I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Gip HS:
- Hiểu đựơc cấu tạo của cụm động từ.
- Biết ứng dụng cụm động trong khi viết văn (kĩ năng).
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Gio n, SGK, SGV, bảng phụ.
2. HS: SGK, chuẩn bị bi ở nh.
III/ LN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bi cũ: (6)
(?) Động từ là gì? Cho ví dụ minh họa? Nu đặc điểm của động từ.
* HS: - Động từ l những từ chỉ hnh động, trạng thi của sự vật. Vd: chạy, đi, đứng
- Động từ thường kết hợp với cc từ đ, sẽ, đang, cũng, vẫn, hy, chớ, đừng để tạo thnh cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong cu của động từ l vị ngữ. Khi lm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với cc từ đ, sẽ, đang, cũng, vẫn, hy, chớ, đừng
(?) Nêu các loại động từ chính?
* HS: * Trong tiếng Việt, cĩ hai loại động từ đáng ch ý l:
- Động từ tình thi (thường địi hỏi động từ khc đi km)
- Đồng từ chỉ hnh động, trạng thi (khơng địi hỏi động từ khc đi km)
* Động từ chỉ hnh động, trạng thi gồm hai loại nhỏ:
- Động từ chỉ hnh động (trả lời cu hỏi Lm gì?)
- Động từ chỉ trạng thi (trả lời cu hỏi Lm sao? Thế no? )
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt Tuần 16 – Tiết 61
CỤM ĐỘNG TỪ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu đựơc cấu tạo của cụm động từ.
- Biết ứng dụng cụm động trong khi viết văn (kĩ năng).
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
(?) Động từ là gì? Cho ví dụ minh họa? Nêu đặc điểm của động từ.
* HS: - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Vd: chạy, đi, đứng…
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…
(?) Nêu các loại động từ chính?
* HS: * Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:
- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Đồng từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm)
* Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
- Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?)
- Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào? )
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài ghi
1’
12’
15’
10’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu động từ là gì? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một mức khó hơn là động từ kết hợp với những từ như thế nào để tạo thành cụm động từ, vai trò của cụm động từ trong câu…
Æ Hoạt động 2: Hứơng dẫn HS tìm hiểu cụm động từ là gì?
à Đầu tiên GV cho HS đọc lại đoạn trích SGK. Tiến hành trả lời các câu hỏi.
(?) Các từ ngữ được in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận.
à Từ ra, đi thuộc từ loại gì?
* HS: động từ.
(?) Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên thì ta còn từ gì?
GV giảng: Những từ in đậm này được gọi là thành phần phụ ngữ kết hợp với động từ tạo thành cụm động từ.
(?) Tuy nhiên ta thử nhận xét vai trò của phụ ngữ này trong câu xem?
(?) Qua đó em nhận xét nghĩa của cụm động từ với động từ?
* HS: Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn so với động từ.
à Tiếp tục GV cho HS tiến hành làm câu hỏi 3.
(?) Tìm cụm động từ mà em biết?
- HS tìm, GV nhận xét.
(?) Đặt câu với cụm động từ em vừa tìm được? Nhận xét hoạt động trong câu của cụm động từ so với động từ?
* HS: Nhận xét: Cụm động từ hoạt động giống như động từ (có thể làm vị ngữ; khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kèm theo các phụ ngữ khác).
(?) Qua tìm hiểu em hãy cho biết cụm động từ là gì?
- HS trả lời ghi nhớ. GV cho ghi bài.
Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ.
GV cho HS làm yêu cầu 1.
(?) Câu hỏi thảo luận: Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I.
- GV định hướng cho HS xem lại phần ghi nhớ.
- HS thảo luận 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. GV bổ sung.
I/ Cụm động từ là gì?
* Xét vd – SGK147
1.
- đã đi nhiều nơi
à Bổ sung cho từ động từ đi.
- cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người.
à Bổ sung cho từ động từ ra.
è Cụm động từ.
2. Nếu lược bỏ các từ in đậm thì ta còn động từ: ra, đi.
- Các từ này bổ sung ý nghĩa cho động từ; nhiều khi chúng không thể thiếu được.
3.
- Tìm cụm động từ: đang học tiếng Việt.
- Đặt câu:
Lớp 6A // đang học tiếng Việt.
PN ĐT PN
C V
Ghi nhớ
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc nó đi kèm, tạo thành cụm động từ mới tròn nghĩa.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
II/ Cấu tạo của cụm động từ:
1. Mô hình cấu tạo:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
đi
nhiều nơi
cũng
ra
những câu đố oái ăm để hỏi mọi người.
à Tiếp tục GV cho HS làm câu 2.
(?) Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, chỉnh sửa.
à Qua tìm hiểu GV chốt lại ghi nhớ và cho HS ghi bài.
2. Xác định phụ ngữ:
* Phụ ngữ trước bổ sung ý nghĩa cho động từ về:
- Quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang…
- Sự tiếp diễn: cũng, vẫn, cứ, còn…
- Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động: hãy, đừng, chớ…
- Khẳng định, phủ định: không, chưa, chẳng…
* Phụ ngữ sau bổ nghĩa cho động từ về đối tượng, địa điểm, thời gian…
Ghi nhớ.
* Mô hình cụm động từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng/ còn/ đang/ chưa
tìm
được/ ngay/ câu trả lời
* Trong cụm động từ:
- Các phụ ngữ phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động, …
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động, …
Æ Hoạt động 4: Luyện tập.
BT1. GV gọi 1 HS đọc lại yêu cầu 1.
(?) Tìm cụm động từ trong đoạn trích?
- HS tìm, GV nhận xét.
BT2. Nếu không còn thời gian, GV cho HS về nhà làm sau khi hướng dẫn.
- Điền cụm động từ ở câu 1 vào mô hình.
III/ Luyện tập:
1. Tìm cụm động từ:
a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b.
- Yêu thương Mỵ Nương hết mực.
- Muôn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở cổng quan để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
- Có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
- Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
2. Điền mô hình cụm động từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
a/ còn đang
đùa nghịch
ở sau nhà
b/
muốn
yêu thương
kén
Mị Nương hết mực
cho con một …xứng đáng
c/ đành
có thì giờ
tìm
đi hỏi
đi hỏi
cách giữ sứ thần…nọ.
ý kiến em bé thông minh nọ
ý kiến em bé thông minh nọ
BT3. GV hướng dẫn cho HS về làm.
BT4. GV cho HS về làm.
3. Nêu ý nghĩa phụ ngữ:
- Chưa: đang suy nghĩ, hành động còn có thể xảy ra.
- Không: hành động không xảy ra.
=> cho thấy sự thông minh của em bé.
4. Củng cố: (2’)
(?) Cụm động từ là gì? Cho ví dụ.
(?) Nêu cấu tạo của cụm động từ?
5. Dặn dò: (2')
- Xem lại nội dung, học thuộc phần ghi nhớ. Hoàn tất các bài tập.
- Soạn bài tt “Mẹ hiền dạy con”.
. Đọc nội dung truyện, chú thích.
. Trả lời các câu trong phần Đọc – hiểu văn bản.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản Tuần 16 – Tiết 62
MẸ HIỀN DẠY CON
(Truyện trung đại)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
(?) Cụm động từ là gì? Cho ví dụ.
* HS: - Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc nó đi kèm, tạo thành cụm động từ mới tròn nghĩa.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
(?) Nêu cấu tạo của cụm động từ?
* HS: Cấu tạo: gồm 3 phần (trần trước, phần TT, phần sau)
* Trong cụm động từ:
- Các phụ ngữ phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động, …
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động, …
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài ghi
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mẹ hiền dạy con là một truyện trong sách Liệt nữ truyện (truyện về các bậc liệt nữ: người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng) của TQ xưa, truyện này luôn được người VN đón nhận, truyện này đã nổi tiếng xưa nay ở TQ cũng như nước ta.
10’
23’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản.
(?) Truyện do ai biên dịch? In trong sách nào của VN? Tuyển dịch theo sách nào của TQ?
à GV gọi 1 HS đọc lại truyện.
à Tiếp tục cho HS đọc từ khó.
Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
(?) Câu hỏi thảo luận: Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ), theo mẫu.
I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Giới thiệu:
Đây là truyện được tuyển dịch từ sách “Liệt nữ truyện” của TQ được Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân chọn dịch trong sách Cổ học tinh hoa của VN.
2. Đọc:
3. Từ khó: SGK151
II/ Tìm hiểu văn bản:
Sự vc
Con
Mẹ
1
Ở gần nghĩa địa con bắt chước đào, chôn, khóc.
Dời nhà ra gần chợ.
2
Ở gần chợ con bắt chước trò buôn bán, điên đảo.
Dời nhà ở cạnh trường học.
3
Gần trường, con bắt chước học lễ phép, cắp sách vỡ.
Vui lòng ở đó.
4
Hỏi: người ta giết lợn để làm gì?
Mẹ nói đùa: “Để cho con ăn” nhưng sau đó bà mua con ăn thật.
5
Đang học, bỏ học về nhà chơi.
Cắt đứt tấm vải đang dệt.
à Tiếp tục GV hướng dẫn HS phân tích ý nghĩa giáo dục trong 3 sự việc đầu.
(?) 3 sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì?
* HS: Chọn môi trường sống có lợi nhất. Tránh môi trường bất lợi cho việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
(?) Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ VN có nội dung tương ứng?
* HS: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
à GV hướng dẫn HS phân tích ý nghĩa giáo dục trong sự việc 4.
(?) Lần thứ tư bà mẹ đã làm gì đối với con?
* HS: Trả lời…
(?) Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình như thế nào?
* HS: Ta nói dối … dạy nó nói dối sao?
(?) Không chỉ nghĩ mà bà còn sửa chữa việc làm của mình bằng cách gì?
* HS: Đi mua thịt lợn về cho con ăn thật.
(?) Sự việc này có ý nghĩa giáo dục như thế nào?
à GV hướng dẫn HS suy nghĩ và phát biểu cảm nghĩ về chữ “tín”.
à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu sự việc 5.
(?) Ở sự việc 5 hành động và lời nói của bà mẹ thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà khi dạy con? Tác dụng của những điều đó là gì?
* HS: - Động cơ: vì thương con, muốn con nên người.
- Thái độ: kiên quyết, dứt khoát.
- Tính cách: quyết liệt.
- Tác dụng: hướng con vào việc học tập chuyên cần để trở thành người hữu ích.
(?) Câu cuối cùng “Thế chẳng là nhờ cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?” Lời kể này có thêm tính chất gì khác với lời kể của câu chuyện?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chỉnh ý.
* HS: Đây là lời bình. Truyện trung đại chủ yếu là dùng lời kể nhưng có khi xen lời bình của người kể.
(?) Vậy qua phân tích, tổng thể lại tác dụng của việc dạy con đó là gì?
* HS: Giúp con trở thành người có tài, có đứa.
à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc ghi nhớ.
* Những bài học dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử:
- 3 sự việc đầu:
à Dạy con trước hết phải chọn môi trường tốt cho con.
- Sự việc 4:
à Dạy con trước hết phải dạy đạo đức, dạy chữ tín, đức thành thật.
- Sự việc 5:
à Dạy con đạo đức chưa đủ mà còn dạy lòng say mê học tập.
à Với con không nuông chiều mà phải nghiêm khắc dạy dỗ.
à Tác dụng: hướng con vào việc học tập chuyên cần để trở thành người hữu ích.
III/ Ghi nhớ:
* Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành;
-Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
* Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây được xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
* Tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
4. Củng cố: (4’)
à GV lồng vào phần luyện tập.
(?) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?
(?) Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
5. Dặn dò: (2')
- Đọc lại truyện. Xem nội dung. Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị trước bài “Tính từ và cụm tính từ”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiếng việt Tuần 16 - Tiết 63
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.
- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV.
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Hãy nêu nội dung chính của truyện Mẹ hiền dạy con?
* HS: * Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành;
-Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
* Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây được xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
* Tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài ghi
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Những tiết trước ta đã tìm hiểu danh từ, cụm danh từ, động từ và cụm động từ. Tiết này chúng ta sẽ học thêm một từ loại nữa là tính từ và cụm tính từ để xem nó có đặc điểm như thế nào?
10’
10’
10’
Æ Hoạt động 2: Đặc điểm của tính từ.
à GV gọi HS đọc vd a, b.
(?) Tìm đặc điểm tính từ trong các vd trên?
- HS tìm. GV nhận xét.
(?) Kể them một số tính từ mà em biết?
- HS suy nghĩ trả lời. HS khác bổ sung. GV kết luận.
(?) Nêu ý nghĩa khái quát các tính từ trên?
(?) Câu hỏi thảo luận: So sánh tính từ với động từ:
- Về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…
- Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
HS thảo luận 2’. Đại diện trả lời.
Nhóm khác nhận xét. GV chỉnh ý.
GV giảng thêm: Ví dụ:
+ Em bé ngã (đtừ làm vị ngữ)
+ Em bé thông minh (chỉ là cụm từ muốn thành câu phải thêm chỉ từ hoặc phụ từ (Em bé thông minh lắm; Em bé rất thông minh)
(?) Qua tìm hiểu em hãy nêu tính từ là gì? Đặc điểm của tính từ? Hoạt động của tính từ trong câu?
- HS đọc ghi nhớ. GV cho ghi bài.
Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân loại tính từ.
(?) Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần I:
- Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá, …)
- Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?
(?) Vậy qua tìm hiểu em nhận nhận xét tính từ có mấy loại?
- HS trả lời ghi nhớ. GV cho ghi bài.
Æ Hoạt động 4: Tìm hiểu cụm tính từ.
à GV gọi HS đọc 2 vd. GV ghi cụm từ in đậm lên bảng.
(?) Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trên?
- Lưu ý: GV cho HS tìm tính từ trong các cụm trên. (yên tĩnh, nhỏ, sáng)
- HS làm. GV chỉnh sửa.
I/ Đặc điểm của tính từ:
* Xét các vd – SGK153,154
1. Tìm tính từ:
a/ bé, oai.
b/ vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
2/
* Kể thêm tính từ:
- xanh, đỏ, trắng, vàng, xanh lè, trắng toát, đỏ au…
- chua, cay, ngọt, bùi, nhạt thếch, đắng ngắt…
- lệch, nghiêng, ngay, thẳng, thẳng băng, xiêu vẹo, nhăn nhúm…
* Ý nghĩa: chỉ đặc điểm, tính chất.
3. So sánh tính từ và động từ:
- Khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cùng, vẫn tính từ và động từ có khả năng giống nhau.
- Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng, thì tính từ bị hạn chế, còn đtừ có khả năng kết hợp mạnh
- Khả năng làm chủ ngữ: tính từ và động từ như nhau.
- Khả năng làm vị ngữ: tính từ hạn chế hơn động từ.
Ghi nhớ
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
II/ Các loại tính từ:
* Xét các tính từ ở vd I:
- Những từ kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, lắm)... là bé, oai (tính từ tương đối).
- Những từ không kết hợp được với các từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối ...(Tính từ tuyệt đối)
Ghi nhớ
Có hai loại tính từ đáng chú ý:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
III/ Cụm tính từ:
* Xét các cụm tính từ:
a/ vốn đã rất yên tĩnh.
b/ nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
* Điền vào mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vốn/ đã/ rất
yên tĩnh
nhỏ
lại
sáng
vằng vặc/ ở trên không
(?) Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ phần trước, phần sau cụm tính từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì?
* HS:
- Phần trước:
đang nhỏ lại à quan hệ thời gian
vẫn sáng vằng vặc à sự tiếp diễn tương tự.
- Phần sau:
- Anh dũng tuyệt vời à chỉ mức độ phạm vi.
- Buồn da diết à mức độ.
(?) Qua tìm hiểu em hãy nêu đặc điểm của cụm tính từ?
- HS đọc ghi nhớ. GV cho ghi bài.
Ghi nhớ
* Mô hình cụm tính từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vẫn/ còn/ đang
trẻ
như một thanh niên
* Trong cụm tính từ:
- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định; …
- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất; …
Æ Hoạt động 5: Luyện tập.
à Do phần lí thuyết quá nhiều, không có thời gian nên phần bài tập GV có thể hướng dẫn cho HS về nhà làm.
BT1. HS tìm cụm tính từ.
BT2. HS tìm việc dùng tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng ntn?
(Chú ý phần gợi dẫn trong SGK)
BT3. HS về đọc lại truyện Ông lão đánh cá…sao đó làm theo yêu cầu của SGK.
BT4. HS tương tự theo yêu cầu SGK và làm.
IV/ Luyện tập:
1. Tìm cụm tính từ:
a. sun sun như con đỉa.
b. chần chẩn như cái đòn càn.
c. bè bè như cái quạt thóc.
d. sừng sửng như cái cột đình.
đ. Tua tủa như cái chổi như cái sề cùn.
2. Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
- Hình ảnh mà từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như “con voi”.
- Đặc điểm chung của năm ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
3. Đtừ và tính từ được dùng làm trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ mang tính chất dữ dội hơn lần trước thể hiện sự thay đổi của con cá vàng trước những đòi hỏi mới lúc một quá quắt của vợ ông lão so sánh:
- gợn sóng êm ả.
- nổi sóng.
- nổi sóng dữ dội.
- nổi sóng mù mịt.
- nổi sóng ầm ầm.
4. Những tính từ được dùng lần đầu phản ánh cuộc sống nghèo khổ. Mỗi lần thay đổi tính từ là mỗi lần cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng cuối cùng tính từ lần đầu được dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ.
- sứt mẻ/ sứt mẻ
- nát/ nát.
4. Củng cố: (4’)
(?) Tính từ là gì? Đặc điểm của tính từ?
(?) Tính từ có mấy loại?
(?) Cụm tính từ là gì?
5. Dặn dò: (2')
- Xem nội dung bài. Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập.
- Bước đầu xem lại yêu cầu về TLV để chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 3.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tập làm văn Tuần 16 - Tiết 64
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Đánh giá được ưu, khuyết điểm của mình theo yêu cầu của bài làm văn được nêu trong tiết trả bài số 3.
- Tự sửa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài văn đã làm.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Bài làm của HS, giáo án.
2. HS: Xem bài ở nhà bước đầu.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành:
Æ Hoạt động 1: (5’)
- HS kiểm tra lẫn nhau theo từng nhóm tổ.
- GV kiểm tra sát suất 1 vài em. Nhận xét kết quả kiểm tra.
a.
GV gọi 1 HS nhắc lại đề bài.
Đề: Kể về một kỉ niệm mà em nhớ mãi.
(?) Xác định thể loại? Câu chuyện gì? Em sử dụng ngôi kể nào?
* HS: Văn tự sự. Kể theo ngôi thứ nhất.
(?) Em hãy lập dàn ý cho bài làm này?
Æ Hoạt động 3: Lập dàn ý. (10’)
(?) Nêu yêu cầu của bố cục 3 phần?
a. Mở bài: Nêu hoàn cảnh, lí do nhớ lại kỉ niệm thời thơ ấu.
b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện:
- Thời gian.
- Không gian.
- Kỉ niệm thời thơ ấu (quang cảnh, sự việc, hành động…)
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về kỉ niệm thơ ấu, vị trí tồn tại của nó trong cuộc sống của em hiện nay.
Æ Hoạt động 4: GV nhận xét ưu khuyết điểm. (13’)
GV nhận xét bài làm, đọc cho các em những đoạn văn, bài văn hay của một số em để các bạn khác học hỏi.
* Ưu điểm:
- Không đi lạc đề. Làm đúng thể loại.
- Một số bài có sự việc thú vị, đáng nhớ.
- Một số bài bố cục hợp lí.
- Câu văn sử dụng trong sáng, mạch lạc, uyển chuyển.
- Bài sạch sẽ, thể hiện tính đầu tư rất rõ.
à Một số bào đáng biểu dương:
6A1: Nguyễn Thị Kiều My.
Nhâm Trúc Phương.
Đoàn Trung Kiên.
6A2: Nguyễn Thị Chúc Xuân.
Bùi Thị Ngọc Huyền.
Nguyễn Thị Ngọc Trinh.
6A3: Nguyễn Uyển Trân.
Nguyễn Văn Trung.
* Khuyết điểm:
- Còn một số bài kể lộn xộn. Không nói được chủ đề.
- Một số bài thiếu tự nhiên, giả tạo, không có sức thuyết phụ.
- Sai chính tả, dùng từ tuỳ tiện, câu văn lủng củng.
- Sai chính tả nhiều ở một số bài.
à Một số bài hạn chế:
6A1: Huỳnh Ngọc Châu.
6A2: Nguyễn Huỳnh Minh Kiệt,
Võ Thanh Bình.
Huỳnh Quốc Trí.
Võ Văn Khoa.
6A3: Hồ Minh Thuận.
Đặng Văn Khánh.
Æ Hoạt động 5: Phát bài.
GV phát bài. Công bố điểm khá, giỏi.
4. Củng cố: (2’)
GV động viên các em cho bài làm văn sau.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem và tự sửa chữa lại bài làm của mình.
- Chuẩn bị bài tt “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
. Đọc kĩ truyện, chú thích, ghi nhớ.
. Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
(Tư liệu trợ giúp)
Mạnh Tử (372-289 TCN) là người thi hành Nho gíáo
Mạnh: họ Mạnh. Tử: thầy. Mạnh Tử là thầy Mạnh.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, là dòng dõi họ Công Tộc Mạnh Tôn ở nước Lỗ.
Mạnh Tử người gốc ở đất Trâu đời Xuân Thu, thuộc nước Lỗ, nay là huyện Trâu tỉnh Sơn Đông, Trung quốc.
Theo sách Mạnh Tử phả, Mạnh Tử sanh ngày mùng 2 tháng 4 năm thứ 4 đời vua Chu Liệt Vương (372 trước TL) và mất vào ngày 15 tháng 11 năm thứ 26 đời vua Chu Noãn Vương (289 trước TL), thọ 83 tuổi.
1. Thời ấu trĩ: (Mạnh mẫu trạch lân).
Theo Liệt Nữ Truyện (Bài Mẹ hiền dạy con).
2. Thời kỳ niên thiếu:
Khi lớn lên, Mạnh Tử theo học với thầy Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.
Mạnh Tử học với Tử Tư hiểu được cái đạo của Đức Khổng Tử, lại có tài hùng biện và sở trường về khoa nói thí dụ. Lời nói của ông chắc chắn và mạnh mẽ, có sức thuyết phục. Mạnh Tử làm điều gì cũng lấy Đức Khổng Tử làm tiêu chuẩn.
Mạnh Tử nói Đức Khổng Tử là bậc Thánh về thời, nghĩa là Đức Khổng Tử có gồm hết các đức tốt của các bậc Thánh khác và ở vào thời nào cũng đều ứng dụng được cả.
Mạnh Tử ở vào thời Chiến Quốc, loạn lạc khắp nơi. Mạnh Tử cũng muốn đem tài học ra cứu đời. Ông muốn bắt chước Đức Khổng Tử định đi chu du các nước chư Hầu để đem cái đạo của Thánh nhân ra ứng dụng.
3. Thời kỳ đi chu du các nước chư Hầu:
Thời Chiến Quốc, thiên tử nhà Chu quá nhu nhược, không thể điều khiển được các vua chư Hầu. Mạnh Tử đành phải giúp vua chư Hầu, những nước nhỏ bé quá thì không thể làm gì được, nên Ông lưu ý đến hai nước lớn là Tề và Lương.
Những nước lớn nầy lại không chịu theo Vương đạo, mà chỉ muốn theo Bá đạo đặng làm Bá chủ thôn tính các nước khác, nên họ cho lời nói của Mạnh Tử là viễn vông, không thiết thực. Cho nên, khi Mạnh Tử đến nước Lương, vua Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Tử:
- Ông có thuật gì làm lợi cho nước tôi không?
Mạnh Tử đáp:
- Nhà vua hà tất nói đến lợi, chỉ nên nói Nhân Nghĩa mà thôi. Nếu vua xướng lên nói rằng làm thế nào lợi cho nước ta, thì quan Đại phu cũng bắt chước nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta, kẻ sĩ và thứ dân cũng nói rằng làm thế nào lợi cho thân ta, kẻ trên người dưới tranh nhau điều lợi thì nước nguy mất.
Còn lấy Nhân Nghĩa mà nói, thì người bề tôi đem lòng nhân nghĩa thờ vua, người làm con đem lòng nhân nghĩa thờ cha, người làm em đem lòng nhân nghĩa mà thờ anh. Vua tôi, cha con, anh em, đều bỏ lợi, chỉ đem lòng nhân nghĩa mà tiếp đãi nhau, như thế mà không trị được thiên hạ là chưa có vậy. Vậy hà tất phải nói lợi.
Ý của
File đính kèm:
- Tuan 16.doc