bài làm HS, giáo án.
2. HS: Bước đầu xem yêu cầu về TLV ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành:
Æ Hoạt động 1: (5’)
- HS kiểm tra lẫn nhau theo từng nhóm tổ.
- GV kiểm tra sát suất 1 vài em. Nhận xét kết quả kiểm tra.
a.
GV gọi 1 HS nhắc lại đề bài.
Đề: Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.
- GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu chính của đề.
Æ Hoạt động 2 : Cho HS tìm hiểu đề, lập ý. (10’)
(?) Xác định thể loại? Câu chuyện gì? Em sử dụng ngôi kể nào? Thứ tự kể?
* HS: Tìm hiểu đề:
- Hình thức: Văn kể (tự sự)
- Kỉ niệm thời thơ ấu của em.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “em”)
- Thứ tự kể: thứ tự hồi tưởng nhớ lại.
(?) Em hãy lập dàn ý cho bài làm này?
Æ Hoạt động 3: Lập dàn ý. (10’)
(?) Nêu yêu cầu của bố cục 3 phần?
* HS:
a. Mở bài: Nêu hoàn cảnh, lí do nhớ lại kỉ niệm thời thơ ấu.
b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện:
- Thời gian.
- Không gian.
- Kỉ niệm thời thơ ấu (quang cảnh, sự việc, hành động…)
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về kỉ niệm thơ ấu, vị trí tồn tại của nó trong cuộc sống của em hiện nay.
Æ Hoạt động 4: GV nhận xét ưu khuyết điểm. (13’)
GV nhận xét bài làm, đọc cho các em những đoạn văn, bài văn hay của một số em để các bạn khác học hỏi.
* Ưu điểm:
- Không đi lạc đề.
- Đa số kể được kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
- Phát huy tốt ngôi kể thứ nhất: lời kể thân thiện, gần gũi, thể hiện cảm xúc tốt.
- Lời văn mạch lạc, trong sáng. Bài làm sạch sẽ.
- Làm theo đúng yêu cầu thời gian.
à Một số bào đáng biểu dương:
6A1: Nguyễn Thị Cẩm Tú
Nhâm Trúc Phương.
6A2: Nguyễn Thị Chúc Xuân.
Bùi Thị Ngọc Huyền.
6A3: Trương Tuấn Anh.
Nguyễn Văn Trung.
* Khuyết điểm:
- Còn một số bài kể lộn xộn.
- Chưa làm mở bài mà bắt đầu vào kể luôn (không thể hiện được thứ tự hồi tưởng).
- Chữ viết quá xấu, sai chính tả nhiều. Bài làm không sạch sẽ.
- Một vài bài lạc sang văn kể công việc mà không làm nổi bật tình cảm.
- Lời văn còn lủng củng không rõ ràng.
- Còn chưa phát huy được ngôi kể thứ nhất nên còn một số bài khô khan.
- Nhiều em làm bài qua quýt khoảng 10 dòng là xong – chưa thể hiện tính chăm chỉ, đầu tư cho việc học (thể hiện nhiều ở 6A2)
à Một số bài hạn chế:
6A1: Huỳnh Minh Nhựt.
6A2: Nguyễn Huỳnh Minh Kiệt,
Võ Thanh Bình.
Huỳnh Quốc Trí.
Nguyễn Hoành Khanh.
Văn Công Đáng.
Lê T Trúc Linh
6A3: Lý Tuấn Vinh.
Đặng Văn Khánh.
Æ Hoạt động 5: Phát bài.
GV phát bài. Công bố điểm khá, giỏi.
4. Củng cố: (2’)
GV động viên các em cho bài làm văn sau.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem và tự sửa chữa lại bài làm của mình.
- Soạn bài TLV tt “Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường”
. Đọc nội dung trong SGK, xem kĩ các bài tham khảo.
. Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tập làm văn Tuần 12 - Tiết 48
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ -
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sữa những lỗi chính tả phổ biến (qua phần trả bài).
- Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn bài.
- Rèn kĩ năng lập dàn bài.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Trong cuộc sống hàng ngày ta thường tiếp xúc với nhiều người, nhiều việc. Để kể về một con người, một sự việc nào đó, ta phải biết bắt đầu kể từ đâu? Kể như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết được những điều này.
17’
20’
Æ Hoạt động 2: Tìm hiểu đề bài.
à GV gọi HS đọc lại các đề bài trong SGK và cho HS ghi vào tập.
(?) Những đề bài trên có yêu cầu gì?
- HS trả lời. GV nhận xét.
à Tiếp tục GV cho HS mỗi người ra một đề, ghi vào giấy, GV thu giấy, sau đó lấy mẫu vài đề nhận xét, và uốn nắn trước lớp.
(?) Qua việc tìm hiểu đề, em nhận xét phạm vi về đề bài kể chuyện đời thường như thế nào?
* HS: Phạm vi đề kể chuyện đời thường rất rộng.
à Tiếp tục GV cho HS đọc phần 2 – SGK119 (tìm hiểu đề, phương hướng làm bài, dàn bài).
GV dựa vào dàn bài, gọi HS tìm đoạn văn tương ứng từng ý trong Bài làm tham khảo.
- HS tìm chi tiết tương ứng, HS khác bổ sung, GV nhận xét, kết luận.
(?) Nhận xét bài làm mẫu trên có sát với yêu cầu của đề không?
* HS: Rất sát.
(?) Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền lành yêu hoa thương cháu không?
* HS: Tất cả các sự việc nêu trên đều xoay quanh chủ đề người ông hiền lành yêu hoa, yêu cháu và đọc xong, người đọc có ấn tượng về người ông.
Hoạt động 3: Thực hành.
à GV hướng dẫn cho HS viết 1 bài kể về người bà của em.
- HS làm khoảng 10’. GV gọi 1, 2 HS đọc to cho cả lớp nghe. GV nhận xét.
GV kết luận: Tóm lại: kể chuyện về một nhân vật cần kể những đặc điểm của nhân vật hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý.
I/ Đề bài:
- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
- Đề 2: Kể về một chuyện vui sinh hoạt.
- Đề 3: Kể một cuộc gặp gỡ.
- Đề 4: Kể về những đổi mới ở quê hương em.
- Đề 5: Kể về một người bạn mới quen.
- Đề 6: Kể về thầy (cô) giáo cũ của em.
- Đề 7: Kể về một người thân của em.
è Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật.
II/ Dàn bài:
Đề: Kể chuyện về ông của em.
a. Mở bài: Giới thiệu chung về ông em.
b. Thân bài:
* Ý thích của ông em:
- Ông thích trồng cây xương rồng;
- Cháu thắc mắc; ông giải thích.
* Ông yêu các cháu:
- Chăm sóc việc học;
- Kể chuyện cho các cháu;
- Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình.
c. Kết bài:
Nêu tình cảm, ý nghĩ của ông đối với em.
4. Củng cố: (2’)
GV chốt lại những ý chính của bài.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại nội dung bài, chú ý các đề trên.
- Xem lại tất cả nội dung TLV để chuẩn bị cho Bài viết TLV số 3.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
File đính kèm:
- Tuan 12.doc