Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 đến tuần 18

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện.

- Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại.

- Kể lại được truyện.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, giáo án.

- HS: SGK, bài soạn ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Các tác gia thời trung đại rất đề cao đạo lí trong văn chương. Bài Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh sẽ học sau đây là một ví dụ.

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 đến tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 - Tiết 59 Ngày soạn : Ngày dạy: CON HỔ CÓ NGHĨA I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện. - Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. - Kể lại được truyện. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Các tác gia thời trung đại rất đề cao đạo lí trong văn chương. Bài Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh sẽ học sau đây là một ví dụ. ²Hoạt động 1: (10’) Phương pháp Nội dung - HS đọc văn bản. - HS đọc chú thích dấu sao. - HS đọc chú thích. I/ Đọc văn bản. Tìm hiểu chú thích: 1. Truyện trung đại: (xem chú thích dấu *) 2. Đọc văn bản. 3. Đọc chú thích: ² Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện. (11’) - HS trả lời câu hỏi. (?)1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? (?)2. Cho HS thảo luận 3’. - Chuyện là con hổ xông tới cõng bà đỡ Tuấn … - Đền ơn bằng cách tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém. - Cái hay ở đây là tg’ đã biết vận dụng sinh động biện pháp nghệ thuật nhân hóa, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người, không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn có nhiều phần diện mang tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng, vui mừng khi có con, lễ phép, thắm tình lưu luyến trong lúc chia tay ân nhân … II/ Tìm hiểu truyện: 1. Văn bản thuộc thể văn tự sự. Vì có cốt truyện và nhân vật thông qua lời kể * Bố cục: chia 2 đoạn. - Đoạn 1: “từ đầu đến qua được” Cái nghĩa của con hổ thứ I - Đoạn 2: từ người kiếm cũi -> hết. Cái nghĩa của con hổ thứ 2. 2. Biện pháp nghệ thuật bao trùm là nghệ thuật nhân hóa. - Tăng thêm hàm ý trong truyện: con vật còn có nghĩa, huống cho con người. Cách nói này dễ có trọng lượng hơn cách nói: con người thì phải có nghĩa. ±Hoạt động 3: (3’) (?)3. HS trả lời cá nhân. HS phân tích cái nghĩa của con hổ thứ hai qua câu chuyện đã xảy ra giữa hổ và người kiếm cũi: - Đó là truyện hổ bọ hóc xương được bác tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng xót xa sau đó mỗi dịp giỗ bác tiều hổ đem dê hoặc lợn đến tế Ở đây cũng dùng nghệ thuật nhân hóa nhưng lại có cái chi tiết nghệ thuật khác để tạo ra sự hấp dẫn mới, trong đó có việc diễn tả tình huống gay go của Hổ khi bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của Bác tiều trong khi cứu hổ. Việc trả ơn và tấm lòng thủy chung bền vững của hổ đối với ân nhân Cái nghĩa của con hổ 2 là sự nâng cấp. Như thế kết cấu truyện có hai con hổ không phải là sự trùng lặp mà đó là một nghệ thuật nâng cấp chủ đề tư tưởng của tg’. 3. Trong mỗi chuyện con hổ đều biết ơn và đền đáp xứng đáng. - Truyện con hổ 2 có thêm ý nghĩa về việc trả ơn và tấm tri ân bền vững của hổ đối với ân nhân. ² Hoạt động 4: (2’) HS trình bày cá nhân. GV lồng GD. - Trong cuộc sống phải biết sống có ân có nghĩa. Không được có thái độ vô ơn bạc nghĩa – “Ăn cháo đá bát” ² Hoạt động 5: :2’) => Rút ra ghi nhớ. 4. Truyện đề cao lòng biết ơn, ân nghĩa trọng đạo làm người. - Khuyến khích con người sống phải có nghĩa, có tình. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. *Ghi nhớ: SGK ² Hoạt động 6: (3’) Theo em trong thực tế có “con hổ có nghĩa cao đẹp” như thế không. Ở đây dùng “Hổ” để nói chuyện “nghĩa” có lợi thế như thế nào trong việc thể hiện ý đồ của tg’. => Trong thực tế không có con hổ có nghĩa cao đẹp như thế. Nhưng khi viết truyện “con hổ có nghĩa” là một cách nói trực tiếp thể hiện ý đồ văn chương. Con vật còn có nghĩa huống chi mình là con người => cách nói này dễ có trọng lượng hơn cách nói “con người thì phải có nghĩa”. (?) Như vậy em có thể rút ra điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của văn chương. - Sử dụng thủ pháp nhân hóa (làm cho sự vật mang tính cách con người) để làm nổi bật hàm ý chứa đựng trong truyện. - Mượn chuyện con vật để nói chuyện con người. Đây là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc xưa nay, đặc biệt là truyện ngụ ngôn và truyện truyền kì trung đại ² Hoạt động 7: Luyện tập (10’) (?) Hãy kể về con có nghĩa với chủ. - HS kể. - GV kể thêm. Truyện “Con chó Bấc trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) của nhà văn Mĩ Giấc lơn đơn (1876 – 1916) - Bấc là con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác … Chỉ riêng Giơn Thooc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó và nó được cảm hóa. - Từ đó nó rất gắn bó với Giơn Thooc-tơn, nó đã bênh vực chủ khi chủ bị kẻ khác đánh. Nó đã lao vào cắn cổ họng của kẻ đánh chủ nó. Một lần khác Thooc-tơn bị lật thuyền và bị nước cuốn xuôi về phía nguy hiểm nhất của dòng thác. Ngay lập tức, Bấc đã lao xuống dòng nước xoáy điên cuồng để cứu chủ. Không cứu được nó bơi vào bờ tìm sự giúp đỡ cùng hai người bạn của Thooc-tơn. Họ đã lấy sợi dây buộc vào cổ và vai Bấc rồi tung nó xuống dòng nước. Nó đã dũng cảm lao vút ra sau bao nhiêu khó khăn, cả chủ và chó bị kéo sệt dưới đáy sông lởm chổm, thân thể bị va đập vào những tảng đá cùng những gốc cây gãy, cuối cùng Thooc-tơn về Bấc được kéo lên bờ. Nó đã dũng cảm cứu chủ và bị gãy 3 xương sườn, phải cứu chữa một thời gian mới lành. Về sau khi Thooc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con sói hoang. 4. Củng cố: (2’) (?) Hãy nêu ý nghĩa và nghệ thuật truyện “Con hổ có nghĩa”. 5. Dặn dò: (1’) Học bài. Soạn tiếp “Mẹ Hiền dạy con”. Tuần 15 - Tiết 60: Ngày soạn : Ngày dạy: ĐỘNG TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được đặc điểm của động từ và 1 số loại động từ quan trọng. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Chỉ từ là gì? (?) Hoạt động của chỉ từ trong câu. 3. Bài mới: Các em đã tìm hiểu kỹ về từ loại dtừ. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu qua từ loại Đtừ. ² Hoạt động 1: Tìm hiểu động từ trong câu (3’) Phương pháp Nội dung (?) Thế nào là động từ? - HS trả lời. Là từ chỏ hoạt động, trạng thái của sự vật. - HS đọc các câu (a,b,c btập 1) (?) Em hãy tìm động từ trong các câu đó. - HS trả lời. a. đi, đến, ra, hỏi. b. lấy, làm, lễ. c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. I/ Đặc điểm của động từ: 1. Tìm động từ trong các câu SGK: a. đi, đến, ra, hỏi. b. lấy, làm, lễ. c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. ² Hoạt động 2: Nêu khái quát của đtừ và chỉ ra sự khác nhau giữa đtừ với dtừ. (6’) (?)2. Ý nghĩa khái quát của các đtừ vừa tìm được là gì? - HS: Đtừ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái … của sự vật. (?)3. So sánh đtừ có đặc điểm gì khác dtừ. - HS: + Danh từ không kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng … đtừ thường làm chủ ngữ trong câu. Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước. + Động từ: có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng … Thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ mất hết khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vần … => từ phân tích trên rút ra ghi nhớ (2 em đọc lại) ² Hoạt động 3: Phân loại động từ (7’) (?)1. Xếp các đtừ SGK vào bảng. - HS sắp xếp. - GV vẻ bảng 2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự đtừ thuộc mỗi nhóm trên. - Nhóm 1: phải, có, muốn, … - Nhóm 2: + Loại 1: học, nhảy, ăn, uống … + Loại 2: vỡ, lạnh, nóng, chua, … => Rút ra ghi nhớ. (HS thực hiện) II/ Các loại động từ chính: Trả lời các câu hỏi làm sao?, Thế nào? Trả lời câu hỏi để làm gì? Dám, định, toan Thường đòi hỏi dtừ khác đi kèm phía sau. buồn, gãy, ghét, đau, nhứt, nứt, vui, yêu. Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng. Không đòi hỏi dtừ khác đi kèm phía sau. ² Hoạt động 4: Luyện tập (23’) Bt1: cho HS tìm và sắp xếp theo loại. - ĐT hành động. - ĐT trạng thái. - ĐT tình thái. Bt2. Đưa trái với cầm. Đây là từ trái nghĩa mà lên lớp 7 các em sẽ được học Bt3. Viết chính tả (nghe - viết): con Hổ có nghĩa (từ Hổ đực -> vẻ tiển biệt ) III/ Luyện tập: 1. Động từ trong lợn cưới, áo mới: khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi … 2. Câu chuyện buồn cười ở chỗ: là sự keo kiệt tham lam của anh chàng nọ là thích cầm của người khác, chứ không chịu đưa cái gì - Sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm. 3. Chú ý viết đúng các chữ s/x và các vần ăn, ăng … 4. Củng cố: (3’) (?) Động từ là gì? (?) Động từ chia làm mấy loại lớn? 5. Dặn dò: (1’) Học bài. Soạn tiếp “cụm đtừ”. Tuần 16 - Tiết 61: Ngày soạn : Ngày dạy: CỤM ĐỘNG TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu được cấu tạo của cụm động từ. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Động từ là gì? (?) Động từ chia làm mấy loại? Cho VD từng loại. 3. Bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu rộng hơn về từ loại đtừ ó Hoạt động 1: Tìm các cụm động từ. (10’) Phương pháp Nội dung (?)1. Hãy tìm đtừ trong VD1. - HS: đi, ra, hỏi. (?) Chỉ ra các phụ ngữ của những đtừ này? - HS: đó là những từ in đậm. => Khái niệm cụm đtừ. - HS: cụm động từ là loài tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm đtừ mới trong nghĩa. (?)2. SGK. - HS: phần phụ ở đây không thể thiếu được. (?)3. Tìm cụm đtừ. - HS: đã đọc quyển sách này. - Đặt câu: Tôi/ đã đọc quyển sách này. - HS so sánh. đọc/ đọc quyển sách. (?) Khi làm chủ ngữ thì động từ mất khả năng kết hợp với những từ đã, sẽ, đang, cùng, còn … VD: sống, chiến đấu, làm việc/ theo gương Bác Hồ vĩ đại. => (?) Hđộng của cụm đtừ trong câu I/ Cụm động từ là gì? 1. Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho các từ đó, ra, hỏi. 2. Phần phụ ở đây không thể thiếu được. 3. Tôi/ đã đọc quyển sách này. *Ghi nhớ - SGK. ó Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ. (10’) (?)1. GV vẽ mô hình cấu tạo của cụm đtừ. Cho HS điền vào (cụm đtừ ở phần I) (?) Cụm đtừ gồm mấy bộ phận? - HS: ba bộ phận. + Phần bổ ngữ trước. + Đtừ trung tâm. + Phần bổ ngữ sau. (?)2. Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước. - Phụ ngữ chỉ thời gian: đã, từng, mới, đang, sẽ, sắp … - Phụ ngữ chỉ sự tiếp diễn tương tự: vần, cứ, còn, cũng, thường, hay, … - Phụ ngữ chỉ sự phủ định: không, chỉ, chưa, … * Phụ ngữ sau bổ sung cho đtừ về đtượng hướng địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, ptiện và cách thức hành động … => rút ra ghi nhớ: Ghi nhớ: SGK II/ Cấu tạo của cụm động từ: 1. Vẽ mô hình: cũng đã Phần trước ra đi Phần trung tâm những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. nhiều nơi Phần sau * Ghi nhớ: SGK ó Hoạt động 3: Luyện tập (15’) Bt1. Tìm các cụm động từ trong những câu a,b,c (SGK) (3 HS tìm) Bt2: chép các cụm đtừ đó vào mô hình. Bt3: HS tự làm. III/ Luyện tập: 1. a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà. b. - Yêu thương Mỵ Nương hết mực. - Muôn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở cổng quan để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. - Có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. - Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. 2. GV vẽ mô hình cho HS điền vào đúng vị trí. 3. – Chưa: đang suy nghĩ, hành động còn có thể xảy ra. - Không: hành động không xảy ra. => cho thấy sự thông minh của em bé. 4. Củng cố: (?) Nêu khái niệm của cụm từ. (?) Cấu tạo của cụm đtừ gồm mấy phần, ý nghĩa của phần phụ trước và phần phụ sau? 5. Dặn dò: (1’) Về học bài. Soạn tiếp “Tính từ và cụm tính từ”. Tuần 16 - Tiết 62: Ngày soạn : Ngày dạy: Văn bản MẸ HIỀN DẠY CON I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Manh Tử. Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử thời trung đại. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) (?) Truyện “Con hổ có nghĩa đề cao điều gì? (?) Truyện khuyến khích người ta phải sống như thế nào? (?) Tgiả đã sử dụng nghệ thuật gì khi kể chuyện? 3. Bài mới: Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một truyện cũng được xếp vào loại truyện trung đại là ... ó Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tóm tắt năm sự việc dạy con của bà mẹ Mạnh Tử. Lập bảng tóm tắt. Sự việc Con Mẹ 1 2 3. 4. 5. - Ở gần nghĩa địa con bắt chước đào, chôn, khóc. - Ở gần chợ con bắt chước trò buôn bán, điên đảo. - Gần trường, con bắt chước học lễ phép, cắp sách vỡ. - Con hỏi: người ta giết lợn để làm gì. - Con bỏ học về nhà chơi. - Mẹ dọn nhà ra gần chợ. - Mẹ dọn nhà đến gần trường học. - Mẹ mới vui lòng “Chỗ này là chỗ ...” - Mẹ nói đùa: “Để cho con ăn” nhưng sau đó bà mua con ăn thật. - Mẹ cắt đứt tấm vải và nói với con ... ó Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích ý nghĩa GD con trong 3 sự việc đầu. (?)2. HS thảo luận 5’ - Đây là việc chọn môi trường sống có lợi (tránh môi trường bất lợi) cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ, của con cái. - Một số câu tục ngữ có nội dung tương ứng “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” ... 2. Chọn môi trường tốt để dạy con. ó Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích sự việc thứ tư. (3’) Bằng cách yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. (?) Ở lần thứ tư bà mẹ đã làm gì với con? (?) Làm xong bà tự nghĩ việc làm của mình như thế nào? (?) Không chỉ nghĩ mà bà con sửa chữa việc làm của mình bằng cách nào? (?) Ý nghĩa GD của sự việc thứ tư là như thế nào? - Không được dạy con nói dối, với trẻ con phải dạy chữ tín, đức tính thành thật. 3. Bà mẹ nói đùa nhưng vẫn thực hiện lời nói với con (giữ chữ tín). - Ý nghĩa: dạy con không được nói dối. ó Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS phân tích sự việc cuối cùng. (3’) (?) Sự việc gì xảy ra lần cuối cùng? (?) Hàng động và lời nói của bà mẹ đủ thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà trong khi dạy con? - Động cơ: là vì thương con, muốn con nên người. - Thái độ: cương quyết, dứt khoát không một chút nương nhẹ. - Tính cách: quyết liệt. - Tác dụng: hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên bậc “đại hiền”. 4. Từ thái độ, hành động dứt khoát quyết liệt của bà là muốn cho con chuyên tâm học hành để nên người. ó Hoạt động 5: GV nêu câu hỏi, HS trả lời. (2’) (?)4. Toàn bộ câu chuyện Mẹ hiền dạy con đều thuộc lời kể của người kể chuyện. Riêng câu cuối cùng: “Thế chẳng là nhờ cái công GD quý báu của bà mẹ hay sao?” thì lời kể này có thêm tính chất gì? - Đây là lời bình. Trong chuyện trung đại, chủ yếu là dùng lời kể nhưng có khi xem thêm lời bình của người kể. 5. Truyện trung đại chủ yếu dùng lời kể nhưng có khi vẫn xen lời bình của người kể. ó Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tổng kết những bài học dạy con từ truyện. (5’) - Dạy con trước hết phải chọn môi trường tốt cho con. - Dạy con cũng trước hết phải dạy đạo đức. - Dạy đạo đức cũng chưa đủ, còn phải dạy lòng say mê học tập. - Với con, không nuông chìu mà phải nghiêm khắc, khiêm khắc phải dựa trên niềm yêu thương thiết tha muốn cho con nên người. => Rút ra ghi nhớ. * Ghi nhớ: SGK. ó Hoạt động 4: Luyện tập. (14’) (?)1. Hãy phát biểu cảm nghĩ về sự việc thứ 5 trong truyện? (HS thảo luận, trình bày) - Thể hiện niềm cảm phục bà mẹ thầy Mạnh Tử. Việc làm mà không phải bà mẹ nào cũng làm được. Bà thà mất một ít về mặt vật chất của cải, tiền bạc để bồi dưỡng, giáo dục cho con một nhân cách lớn. (?)2. Từ truyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình (GV liên hệ GD). - Phải biết vâng lời. “Cá không ăn muối cá ương Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.” (?)3. III/ Luyện tập: 1. Niềm cảm phục bà mẹ, chịu tốn kém ít vật chất để GD con trở thành một bậc thánh hiền. 2. Phải biết vâng lời cha mẹ. 3. Công tử Hoàng tử. => con Đệ tử. Tử trận Bất tử. => chết Cảm tử. 4. Củng cố: Lồng vào luyện tập. 5. Dặn dò: Học bài. Soạn tiếp “Thầy thuốc ...” Tuần 16 - Tiết 63: Ngày soạn : Ngày dạy: TÍNH TỬ VÀ CỤM TÍNH TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được đặc điểm của tính từ và 1 số loại tính từ cơ bản. - Nắm được cấu tạo của cụm tính từ. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Cụm động từ là gì? Cho VD. (?) Cấu tạo của cụm động từ? 3. Bài mới: Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu qua từ loại tính từ và đặc điểm cũng như cấu tạo của cụm tính từ. Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: (5’) Tìm tính từ trong câu hỏi 1, câu a,b,c SGK. - HS tìm Hoạt động 2: (2’) Tìm thêm các tính từ. HS tìm. Hoạt động 3: (5’) So sánh tính từ với đtừ. (HS thảo luận 3’) trình bày. - GV nêu thêm VD. + Em bé ngã (đtừ làm vị ngữ) + Em bé thông minh (chỉ là cụm từ muốn thành câu phải thêm chỉ từ hoặc phụ từ (Em bé thông minh lắm; Em bé rất thông minh) - Từ các hđộng trên hướng HS rút ra phần ghi nhớ. (2 em nhắc lại) Hoạt động 4: (5’) Phân loại tính từ. (?)1. SGK. HS trả lời. => Rút ra ghi nhớ. (2 HS nhắc lại) Hoạt động 5: (5’) Tìm hiểu cấu tạo của cụm trong câu 1. - HS: yên tĩnh, nhỏ, sáng. (?) Những từ nào đứng trước hoặc sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ vừa tìm. - HS: vốn, đã, rất, tại; vằng vặc, ở trên không. - GV kết luận: những từ ngữ vừa tìm được trong câu chính là các phụ ngữ của tính từ và cũng với tính từ tạo thành cụm tính từ. Hoạt động 6: (5’) Vẽ mô hình cụm tính từ Hoạt động 7: (2’) => ra ghi nhớ. Luyện tập. (10’) Bt1. Tìm các cụm tính từ trong các câu a,b,c,d,đ. Bt2: SGK. (HS thảo luận 3’) Btập 3: SGk. - HS trả lời. Bt4: I/ Đặc điểm của tính từ: 1. a. bé, oai. b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi ... 2. - Xanh, đỏ, trắng ... - Chua, cay, ngọt ... - Ngay, thẳng, xiêu, vẹo ... 3. Khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cùng, vẫn tính từ và động từ có khả năng giống nhau. - Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng, thì tính từ bị hạn chế, còn đtừ có khả năng kết hợp mạnh - Khả năng làm chủ ngữ: tính từ và động từ như nhau. - Khả năng làm vị ngữ: tính từ hạn chế hơn động từ. * Ghi nhớ SGK. II/ Các loại tính từ: 1. Những từ kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, lắm ...) là bé, oai (tính từ tương đối). - Những từ không kết hợp được với các từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối ... (Tính từ tuyệt đối) * Ghi nhớ: SGK. III/ Cụm tính từ: 1. Tính từ: yên tĩnh, nhỏ, sáng. 2. Những phụ ngữ đứng trước: vốn đã, rất. Phụ ngữ sau: lại, vằng vặc, ở trên không. vốn/ đã/ rất Phần trước Yên tĩnh nhỏ sáng Phần TTâm lại vằng vặc/ ở trên không Phần sau * Ghi nhớ: SGK. IV/ Luyện tập: 1. a. sun sun như con đỉa. b. chần chẩn như cái đòn càn. c. bè bè như cái quạt thóc. d. sừng sửng như cái cột đình. đ. Tua tủa như cái chổi như cái sề cùn. 2. Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm. - Hình ảnh mà từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như “con voi”. - Đặc điểm chung của năm ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan. 3. Đtừ và tính từ được dùng làm trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ mang tính chất dữ dội hơn lần trước thể hiện sự thay đổi của con cá vàng trước những đòi hỏi mới lúc một quá quắt của vợ ông lão so sánh: - gợn sóng êm ả. - nổi sóng. - nổi sóng dữ dội. - nổi sóng mù mịt. - nổi sóng ầm ầm. 4. Những tính từ được dùng lần đầu phản ánh cuộc sống nghèo khổ. Mỗi lần thay đổi tính từ là mỗi lần cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng cuối cùng tính từ lần đầu được dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ. - sứt mẻ/ sứt mẻ - nát/ nát. 4. Củng cố: Lồng vào bài tập. 5. Dặn dò: (1’) Học bài - Soạn tiếp “Ôn tập ...”. Tuần 16 - Tiết 64: Ngày soạn : Ngày dạy: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Đánh giá được ưu, khuyết bài làm văn của mình theo yêu cầu của bài làm văn. - Tự sửa chữa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài đã làm. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Đề, đáp án. - HS: Bài làm. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: GV phát bài (2’). 3. Sửa bài: Tiết này sẽ sửa chữa bài TLV mà các em đã làm. “Kể về những đổi mới ở quê em.” Phương pháp Nội dung óHoạt động 1: (5’) GV ghi dàn ý lên bảng. óHoạt động 2: (18’) GV nhận xét bài làm của HS. ó Hoạt động 3: (5’) GV chọn 2, 3 bài khá đọc cho cả lớp nghe. ó Hoạt động 4: (5’) HS tự sửa chữa bài làm của mình và có ý kiến khiếu nại (nếu có) ó Hoạt động 5: (3’) GV kiến nghị điểm vào sổ. MB: Nêu thời gian quê em bắt đầu có nhiều thay đổi. TB: - Nhận xét kể về thời gian quê em chưa thay đổi như thế nào. - Bắt đầu thay đổi từ thời gian nào và thay đổi như thế nào. Kể chi tiết cụ thể về những đặc điểm nổi bật, tiêu biểu. KB: Cảm nghĩ của em khi thấy quê hương mình có sự thay đổi, suy nghĩ về bản thân. * Ưu: - Không đi lạc đề. - Trình bày theo yêu cầu 3 phần. * Khuyết: - Còn rất nhiều lỗi chính tả. - Chưa có bổ sung rõ ràng (phân đoạn) - Câu, từ sai nhiều. - Bài làm còn lan man. 4. Củng cố: (5’) GV nhắc lại kiến thức cần thiết khi làm bài văn tự sự đời thường. 5. Dặn dò: (1’) Học bài. Chuẩn bị kiểm tra cuối HKI. Tuần 17 - Tiết 65: Ngày soạn : Ngày dạy: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là tấm lòng nhân đức, thương xót và đặc sinh mạng của dân lành lúc ốm đau lên trên hết. Mặt khác cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử thời trung đại. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào? Cách dạy con. (?) Qua truyện em rút ra bài học gì cho bản thân? 3. Bài mới: Trong XH có nhiều nghề và làm nghề nào cũng có đạo đức. Nhưng có 2 nghề mà XH đòi hỏi phải có đạo đức nhất, do đó cũng được tôn vinh nhất là dạy học và làm thuốc. Truyện thầy ... của Hồ Nguyên Trừng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly, viết vào khoảng nữa đầu TK XV, trên đất TQ) nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, nhưng quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức. ² Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản - đọc chú thích. (10’) Phương pháp Nội dung (?) Cho biết chủ đề của truyện? - HS: nêu gương sáng của một bậc lương y chân chính. I/ Đọc văn bản – tìm hiểu chú thích: ² Hoạt động 2: (5’) (?)1.a. Vị thái y là người thế nào? - HS: có lương tâm nghề nghiệp và tấm lòng nhân đức. (?) Tronh hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất. - HS: đem hết của cải ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ, không quản ngại bệnh có dằm dề máu mủ; cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên vẫn đi chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua, dù có lệnh vua gọi. - Hành động đáng nói nhất, cần phân tích kỹ lưỡng nhất là hành động sau cùng. 1. - Vị Thái y lệnh là người có tay nghề và tấm lòng nhân đức. - Đem hết của cải mua thuốc, chữa bệnh cho người nghèo khổ không quản ngại khó khăn gì. - Coi sinh mạng của người bệnh là trên hết. ² Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích sâu hành động đáng nói nhất (7’) (?)b. SGK. - HS: Khối lượng lời văn chiếm nhiều nhất so với lời văn của các hđộng khác. Điều đó cho thấy tgiả dồn bút lực vào hđộng trong tình huống có tính chất gay cấn này để làm rõ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh của vị Thái y lệnh hơn bất cứ trường hợp nào. - Trong tình huống này, thái độ tức giận của quan Trung sứ và lời đáp của Thái y lệnh cho thấy. + Đây là một tình huống thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh của vị Thái y lệnh. Thái độ và lời nói của quan trung sứ đã đặc Thái y lệnh trước những mâu thuẩn quyết liệt, cần có sự lựa chọn giải pháp đúng đắn nhất. + Giữa tính mệnh của người dân thường lâm bệnh nguy cấp với tính mệnh của chính mình trước quyền uy của nhà vua, sẽ chọn bên nào? - Lời đáp của Thái y lệnh với quan Trung sứ chứng tỏ ông đã vượt qua thử thách đó

File đính kèm:

  • docGiao an P6.doc
Giáo án liên quan