Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 18 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Chữa những lỗi chính tả mang tính địa phương.

- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chuẩn khi nói.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV.

2. HS: SGK, xem bài ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1')

Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 18 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt Tuần 18 - Tiết 69, 70 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Chữa những lỗi chính tả mang tính địa phương. - Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chuẩn khi nói. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV. 2. HS: SGK, xem bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung bài ghi Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. GV giới thiệu yêu cầu tiết học. Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đọc. à GV cho HS cách đọc cho đúng chính tả. - Gọi 2 HS đọc lại nội dung phần 1. - Tiếp tục GV gọi 2 HS khác đọc tiếp chính tả phần 2. à Tiếp tục GV gọi 1 HS đọc chuẩn phần 3. Sau đó cho HS đóng sách lại, GV đọc cho HS chép vào tập. à Khi HS viết xong, GV cho HS đổi tập với nhau để chỉnh sửa, nhận xét cho bạn. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành luyện tập. à Phần này GV đã hướng dẫn cho HS làm ở nhà. à GV gọi 4 HS lên bảng viết lại theo 4 hàng. - HS khác quan sát và nhận xét cách viết của bạn để chỉnh sửa. à Tiếp tục GV cho HS làm bài 3. (?) Đoạn trích trong SGK có mấy câu? * HS: 3 câu. à GV chia bảng ra gọi 3 HS lên làm. Mỗi em làm 1 câu trong đoạn. à Tiếp tục GV gọi 1 HS lên bảng viết bài 4. - HS khác quan sát, nhận xét. GV kết luận. à BT5 GV cho HS lên bảng làm. - GV có thế dạy cho HS cách điền hỏi, ngã. à Bt6, gv cũng gọi HS lên bảng làm. I/ Nội dung luyện tập: - Tham khảo – SGK166 - Viết đúng các từ: vạm vỡ, vanh vách, vênh váo, vi vu, vụng về, vớ vẩn, dô hò, du thuyền, chu du, cơn giông, du ngoạn, dữ dằn, dai dẳng, dư giả, dùng dằn, ... II/ Hình thức luyện tập: 1. Điền phụ âm đầu vào chỗ trống: a. Điền tr/ ch Trái cây, chờ đợi, chuyển chổ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre. b. Điền s/ x Sấp ngữa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ. c. Điền r/ d/ gi Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác. d. Điền l/ n Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng. 2. Chọn từ điền vào chỗ trống: a. Điền vây/ dây/ giây Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây. b. Điền viết/ diết/ giết Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết. c. Điền vẻ, dẻ, giẻ Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách. 3. Chọn s/ x để điền vào chỗ trống: Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất, sấm rền vang, chớp lóe sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa giông sầm sập, gõ lên mái tôn loảng xoảng. 4. Điền vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống: Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một giuộc, con bạch tuột, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, trắng muốt. 5. Điền thanh hỏi/ ngã: Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mảng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ. 6. Chữa lỗi chính tả: - Tía đã nhiều lần căn dặn không được kiêu căng. - Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ. - Có đau thì cắn răng mà chịu nghe. 4. Củng cố: GV nhấn mạnh cho HS ý thức rèn luyện chính tả. 5. Dặn dò: (2') - Xem lại bài. - Đọc lại truyện dân gian đã học và chọn 1 truyện em thích nhất tập kể diễn cảm. Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Tuần 18 – Tiết 71 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động về ngữ văn. - Rèn cho HS thói quen yêu văn, yêu tiếng việt thích làm văn, kể chuyện,... II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (40’) Tiết này dành cho các em tự do kể chuyện mà các em tâm đắc. - Cho HS xung phong kể chuyện. + GV hướng dẫn HS: Kể chứ không phải đọc thuộc lòng nên lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng chỗ, biết kể diễn cảm, có ngữ điệu. + Nhắc HS phát âm đúng khi kể không dùng từ ngữ riêng của ngôn ngữ nói. + Tư thế đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người, tiếng nói rõ ràng:không quá nhỏ, cũng không gào lên không đúng lúc. + Biết mở đầu gây sự chú ý, sức hấp dẫn và biết cảm ơn người nghe khi đã kể xong. - Cho HS khác nhận xét (ND, thể loại, yêu cầu của văn kể chuyện). - GV chốt lại, bổ sung, sửa chữa, tuyên dương các em kể hay. * Cách tổ chức: GV có thể gọi lần lượt 1tổ trưởng thi kể vòng 1, sau đó 4 đại diện của 4 tổ thi kể vòng 2. 4. Củng cố: (3’) (?) Muốn kể hay ta phải lưu ý những điều gì? - Ngữ điệu, điệu bộ, diễn cảm (giọng điệu của từng nhân vật) 5. Dặn dò: (1’) - Về tập kể thêm những chuyện mà em thích. - Bước đầu xem lại kiến thức Ngữ văn, chuẩn bị tiết trả bài thi HKI. Ngày soạn: Ngày dạy: Ngữ văn Tuần 18 – Tiết 73 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Qua bài kiểm tra HKI, HS xác định được dạng đề ra. Cách làm phần trắc nghiệm, cũng như tự luận. Thấy được cái sai của các em để rút kinh nghiệm cho HKII. II/ CHUẨN BỊ: - GV: đề, đáp án. - HS: bài kiểm tra. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Để rút kinh nghiệm cho lần KT sau. Hôm nay chúng ta sẽ sửa bài KT HKI. ² Hoạt động 1: (2’) - GV phát bài cho HS. ² Hoạt động 2: (5’) - GV sửa chữa từng câu lên bảng. ĐÁP ÁN I/ Phần trắc nghiệm: à Mỗi câu đúng: 0,25 đ ĐỀ 1: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 b c b a d a b d a b a c ĐỀ 2: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 a b c b c a b a d b a d ĐỀ 3: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 d c a d b d a c b a d a II/ Phần tự luận: (7 điểm) * Yêu cầu chung: - Về hình thức: Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng. - Về nội dung: Tưởng tượng và kể lại những thay đổi về ngôi trường của em trong tương lai. - Yêu cầu cụ thể: HS có nhiều cách trình bày, diễn đạt… nhưng phải nêu được một số ý chính sau: a. Mở bài: Giới thiệu lí do hoặc dịp về thăm trường (1đ) b. Thân bài: Kể những thay đổi có thể xảy ra. Quang cảnh ngôi trường, sự thay đổi của ngôi trường (2đ) Những thay đổi của thầy cô giáo (1đ) Những thay đổi ở bạn bè cũ và cuộc sống hiện tại của họ. (2đ) c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình khi chia tay với trường cũ (1đ) BIỂU ĐIỂM: - Điểm 6 – 7: HS đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Văn gọn, có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy. Xây dựng được từ 2, 3 đoạn văn hay. Kết cấu chặt chẽ, bố cục cân đối, chữ viết rõ ràng. Còn mắc ít lỗi không đáng kể. - Điểm 4 -5: HS đáp ứng khá tốt những yêu cầu trên. Văn gọn, diễn đạt tương đối trôi chảy. Kết cấu khá chặt chẽ, bố cục hợp lí, chữ viết cẩn thận. Còn sai một số lỗi… - Điểm 2 – 3: HS đáp ứng chưa đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Diễn đạt tương đối, vài đoạn văn còn trình bày cón lúng túng… bố cục thiếu cân đối, chữ viết xem được. Còn mắc nhiều lỗi nhưng không trầm trọng. - Điểm 0 – 1: Sai lạc về phương pháp và nội dung. ² Hoạt động 3: (32’) GV nhận xét ưu khuyết điểm. * Ưu: - Làm đúng theo yêu cầu thời gian. - Phần trắc nghiệm đa số làm khá tốt. - Có theo bố cục ba phần. - Văn có chau chuốt, đầu tư. + Một số bài biểu dương: 6A1: Nhâm Trúc Phương (9đ) Nguyễn Thị Cảm Tú (8,75) Nguyễn Thị Châu Đoan (8,5) 6A2: Nguyễn Thị Ngọc Trinh (8,75) Nguyễn Thị Chúc Xuân (8,5) Nguyễn Thị Ngọc Huyền (8) 6A3: Trương Tuấn Anh (8). * Khuyết: - Bài làm còn quá sơ sài. - Hình thức giấy làm không sạch, đẹp. - Bố cục chưa phân hợp lí. - Một số bài thể hiện sự tưởng tượng chưa hợp lí. - Một số bài chưa mang tính đầu tư, làm đối phó chỉ vài hàng. - Một số bài chưa đọc đề yêu cầu nên lạc đề. + Một số bài hạn chế: 6A1: Nguyễn Nhật Khanh (4,5) 6A2: Võ Văn Khoa (1,5) Hồ Văn Dễ (1,75) 6A3: Huỳnh T Tuyết Nhi (2) Huỳnh V Tâm (2,75) à Cuối cùng GV đọc điểm, phẩy cho HS. 4. Củng cố: (5’) GV chốt lại cách làm bài văn tự sự. 5. Dặn dò: (1’) - Xem lại nội dung bài. - Chuẩn bị cho văn bản đầu tiên của HKII “Bài học đường đời đầu tiên” . Đọc lại truyện, chú thích, ghi nhớ. . Trả lời phần Đọc – hiểu văn bản. Ngày soạn: Ngày dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc
Giáo án liên quan