Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Biết viết văn tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến thức :

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Tác dụng của việc sử dụng độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng :

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

* KNS :

- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, phân tích tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Kĩ năng tự nhận thức về một vấn đề.

3. Thái độ :

Cảm thụ được tác phẩm văn học và sử dụng kiến thức trong bài viết.

III/ CHUẨN BỊ :

- GV: SGV, SGK

- HS: sgk, bảng phụ.

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1/ Kiểm tra bài cũ :

Gọi hs đọc đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận đã chuẩn bị ở nhà.

2/ Bài mới : Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật trong tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện : Ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục . ở lớp 6,7,8 đã học nhiều về miêu tả nhân vật ở các mặt ngoại hình, hành động, trang phục . Lớp 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Thực tế cho thấy ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố nghệ thuật góp phần khắc hoạ đặc điểm tính cách nhân vật, tạo nên những dấu ấn đậm nét.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :...../...../...... Tiết 64 Lớp dạy : 9A4 Tuần : 13 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Biết viết văn tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức : - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Tác dụng của việc sử dụng độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng : - Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. * KNS : - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, phân tích tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Kĩ năng tự nhận thức về một vấn đề. 3. Thái độ : Cảm thụ được tác phẩm văn học và sử dụng kiến thức trong bài viết. III/ CHUẨN BỊ : - GV: SGV, SGK - HS: sgk, bảng phụ. IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Kiểm tra bài cũ : Gọi hs đọc đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận đã chuẩn bị ở nhà. 2/ Bài mới : Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật trong tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện : Ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục ... ở lớp 6,7,8 đã học nhiều về miêu tả nhân vật ở các mặt ngoại hình, hành động, trang phục ... Lớp 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Thực tế cho thấy ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố nghệ thuật góp phần khắc hoạ đặc điểm tính cách nhân vật, tạo nên những dấu ấn đậm nét.... HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC * HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm -HS Đọc đoạn trích (SGK) - Trong ba câu đầu ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ? HS : 2 người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau. - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy ! . (một lời traovà một lời đáp) + Vì có 2 lượt lời qua lại. Nội dung nói hướng tới người tiếp chuyện – dấu hiệu có 2 dấu gạch đầu dòng . => Đối thoại. ? Em hiểu thế nào là đối thoại . HS : trả lời GV : chốt cho hs ghi. Câu “Hà, nắng gớm về nào ...” ông Hai nói với ai ? ? Dấu hiệu - Đây có phải là một lời đối thoại không ? Vì sao ? ? Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này không ? + Câu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này !”. ? Vậy thế nào là độc thoại – Hs trả lời - Những câu như : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ...” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng ? GV : Những câu đó ông Hai hỏi chính mình, không được phát ra thành tiếng mà chỉ là những suy nghĩ diễn ra trong đầu ông Hai. ? Các hình thức trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? -Đối thoại: tạo cho câu chuyện không khí gần gũi, thật như trong cuộc sống diễn ra, tạo tình huống cho tác giả khai thác nội tâm nhân vật. Thể hiện thái độ yêu ghét phân minh của những người tản cư. -Độc thoại, độc thoại nội tâm: giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm lí rất tinh tế, nhạy cảm của nhân vật ông Hai. -Hình thức diễn đạt trên giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai. Giáo dục HS ý thức kết hợp những hình thức diễn đạt phù hợp khi làm văn. Qua tìm hiểu đoạn trích trên em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? HS đọc ghi nhớ ( SGK) * HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Hoạt động nhóm : Gọi HS đọc bài tập 1. Hãy tóm tắt yêu cầu của bài tập 1. Phân tích hình thức đối thoại của đoạn trích. Cho HS thảo luận nhóm trong 4 phút. Gọi đại diện nhóm trình bày. GV : Nhận xét. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. Viết đoạn văn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm (chú ý liên kết về nội dung và hình thức). Yêu cầu HS viết trong khoảng 5 phút. Gọi HS trình bày. Nhận xét, chấm điểm. Nhắc HS làm bài vào vở bài tập. I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự *Đoạn trích ( SGK- 176,177) a. Cuộc đối thoại của những người phụ nữ tản cư - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy ! - Có 2 lược lời (lời trao, lời đáp) -> Dấu hiệu có 2 dấu gạch đầu dòng . -> Đối thoại b)“ - Hà, nắng gớm về nào ...” - Ông Hai nói với chính mình. ( nói bâng quơ ) - Không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào. -> Có dấu gạch đầu dòng ở trước câu nói. - Không phải đối thoại, nói không hướng tới ai, không có ai đáp lại. -> Độc thoại c) “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? ” - Ông Hai hỏi chính mình. - Diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm, không thốt thành lời. -> Không có dấu gạch đầu dòng. -> Độc thoại nội tâm d) Tác dụng : + Đối thoại: tạo không khí như thật + Độc thoại, độc thoại nội tâm.: Cảm nhận được chiều sâu tâm lí rất tinh tế của ông Hai . *Ghi nhớ : SGK II- Luyện tập : BT 1 - Cuộc đối thoại có 3 lượt lời trao và 2 lượt lời đáp . Không bình thường - Ông Hai bỏ đi một lời đáp-> thể hiện tâm trạng bực bội, đau khổ, buồn rầu khi nghe tin làng theo Tây... Ông không muốn nói và khi nói thì trả lời cộc lốc, miễn cưỡng. Thể hiện rõ tình yêu làng của ông. BT2 : Hs viết đoạn văn. * Củng cố : 1/ Thế nào là đối thoại? Là hình thức đối đáp giữa hai hoặc nhiều người. 2/ Về hình thức làm sao để phân biệt đối thoại và độc thoại nội tâm? Độc thoại nói thành lời thì ở trước có dấu gạch ngang đầu dòng. Độc thoại nội tâm không nói thành lời, nên ở trước không có dấu gạch ngang đầu dòng. 3. Hướng dẫn tự học : Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả. 4. Dặn dò : - Tự viết đoạn văn có sử dụng đối thoại, độc thoại hoặc độc thoại nội tâm. - Chuẩn bị tiết (tt) Luyện nói : tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. - Tổ 1 : chuẩn bị câu 1 SGK tr 179 - Tổ 2 : chuẩn bị câu 2 - Tổ 3 : chuẩn bị câu 3. Hs cần phân biệt luyện nói chứ không phải đọc và chỉ ghi những ý chính và dựa vào ý chính để nói. Mở đầu nên nói gì ? Sau đó lần lượt nói nội dung gì ? Kết thúc ra sao ? ----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doct63 doc thoaj.doc
Giáo án liên quan